thảo luận Voz Strength Club | Tập tạ - Hướng dẫn, thảo luận, giao lưu | Thông tin tổng hợp trang #1

Bạn muốn thread trao đổi về vấn đề gì (trong mùa dịch)?

  • Home workout (Tập thể thao tại nhà)

    Votes: 20 80.0%
  • Resource (Tài liệu, clip để nghiên cứu)

    Votes: 5 20.0%

  • Total voters
    25
  • Poll closed .
Theo mình thì, bạn đang trong giai đoạn phục hồi sau điều trị (mà lại là điều trị suy nhược, nói cách khác cơ thể bạn đã từng rất yếu), vì vậy lúc này tập gym với nhồi thực phẩm bổ sunh như mass vào ngay là "lợi bất cập hại", vừa phí tiền vừa hiệu quả không cao, có khi lại phản tác dụng.

Trước mắt, 1-2 tháng tiếp theo, phương án khả thi là:
1. Tiếp tục điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt, đưa cơ thể vào nề nếp sinh hoạt mới.

2. Ăn uống cứ nhà có gì ăn nấy, nên tăng dần lượng ăn từng chút một qua mỗi tuần, tầm 10% gì đó (nên dùng cùng 1 loại chén bát ăn để đong cho dễ).

3. Xây dựng thói quen tập luyện mới, tức là vào khoảng thời gian bạn dự định dành tập gym (vd như 5-7h chẳng hạn), thì bạn ra công viên tập đi bộ + vận động nhẹ nhàng với trọng lượng cơ thể thể (vd: Bodyweight squat ~ Thụt dầu tại chỗ, Incline Push up - Chống đẩy trên ghế, Lunges - Bước từng bước gập gối), sau tăng dần độ khó (từ đi bộ lên thành đi bộ nhanh, từ đi chặng ngắn chuyển lên đi chặng dài, từ tập ít rep ít set lên nhiều rep nhiều set).

Sau khi bạn cảm thấy khỏe hẳn, thể lực cũng khá khẩm lên rồi thì hẵng nghĩ tới chuyện đầu tư vào tập gym, sau nữa (chắc cũng 6 tháng trở lên) mới nghĩ tới chuyện mua whey, còn mass thì quên đi càng sớm càng tốt.
Thanks bác , e sẽ cố gắng từ từ

Mà sao mass ko nên xài vậy bác , e thấy nó ghi sữa tăng cân mà. Vì ăn hằng ngày e nghĩ mình k ăn đủ calo nên e tính uống thêm để dễ mập hơn tí
 
Mình không rõ là trong thread có bạn nữ nào không, chứ các bạn tàu ngầm quá, mãi chẳng thấy được post nào :(.

Btw, nhân dịp Ngày quốc tế Phụ nữ, chúc các bạn nữ trong thread (hy vọng là có vài bạn) có một ngày 8/3 vui vẻ, khỏe mạnh và hạnh phúc
❤
.
Happy woman's day.png
 
Thanks bác , e sẽ cố gắng từ từ

Mà sao mass ko nên xài vậy bác , e thấy nó ghi sữa tăng cân mà. Vì ăn hằng ngày e nghĩ mình k ăn đủ calo nên e tính uống thêm để dễ mập hơn tí
Vì nó phí tiền, nói là tăng cân nhưng 90% là tăng mỡ, mà tăng mỡ quá mốt bạn ớn rồi lại hỏi cách giảm mỡ thì lại lỗ (tiền bạn, công sức). Thay vì mua mass, bạn cứ ăn cơm nhà và ăn nhiều lên (một cách từ từ) là được, vd cơm ăn từ 1 bát lên 1.5 rồi 2 rồi 2.5 bát, canh thì từ 1 chén lên 2 chén rồi lên 1 tô, thịt thì từ 1 miếng lên 2 miếng rồi 3 miếng...
Còn nếu bạn thực sự cần uống thêm "một cái gì đó", thì mua sữa chua/sữa tươi về xay với trái cây (chuối/dâu/socola) làm như smoothies/sinh tố còn an toàn và bổ hơn.
 
Vậy nên phân chia reps như nào là hợp lý bro, khi nào nên dùng kim tự tháp với khi nào nên dùng kiểu 4,4,4,4 vậy ạ?@@. Trước h mình vẫn đang nghĩ phương pháp kim tự tháp xuôi và ngược đều lỗi thời, sai quá :beat_brick:
Thím đừng lo lắng nhiều quá cũng đừng nghĩ phương pháp mình đang tập là lỗi thời hay đúng sai, thím nghĩ theo hướng phù hợp sẽ ok hơn. Cái wavereps trên lí thuyết nghe có vẻ xịn sò nhưng trên thực tế hiệu quả mang lại cũng ko phải là vượt trội, trong chương trình Sheiko e đang tập thì 3-4 tuần mới gặp 1 buổi wavereps 1 lần, tập phải gọi là mệt muốn tắt thở 🤣🤣
 
Vậy nên phân chia reps như nào là hợp lý bro, khi nào nên dùng kim tự tháp với khi nào nên dùng kiểu 4,4,4,4 vậy ạ?@@. Trước h mình vẫn đang nghĩ phương pháp kim tự tháp xuôi và ngược đều lỗi thời, sai quá :beat_brick:

tất cả các bài tập ngực ko dùng tạ đòn.
Vài điều về Wave Loading set-by-set ở trên:

- Để giải thích đơn giản nhất, nên dùng cơ chế post-activation-potentiation. Cơ chế này mình đã từng nói đến trong thread này rồi. Một chút xíu đâu đó là sự "hào hứng'', "đỡ ngán'' trong tập luyện, mà thuật ngữ hay gọi là psychologically-stimulating. Tuy nhiên, nếu nhìn nhận dưới góc lấy mech-tension làm main material cho muscle growth thì post-activation-potentiation là cách giải thích hợp lý nhất. Vì bản thân chữ "potentiation'' cũng bao hàm yếu tố thần kinh trong đó.

- Việc dùng wave loading set-by-set đương nhiên sẽ là một cách tiếp cận vô cùng thông minh, vì nó sẽ tăng "chất lượng của các reps trong set'' lên cao vl. Nhiều người quan niệm: mấy reps cuối trong một set dài 8~12 reps mới là reps chất lượng, với mình mấy reps chẳng mang lại gì nhiều ngoài metabolic stress/ muscle damage. Vậy việc wave-loading có thực sự hiệu quả hay không, mình sẽ nói bên dưới với một cách tiếp cận rep range một cách khá tương đồng bên dưới là cluster-sets.

- Về ATP mình hoàn toàn không thoả đáng với cách giải thích của bạn 14789. Với một người ăn tập bình thường, thì mình tin là quá trình này nó diễn ra trong tích tắc, và mình sẽ xử lý nó bằng cách tập re-setup. Chứ không phải nghỉ dài lê thê giữa sets, hay sub-sets.

- Về motor unit recruitment mình càng thấy nhiều mâu thuẫn, mâu thuẫn là vì cách tiếp cận wave loading set-by-set rất là thông mình theo mình nói ở trên. Vì nó sẽ tăng chất lượng của mỗi reps trong set lên cao thông qua việc huy động motor unit. Nhưng vấn đề là nó lại cặp nách với cái đặc sản tempo huyền thoại. Haizee, vừa đòi cơ thể tập trung thực hiện bài tập, vừa bắt não nó nhẩm 1-2-3-4 rồi 4-3-2-1 thì thôi nghỉ cho khoẻ chuyện, chứ ở đó mà "huy động sợi cơ''. Fast-twitch với slow-twitch sinh ra là trời nó định sẵn rồi, muốn chú trọng cả sarcoplasmic và myofilbrilla thì thà exploisive works, speed works còn hiệu quả hơn gấp nhiều lần.

- Lại nói qua về wave loading set-by-set có hiệu quả không, theo mình là chẳng có gì gọi là hiệu quả hay không hiệu quả. Nhưng mà nó phức tạp vl, lại còn cặp nách với cái tempo thì sẽ méo bao giờ là lựa chọn của mình. Là mình daily wave loading, speed works, exploisive works, re-setup appraching, daily-auto-regulation mới là lựa chọn đúng đắn.

- Về cluster sets nói chung, ví dụ thay vì tập 3x5x90%1RM, thì họ sẽ tập là: 3x5x(2-2-1)x90%1RM, với các giá trị (2-2-1) là sub-sets, và rest interval là 15~30s. Cũng tương tự với wava-loading-set-by-set bên trên, thậm chí còn thông minh hơn. Nhưng câu chuyện ở đây là một studi dạng systematic-review và meta-analysis vào năm 2021 thì méo có sự khách biệt nào dưới mọi góc độ: strength, power-ouput, hypertrophy, velocity khi so sánh giữa cluster sets và traditonal set configuration.

Link study: https://link.springer.com/article/10.1007/s40279-020-01408-3#citeas

Chân Văn Ái, chúc mọi người đầu tuần vui vẻ. Hôm nay mình được tập với coác Minh roài :D

P.s: thân gửi những lời chúc 8 tháng 3, ý nghĩa tốt đẹp nhất đến các member nữ, và những người phụ nữ của anh em. Đặc biệt là em gái Linh bạn gái Phong.
 
Mình mới thấy bạn sale của mình báo ah, nãy giờ mình có đi kiếm văn bản chính thức mà chưa thấy. Có khi cuối giờ chiều mới ra tin quá :(
Khả năng là chiều có, vì phải họp nv sớm còn chuẩn bị dọn dẹp nữa.
 
- Về cluster sets nói chung, ví dụ thay vì tập 3x5x90%1RM, thì họ sẽ tập là: 3x5x(2-2-1)x90%1RM, với các giá trị (2-2-1) là sub-sets, và rest interval là 15~30s. Cũng tương tự với wava-loading-set-by-set bên trên, thậm chí còn thông minh hơn. Nhưng câu chuyện ở đây là một studi dạng systematic-review và meta-analysis vào năm 2021 thì méo có sự khách biệt nào dưới mọi góc độ: strength, power-ouput, hypertrophy, velocity khi so sánh giữa cluster sets và traditonal set configuration.

Link study: https://link.springer.com/article/10.1007/s40279-020-01408-3#citeas

Chân Văn Ái, chúc mọi người đầu tuần vui vẻ. Hôm nay mình được tập với coác Minh roài :D

P.s: thân gửi những lời chúc 8 tháng 3, ý nghĩa tốt đẹp nhất đến các member nữ, và những người phụ nữ của anh em. Đặc biệt là em gái Linh bạn gái Phong.
Cái này ta đang so sánh giữa Pyramid method ( xuôi lẫn ngược) với Wave loading mà bác, còn Cluster e thấy nó là 1 kiểu kết hợp giữa 2 cái này. Nói chuyên sâu nữa thì e chưa đủ trình độ :(
 
Cái này ta đang so sánh giữa Pyramid method ( xuôi lẫn ngược) với Wave loading mà bác, còn Cluster e thấy nó là 1 kiểu kết hợp giữa 2 cái này. Nói chuyên sâu nữa thì e chưa đủ trình độ :(
Thì ngay cả một thứ như một thứ kết hợp giữa 2 thứ (quan điểm mình là tốt hơn hẳn); khi đem so sánh với traditional configuration còn không khác biệt gì. Có chăng chỉ là một chút fatige management thì việc gì mình phải phức tạp hóa vấn đề lên đâu.

Cá nhân mình thấy cluster sets xịn vl ra. Còn fatigue magement thì auto-regulation thôi. Sau tất cả, long-term mới là thứ mình cần hướng đến.

Việc xây dựng thói quen nên bắt đầu từ những thứ đơn giản. Càng phức tạp, cùng kém hiệu quả. Đó là một vòng lặp không có điểm dừng để biến mình thành version mà mình mong muốn. Hay nói cách khác, mình biến thành thói quen của chính mình. Đơn giản thoai bro. Peace out :*
 
Thì ngay cả một thứ như một thứ kết hợp giữa 2 thứ (quan điểm mình là tốt hơn hẳn); khi đem so sánh với traditional configuration còn không khác biệt gì. Có chăng chỉ là một chút fatige management thì việc gì mình phải phức tạp hóa vấn đề lên đâu.

Cá nhân mình thấy cluster sets xịn vl ra. Còn fatigue magement thì auto-regulation thôi. Sau tất cả, long-term mới là thứ mình cần hướng đến.

Việc xây dựng thói quen nên bắt đầu từ những thứ đơn giản. Càng phức tạp, cùng kém hiệu quả. Đó là một vòng lặp không có điểm dừng để biến mình thành version mà mình mong muốn. Hay nói cách khác, mình biến thành thói quen của chính mình. Đơn giản thoai bro. Peace out :*
- các bài tương đồng là e nói về phương pháp kết hợp với cái của bác Poliquin để tăng sức mạnh bài bench 1 cách nhanh và hiệu quả nhất. Nếu ko dùng của bác Poliquin thì đấy cũng sẽ là 1 phương pháp để tăng bench. Nói chung là cũng k có gì cao siêu quá vì mấy cái này các bác cũng tập thường ngày mà có thể ko nhận ra thôi :Ví dụ 1 buổi gồm Bench press+ DB press . Tuy nhiên hiệu quả của bài DB press thì lại ko bằng những bài tập tương đồng mà e nêu ở trên :v
-còn của Jeff thì ko dùng đến mấy cái này

ở level của người bình thường quan tâm cái này là lãng phí thời gian trừ khi có bệnh lý đặc biệt về đào thải muối ( mà có vấn đề thì bác sĩ cho cách giải quyết rồi, chả lên đây hỏi đâu ) , ở vđv bán chuyên cũng chưa cần phải quan tâm tới điện giải luôn. Nước thì thấy thèm uống thì cứ uống, khó có ai mà uống được tới 5l nước trong một buổi tập mà dẫn đến gây hại lắm :burn_joss_stick:

Do lối sinh hoạt nên ảnh hưởng cơ thể thôi, bác sĩ nói thế thì chắc k có bệnh gì nghiêm trọng. Với nếu bạn muốn thay đổi thì nên thay đổi lối suy nghĩ in đậm mà thay bằng tập với mức độ hợp lý, k phải cứ try hard nghĩa là tập kiểu vdv. Trong group này mọi người đều tryhard cả nhưng k có nghĩa tất cả đều là vdv :)), bạn suy nghĩ thế dễ bị chôn trong tâm lý sợ tập nặng trong khi cơ thể phát triển và có thể tải đc nặng hơn => đứng cân.

Vậy nên phân chia reps như nào là hợp lý bro, khi nào nên dùng kim tự tháp với khi nào nên dùng kiểu 4,4,4,4 vậy ạ?@@. Trước h mình vẫn đang nghĩ phương pháp kim tự tháp xuôi và ngược đều lỗi thời, sai quá :beat_brick:

tất cả các bài tập ngực ko dùng tạ đòn.

Theo mình thì, bạn đang trong giai đoạn phục hồi sau điều trị (mà lại là điều trị suy nhược, nói cách khác cơ thể bạn đã từng rất yếu), vì vậy lúc này tập gym với nhồi thực phẩm bổ sunh như mass vào ngay là "lợi bất cập hại", vừa phí tiền vừa hiệu quả không cao, có khi lại phản tác dụng.

Trước mắt, 1-2 tháng tiếp theo, phương án khả thi là:
1. Tiếp tục điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt, đưa cơ thể vào nề nếp sinh hoạt mới.

2. Ăn uống cứ nhà có gì ăn nấy, nên tăng dần lượng ăn từng chút một qua mỗi tuần, tầm 10% gì đó (nên dùng cùng 1 loại chén bát ăn để đong cho dễ).

3. Xây dựng thói quen tập luyện mới, tức là vào khoảng thời gian bạn dự định dành tập gym (vd như 5-7h chẳng hạn), thì bạn ra công viên tập đi bộ + vận động nhẹ nhàng với trọng lượng cơ thể thể (vd: Bodyweight squat ~ Thụt dầu tại chỗ, Incline Push up - Chống đẩy trên ghế, Lunges - Bước từng bước gập gối), sau tăng dần độ khó (từ đi bộ lên thành đi bộ nhanh, từ đi chặng ngắn chuyển lên đi chặng dài, từ tập ít rep ít set lên nhiều rep nhiều set).

Sau khi bạn cảm thấy khỏe hẳn, thể lực cũng khá khẩm lên rồi thì hẵng nghĩ tới chuyện đầu tư vào tập gym, sau nữa (chắc cũng 6 tháng trở lên) mới nghĩ tới chuyện mua whey, còn mass thì quên đi càng sớm càng tốt.
Cái whey isolate newzealan này các bác đánh giá review sao ợ,chất lượng có tốt đảm bảo không ợ,hic
202126443ce1-04a0-4569-897b-c05937c7ef2d.png
 
Cái whey isolate newzealan này các bác đánh giá review sao ợ,chất lượng có tốt đảm bảo không ợ,hic
202126443ce1-04a0-4569-897b-c05937c7ef2d.png
chắc là bột đậu r
Thì ngay cả một thứ như một thứ kết hợp giữa 2 thứ (quan điểm mình là tốt hơn hẳn); khi đem so sánh với traditional configuration còn không khác biệt gì. Có chăng chỉ là một chút fatige management thì việc gì mình phải phức tạp hóa vấn đề lên đâu.

Cá nhân mình thấy cluster sets xịn vl ra. Còn fatigue magement thì auto-regulation thôi. Sau tất cả, long-term mới là thứ mình cần hướng đến.

Việc xây dựng thói quen nên bắt đầu từ những thứ đơn giản. Càng phức tạp, cùng kém hiệu quả. Đó là một vòng lặp không có điểm dừng để biến mình thành version mà mình mong muốn. Hay nói cách khác, mình biến thành thói quen của chính mình. Đơn giản thoai bro. Peace out :*
Thanks bác, e cũng đang tìm hiểu thêm cluster set, định tập thử xem hiệu quả như nào :byebye:
 
- Về ATP mình hoàn toàn không thoả đáng với cách giải thích của bạn 14789. Với một người ăn tập bình thường, thì mình tin là quá trình này nó diễn ra trong tích tắc, và mình sẽ xử lý nó bằng cách tập re-setup. Chứ không phải nghỉ dài lê thê giữa sets, hay sub-sets.

- Về motor unit recruitment mình càng thấy nhiều mâu thuẫn, mâu thuẫn là vì cách tiếp cận wave loading set-by-set rất là thông mình theo mình nói ở trên. Vì nó sẽ tăng chất lượng của mỗi reps trong set lên cao thông qua việc huy động motor unit. Nhưng vấn đề là nó lại cặp nách với cái đặc sản tempo huyền thoại. Haizee, vừa đòi cơ thể tập trung thực hiện bài tập, vừa bắt não nó nhẩm 1-2-3-4 rồi 4-3-2-1 thì thôi nghỉ cho khoẻ chuyện, chứ ở đó mà "huy động sợi cơ''. Fast-twitch với slow-twitch sinh ra là trời nó định sẵn rồi, muốn chú trọng cả sarcoplasmic và myofilbrilla thì thà exploisive works, speed works còn hiệu quả hơn gấp nhiều lần.
Mình chỉ giải thích theo hướng tập Powerlifting của mình thôi, mình cũng ko hiểu full về chương trình của Poliquin.

- Về hệ năng lượng, nếu thím re-setup thì sẽ không ép cơ thể nó dùng năng lượng hiệu quả hơn được vì cơ thể sẽ theo cách adaptation thông thường, không tạo ra sự vượt trội. Các đội Powerlifting mạnh của VN hiện tại đang chú ý nhiều hơn tới các vấn đề về hệ trao đổi năng lượng hiện tại và áp dụng nó vô rất hiệu quả, nếu năm nay không có gì thay đổi thì sẽ có thêm ít nhất 2 người nữa có total 800 nhờ tối ưu lại hệ ATP

- Còn đếm tempo thì theo mình biết là vài buổi đầu đếm thôi, từ từ khi mà cái tempo đó nó chuyển được từ " hệ thống II " lên " hệ thống 1 " là người tự cảm giác thời gian đó được. Mình thì ko có tập tempo nhưng có biết được là Tempo sẽ để cải thiện GTOs ( Golgi tendon Organs ) , Joint Receptors và Muscle Spindles thông qua đây mà tăng được sự hiệu quả khi tập sức mạnh. Đội Infinity ( mình ko phải người của Infinity ) đang áp dụng các phương pháp trên và họ đang ra lò những thế hệ vđv mới rất khủng mà việc train ra 1 vđv tập 1 năm đạt total 600 là chuyện cơm bữa với đội Infinity luôn rồi. Nên cái thím thấy chưa phải là đúng lắm thì họ đã xài hiệu quả cho cả đội train dần lên World Class level luôn rồi @@!

Nói chung mọi người tham khảo mở rộng vấn đề, để hiểu nó cặn kẽ phải học nền Strength & Conditioning bài bản, mình mới học nên chưa hiểu đầy đủ nên nhiều chỗ giải thích còn chưa thể thỏa đáng.
 
Last edited:
Mình chỉ giải thích theo hướng tập Powerlifting của mình thôi, mình cũng ko hiểu full về chương trình của Poliquin.

- Về hệ năng lượng, nếu thím re-setup thì sẽ không ép cơ thể nó dùng năng lượng hiệu quả hơn được vì cơ thể sẽ theo cách adaptation thông thường, không tạo ra sự vượt trội. Các đội Powerlifting mạnh của VN hiện tại đang chú ý nhiều hơn tới các vấn đề về hệ trao đổi năng lượng hiện tại và áp dụng nó vô rất hiệu quả, nếu năm nay không có gì thay đổi thì sẽ có thêm ít nhất 2 người nữa có total 800 nhờ tối ưu lại hệ ATP

- Còn đếm tempo thì theo mình biết là vài buổi đầu đếm thôi, từ từ khi mà cái tempo đó nó chuyển được từ " hệ thống II " lên " hệ thống 1 " là người tự cảm giác thời gian đó được. Mình thì ko có tập tempo nhưng có biết được là Tempo sẽ để cải thiện GTOs ( Golgi tendon Organs ) , Joint Receptors và Muscle Spindles thông qua đây mà tăng được sự hiệu quả khi tập sức mạnh. Đội Infinity ( mình ko phải người của Infinity ) đang áp dụng các phương pháp trên và họ đang ra lò những thế hệ vđv mới rất khủng mà việc train ra 1 vđv tập 1 năm đạt total 600 là chuyện cơm bữa với đội Infinity luôn rồi. Nên cái thím thấy chưa phải là đúng lắm thì họ đã xài hiệu quả cho cả đội train dần lên World Class level luôn rồi @@!

Nói chung mọi người tham khảo mở rộng vấn đề, để hiểu nó cặn kẽ phải học nền Strength & Conditioning bài bản, mình mới học nên chưa hiểu đầy đủ nên nhiều chỗ giải thích còn chưa thể thỏa đáng.
Mình hoàn toàn không có kinh nghiệm lẫn kiến thức về tập luyện cho thi đấu nói chung. Nên việc làm ra những chiến binh bằng những thay đổi rất nhỏ, không nằm trong phạm vi kiến thức của mình. Nhưng mình khá tự tin khẳng định là 90% người tập ngoài kia không cần những cái này, và những cái này cũng chỉ hiệu quả lên 10% của 10% còn lại kia.

Còn về tempo, tempo ver2, tempo ver3 thì nó được coach mình rất ngưỡng mộ là coach Thib phổ biến qua Accumulation Method một hai năm trước. Nghe coach giải thích thì rất là thú vị nào là pump, hormone abc, xyz,.. lactic acid,... là mình biết cũng ngoài nốt kiến thức cũng như mục tiêu luyện tập của mình rồi. Mà coach cũng có nói là "i dont know exactly why...'' thì tạm hiểu đây là vùng null của science-based-evidence nên cũng không đào sâu nữa.

Bản thân coach Thibs cũng viết một bài chê Tempo vào những năm 2016, thời mình còn hay đọc T-nation. Một coach khác cũng viết về tempo là Pual Carter, tuy nhiên cũng chỉ giữ lại cái tên tempo, chứ cách tiếp cận hoàn toàn khác.

Nói chung là mình thích tìm hiểu theo hướng evidence-based nên chắc chắn sẽ có conflicts với các hướng khác. Và đương nhiên evidence-based sẽ luôn "muộn" hơn; ví dụ như PhD Brad Schoenfeld đầu năm 2021 mới public một study review thậm chí còn không cho rằng 8~12RM là hypertrophy zone nữa. Dù trước đó ông còn tin vào metabolic stress/ muscle damage và rep range scheme.

Học gì thì học, kiến thức là phải update liên tục. Chân Văn Ái.
 
Mình hoàn toàn không có kinh nghiệm lẫn kiến thức về tập luyện cho thi đấu nói chung. Nên việc làm ra những chiến binh bằng những thay đổi rất nhỏ, không nằm trong phạm vi kiến thức của mình. Nhưng mình khá tự tin khẳng định là 90% người tập ngoài kia không cần những cái này, và những cái này cũng chỉ hiệu quả lên 10% của 10% còn lại kia.

Còn về tempo, tempo ver2, tempo ver3 thì nó được coach mình rất ngưỡng mộ là coach Thib phổ biến qua Accumulation Method một hai năm trước. Nghe coach giải thích thì rất là thú vị nào là pump, hormone abc, xyz,.. lactic acid,... là mình biết cũng ngoài nốt kiến thức cũng như mục tiêu luyện tập của mình rồi. Mà coach cũng có nói là "i dont know exactly why...'' thì tạm hiểu đây là vùng null của science-based-evidence nên cũng không đào sâu nữa.

Bản thân coach Thibs cũng viết một bài chê Tempo vào những năm 2016, thời mình còn hay đọc T-nation. Một coach khác cũng viết về tempo là Pual Carter, tuy nhiên cũng chỉ giữ lại cái tên tempo, chứ cách tiếp cận hoàn toàn khác.

Nói chung là mình thích tìm hiểu theo hướng evidence-based nên chắc chắn sẽ có conflicts với các hướng khác. Và đương nhiên evidence-based sẽ luôn "muộn" hơn; ví dụ như PhD Brad Schoenfeld đầu năm 2021 mới public một study review thậm chí còn không cho rằng 8~12RM là hypertrophy zone nữa. Dù trước đó ông còn tin vào metabolic stress/ muscle damage và rep range scheme.

Học gì thì học, kiến thức là phải update liên tục. Chân Văn Ái.
Không hiểu sao mình thấy lão coach Thibs không đáng để tin tưởng. Mỗi giáo án của lão viết một kiểu khác nhau, chả liên quan tới 1 trường phái tập luyện nào luôn và cũng không có sự thống nhất giữa nó. Chưa kể bây giờ thêm cái neurotyping-system càng đọc càng rối.
1615207337896.png
 
Tình hình là qua tết dư vài cân , định khi back lại thì sau mỗi buổi lifting mình định hiit 10-15p có ổn k mấy bác , mình đang 76kg 1m76 , aim là cutting xuống 70 -72kg luôn
 
Không hiểu sao mình thấy lão coach Thibs không đáng để tin tưởng. Mỗi giáo án của lão viết một kiểu khác nhau, chả liên quan tới 1 trường phái tập luyện nào luôn và cũng không có sự thống nhất giữa nó. Chưa kể bây giờ thêm cái neurotyping-system càng đọc càng rối.View attachment 437106
Kiểu như yêu nhau, đến với nhau. Nhưng chung sống lại nảy sinh bất cập rồi rời bỏ, không còn tin tưởng nhau à :LOL:

Vừa xem lại free resources của ổng, mấy cái loading scheme hầm bà lằng, đủ trường phái. Cơ mà mình có cảm giác outdated hết rồi. Mình mến mộ ổng vì những content thửa ban đầu tìm hiểu về tập luyện. Thời ổng còn mũm mỉm và nhiều tóc :LOL: giờ biến hình + ảo hóa quá trời. Giờ thì mình hoàn toàn hài lòng với cách tiếp cận kiến thức mới rồi. Nên không còn follow ổng nữa.

Rất có thể những methods của ổng hoàn toàn ổn với extreme sports. Nơi mọi yếu tố nhỏ nhất điều phải xem xét. Ví dụ như theo mình biết tuyển xe đạp Anh suốt chiều dài lịch sử méo có thành tích gì, coach mới về thay đổi từ những cái nhỏ nhất như: thay đổi màu sơn phòng tập để tăng tập trung, thiết kế lại quần bỉm, ... thì những năm gần đây liên tục thống trị thế giới. Cơ mà việc mang mấy cái đó lên người thường có thể ko sai, nhưng hoàn toàn không phù hợp.
 
Back
Top