• Sắm sửa chuẩn bị nghỉ lễ, làm tí code đi các anh

Thomas Edison đã sai khi nói "thiên tai là 99% từ luyện tập"

Tao nói mấy thằng loser. Mày có cố gắng đến đâu thì cùng lắm nâng từ 20 cuốc xe ôm lên thành 30 cuốc 1 ngày. Chứ mày có cố đến chết cũng không bao giờ làm được gì vẻ vang đâu. Sự thật nó là thế. :look_down:
 
Câu đó sai bét ra chứ còn gì nữa. Newton, Einstein, và những người giống vậy... có bao nhiêu người xuất chúng như vậy trong cái xã hội này? Nói vậy là đủ hiểu rồi nhé. Cái tố chất thiên phú của mấy người đó chính là thành phần chính của thành công của họ. Tôi khuyên nên lấy câu đó làm động lực để cố gắng hơn là để ảo tưởng.
Thomas Edison từng nói rằng: “Thiên tài chỉ có 1% năng khiếu bẩm sinh, còn 99% là do khổ luyện.” Nhưng nghiên cứu mới của nhóm các Giáo sư từ Đại Học Princeton chỉ ra luyện tập chỉ đóng góp trung bình 12% vào thành công. Quy tắc 10.000 giờ hay câu nói của Edison có lẽ cần phải xem lại.

Vài năm gần đây, nhiều cuốn sách tâm lý học và nhiều bài báo về thành công thường nhắc tới một “quy tắc vàng” để giúp bạn có thể trở nên thông thạo tới mức trở thành chuyên gia trong một lĩnh vực nào đó.

Quy tắc này được biết đến với cái tên 10.000 giờ: "Nếu bạn luyện tập một công việc nào đó trong đủ lâu, tới khoảng thời gian 10.000 giờ, tức là tương đương 10 năm, thì bạn ắt sẽ trở thành chuyên gia trong lĩnh vực ấy". Nhiều người tán đồng với nội dung của quy tắc này vì nó đúng với những gì chúng ta được khuyên bảo rằng: “chỉ có luyện tập mới có thể mang về kết quả”.


Thế nhưng về mặt khoa học mà nói, liệu quy tắc trên có thực sự chính xác, hay rằng sự luyện tập có phải là tất cả thành công ? Nhiều nhà nghiên cứu đã nghi ngờ tính đúng đắn khoa học của quy tắc này và đã làm một vài nghiên cứu xung quanh nó.

Cu thể, ở Đại Học Princeton, Mỹ, Giáo sư Brooke Macnamara và các đồng nghiệp đã xem xét tổng cộng 88 bộ nghiên cứu về các cá nhân hoạt động trong nhiều lĩnh vực như giáo dục, thể thao, trò chơi, âm nhạc…

Các cá nhân này đều là những người đã phải luyện tập rất vất vả, tuy nhiên có người thành công, có người chưa. 88 bộ nghiên cứu này tập trung xem xét xem họ đã luyện tập nhiều như thế nào và cuối cùng họ đã trở nên giỏi giang hay trở nên không thành công vì lý do gì ?

Những cái nhìn đầu tiên đều mang lại kết quả không bất ngờ: luyện tập là quan trọng. Con người nhìn chung sẽ không trở nên giỏi giang khi không luyện tập. Thế nhưng, một vài vấn đề đã xuất hiện khi sự xem xét bắt đầu sâu hơn.

Nếu quy tắc 10.000 giờ là đúng thì sự khác biệt giữa những người thành công và những người chưa ắt hẳn phải nằm ở luyện tập. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Giáo sư Brooke Macnamara, sự khác biệt giữa 2 lớp người này, trung bình, chỉ do 12% là sự luyện tập mà thôi.

Điều này có nghĩa là để vươn đến thành công, sự luyện tập chỉ đóng góp trung bình khoảng 12% mà thôi. Con số này có thể khác nhau ở các ngành nghề khác nhau, thế nhưng chúng đều cho kết quả rằng luyện tập không phải là tất cả:

- Lĩnh vực thể thao: luyện tập đóng góp 25% thành công

- Lĩnh vực giáo dục: luyện tập đóng góp 18% thành công

- Lĩnh vực âm nhạc: luyện tập đóng góp 4% thành công

Kết quả trên thực sự gây bất ngờ bởi nó khác biệt hoàn toàn so với tuyên bố của nhiều tác giả trong nhiều cuốn sách phát triển bản thân, những người có thể đã phóng đại tầm quan trọng của việc luyện tập.

Kết quả này cũng không phải là không có lý vì đúng là đôi khi, luyện tập không phải tất cả. Trong thực tế, có rất nhiều người đã rất nỗ lực trong lĩnh vực của họ nhưng cuối cùng lại không trở nên xuất sắc.

Ví dụ, trong loạt nghiên cứu về những người học piano, một số người đã tập luyện tương đối ít và đạt đến một trình độ cao, trong khi có những người khác thì đã luyện tập nhiều hơn thế nhưng lại không đạt được đến trình độ tương tự. Đơn giản là vì để thành công với piano, bạn cần có một thứ là năng khiếu bẩm sinh

Giá sư Brooke Macnamara nói: “Một điều chắc chắn là việc luyện tập có chủ tâm là quan trọng, từ cả quan điểm lý thuyết và cả theo thống kê. Tuy nhiên nó không hoàn toàn đại diện cho thành công”

Vậy, với những người đang kiếm tìm thành công, câu hỏi bây giờ là điều gì là thực sự quan trọng ? Giáo sư Macnamara cũng trả lời câu hỏi này:

“Theo tôi, một số yếu tố sau mới là quan trọng, bên cạnh sự cần thiết của luyện tập:

- Bạn bắt đầu sớm như thế nào trong lĩnh vực đó

- Khả năng bẩm sinh của bạn

- Tính cách của bạn

- Khả năng nhớ ngắn hạn của trí nhớ bạn

Vậy, với những ai đang tin tưởng lời Edison nói rằng “99% thành công là nhờ luyện tập”, và đang luyện tập hết mình thì đạt mục tiêu thì có lẽ họ cần lùi lại một bước và ngẫm nghĩ một chút về 4 yếu tố thêm vào bên trên.

Còn quay lại với quy tắc 10.000 giờ, nếu nó đã không đúng thì có lẽ đã đến lúc một thông điệp khác tốt hơn cần ra đời để thay thế nó:

Chính xác, bạn cần luyện tập điên cuồng để trở nên thành thạo, thế nhưng nếu việc luyện tập rất nhiều vẫn không làm cho bạn thành thạo được, thì có lẽ đơn giản là bạn sinh ra đã không hợp với công việc này rồi, bỏ đi và hãy thử cái mới đi thôi. Đừng tiêu tốn đến 10 năm chỉ để luyện tập thứ mà bạn biết chắc mình sẽ không thành công
đúng với âm nhạc nghệ thuật thôi, chứ với khoa học, kỹ thuật thì chăm chỉ nó đóng góp mẹ 99% rồi
 
thế này nhé,mày không cố gắng tryhard thì mày sẽ không bao giờ phát huy hết tiềm năng của bản thân,vậy thôi,cãi nhau nhiều làm gì
 
Đọc kỹ cmt của tôi đi fen ơi. Khoa học kỹ thuật thì cũng vậy thôi.
quote nhầm anh, sorry. Thành thiên tài như einstein thì đúng là nó thuộc về cái gọi là bẩm sinh rồi, còn để đạt đến mức làm được việc thì chỉ cần không quá ngu + chăm chỉ cày cuốc là được rồi
 
Khác với nhiều người tài năng khác, Edison là nhà phát minh chứ không phải là nhà khoa học, ông nói câu đấy dựa trên đúc kết của bản thân ông. Cái quan trọng trong việc phát minh ra cái mới hoặc cải tiến những cái đã có là quá trình kiên trì mày mò thử-sai-thử lại liên tục, chứ làm gì có công thức có mô hình logic nào ở đây cả. Thông minh có thể chỉ giúp cho giảm bớt thời gian và công sức mày mò chứ không thể biến ý tưởng thành hiện thực mà không có các bước thử-sai-thử lại trung gian.
 
Ông nào bảo cr7 nó ko thiên bẩm thì đúng là đéo xem bđ
Ngày nó ở sporting với manu mùa đầu nó đã dạng hay rồi, tốc độ, nhanh, dẻo, múa hơn cả múa quạt. Ngày đó nó khác gì thằng adama traore bây giờ, 1vs1 đến ashley cole còn sml
 
Con người nó có giới hạn, có cố đến mấy nó cũng ở 1 mức nào đó thôi, cứ cố gắng mà dc hơn thằng khác á, có db
 
Não chiếm mẹ 95% rồi, chăm chiếm 5% thôi. Lão Edison này là doanh nhân thì lên báo phải xạo lòn thế chứ nếu mà bảo tao thành công là do não tao to sẵn thì có mà ăn chửi thay cơm
 
Có ccc mà 99% :beat_brick:
Thêm cái câu có nhiều loại thông minh, rồi EQ quan trọng hơn IQ, đều là dụ gà. An ủi cho tụi bây cố gắng mà làm việc (cho ổng).
Chứ nói thẳng tụi bây cố thêm 10 kiếp cũng không bằng tao thì lính nghỉ việc hết à?
 
đầu thai chiếm 99.99%
1613869529485.png
 
Tao nói thế cho chúng mày bớt gato thôi - Edison cười đểu :sexy_girl:
Câu đó nói cho đám culi có động lực cày cật lực thôi, còn bí quyết thành thiên tài của tôi là chi thật nhiều tiền nuôi đám culi rồi chờ chúng phát minh ra thứ gì là tôi mang đi đăng ký - Edison tâm sự
 
Thiên tài chỉ có 1% năng khiếu bẩm sinh, còn 99% là do khổ luyện
nhưng rõ ràng là nếu không có 1% đó thì không thể thành thiên tài được.
Như những đề toán trong thi đại học cách đây tầm 10 năm. ôn đề thì chỉ được 9, còn thằng thật sự giỏi biết suy nghĩ mới đủ khả năng lên 10
 
Thế bh như rô chẳng hạn chả luyện tập mới có ngày hôm nay chứ thấy rô tài năng gì đâu . Phải qua try hảd hết , cứ ỷ vào trí tuệ mà lười thì cg hỏng thôi.
ngáo à a, không tài năng mà 18 tuổi người như que củi được đưa về mặc áo số 7 ;) cả CR7 hay M10 đều là sự kết hợp giữa tài năng đỉnh cao và luyện tập kham khổ mới giữ được phong độ suốt hơn 10 năm chứ lười như rô béo để có mà tàn sớm :nosebleed:
 
Theo quan điểm của t thì tài năng là cái nhân, nổ lực luyện tập là cách phát huy hết cái nhân đó - ai cũng 1 ngày 24h tiếng nên có những khoảng cách mà nổ lực không thể vượt qua được
Khi nào người 24h/ngay, người 48h/ngày thì cái tài nặng này mới bớt cốt lõi:big_smile:
 
Đâu chả vậy, 1 xã hội dù là con người hay động vật sẽ luôn có những cá thể vượt trội, những cá thể trung bình và những cá thể kém hơn về thể chất/trí tuệ.
Những người được trời ban cho trí óc nhanh nhẹn/ thể chất mạnh mẽ đương nhiên với cùng 1 thời gian luyện tập/khối lượng vận động thì họ sẽ tiến triển nhanh hơn rồi.
Nhưng để thành công thì não to ko ko thể đủ đc, còn nhiều yếu tố khác.
Với câu nói mang tính truyền cảm hứng này, quan trọng là nhìn nó với 1 thái độ tích cực mà phấn đấu thôi.
 
ngáo à a, không tài năng mà 18 tuổi người như que củi được đưa về mặc áo số 7 ;) cả CR7 hay M10 đều là sự kết hợp giữa tài năng đỉnh cao và luyện tập kham khổ mới giữ được phong độ suốt hơn 10 năm chứ lười như rô béo để có mà tàn sớm :nosebleed:

K tài năng mà nó quẩy có 1 trận với mu mà sir phải kí hđ gấp. Bọn kia nói chuyện ngu bỏ mẹ.
Trong bđ tài năng messi 10 thì rô cũng 8, còn luyện tập thì rô 10 - si 8 . Vậy thôi. Chứ làm đéo gì có việc 2 thằng quái vật này k có tài năng thiên bẩm + k tập luyện chăm chỉ.
À quên, với bản tính của ronaldo thì k đá bóng thì trong bất cứ môn thể thao nào rô nó cũng top đầu thôi, thể chất, tập luyện vượt ng thường .
Còn messi chắc chỉ dành cho bóng đá .
 
try hard chưa chắc thành thiên tài nhưng thiên tài thì đều try hard cả. Những người nổi tiếng kiệt xuất trong lĩnh vực nào đó họ đều luyện tập bền bỉ và chăm chỉ trước khi đạt đến đỉnh cao.
nEFecFa.png
 
Back
Top