thảo luận Tài chính cá nhân/Tài chính gia đình

Thực ra nếu thớt muốn viết cho đối tượng 80% thì bài này vẫn chưa đạt. Đối tượng 20% siêu giàu và sinh ra ở vạch đích thì k nói, chứ đối tượng 80% cực khó và hiếm có người có thể đầu tư đạt lợi nhuận 8-10%/năm, tôi đang nói kể cả đối tượng có học vấn khá, bằng cấp đầy đủ (thậm chí học tài chính), đi làm công ty xịn xò một chút. Những nội dung thím viết ở đây tôi thấy cũng tương đồng với những nội dung về tài chính cá nhân của ông Lâm Minh Chánh, điểm chung đều là có những chỉ số khá mơ hồ và... vô thực (sorry, hơi thẳng xíu :D), cụ thể là luôn đưa ra mức lãi suất rất ổn => 8-12%/năm. Cá nhân tôi thấy trong nhóm 80% người trần mắt thịt (đối tượng bài viết hướng tới) thì cũng phải ít nhất 80% số người trong nhóm này không quen thuộc/ không đủ khả năng để đầu tư được kênh gì khác ngoài gửi tiết kiệm bank để đồng tiền đỡ mất giá, chấm hết, kể cả đầu tư mà lãi được đều đặn đã là thuộc dạng số ít (trong nhóm 80%) rồi chứ đừng nói dc mức 8%/tháng như những dạng bài kiểu này hay viết.

Tiếp nữa, về thực tiễn đi làm lương NET khởi điểm 7-8tr/tháng là mức lương phổ biến của người trẻ (vừa tốt nghiệp hoặc dưới 2 năm exp) ở những thành phố lớn như HN, HCM, tiền trọ phòng tồi tàn rẻ lắm cũng 1,5tr/tháng chưa kể điện nước, với mức tiết kiệm tối thiểu 40% (tương đương tiết kiệm 2.8tr-3.2tr/tháng) thì gần như phải sống rất chắt bóp và kỷ luật (k rượu chè, nhậu nhẹt, tụ tập, mua sắm đồ đạc,...) mới đủ duy trì sinh hoạt. Kể cả mức tăng lương của thím đưa ra cũng... siêu thực nốt, tôi nói kể cả làm ở công ty có danh tiếng, trong điều kiện không Covid-19, được mấy công ty trả lương NET 7-8tr năm đầu và năm sau nhảy lên 11tr, hay năm đầu NET 8tr, năm sau lên NET 8tr8-9tr? (Ở đây tôi luôn nói lương NET luôn cho dễ hình dung :v).

Tóm lại, với nhóm người thường 80% này thì vẫn chỉ có những người thực sự có năng lực, có trí vươn lên và cả một phần hợp thời, may mắn nữa thì sẽ bứt khỏi nhóm 80% này mà vươn lên thôi, kể cả vươn lên bằng start-up làm chủ cũng như chui chạn, chứ tôi thấy những bài viết dạng này (kể cả thớt lẫn ông Lâm Minh Chánh), mình đều thấy nó vẫn có những đòi hỏi khá cao cho nhóm độc giả (về kiến thức, hiểu biết, kỹ năng... tối thiểu) chứ không đại trà lắm. Nhiều người đọc xong có thể cảm thấy tư ti hoặc cũng ti toe đem tiền đi đầu tư và đến khi nhận cái kết đắng mới nhận ra cái gì cũng chỉ dành cho một nhóm đối tượng cụ thể thôi, chẳng có kênh gì ra tiền mà dành cho phần đông được cả :D
Thứ nhất là về đầu tư cái gì?
Hôm qua mình ngồi ngẫm, ý kiến cá nhân nhé.
Ở tầm thu nhập dưới 9 triệu thì mới đủ sống thôi. Đầu tư tài chính không hiệu quả.
Giả sử mỗi tháng bỏ ra 1 triệu, 1 năm là 12 triệu, đầu tư thiên tài lãi tới 50% (khá là không tưởng) thì cũng chỉ là lãi thêm 500 nghìn 1 tháng.
Nhưng nếu là 12 triệu ấy học thêm 1 chứng chỉ nghề, thậm chí chứng chỉ chuyên môn, quốc tế (một vài chứng chỉ của Microsoft hẳn hoi lệ phí thi cũng chỉ 20 đô - 80 đô). 1 năm sau mức lương có thể tăng từ 9 lên 12tr dễ dàng. Nghĩa là lãi thêm 3 triệu 1 tháng.
=> tuổi trẻ nên đầu tư vào học hành

Ở tầm thu nhập dưới 15 triệu thì dư dả, nếu giữ mức chi tiêu 8 triệu / tháng thì có thể để được 40% để đầu tư tài chính rồi.
Vẫn là câu chuyện tích lũy tiền đầu tư vào học hành, và các mối quan hệ. Giai đoạn 2-3 năm sau ra trường có vốn về kinh nghiệm rồi mà không mở rộng quan hệ là quá phí. Nhiều khi refer cho các công việc tốt cũng làm tăng thu nhập. Chưa kể những cơ hội khác nữa, vô cùng lắm.
Nếu bạn nói đầu tư không thể bền được ở mức 8 - 12% thì bạn nhầm.
Trong khuôn khổ topic nói nhiều về VFMVFB: 7 năm 100%, trung bình 14% sau phí. Đường lợi suất thẳng luôn không có gập ghềnh nhé.

1613836198903.png


Và tới tầm 30 tuổi. Mình giả sử là mức $1000 đi. Lúc này các trường phái đầu tư đã khác nhau. Có người ưa mạo hiểm, có người thích an toàn, họ có thể tiếp tục chọn trái phiếu... Có người tích lũy mua 1 tài sản lớn nào đấy, mình không bàn vì mọi điều kiện mà bạn thớt đưa ra cũng đã đủ lý tưởng và hợp lý rồi.

Thứ 2
Câu chuyện tăng lương hàng năm.
Mình không nghĩ là 100% ra trường ai cũng đi làm cả, có chăng được 70% thôi, còn 30% kinh doanh tự do gì đó
Nếu các đối tượng thuộc 70% đi làm mà nằm trong nhóm dưới 9 triệu, thì họ đầu tư không hiệu quả cho lắm. Và đúng, họ rất khó để tăng lương.
Nhưng những người nếm mật nằm gai, học thêm chứng chỉ, làm thêm chuyên môn ngoài giờ... Họ có quyền nhảy việc để nhận mức lương cao hơn. Sau 1 - 2 năm, 3 năm, 5 năm đi làm, có thể dễ dàng nhận được mức lương net +30%, chưa kể hàng năm tăng lương 7 - 12% khi review hợp đồng. Vậy cũng không hề thấp đâu.

=> Mình nghĩ những người đọc topic này và đủ nhận thức để hiểu những gì mà bạn thớt phân tích, hoàn toàn đủ điều kiện và năng lực để tăng lương và tăng thu nhập hàng năm.
 
Thứ nhất là về đầu tư cái gì?
Hôm qua mình ngồi ngẫm, ý kiến cá nhân nhé.
Ở tầm thu nhập dưới 9 triệu thì mới đủ sống thôi. Đầu tư tài chính không hiệu quả.
Giả sử mỗi tháng bỏ ra 1 triệu, 1 năm là 12 triệu, đầu tư thiên tài lãi tới 50% (khá là không tưởng) thì cũng chỉ là lãi thêm 500 nghìn 1 tháng.
Nhưng nếu là 12 triệu ấy học thêm 1 chứng chỉ nghề, thậm chí chứng chỉ chuyên môn, quốc tế (một vài chứng chỉ của Microsoft hẳn hoi lệ phí thi cũng chỉ 20 đô - 80 đô). 1 năm sau mức lương có thể tăng từ 9 lên 12tr dễ dàng. Nghĩa là lãi thêm 3 triệu 1 tháng.
=> tuổi trẻ nên đầu tư vào học hành

Ở tầm thu nhập dưới 15 triệu thì dư dả, nếu giữ mức chi tiêu 8 triệu / tháng thì có thể để được 40% để đầu tư tài chính rồi.
Vẫn là câu chuyện tích lũy tiền đầu tư vào học hành, và các mối quan hệ. Giai đoạn 2-3 năm sau ra trường có vốn về kinh nghiệm rồi mà không mở rộng quan hệ là quá phí. Nhiều khi refer cho các công việc tốt cũng làm tăng thu nhập. Chưa kể những cơ hội khác nữa, vô cùng lắm.
Nếu bạn nói đầu tư không thể bền được ở mức 8 - 12% thì bạn nhầm.
Trong khuôn khổ topic nói nhiều về VFMVFB: 7 năm 100%, trung bình 14% sau phí. Đường lợi suất thẳng luôn không có gập ghềnh nhé.

View attachment 413287

Và tới tầm 30 tuổi. Mình giả sử là mức $1000 đi. Lúc này các trường phái đầu tư đã khác nhau. Có người ưa mạo hiểm, có người thích an toàn, họ có thể tiếp tục chọn trái phiếu... Có người tích lũy mua 1 tài sản lớn nào đấy, mình không bàn vì mọi điều kiện mà bạn thớt đưa ra cũng đã đủ lý tưởng và hợp lý rồi.

Thứ 2
Câu chuyện tăng lương hàng năm.
Mình không nghĩ là 100% ra trường ai cũng đi làm cả, có chăng được 70% thôi, còn 30% kinh doanh tự do gì đó
Nếu các đối tượng thuộc 70% đi làm mà nằm trong nhóm dưới 9 triệu, thì họ đầu tư không hiệu quả cho lắm. Và đúng, họ rất khó để tăng lương.
Nhưng những người nếm mật nằm gai, học thêm chứng chỉ, làm thêm chuyên môn ngoài giờ... Họ có quyền nhảy việc để nhận mức lương cao hơn. Sau 1 - 2 năm, 3 năm, 5 năm đi làm, có thể dễ dàng nhận được mức lương net +30%, chưa kể hàng năm tăng lương 7 - 12% khi review hợp đồng. Vậy cũng không hề thấp đâu.

=> Mình nghĩ những người đọc topic này và đủ nhận thức để hiểu những gì mà bạn thớt phân tích, hoàn toàn đủ điều kiện và năng lực để tăng lương và tăng thu nhập hàng năm.
Mình đồng ý vs bác.

Mình cũng rút ra được những điều như vậy sau khi có khoảng 3 tháng tập trung hết đầu óc vào chứng khoán mà quên mất công việc chính.

Nói thêm là mình cũng khá trẻ, tài sản ko nhiều; mình vào thị trường ở số tiền ít, lãi về không bao nhiêu - nhưng quan trọng là mình mất rất nhiều thời gian - thứ mà đáng lẽ nên dành để tập trung phát triển sự nghiệp chính và mối quan hệ hơn.
 
Trong khuôn khổ topic nói nhiều về VFMVFB: 7 năm 100%, trung bình 14% sau phí.
Mình góp ý chút chỗ này thôi, 7 năm 100% thì trung bình 1 năm 10.4%, sau 7 năm lãi kép lên thành 100% (1.104^7=~2).

Còn trả lời bạn ở trên, thì một người tuổi còn nhỏ mới ra trường lương thấp là dễ hiểu, khi đó nên đầu tư vào trình độ của bản thân nhiều hơn là đầu tư tài chính, trình độ tăng lên thì cánh cửa tới mức thu nhập cao hơn cũng mở rộng hơn. Việc tăng 30-40% lương khi ở 1 công ty thì đúng là khó thật trừ khi được promotion lên chức nhưng nếu nhảy việc thì hoàn toàn có thể, hơn nữa bên ngoài công việc chính vẫn có thể kiếm thêm công việc làm thêm (đúng ngành) để vừa tăng thu nhập vừa tăng kinh nghiệm và cọ sát với bên ngoài tránh ù lỳ mọc rễ 1 chỗ.

Còn với những bạn nào mới ra trường chưa có gì mà tối về đi nhậu hay xem TV, chơi game không chịu học hỏi nâng cao trình độ thì mình chịu, anyway những bạn như vậy chắc chẳng mò vào thớt này đọc làm gì đâu.
 
Thứ nhất là về đầu tư cái gì?
Hôm qua mình ngồi ngẫm, ý kiến cá nhân nhé.
Ở tầm thu nhập dưới 9 triệu thì mới đủ sống thôi. Đầu tư tài chính không hiệu quả.
Giả sử mỗi tháng bỏ ra 1 triệu, 1 năm là 12 triệu, đầu tư thiên tài lãi tới 50% (khá là không tưởng) thì cũng chỉ là lãi thêm 500 nghìn 1 tháng.
Nhưng nếu là 12 triệu ấy học thêm 1 chứng chỉ nghề, thậm chí chứng chỉ chuyên môn, quốc tế (một vài chứng chỉ của Microsoft hẳn hoi lệ phí thi cũng chỉ 20 đô - 80 đô). 1 năm sau mức lương có thể tăng từ 9 lên 12tr dễ dàng. Nghĩa là lãi thêm 3 triệu 1 tháng.
=> tuổi trẻ nên đầu tư vào học hành

Ở tầm thu nhập dưới 15 triệu thì dư dả, nếu giữ mức chi tiêu 8 triệu / tháng thì có thể để được 40% để đầu tư tài chính rồi.
Vẫn là câu chuyện tích lũy tiền đầu tư vào học hành, và các mối quan hệ. Giai đoạn 2-3 năm sau ra trường có vốn về kinh nghiệm rồi mà không mở rộng quan hệ là quá phí. Nhiều khi refer cho các công việc tốt cũng làm tăng thu nhập. Chưa kể những cơ hội khác nữa, vô cùng lắm.
Nếu bạn nói đầu tư không thể bền được ở mức 8 - 12% thì bạn nhầm.
Trong khuôn khổ topic nói nhiều về VFMVFB: 7 năm 100%, trung bình 14% sau phí. Đường lợi suất thẳng luôn không có gập ghềnh nhé.

View attachment 413287

Và tới tầm 30 tuổi. Mình giả sử là mức $1000 đi. Lúc này các trường phái đầu tư đã khác nhau. Có người ưa mạo hiểm, có người thích an toàn, họ có thể tiếp tục chọn trái phiếu... Có người tích lũy mua 1 tài sản lớn nào đấy, mình không bàn vì mọi điều kiện mà bạn thớt đưa ra cũng đã đủ lý tưởng và hợp lý rồi.

Thứ 2
Câu chuyện tăng lương hàng năm.
Mình không nghĩ là 100% ra trường ai cũng đi làm cả, có chăng được 70% thôi, còn 30% kinh doanh tự do gì đó
Nếu các đối tượng thuộc 70% đi làm mà nằm trong nhóm dưới 9 triệu, thì họ đầu tư không hiệu quả cho lắm. Và đúng, họ rất khó để tăng lương.
Nhưng những người nếm mật nằm gai, học thêm chứng chỉ, làm thêm chuyên môn ngoài giờ... Họ có quyền nhảy việc để nhận mức lương cao hơn. Sau 1 - 2 năm, 3 năm, 5 năm đi làm, có thể dễ dàng nhận được mức lương net +30%, chưa kể hàng năm tăng lương 7 - 12% khi review hợp đồng. Vậy cũng không hề thấp đâu.

=> Mình nghĩ những người đọc topic này và đủ nhận thức để hiểu những gì mà bạn thớt phân tích, hoàn toàn đủ điều kiện và năng lực để tăng lương và tăng thu nhập hàng năm.

Đúng rồi thím, thì đó cũng chính là ý của tôi mà, chỉ là quan điểm từ khi mới có thu nhập đã phải duy trì mức saving thấp nhất là 40% của thím thớt theo tôi là không tưởng và không hiệu quả, vì ngoài sinh hoạt không thôi ra thì chả còn tiền để làm cái gì hết, nhiều người đọc xong sẽ cảm thấy như mình rất kém cỏi, tự ti vì thấy sao mình thu nhập thấp mà chi tiêu còn tệ quá. Còn tôi cũng ủng hộ quan điểm là nên tích lũy về kinh nghiệm làm việc và học hỏi cho bản thân thêm cả kiến thức chuyên môn nghề nghiêp và kiến thức về các mảng khác có tiềm năng nâng cao chất lượng bản thân, ví dụ làm kế toán quèn, nhưng cũng học Data Science thêm vào, học code R, Python các kiểu, thậm chí học bằng 2 về ngành khác, để mở rộng vốn hiểu biết, quan hệ và cơ hội nghề nghiệp của mình thì sẽ tốt hơn, vì tiết kiệm là một chặng đường rất dài, đầu tư vào bản thân thì chẳng bao giờ thừa, còn tạo ra sự phát triển bền vững cho bản thân, lúc đầu còn trẻ thì theo tôi nên duy trì mức tiết kiệm 20-30% thu nhập là ổn rồi, kể cả chỉ auto gửi bank cũng dc, còn đâu muốn đầu tư vào tài chính, chứng khoán các kiểu cũng phải biết dc những cái cơ bản đã, đọc mấy cái thuật ngữ còn chưa thạo, tao tài khoản giao dịch còn chưa sõi thì đầu tư cái gì... tôi nói ở đây là những người cũng có ý thức và thái độ tương đôi ổn trong nhóm đối tượng 80% người của bác thớt nói luôn đó, thậm chí học tài chính ra cũng còn lờ mờ về tài chính - chứng khoán, chưa dám đề cập đến trình độ để phân tích mà đem tiền đi đầu tư dc hiệu quả (tối thiếu là có lãi đã).
 
Last edited:
Mình đồng ý vs bác.

Mình cũng rút ra được những điều như vậy sau khi có khoảng 3 tháng tập trung hết đầu óc vào chứng khoán mà quên mất công việc chính.

Nói thêm là mình cũng khá trẻ, tài sản ko nhiều; mình vào thị trường ở số tiền ít, lãi về không bao nhiêu - nhưng quan trọng là mình mất rất nhiều thời gian - thứ mà đáng lẽ nên dành để tập trung phát triển sự nghiệp chính và mối quan hệ hơn.
Phải tìm cách balance thôi bác.
Với 1 người trẻ mới đi làm và xác định làm công ăn lương lâu dài chứ không kinh doanh, net worth ít (tích lũy chưa nhiều) thì % đóng góp vào tăng trưởng net worth từ lương là rất cao so với tiền lãi từ đầu tư, khi đó tập trung vào công việc chính và học hỏi nâng cao trình độ, mở rộng quan hệ vẫn là hình thức đầu tư tốt nhất.
Nhưng dần dần khi tuổi đã lớn sẽ có 2 vấn đề:
  • 1 là net worth càng ngày càng lớn thì % đóng góp cho tăng trưởng net worth từ lương sẽ ngày càng thấp đi, và tiền lãi từ đầu tư sẽ ngày càng chiếm tỉ trọng lớn hơn, và tới khi về hưu thì phải dựa hoàn toàn vào đầu tư chứ không có lương nữa (BHXH thì ít quá không đảm bảo).
  • 2 là việc tăng lương sẽ ngày càng khó hơn (do cạnh tranh từ lớp trẻ, do đã lên chức cao rồi thì lên chức cao hơn nữa càng khó, lương cao chức cao khó nhảy việc, do bận bịu gia đình vợ con khó có thời gian nâng cao trình độ, do lớn tuổi đầu óc ù lỳ học hỏi cái mới chậm hơn... rất nhiều lý do).
Vậy nên đầu tư vẫn là thiết yếu, nếu không có thời gian đầu tư theo kiểu lướt sóng thì vẫn có thể allocate qua DCA chứng chỉ quỹ trái phiếu, DCA chứng chỉ quỹ cổ phiếu hoặc DCA quỹ ETF, thậm chí chỉ gửi tiết kiệm bank (không khuyến khích trong tình hình lãi suất gửi quá thấp như bây giờ)... và có thể quên hẳn việc nhìn biểu đồ nến lướt sóng ngắn hạn đi.
 
Phải tìm cách balance thôi bác.
Với 1 người trẻ mới đi làm và xác định làm công ăn lương lâu dài chứ không kinh doanh, net worth ít (tích lũy chưa nhiều) thì % đóng góp vào tăng trưởng net worth từ lương là rất cao so với tiền lãi từ đầu tư, khi đó tập trung vào công việc chính và học hỏi nâng cao trình độ, mở rộng quan hệ vẫn là hình thức đầu tư tốt nhất.
Nhưng dần dần khi tuổi đã lớn sẽ có 2 vấn đề:
  • 1 là net worth càng ngày càng lớn thì % đóng góp cho tăng trưởng net worth từ lương sẽ ngày càng thấp đi, và tiền lãi từ đầu tư sẽ ngày càng chiếm tỉ trọng lớn hơn, và tới khi về hưu thì phải dựa hoàn toàn vào đầu tư chứ không có lương nữa (BHXH thì ít quá không đảm bảo).
  • 2 là việc tăng lương sẽ ngày càng khó hơn (do cạnh tranh từ lớp trẻ, do đã lên chức cao rồi thì lên chức cao hơn nữa càng khó, lương cao chức cao khó nhảy việc, do bận bịu gia đình vợ con khó có thời gian nâng cao trình độ, do lớn tuổi đầu óc ù lỳ học hỏi cái mới chậm hơn... rất nhiều lý do).
Vậy nên đầu tư vẫn là thiết yếu, nếu không có thời gian đầu tư theo kiểu lướt sóng thì vẫn có thể allocate qua DCA chứng chỉ quỹ trái phiếu, DCA chứng chỉ quỹ cổ phiếu hoặc DCA quỹ ETF, thậm chí chỉ gửi tiết kiệm bank (không khuyến khích trong tình hình lãi suất gửi quá thấp như bây giờ)... và có thể quên hẳn việc nhìn biểu đồ nến lướt sóng ngắn hạn đi.
Thanks bác vì lời khuyên.
Em cũng đã dần chuyển sang các quỹ mở và ko còn ngồi nhìn bảng điện tử mỗi ngày rồi :sexy_girl:

Tiện luôn có bác nào đang vào quỹ BVBF của BaoViet không? E đang tìm 1 quỹ chuyên trái phiếu để cân bằng danh mục. Ở trên thấy có mấy bác recommend VFMVFB. Em xem thì thấy kết quả hoạt động của BVBF khả quan hơn VFB khá nhiều.
 
Mình góp ý chút chỗ này thôi, 7 năm 100% thì trung bình 1 năm 10.4%, sau 7 năm lãi kép lên thành 100% (1.104^7=~2).

Còn trả lời bạn ở trên, thì một người tuổi còn nhỏ mới ra trường lương thấp là dễ hiểu, khi đó nên đầu tư vào trình độ của bản thân nhiều hơn là đầu tư tài chính, trình độ tăng lên thì cánh cửa tới mức thu nhập cao hơn cũng mở rộng hơn. Việc tăng 30-40% lương khi ở 1 công ty thì đúng là khó thật trừ khi được promotion lên chức nhưng nếu nhảy việc thì hoàn toàn có thể, hơn nữa bên ngoài công việc chính vẫn có thể kiếm thêm công việc làm thêm (đúng ngành) để vừa tăng thu nhập vừa tăng kinh nghiệm và cọ sát với bên ngoài tránh ù lỳ mọc rễ 1 chỗ.

Còn với những bạn nào mới ra trường chưa có gì mà tối về đi nhậu hay xem TV, chơi game không chịu học hỏi nâng cao trình độ thì mình chịu, anyway những bạn như vậy chắc chẳng mò vào thớt này đọc làm gì đâu.
À đúng rồi, cái này mình sai. Quên là tụi VFM không trả lãi mà lấy lãi tái đầu tư. Đúng là lãi kép :D
Mình cũng mới nhảy việc đây, sau 2 năm làm ở công ty cũ, net tăng đúng 30% + 1 sign on bonus chia đều cho 12 tháng.

Đúng là mình có hỏi mấy đứa em, chậm chậm kém 1 tí, sau 8h tối tụi nó làm gì. Phần nhiều trả lời là đi làm về mệt quá (kể cả sinh viên), về duỗi chân xem tiktok với đi trà đá :burn_joss_stick:
 
Lương em 30tr, tích luỹ từ giữa năm 2019 đến giờ là đc 500 tr, trong đó 100tr cho chị gái mượn, 100tr để nhà cho ba mẹ phòng thân, bản thân mình đang giữ 300tr. Em mỗi tháng dành 70% tiền để tiết kiệm, em muốn dùng tiền đó đi đầu tư vào quỹ đầu tư, thì cách thức như nào vậy mấy thím? Và quỹ đầu tư nào là tốt nhất

via theNEXTvoz for iPhone
 
Hôm qua mình hơi bận nên hôm nay mới có thời gian vào trả lời 1 số comments của các bác trong này :D
1. Liệu bài này có phù hợp với 80% đối tượng người bình thường không? Mình nghĩ là . Thông điệp xuyên suốt của topic của mình đấy là tích lũy kỉ luật, dài hạn, bắt đầu càng sớm càng tốt. Cái này ai cũng có thể làm được, không cần kiến thức gì cao siêu. Sau 1 thời gian đủ dài chắc chắn sẽ có kết quả. Mình cũng có viết về phần lương thấp khi mới ra trường trong phần "hiểu lầm 1", mọi người có thể xem lại :)
Mình viết phần hiểu lầm 1 này dựa trên chính trải nghiệm của bản thân và mang ra so sánh bạn bè cùng lứa cùng hoàn cảnh, chứ không phải bịa bừa số :D
2. Về lợi nhuận đầu tư: Đúng là không phải ai cũng có khả năng tự đầu tư được ~ 10%/năm, chính vì thế mình mới giới thiệu chương trình đầu tư định kỳ thông qua quỹ mở là kênh rất phù hợp với đại chúng, không yêu cầu kiến thức quá nhiều (miễn là đảm bảo đúng nguyên tắc tích lũy kỉ luật, dài hạn, bắt đầu sớm nói trên).
Còn nếu ai thực sự không có khả năng đầu tư mà chỉ gửi tiết kiệm 7%, ok không sao, miễn nếu bạn đó vẫn thực hiện tích lũy kỉ luật, dài hạn, bắt đầu sớm thì chắc chắn kết quả vẫn tốt hơn là dùng tiền để mua trà sữa hay iphone, phải không? :) Ngoài ra, buổi tối thay vì xem Youtube hay Kpop thì dành chút thời gian tìm hiểu các kiến thức cơ bản về quỹ mở và chứng khoán cũng đâu có khó đến mức đó :D
Mình quote lại phần hiểu lầm 1: "nhưng nhìn vào cơ cấu tài chính cá nhân/gia đình như mình chia sẻ ở đây thì có rất nhiều nguyên tắc, mỗi nguyên tắc đều đóng góp 1 phần nhỏ vào quá trình tích lũy tài sản dài hạn của mình".
3. Về các con số trong bài viết: Mỗi lần đưa số trong bài mình đều nhấn mạnh rằng các số đó là minh họa, còn hoàn cảnh mỗi người 1 khác. Tuy nhiên, các nguyên tắc mình chia sẻ là các nguyên tắc khách quan, đúng với mọi con số, dù bạn lương 5 triệu hay 100 triệu thì đều áp dụng được cả. Lương 5-7 triệu bạn có thể thấy áp dụng khó khăn quá, ok không sao vậy có thể bắt đầu khi nào lương 10-12 triệu cũng được. Miễn là bạn hiểu những nguyên tắc mình chia sẻ và bắt đầu sớm ngay khi có thể là được. Đừng để đến khi lương 30-40 triệu rồi nhưng nhìn lại tích lũy chẳng có bao nhiêu. :)
Mình đưa ra con số cụ thể mục đích chỉ là để chứng minh sức mạnh của việc tích lũy kỉ luật và dài hạn (thứ mà mình khá chắc là rất nhiều người ko nghĩ nó lại có tác động lớn như thế), chứ không phải đưa ra lời khuyên cách để mọi người kiếm được 1 tỷ hay 10 tỷ.
4. Về đầu tư cho bản thân (học hành các thứ): Cái này mình đồng ý, mình cố tình ko nhắc đến nó trong topic vì cá nhân mình nghĩ học là 1 vấn đề dài hạn và không nhất thiết liên quan nhiều đến việc chi tiền. Theo quan sát của bản thân thì mình thấy học không hẳn là 1 việc tốn tiền (trừ phi bạn đi du học), và thực tế có rất nhiều bạn nghe theo cái lý thuyết "đầu tư cho bản thân" và bỏ rất nhiều tiền cho các khóa học X Y Z và kết quả cuối cùng thu được bằng 0. Hãy cứ học cho đúng, và tích lũy cho đúng, ko ai bắt bạn phải chọn 1 trong 2 cả. Hãy chi tiền học khi thật sự cần thiết và chắc chắn nó mang lại giá trị cho mình.

//PS: Mình có biết LMC, cơ mà LMC làm sao có trải nghiệm thực tế của 1 thanh niên gia đình bình thường ở độ tuổi 30 như mình được :D
 
Last edited:
Lương em 30tr, tích luỹ từ giữa năm 2019 đến giờ là đc 500 tr, trong đó 100tr cho chị gái mượn, 100tr để nhà cho ba mẹ phòng thân, bản thân mình đang giữ 300tr. Em mỗi tháng dành 70% tiền để tiết kiệm, em muốn dùng tiền đó đi đầu tư vào quỹ đầu tư, thì cách thức như nào vậy mấy thím? Và quỹ đầu tư nào là tốt nhất

via theNEXTvoz for iPhone
Bạn cứ liên hệ nhân viên chăm sóc khách hàng của các quỹ lớn như DCVFM, Vinacapital, VCBF, TCBF, v.v họ sẽ giải thích hết cho bạn rồi bạn chọn 1 thôi :D
 
Mình biết muộn mất mấy năm, giờ qua nửa cuối của 3x rồi mà vẫn chưa có đồng nào tiết kiệm. Vấn đề quản lý tài chính không ai nói cho mình biết, chỉ bảo tiết kiệm đi mà không có mục tiêu rõ ràng. Giờ mới bắt đầu
 
Hôm qua mình hơi bận nên hôm nay mới có thời gian vào trả lời 1 số comments của các bác trong này :D
1. Liệu bài này có phù hợp với 80% đối tượng người bình thường không? Mình nghĩ là . Thông điệp xuyên suốt của topic của mình đấy là tích lũy kỉ luật, dài hạn, bắt đầu càng sớm càng tốt. Cái này ai cũng có thể làm được, không cần kiến thức gì cao siêu. Sau 1 thời gian đủ dài chắc chắn sẽ có kết quả. Mình cũng có viết về phần lương thấp khi mới ra trường trong phần "hiểu lầm 1", mọi người có thể xem lại :)
Mình viết phần hiểu lầm 1 này dựa trên chính trải nghiệm của bản thân và mang ra so sánh bạn bè cùng lứa cùng hoàn cảnh, chứ không phải bịa bừa số :D
2. Về lợi nhuận đầu tư: Đúng là không phải ai cũng có khả năng tự đầu tư được ~ 10%/năm, chính vì thế mình mới giới thiệu chương trình đầu tư định kỳ thông qua quỹ mở là kênh rất phù hợp với đại chúng, không yêu cầu kiến thức quá nhiều (miễn là đảm bảo đúng nguyên tắc tích lũy kỉ luật, dài hạn, bắt đầu sớm nói trên).
Còn nếu ai thực sự không có khả năng đầu tư mà chỉ gửi tiết kiệm 7%, ok không sao, miễn nếu bạn đó vẫn thực hiện tích lũy kỉ luật, dài hạn, bắt đầu sớm thì chắc chắn kết quả vẫn tốt hơn là dùng tiền để mua trà sữa hay iphone, phải không? :) Ngoài ra, buổi tối thay vì xem Youtube hay Kpop thì dành chút thời gian tìm hiểu các kiến thức cơ bản về quỹ mở và chứng khoán cũng đâu có khó đến mức đó :D
Mình quote lại phần hiểu lầm 1: "nhưng nhìn vào cơ cấu tài chính cá nhân/gia đình như mình chia sẻ ở đây thì có rất nhiều nguyên tắc, mỗi nguyên tắc đều đóng góp 1 phần nhỏ vào quá trình tích lũy tài sản dài hạn của mình".
3. Về các con số trong bài viết: Mỗi lần đưa số trong bài mình đều nhấn mạnh rằng các số đó là minh họa, còn hoàn cảnh mỗi người 1 khác. Tuy nhiên, các nguyên tắc mình chia sẻ là các nguyên tắc khách quan, đúng với mọi con số, dù bạn lương 5 triệu hay 100 triệu thì đều áp dụng được cả. Lương 5-7 triệu bạn có thể thấy áp dụng khó khăn quá, ok không sao vậy có thể bắt đầu khi nào lương 10-12 triệu cũng được. Miễn là bạn hiểu những nguyên tắc mình chia sẻ và bắt đầu sớm ngay khi có thể là được. Đừng để đến khi lương 30-40 triệu rồi nhưng nhìn lại tích lũy chẳng có bao nhiêu. :)
Mình đưa ra con số cụ thể mục đích chỉ là để chứng minh sức mạnh của việc tích lũy kỉ luật và dài hạn (thứ mà mình khá chắc là rất nhiều người ko nghĩ nó lại có tác động lớn như thế), chứ không phải đưa ra lời khuyên cách để mọi người kiếm được 1 tỷ hay 10 tỷ.
4. Về đầu tư cho bản thân (học hành các thứ): Cái này mình đồng ý, mình cố tình ko nhắc đến nó trong topic vì cá nhân mình nghĩ học là 1 vấn đề dài hạn và không nhất thiết liên quan nhiều đến việc chi tiền. Theo quan sát của bản thân thì mình thấy học không hẳn là 1 việc tốn tiền (trừ phi bạn đi du học), và thực tế có rất nhiều bạn nghe theo cái lý thuyết "đầu tư cho bản thân" và bỏ rất nhiều tiền cho các khóa học X Y Z và kết quả cuối cùng thu được bằng 0. Hãy cứ học cho đúng, và tích lũy cho đúng, ko ai bắt bạn phải chọn 1 trong 2 cả. Hãy chi tiền học khi thật sự cần thiết và chắc chắn nó mang lại giá trị cho mình.

//PS: Mình có biết LMC, cơ mà LMC làm sao có trải nghiệm thực tế của 1 thanh niên gia đình bình thường ở độ tuổi 30 như mình được :D
không biết bác nào có data về average return của VN30 - 20 năm nay không nhỉ?
 
không biết bác nào có data về average return của VN30 - 20 năm nay không nhỉ?
VN30 index xuất hiện năm 2012 nên không có data 20 năm đâu bác.
Hôm trước mình có tính DCA quỹ E1VFVN30 từ lúc nó mở tới bây giờ là khoảng 76 tháng, giả sửa tích lũy theo hình thức cứ ngày 1 hàng tháng mua lô 100 mã, tính đến thời điểm mấy ngày trước (lúc thị trường ck mới bị đạp mấy phát ấy) khi giá mã này là 16,270đ thì:
  • Tổng vốn bỏ ra: ~ 96.1 tr, trung bình 1 tháng bỏ ra số tiền là khoảng 1.264 tr trong 76 tháng.
  • Giá trị hiện tại: ~ 123.6 tr -> khoản vốn bỏ ra đã tăng 28.65%
=> Điều này tương đương với việc hàng tháng gửi ngân hàng 1.264tr trong 76 tháng liên tiếp với lãi suất cố định 7.7%/ năm.
7.7% là mình tính trên giá 16.270 và giá này có lên xuống dập dình chứ không ở đó mãi nên con số này cũng thay đổi chứ không cố định đâu, với lại mình cũng chẳng biết giá mã này bao nhiêu là "chuẩn" nữa hehe :beat_brick:

// À mình chưa tính thuế/ phí giao dịch đâu nhé, nhưng không đáng kể đâu, scalping hay lướt sóng ngắn hạn mới sợ thuế phí
 
Last edited:
Chờ giá giảm sâu rồi xúc xong hold trung hạn thôi bác, hoặc giá tăng trở lại phá xu hướng hồi khung thời gian ngày thì xúc.
Theo mình không nên DCA vàng, lãi so với VND thấp, mình thử tính DCA mỗi tháng 1 lượng tiền cố định từ 7 năm trước tới giờ thì tính ra lãi hàng năm chỉ cỡ 3-4% không ăn thua lắm (mình tính trên chart vàng thế giới, còn vàng VN chạy hơi dị nên số sẽ ra khác mà không có data để tính).
Rep xong câu trên mới nhận ra chỗ này mình tính sai, lẽ ra phải tính DCA bằng hàm FV (Mỗi tháng mua 1 ít) mà mình tính bằng lũy thừa (mua 1 cục lớn 1 lần) luôn, dùng FV tính thì tiền lãi sẽ tương đương với gửi ngân hàng định kì hàng tháng số tiền cố định với lãi suất cỡ 6.5%/ năm (tham chiếu giá vàng hôm trước mình tính là $1840). Tất nhiên mua vàng vật chất ở VN sẽ bị spread cỡ 1% khi bán với giá vàng VN chạy khác với chart vàng thế giới nên kết quả sẽ không giống với mình tính đâu nhé.
 
VN30 index xuất hiện năm 2012 nên không có data 20 năm đâu bác.
Hôm trước mình có tính DCA quỹ E1VFVN30 từ lúc nó mở tới bây giờ là khoảng 76 tháng, giả sửa tích lũy theo hình thức cứ ngày 1 hàng tháng mua lô 100 mã, tính đến thời điểm mấy ngày trước (lúc thị trường ck mới bị đạp mấy phát ấy) khi giá mã này là 16,270đ thì:
  • Tổng vốn bỏ ra: ~ 96.1 tr, trung bình 1 tháng bỏ ra số tiền là khoảng 1.264 tr trong 76 tháng.
  • Giá trị hiện tại: ~ 123.6 tr -> khoản vốn bỏ ra đã tăng 28.65%
=> Điều này tương đương với việc hàng tháng gửi ngân hàng 1.264tr trong 76 tháng liên tiếp với lãi suất cố định 7.7%/ năm.
7.7% là mình tính trên giá 16.270 và giá này có lên xuống dập dình chứ không ở đó mãi nên con số này cũng thay đổi chứ không cố định đâu, với lại mình cũng chẳng biết giá mã này bao nhiêu là "chuẩn" nữa hehe :beat_brick:

// À mình chưa tính thuế/ phí giao dịch đâu nhé, nhưng không đáng kể đâu, scalping hay lướt sóng ngắn hạn mới sợ thuế phí
Cảm ơn bác tại mình có etf us500 và average return nó mấy chục năm nay là đâu đó 10-11% ạ. Đang tham khảo xem vn30 có thơm hơn không hí hí
 
Back
Top