tin tức Nhiều người dùng MacBook M1 gặp lỗi ổ cứng SSD

ntbjnh

Member

Lỗi khấu hao lượt đọc/ghi của ổ cứng SSD được phát hiện trên một số mẫu máy MacBook chạy chip M1 có thể khiến thiết bị nhanh giảm tuổi thọ theo thời gian.​

Nhiều người dùng MacBook M1 gặp lỗi ổ cứng SSD - 1

Mới đây, một số người dùng MacBook đã phản ánh về "lỗi lạ" xuất hiện trên các dòng MacBook Air và MacBook Pro sử dụng M1 - chipset kiến trúc ARM mới nhất của Apple.

Theo đó, các trường hợp ghi nhận ổ cứng SSD có số số lượt đọc và ghi dữ liệu quá cao chỉ sau một thời gian ngắn sử dụng. Cá biệt có trường hợp ghi nhận chỉ số TBW cho phép lên tới 10 - 13%, dù MacBook M1 chỉ mới ra mắt chưa đầy nửa năm.

Người dùng Hector Martin viết trên Twitter, cho rằng chỉ số này tương đương với việc sử dụng 30% mức khấu hao đọc ghi trên một model MacBook 256GB. Nếu thông tin này là chính xác, một số mẫu máy có thể sẽ chạm tới mức giới hạn 100% chỉ trong chưa đầy nửa năm, theo Hector. Tuy nhiên, đây chỉ là một trường hợp cá biệt.

Theo 9to5Mac, một ổ SSD ở thời điểm hiện tại có thể duy trì được khoảng 10 năm trước khi bị "lão hóa". Nhưng với SSD của MacBook M1, con số này có thể sẽ chỉ còn hơn 2 năm nếu mọi thứ không được giải quyết.

Nhiều người dùng MacBook M1 gặp lỗi ổ cứng SSD - 2

SSD trên MacBook M1 từng được đánh giá là có tốc độ đọc và ghi rất ấn tượng, và cao hơn so với các mẫu MacBook sử dụng chip Intel trước đây.

TBW (Tera Byte Written) là tổng Tera Byte được ghi trên thiết bị ổ cứng SSD với 1TB = 1.024GB). Thông số này dùng để thể hiện độ bền của ổ cứng và thay thế cho số vòng quay trên ổ cứng cơ HDD và được tính bằng số lượng TBW nhất định.

Có thể hiểu đơn giản rằng với một chiếc ổ cứng SSD thông thường, nếu nó có chỉ số TBW khá lớn, tức là nó đã được sử dụng trong một thời gian rất lâu. Tuy nhiên trong một số trường hợp, các lỗi phát sinh có thể khiến SSD bị giảm tuổi thọ nhanh hơn, dẫn đến tình trạng chậm, lag có thể xảy ra, thậm chí là hỏng dữ liệu bên trong.

Với MacBook M1, mọi chuyện còn tệ hơn khi SSD còn được gắn chết trên bo mạch (không thể tự tháo rời), khiến việc thay thế khi gặp sự cố cũng gần như là không thể.

Theo một số nguồn tin thân cận với Apple, nguyên nhân của lỗi này vẫn chưa được làm sáng tỏ, nhưng có thể đến từ cách con chip M1 tận dụng bộ nhớ trong của MacBook trong một số trường hợp cụ thể nhằm tăng hiệu năng.

___________
https://dantri.com.vn/suc-manh-so/n...ce=Home&dt_campaign=Box_SucManhSo&dt_medium=1
 
Lại nhớ ngày xưa dùng con mac 12inch hỏng chip wifi thì phải thay cả main vì cái gì cũng hàn chết, tin tưởng hãng đéo thèm check, cũng hơi gà mờ về macbook nên xuống tiền luôn. Kết quả 3 tháng sau lại hỏng.
Được 1 vozer bộ đội trên này đến chỉ cho mới biết. Mất tiền thay main mới nhưng vẫn là cái cũ, mở ra còn chảy dầu. Vcđ súc vật fpt số 4 yết kiêu.
 
TBW là giới hạn ghi (tính theo TB) để được bảo hành, SSD ghi quá TBW thì không được bảo hành nữa.

Chứ SSD ghi cho chết thì phải ghi nhiều hơn mức TBW rất nhiều.

Đây rõ là trò ma giáo của Apple để máy hết bảo hành mà người dùng không biết.

TBW (Tera Byte Written) là tổng Tera Byte được ghi trên thiết bị ổ cứng SSD với 1TB = 1.024GB). Thông số này dùng để thể hiện độ bền của ổ cứng và thay thế cho số vòng quay trên ổ cứng cơ HDD và được tính bằng số lượng TBW nhất định.

Có thể hiểu đơn giản rằng với một chiếc ổ cứng SSD thông thường, nếu nó có chỉ số TBW khá lớn, tức là nó đã được sử dụng trong một thời gian rất lâu. Tuy nhiên trong một số trường hợp, các lỗi phát sinh có thể khiến SSD bị giảm tuổi thọ nhanh hơn, dẫn đến tình trạng chậm, lag có thể xảy ra, thậm chí là hỏng dữ liệu bên trong.
 
Lại nhớ ngày xưa dùng con mac 12inch hỏng chip wifi thì phải thay cả main vì cái gì cũng hàn chết, tin tưởng hãng đéo thèm check, cũng hơi gà mờ về macbook nên xuống tiền luôn. Kết quả 3 tháng sau lại hỏng.
Được 1 vozer bộ đội trên này đến chỉ cho mới biết. Mất tiền thay main mới nhưng vẫn là cái cũ, mở ra còn chảy dầu. Vcđ súc vật fpt số 4 yết kiêu.
Dầu chảy vào hay sao hả fen :sexy_girl: Mà thế thì nếu mất tiền thay nó chỉ thay mỗi phần hỏng thôi cũng đúng, cơ mà sao vẫn còn dầu :amazed::angry:
 
Dầu chảy vào hay sao hả fen :sexy_girl: Mà thế thì nếu mất tiền thay nó chỉ thay mỗi phần hỏng thôi cũng đúng, cơ mà sao vẫn còn dầu :amazed::angry:
Tôi không rõ, lúc anh ý tháo ra xem thì trên main có dầu dính dính. Hoá đơn là thay main mới hoàn toàn hết 8 triệu, nhưng kết quả là main cũ sửa lại. Đm chúng nó, gửi máy ở fpt service cũng tận gần 1 tháng, gọi lên hỏi thì bô bô cái mồm là đang chờ hàng về. Và rồi chúng nó ăn của mình đéo chừa 1 cái gì, lừa đảo vcđ. 🤣
 
thiệt vẫn ko cưỡng nổi với body macbook nhưng mà xài thử 2 tuần phải đẩy đi, đổi qua con workstation dell để xài lại win cho phù hợp nhu cầu.
 
Tôi không rõ, lúc anh ý tháo ra xem thì trên main có dầu dính dính. Hoá đơn là thay main mới hoàn toàn hết 8 triệu, kết quả là main cũ sửa lại. Đm chúng nó, gửi máy ở fpt service cũng tận gần 1 tháng, gọi lên hỏi thì đang chờ hàng về. Chúng nó ăn đéo chừa 1 cái gì. 🤣
AASP làm ăn bố láo thế mail cho Apple report vỡ mồm nó đi chứ, lại nhớ lại vụ năm ngoái có ông của Vozer cũng bị thằng nhân viên bên FPT làm trò con bò
:matrix:
 
Ông em làm cùng, nay mới biết mua con MacPro gần 60 củ năm 2017, dùng Ram3-16G, chip Intel i7, biết là đắt mà không ngờ đắt thế?
 
Ban đầu nhiều người sợ là sử dụng máy có RAM 8GB thì thiếu bộ nhớ, dẫn đến việc Mac M1 sẽ ghi swap memory lên SSD nhiều, dễ hỏng ổ cứng. Tuy nhiên, có người xài bản RAM 16GB và vẫn dư nhiều, nhưng Mac vẫn tiếp tục ghi swap memory lên ổ SSD. Có thể đây là lỗi về software và thế nào thì Apple cũng phải update để sửa lỗi này thôi.

Trong một diễn biến khác, Valve vừa bị tòa yêu cầu nộp dữ liệu của Steam để phục vụ cho cuộc kiện tụng giữa Apple và Epic. Tội anh Valve, tìm cách né để không bị lôi vào cuộc chiến và bị đối thủ lục lọi bí mật kinh doanh mà không được. Do luật sư bên Apple biện luận xuất sắc quá nên tòa cho rằng họ cần xem data của Steam để có căn cứ xem xét về yếu tố độc quyền.
https://www.macrumors.com/2021/02/25/valve-apple-data-request-for-epic-games-case/

Theo giải thích của một số người thì do đây là vụ kiện antitrust, nên tòa có quyền bắt các công ty khác phải cung cấp dữ liệu kinh doanh để đối chứng. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi cho Valve, chỉ có bên thứ ba mới được xem các data này, Apple và Epic không được xem.
 
mac từ đơi 2015 đổ về trước dùng bền như nokia 1280. từ đời 2016 trở đi đc cái ngoại hình đẹp nhưng chất lượng như cc. lỗi vặt liên tục
 
Mac đời đầu này mua làm gì, cứ chờ chúng nó làm chuột bạch chán chê, với cả port hết mấy app sang rồi mua con M2 M3 cũng chưa vội. Trước dùng con mac 2015 đời cuối dòng táo phát sáng trâu chó vl. Sang đến 2016 lại dẹo toàn tập
 
Ai hiểu về khoa học máy tính có thể giải thích đc ko? Vẫn là cơ chế nạp dữ liệu vào ram chứ nhỉ? Vậy thì số lần nạp nó vẫn vậy, hay là do cái trình biên dịch Roseta làm nó phải dùng bộ nhớ đệm trên ssd nhiều lần hơn?
 
Back
Top