Review nghề lính cứu hoả xứ cờ hoa

Phần 8

Trong mấy review đầu mình có nói về mặt y tế của nghề cứu hoả, nói theo tiếng Việt thì có thể gọi là cứu thương. Ở các nước châu âu, cứu thương là một ngành riêng biệt và không liên quan gì tới cứu hoả, các nước châu á phát triển như hàn, nhật, trung cũng vậy. Còn ở các nước đông nam á khái niệm cứu thương (prehospital care) hầu như không có. Ở mĩ cứu thương đã được nhập chung với ngành cứu hoả bắt đầu từ những năm 1980-1990, nói là nhập chung nhưng lúc đó 1 sở cứu hoả khi tuyển dụng vẫn phải tuyển một cách riêng biệt, vì khi đó chưa có luật nào bắt buộc người lính cứu hoả phải có chứng chỉ y tế (EMT, paramedic) và ngược lại cũng không bắt buộc người hành nghề cứu thương phải có bằng cứu hoả. Tới đầu những năm 2000, chính xác là 2007, mĩ bắt đầu ra đạo luật bắt buộc khi một cá nhân muốn trở thành 1 người lính cứu hoả thì phải có cả chứng chỉ y tế, thấp nhất là EMT và cao nhất là paramedic. Vậy EMT, paramedic là gì? Như đã giải thích sơ qua ở mấy review đầu, EMT hoặc paramedic là những level chứng chỉ y tế. Level càng cao thì càng được thực hiện những hình thức chữa trị phức tạp hơn. Ví dụ, EMT chỉ có làm sơ cứu thương, trợ giúp bệnh nhân thở oxy, cho bệnh nhân 1 vài loại thuốc không có chất gây nghiện, băng bó chữa trị các vết thương nhẹ. Paramedic được quyền thực hiện các cách chữa trị cao hơn mà chỉ cơ bác sĩ mới được quyền làm như đưa ống thở vào bệnh nhân (intubation), chích kim (needle decompression) để giảm áp xuất khi bệnh nhân bị tràn khí màng phổi (pneumothorax). Paramedic cũng được quyền cho bệnh nhân các loại thuốc giảm đau có khả năng gây nghiện như morphine, ketamines, fentanyl. Paramedic còn phải am hiểu về các bệnh tim mạch, phải biết đọc điện tâm đồ, nói chung cái gì cũng phải biết một chút vì trên xe cứu thương chỉ có 2 người paramedic và phải chữa trị hoặc giữ cho bệnh nhân sống cho tới khi đưa được tới bệnh viện:sweat:. Hiện tại mình đang học lên paramedic và phải nói là nó khó vcl:too_sad:, chương trình học 1 năm bắt đầu từ tháng 8 năm ngoái cho tới tháng 8 năm nay, chưa kể phải thực tập ở các bệnh viện và trên xe cứu thương tổng cộng 600 tiếng. Ở dưới mình có bỏ một số hình về bài học của mình, thím nào thích thì cứ đọc nhé. Biết vậy hồi đó đi học làm y tá như vợ mình cực hơn nhưng trả lương nhiều hơn, học paramedic ra xong lương cũng tăng được có 4000 một năm chẳng bõ bèn gì mà còn phải làm trên xe cứu thương và mỗi lần đi làm nhiệm vụ phải viết báo cáo cực kì dài:choler:.
DE2EBBFE-95EF-42CD-94B9-F3BFA6C2F386.jpeg

dưới đây là một nửa số sách mà mình phải học, không biết mấy ông học bác sĩ còn đọc tới cỡ nào nữa :sweat:
983D7DF8-8391-4FA1-BFC5-744632D4139E.jpeg
 
Mấy đồng chí đấy cũng vẫn phải đi dập thôi fen, chỉ có anh em lính nghĩa vụ, lái xe ăn lương cứng thì nghèo hơn tí, nhưng lương cứng 8-10tr, có chỗ ở free, ăn cơm đóng tiền canteen cơ quan thì vẫn hơn khối thanh niên đang đi làm văn phòng bên ngoài.
nghèo hơn tí??, có mà quá nhiều tí thì có;)

Sent from Xiaomi MI MAX 3 via nextVOZ
 
nghèo hơn tí??, có mà quá nhiều tí thì có;)

Sent from Xiaomi MI MAX 3 via nextVOZ
Thấy pccc Việt Nam lương ít mà thím, mình làm bên này lương lậu đầy đủ nên không phải ăn, chứ lương ít như Việt Nam thì cũng phải kiếm cách mà ăn chứ lỡ chân mất mạng thì vợ con làm sao mà sống. :sweat:
 
Mấy đồng chí đấy cũng vẫn phải đi dập thôi fen, chỉ có anh em lính nghĩa vụ, lái xe ăn lương cứng thì nghèo hơn tí, nhưng lương cứng 8-10tr, có chỗ ở free, ăn cơm đóng tiền canteen cơ quan thì vẫn hơn khối thanh niên đang đi làm văn phòng bên ngoài.
Lính nghĩa vụ năm 3. 6/3 sắp tợi này ra quân, đc phụ cấp là 4tr5 nộp lại tiền ăn 1500k. Tính ra còn 3tr là nhiều hay ít hả thím?
 
Back
Top