kiến thức Những cuốn sách hay thanh niên nên đọc.

Vừa rồi tôi đọc "Đi Tìm Thời Gian Đã Mất" mà cảm thấy mông lung quá anh ạ, thú thực là chẳng thẩm được mấy ( cảm thấy bản thân mình kém cỏi, lesor thật :too_sad: ). Thế là tôi mày mò trên Phake búc xem người ta cảm nhận như thế nào. Tôi tìm thì ra một đống reveiw, hầu như cũng hao hao nhau cả. Chả biết đường nào mà lần. :sweat:
quyển đó đọc mệt khó hiểu là thường :shame: nó là cuốn kinh điển của phái dòng ý thức. người đọc bình thường ko đọc nổi. sau này có William Faulkner với Marguerite Duras cũng viết kiểu này nhưng đọc đỡ mệt hơn. anh coi tạm mấy tay đó cho quen rồi quay lại Proust sau cũng đc. Còn đỉnh cao của loại này thì phải là James Joyce. Chắc chỉ có ở VN nơi chẳng biết Proust là ai thì 1 cuốn thuộc dạng kinh khủng như Đi tìm thời gian đã mất mới được săn đón như rau ngoài chợ.

Hồi xưa tôi cũng mua về, đọc đc nửa quyển thì nghỉ vì mệt quá. Trình tôi chưa đủ để thẩm được quyển đó. Xong có thằng lên rv chê bản dịch kiểu gì như dịch bằng google. nghe xong lộn hết cả ruột.
 
Vừa rồi tôi đọc "Đi Tìm Thời Gian Đã Mất" mà cảm thấy mông lung quá anh ạ, thú thực là chẳng thẩm được mấy ( cảm thấy bản thân mình kém cỏi, lesor thật :too_sad: ). Thế là tôi mày mò trên Phake búc xem người ta cảm nhận như thế nào. Tôi tìm thì ra một đống reveiw, hầu như cũng hao hao nhau cả. Chả biết đường nào mà lần. :sweat:
tôi thấy anh có phần bị bi quan và tự ti về bản thân, thú thật quyển đầu tận 4 dịch giả chen chúc nhau, có chương dịch được giữa chừng chưa hết đã chuyển tay dịch giả khác tiếp nối nên mông lung là chuyện thường, tôi cũng không cảm thụ được quyển 1 nhưng tôi sẽ đợi 1 ngày nào đó là cố thử lần nữa với quyển 2 là Dưới bóng những cô gái đương hoa chỉ với 1 dịch giả duy nhất Dương Từng
 
tôi hỏi mấy anh ở trên, các anh đọc sách phỏng có ích gì khi vẫn lên FB đôi co, bức xúc với đám trẻ trâu
tôi đọc vì sở thích của tôi, vì thích đc trải nghiệm vẻ đẹp của ngôn ngữ, vì khám phá văn chương chứ ko phải để làm thánh nhân anh ạ. đọc nhiều ko có nghĩa là phải trở thành người đại lượng, tâm trí lớn lao lo chuyện vĩ mô, hay là búa lớn đao to gì hết. hơn nữa tôi cũng chẳng đọc nhiều. tôi chỉ là 1 kẻ tầm thường có niềm quý trọng đối với những giá trị văn chương và thấy bị xúc phạm khi văn chương đích thực bị cào bằng giá trị trở thành công cụ giải trí khoe mẽ của đám trẻ trâu. ngứa mắt tôi thì tôi vẫn chửi như thường.

mà thực ra tôi cũng thoát khỏi mấy nơi khả ố đó từ đời nào rồi. đâu có rỗi hơi liệng ngọc cho heo đi khai dân trí cho đám đó. nay tự nhiên đc tag vào mới ngó qua xem, khó chịu thì lên đây cồng với các anh thôi
 
Last edited:
Proust dễ khiến ta cảm thấy bi quan vì tôi đọc Camus, Faulkner cũng chưa thấy đau não tới mức này. Ý tôi là mấy ông này tay nào cũng cứng cõi nhưng càng đọc càng vui thích tìm hiểu những thứ khó nhằng, thử thách nên cũng thõa mãn phần nào chứ Proust đọc như kiểu thành 1 chân trời mới
cuối cùng tôi muốn khuyên anh em, văn học Pháp còn rất nhiều ông hay ho và giá trị, không thấm nổi Proust thì thôi bỏ đi đừng buồn, cả 1 nền văn chương đồ sộ của Pháp thì có người hợp món này, món kia là chuyện bình thường
cá nhân tôi không bao giờ cảm thụ được Anna Karenina, nhưng tôi không bao giờ buồn, vì ngoài ra tôi thích những cuốn khác của Tolstoy, tôi còn có những nhà văn khác cũa Liên Xô
 
Pháp văn thiếu gì sách hay. Nhã Nam mới in "Julie hay nàng Heloise mới" của Rousseau. hoặc thoải mái hơn thì coi Bí mật thành Paris cũng hay chán. cứ cái gì vừa sức mình chén là đc :sweet_kiss:
 
Pháp văn thiếu gì sách hay. Nhã Nam mới in "Julie hay nàng Heloise mới" của Rousseau. hoặc thoải mái hơn thì coi Bí mật thành Paris cũng hay chán. cứ cái gì vừa sức mình chén là đc :sweet_kiss:
Bí mật thành Paris nhìn quái vật cồng kềnh hơn bất cứ thứ gì tôi từng thấy
 
Pháp văn thiếu gì sách hay. Nhã Nam mới in "Julie hay nàng Heloise mới" của Rousseau. hoặc thoải mái hơn thì coi Bí mật thành Paris cũng hay chán. cứ cái gì vừa sức mình chén là đc :sweet_kiss:
sẵn tiên có ông vừa nhắc Joyce, nếu đọc rồi thì ông biết bản dịch này ổn không nhỉ? hơi sợ mua về mà đọc sượng thì bỏ ngỏ tác phẩm
36840778410_c8f6c35368_z.jpg
 
^ bản này tôi thấy tạm tạm. nhìn chung là đến mức Joyce thì tốt nhất là đọc nguyên bản. còn chuyển ngữ thì thôi. có phải ngẫu nhiên mà trước h có mấy bản dịch của Joyce ở VN đâu :(

mà bh tôi cũng lười đọc mấy cuốn căng não :LOL: cuối tuần nằm khểnh toàn lôi gothic fiction ra đọc :LOL:) nhẹ nhàng mà lại hay :LOL:)
 
quyển đó đọc mệt khó hiểu là thường :shame: nó là cuốn kinh điển của phái dòng ý thức. người đọc bình thường ko đọc nổi. sau này có William Faulkner với Marguerite Duras cũng viết kiểu này nhưng đọc đỡ mệt hơn. anh coi tạm mấy tay đó cho quen rồi quay lại Proust sau cũng đc. Còn đỉnh cao của loại này thì phải là James Joyce. Chắc chỉ có ở VN nơi chẳng biết Proust là ai thì 1 cuốn thuộc dạng kinh khủng như Đi tìm thời gian đã mất mới được săn đón như rau ngoài chợ.

Hồi xưa tôi cũng mua về, đọc đc nửa quyển thì nghỉ vì mệt quá. Trình tôi chưa đủ để thẩm được quyển đó. Xong có thằng lên rv chê bản dịch kiểu gì như dịch bằng google. nghe xong lộn hết cả ruột.

tôi thấy anh có phần bị bi quan và tự ti về bản thân, thú thật quyển đầu tận 4 dịch giả chen chúc nhau, có chương dịch được giữa chừng chưa hết đã chuyển tay dịch giả khác tiếp nối nên mông lung là chuyện thường, tôi cũng không cảm thụ được quyển 1 nhưng tôi sẽ đợi 1 ngày nào đó là cố thử lần nữa với quyển 2 là Dưới bóng những cô gái đương hoa chỉ với 1 dịch giả duy nhất Dương Từng

Cảm ơn các anh đã tiếp thêm nghị lưc và cho tôi tìm thấy chút đồng cảm. :sweat: Cuốn "Đi Tìm Thời Gian Đã Mất" đọc tầm hơn 200 trang thì chịu các anh ạ, không thể thẩm nỗi. Thất vọng bản thân, buồn suốt mấy hôm :pudency: Tôi nghĩ tôi sẽ thử đọc lai khi vốn hiểu biết và khả năng cảm thụ của mình khá lên, hi vọng là ngày đó không quá xa.


Có vẻ như "Âm thanh và cuồng nộ" cũng thuộc dạng rắc rối và khó đọc phải không ạ? Có lẽ tôi sẽ đọc "Nắng tháng tám" hay "Cọ hoang" trước đã.
 
Đang bàn chuyện khó đọc ức chế thì cho tớ góp vui.
Lần đầu tớ đọc Chúa Nhẫn, tớ không chịu nổi các đoạn tả cảnh. Tại vì trước đó chưa bao giờ đọc kiểu tả cảnh này; không thể tưởng tượng nổi.
Nhưng mà tớ hỏi bạn bè thì họ hiểu ngay lúc đó, tưởng tượng ra được 3D luôn cơ. Nên tớ mới nghĩ là mỗi người thế mạnh đọc khác nhau. Bạn gái tớ đọc mấy cái quyển của Dostoevsky (Bút Kí Dưới Hầm, Anh Em Nhà Kazamarov) mức độ thông hiểu nhân vật cao hơn tớ nhiều.
Bù lại lúc tớ đọc Đi Tìm Thời Gian đã mất thì mê ngay, cảm giác nhân vật viết cho mình vậy.
Bạn @potter đọc không trúng gu thì chán vậy thôi, văn học rộng mà, không đọc quyển này ta đọc quyển khác. Cậu giống tớ; lúc tớ đọc Chúa Nhẫn xong buồn mấy ngày vì chả thẩm gì cả
 
Cảm ơn các anh đã tiếp thêm nghị lưc và cho tôi tìm thấy chút đồng cảm. :sweat: Cuốn "Đi Tìm Thời Gian Đã Mất" đọc tầm hơn 200 trang thì chịu các anh ạ, không thể thẩm nỗi. Thất vọng bản thân, buồn suốt mấy hôm :pudency: Tôi nghĩ tôi sẽ thử đọc lai khi vốn hiểu biết và khả năng cảm thụ của mình khá lên, hi vọng là ngày đó không quá xa.


Có vẻ như "Âm thanh và cuồng nộ" cũng thuộc dạng rắc rối và khó đọc phải không ạ? Có lẽ tôi sẽ đọc "Nắng tháng tám" hay "Cọ hoang" trước đã.
tôi hiểu cảm giác này, nhưng chỉ vài ngày đầu thất vọng thôi, về sau anh sẽ cảm thấy tốt hơn là moving on , chúc anh tìm được những đầu sách vui vẻ, ý nghĩa hợp với bản thân và gou mình trong tương lai
Âm thanh và cuồng nộ khó nhất là cái chương 2 kể về quá khứ của cả cái gia phả đó, giải mã được chương 2 thì mấy chương sau không khoai lắm, tôi thích quyển này ở chỗ nó thách thức trí não người đọc và có 1 ít yếu tố trinh thám, anh khởi động với Nắng tháng 8 hay Cọ hoang thì cũng vậy thôi vì đâu cũng khó cả
 
Ờ còn nữa, tớ không thích kiểu rào chắn nghệ thuật. Ví dụ như bạn nào không đọc được mấy quyển tầm thấp hơn thì vẫn đọc được Dostoevski bình thường thôi. Coi như không hiểu mấy đoạn bàn tôn giáo nhà nước đi trong Anh Em Nhà Kamarazov, thì vẫn hiểu đoạn quan tòa phán xét ai giết ông bố chứ (drama hay vậy mà bỏ hơi phí)
Sau này đọc lại hiểu thêm được mà
 
Đang bàn chuyện khó đọc ức chế thì cho tớ góp vui.
Lần đầu tớ đọc Chúa Nhẫn, tớ không chịu nổi các đoạn tả cảnh. Tại vì trước đó chưa bao giờ đọc kiểu tả cảnh này; không thể tưởng tượng nổi.
Nhưng mà tớ hỏi bạn bè thì họ hiểu ngay lúc đó, tưởng tượng ra được 3D luôn cơ. Nên tớ mới nghĩ là mỗi người thế mạnh đọc khác nhau. Bạn gái tớ đọc mấy cái quyển của Dostoevsky (Bút Kí Dưới Hầm, Anh Em Nhà Kazamarov) mức độ thông hiểu nhân vật cao hơn tớ nhiều.
Bù lại lúc tớ đọc Đi Tìm Thời Gian đã mất thì mê ngay, cảm giác nhân vật viết cho mình vậy.
Bạn @potter đọc không trúng gu thì chán vậy thôi, văn học rộng mà, không đọc quyển này ta đọc quyển khác. Cậu giống tớ; lúc tớ đọc Chúa Nhẫn xong buồn mấy ngày vì chả thẩm gì cả

tôi hiểu cảm giác này, nhưng chỉ vài ngày đầu thất vọng thôi, về sau anh sẽ cảm thấy tốt hơn là moving on , chúc anh tìm được những đầu sách vui vẻ, ý nghĩa hợp với bản thân và gou mình trong tương lai
Âm thanh và cuồng nộ khó nhất là cái chương 2 kể về quá khứ của cả cái gia phả đó, giải mã được chương 2 thì mấy chương sau không khoai lắm, tôi thích quyển này ở chỗ nó thách thức trí não người đọc và có 1 ít yếu tố trinh thám, anh khởi động với Nắng tháng 8 hay Cọ hoang thì cũng vậy thôi vì đâu cũng khó cả

Xưa này chưa bao giờ tôi ảo tưởng mình là người nhanh nhạy, tinh tế nhưng cũng có chút tự tin rằng khả năng cảm thụ văn học của bản thân ở mức trên trung bình một tẹo. Cơ mà đến khi tôi đọc " Bên phía nhà Swann" thì cứ như sụp đỗ hoàn toàn các anh ạ, mất tự tin kinh khủng dù biết trước văn của Proust không hề dễ nuốt.

William Faulkner đã bao giờ là dễ đọc đâu ạ. Như anh kia vừa nói, mong rằng mình bén duyên với văn của ông.

À nhân tiện cho tôi hỏi văn của Kafka như thế nào ạ? Tính đọc cuốn Vụ Án ạ.
 
Last edited:
Xưa này chưa bao giờ tôi ảo tưởng mình là người nhanh nhạy, tinh tế nhưng cũng có chút tự tin rằng khả năng cảm thụ văn học của bản thân ở mức trên trung bình một tẹo. Cơ mà đến khi tôi đọc " Bên phía nhà Swann" thì cứ như sụp đỗ hoàn toàn các anh ạ, mất tự tin kinh khủng dù biết trước văn của Proust không hề dễ nuốt.

William Faulkner đã bao giờ là dễ đọc đâu ạ. Như anh kia vừa nói, mong rằng mình bén duyên với văn của ông.

À nhân tiện cho tôi hỏi văn của Kafka như thế nào ạ? Tính đọc cuốn Vụ Án ạ.
Faulkner và Duras khá dễ so với Proust đó anh. Đọc cũng ổn. Cũng chẳng phân chia cao thấp gì đâu. Cọ hoang hay Nắng tháng 8 hay Âm thanh và cuồng nộ thì cũng đều như vậy. Nhưng tôi khoái Cọ hoang nhất.

Kafka tôi chả ưa cái kiểu viết ko đầu ko đũa của ổng. Mặc dù biết nó là đặc trưng của vh phi lí nhưng tôi vẫn ko thích. Anh muốn đọc Kafka Camus thì tôi khuyên anh hãy nhai thử "Chờ đợi Godot" trước. Cảm thấy hay thì hãy coi tiếp Kafka. Tôi vốn ko ưa văn học phi lí kiểu Kafka Camus nên đọc ko vào. Đủ biết thôi.
 
Đang bàn chuyện khó đọc ức chế thì cho tớ góp vui.
Lần đầu tớ đọc Chúa Nhẫn, tớ không chịu nổi các đoạn tả cảnh. Tại vì trước đó chưa bao giờ đọc kiểu tả cảnh này; không thể tưởng tượng nổi.
Nhưng mà tớ hỏi bạn bè thì họ hiểu ngay lúc đó, tưởng tượng ra được 3D luôn cơ. Nên tớ mới nghĩ là mỗi người thế mạnh đọc khác nhau. Bạn gái tớ đọc mấy cái quyển của Dostoevsky (Bút Kí Dưới Hầm, Anh Em Nhà Kazamarov) mức độ thông hiểu nhân vật cao hơn tớ nhiều.
Bù lại lúc tớ đọc Đi Tìm Thời Gian đã mất thì mê ngay, cảm giác nhân vật viết cho mình vậy.
Bạn @potter đọc không trúng gu thì chán vậy thôi, văn học rộng mà, không đọc quyển này ta đọc quyển khác. Cậu giống tớ; lúc tớ đọc Chúa Nhẫn xong buồn mấy ngày vì chả thẩm gì cả
Tôi cũng ko thích chúa nhẫn. Mua mấy năm rồi mà vẫn chưa coi hết tập 1. Tolkien viết cứ kiểu như Truyện cổ Grim. Nhưng ko nỡ bán. Nên thôi cứ để đấy
 
Faulkner và Duras khá dễ so với Proust đó anh. Đọc cũng ổn. Cũng chẳng phân chia cao thấp gì đâu. Cọ hoang hay Nắng tháng 8 hay Âm thanh và cuồng nộ thì cũng đều như vậy. Nhưng tôi khoái Cọ hoang nhất.

Kafka tôi chả ưa cái kiểu viết ko đầu ko đũa của ổng. Mặc dù biết nó là đặc trưng của vh phi lí nhưng tôi vẫn ko thích. Anh muốn đọc Kafka Camus thì tôi khuyên anh hãy nhai thử "Chờ đợi Godot" trước. Cảm thấy hay thì hãy coi tiếp Kafka. Tôi vốn ko ưa văn học phi lí kiểu Kafka Camus nên đọc ko vào. Đủ biết thôi.
Đang đọc "Bóng hình của gió" cho nhẹ đô anh ạ. Để sau hẵng Proust, James Joyce, Cammus, Kafka hay Celine. :shame:
 
nhớ có đọc ở đâu đó 1 bài. Trần Đức Thảo hồi học bên Paris đã từng combat tay đôi với J.P.Sartre về chủ nghĩa hiện sinh. Và thắng luôn ổng :LOL:) mặc dù Sartre là 1 trong những triết gia cha đẻ của hiện sinh :LOL:)
Mấy ông này chưa nói trình độ học vấn, riêng trình độ ngôn ngữ đã ở cái tầm tinh hoa rồi.
 
Back
Top