thảo luận Tài chính cá nhân/Tài chính gia đình

VN30 index xuất hiện năm 2012 nên không có data 20 năm đâu bác.
Hôm trước mình có tính DCA quỹ E1VFVN30 từ lúc nó mở tới bây giờ là khoảng 76 tháng, giả sửa tích lũy theo hình thức cứ ngày 1 hàng tháng mua lô 100 mã, tính đến thời điểm mấy ngày trước (lúc thị trường ck mới bị đạp mấy phát ấy) khi giá mã này là 16,270đ thì:
  • Tổng vốn bỏ ra: ~ 96.1 tr, trung bình 1 tháng bỏ ra số tiền là khoảng 1.264 tr trong 76 tháng.
  • Giá trị hiện tại: ~ 123.6 tr -> khoản vốn bỏ ra đã tăng 28.65%
=> Điều này tương đương với việc hàng tháng gửi ngân hàng 1.264tr trong 76 tháng liên tiếp với lãi suất cố định 7.7%/ năm.
7.7% là mình tính trên giá 16.270 và giá này có lên xuống dập dình chứ không ở đó mãi nên con số này cũng thay đổi chứ không cố định đâu, với lại mình cũng chẳng biết giá mã này bao nhiêu là "chuẩn" nữa hehe :beat_brick:

// À mình chưa tính thuế/ phí giao dịch đâu nhé, nhưng không đáng kể đâu, scalping hay lướt sóng ngắn hạn mới sợ thuế phí
Bác tính như nào vậy nhỉ? Tại mình đọc trên blog này https://vohoanghac.com/dau-tu-1-hoac-2-trieu-moi-thang/ thì họ cũng tính mỗi tháng đầu tư 1,5tr vào quỹ E1VFVN30 từ năm 2015 và kết thúc vào tháng 1 2021 thì lợi nhuân chênh lệch là 60% và nếu dừng ở năm 2018 thì lợi nhuận là 80%. Không biết mình có hiểu sai gì không?
 
Bác tính như nào vậy nhỉ? Tại mình đọc trên blog này https://vohoanghac.com/dau-tu-1-hoac-2-trieu-moi-thang/ thì họ cũng tính mỗi tháng đầu tư 1,5tr vào quỹ E1VFVN30 từ năm 2015 và kết thúc vào tháng 1 2021 thì lợi nhuân chênh lệch là 60% và nếu dừng ở năm 2018 thì lợi nhuận là 80%. Không biết mình có hiểu sai gì không?
Cách tính của mình là dựa vào historical data, ngày 1 hàng tháng mua 1 lô cố định 100 chứng chỉ quỹ, rồi dựa trên số chứng chỉ quỹ giả định mà mình sở hữu với mức giá tham chiếu vào ngày tính để tính ra lợi nhuận. Có mấy điểm khác biệt giữa cách tính của mình với cách tính trong blog trên:
  • Trong blog đầu tư số tiền cố định 1,5tr/ tháng, còn mình đầu tư số chứng chỉ quỹ cố định 100 chứng chỉ (Do bây giờ sàn hose đã nâng lô lên 100 cổ phiếu/ lô rồi nên việc mua 1 số tiền cố định mỗi tháng sẽ khó khăn hơn với đa số mọi người trong đó có mình trừ khi có số tiền lớn để mua hàng tháng). Vậy nên số cuối cùng sẽ khác nhau đôi chút (Phương pháp đầu tư 1 số tiền cố định đem lại nhiều lợi nhuận hơn).
  • Mức giá tham chiếu ở thời điểm tính lời lỗ khác nhau thì tính ra số lãi cũng khác nhau, cũng theo cách tính của mình, nếu tham chiếu với giá ở đỉnh 2018 là 19330đ thì lãi suất tổng là 74.29%, còn với đỉnh tháng 1/2021 với giá tham chiếu là 20050đ thì lãi suất tổng là 58.54%. Anyway việc lấy giá ở đỉnh để tham chiếu thì không được realistic cho lắm vì ai biết được đâu là đỉnh.

Mấu chốt của việc DCA hàng tháng là giảm rủi ro downtrend trong ngắn hạn/ trung hạn, còn mức lời lỗ thực tế phải dựa vào thời điểm chốt lời mới biết chính xác được. Vậy nên việc DCA này cũng chỉ phù hợp với các loại tài sản có giá trị chỉ tăng trong dài hạn (index chứng khoán - dựa trên kì vọng nền kinh tế tăng trưởng, vàng, bitcoin (nếu bạn tin vào nó :))), chứng chỉ quỹ cổ phiếu/ trái phiếu,...)
 
Last edited:
Nói về ETF, mình có quan sát dữ liệu giá của ETF VN30 6 năm gần đây theo chiến lược DCA của mình.
Đầu tư đều đặn 40tr/năm và chia thành 2 kì mua (15/1 và 15/7)
Screenshot_20210224_080936.png

Tỷ suất sinh lãi so với vốn sau 6 năm là 66.7%. Điều này tương đương việc bạn gửi góp ngân hàng mỗi năm 40tr với lãi suất 11.7%/kì hạn 12 tháng. (Bảng dưới mình tính hàm FV)
Screenshot_20210224_080959.png


Cũng phải nói thêm rằng việc áp dụng 1 chiến lược vào dữ liệu quá khứ không khẳng định được chiến lược đó có tốt hơn các chiến lược khác (mua theo tháng, theo năm...) hay không. Bởi vì biết đâu trong giai đoạn tương lai, thời điểm mình chọn mua lại có giá vốn cao hơn thì sao. Ở bảng trên mình chọn ngẫu nhiên 2 thời điểm phù hợp dòng tiền của mình, mục đích là để đánh giá lợi nhuận giữa ETF và gửi ngân hàng.
  • Thứ hai, tổng tài sản được tính theo giá trị CCQ ngày 15/1, khi mà VNIndex đang sát ngưởng điểm lịch sử 1200. Vì vậy thời điểm bạn ra vốn ảnh hưởng lớn đến tổng tài sản thu về của bạn, Nếu bạn ra vào 15/7 năm ngoái, thậm chí bạn chỉ lãi 12% cho 5,5 năm đầu tư thôi.
  • Giai đoạn 2015 - 2017 CCQ có xu hướng đi ngang, bạn chỉ đạt 4%/3 năm, thấp hơn nhiều lãi ngân hàng thời điểm đó. Nhưng đây lại là thời gian bạn mua được nhiều CCQ nhất, tạo tiền đề cho lãi suất tổng khi rút vốn.
  • Chiến lược mua với số tiền cố định tạo cho bạn cảm giác "lãi" nhiều hơn so với mua số CCQ cố định là bởi vì như vậy bạn sẽ mua được nhiều CCQ hơn khi giá thấp và mua ít hơn khi giá cao => Trung bình giá thấp hơn. => Tỷ lệ lãi cao hơn.
Mình chọn ETF cho quỹ hưu trí, mục tiêu hold 15 - 20 năm tin tưởng vào tăng trưởng kinh tế VN. Tuy nhiên mình chỉ mua vào khi thị trường ở giai đoạn tích lũy. Thời điểm uptrend này mình cho rằng giá vốn vẫn còn cao để hold. Comment này mục đích để giải thích quan điểm "giá ETF cao" của mình ở post trước.

Edit 1: Mình bổ sung thêm 1 ý là khi thời gian đầu tư dài lên, nếu tỷ lệ lãi gộp không tăng lên (nôm na là tỷ lệ giá bán chia giá trung bình) thì lãi kép của hàng năm sẽ giảm đi. Nếu đầu tư 10 năm, tỷ lệ lãi vẫn 67% vốn thì thực ra lãi hàng năm chỉ 8.0%. Mình bổ sung để các bác tham khảo toàn diện hơn.
 
Last edited:
Rep xong câu trên mới nhận ra chỗ này mình tính sai, lẽ ra phải tính DCA bằng hàm FV (Mỗi tháng mua 1 ít) mà mình tính bằng lũy thừa (mua 1 cục lớn 1 lần) luôn, dùng FV tính thì tiền lãi sẽ tương đương với gửi ngân hàng định kì hàng tháng số tiền cố định với lãi suất cỡ 6.5%/ năm (tham chiếu giá vàng hôm trước mình tính là $1840). Tất nhiên mua vàng vật chất ở VN sẽ bị spread cỡ 1% khi bán với giá vàng VN chạy khác với chart vàng thế giới nên kết quả sẽ không giống với mình tính đâu nhé.
Vậy là chơi quỹ ETF tệ hơn gởi ngân hàng rùi :D
 
Mình chọn ETF cho quỹ hưu trí, mục tiêu hold 15 - 20 năm tin tưởng vào tăng trưởng kinh tế VN. Tuy nhiên mình chỉ mua vào khi thị trường ở giai đoạn tích lũy. Thời điểm uptrend này mình cho rằng giá vốn vẫn còn cao để hold. Comment này mục đích để giải thích quan điểm "giá ETF cao" của mình ở post trước.

Nếu mà hưu trí thì nên bỏ thêm 1 phần trái phiếu vào fen ạ
 
Thím có đánh giá như nào về thị trường trái phiếu ở việt nam không thím.
Khá ổn định mà. Hiện giờ có VFB là tụi nó linh động nhất ở phần mức tiền đóng vào (chứ thanh khoản thì hơi chậm)
Đồng ý với bác. Càng nhiều tuổi càng nên chuyển dịch sang tài sản ít rủi ro hơn.
Trái phiếu bác chọn quỹ (TCBF..) hay mua giữ trực tiếp vậy?
Mình mua qua quỹ VFB.
Trước 2021 mình chưa có vợ thì all in chứng khoán + BĐS. Giờ có vợ con rồi thì phải chừa đường lui nên đang cân nhắc tăng từ 20-30% trái phiếu cho nó khỏe bạn ạ.
 
Hay quá cảm ơn bác nhiều, toàn gãi đúng chỗ ngứa của thanh niên u30 như e :3 hẹn bác khi nào rảnh rỗi e inbox tư vấn bh nha :love:
 
Nếu mà hưu trí thì nên bỏ thêm 1 phần trái phiếu vào fen ạ
Theo quy định mới thì trái phiếu phát hành từ năm 2021 trở đi chỉ có nhà đầu tư chuyên nghiệp được mua. Vậy là hết cơ hội cho nhỏ lẻ như mình đầu tư trực tiếp rồi:sad:

via theNEXTvoz for iPhone
 
Cho mình hỏi bác sao mua đc etf us500 vậy, bác ở nước ngoài à?
Ở VN muốn chơi ck nước ngoài chắc chơi Etoro là tiện nhất :D Cơ mà món này pháp lý là vùng xám (vì liên quan đến chuyển tiền ra nước ngoài), take your own risk nhé..
 
Back
Top