Chuyện kỳ bý, huyền hoặc trong quá trình khai hoang từ thế kỷ 19 của gia tộc em.

Status
Not open for further replies.
Phật giáo đã bị bóp méo quá nhiều. Có thể nhìn mặt tích cực là để cho nhiều người có lòng tin, cảm thấy "dễ" tu hơn. Và hơn nữa là để nhiều người có thể góp thêm 1 kiếp tu trong con đường ngàn kiếp thành Phật.
Đơn cử là việc chế ra cõi Tây phương cực lạc. Chỉ cần tụng kinh đều và không làm ác là được lên đó hưởng sung sướng, chỉ kém Niết Bàn.
Nhưng làm gì dễ ăn vậy? Hiền hậu, làm phước cùng lắm chỉ được giàu có ở kiếp sau thôi. Đó là còn chưa nói đến sai phương pháp (như phóng sinh) vô tình tạo nghiệp.
Vậy, vô ý hại người hại vật có tính là nghiệp hay không? Hay hữu ý mới có?
Tu như thế nào là đúng? Trước tiên hết phải cần có trí tuệ. Đọc tỷ tỷ câu kinh theo kiểu đọc bài chỉ có lợi ở mặt giup tâm hồn thanh thản.
thiết nghĩ ntn, thím nói đạo Phật ở VN bị bóp méo bởi nhiều thành phần cũng là đúng, nhưng chính những ng như thím k tìm hiểu cặn kẽ lại vô tình khiến những lời bóp méo ấy trở nên có gía trị, thể hiện ở việc thím đang nghi ngờ về các phương pháp tu của đạo Phật.
nếu thím cho rằng nó dễ, vậy thím thử diệt trừ tham sân si trong người đi xem nào. từ việc ăn chay - đã là diệt trừ thói tham ăn rồi (từ bỏ những món ăn yêu thích) - ko sân hận (k nổi nóng, k chấp vào những việc khiến mình dao động tâm can) - k si mê (k bị mê mẩn trước vẻ đẹp người phụ nữ, k nghe nhạc, ca kĩ yêu đương vì khiến tâm nổi dục vọng). đấy, ngần ấy việc thôi liệu thím nghĩ xem thím làm được trong mấy ngày ?
từ đó mới thấy, tu về cơ bản k phải là dễ, giống như đi học, đứa tập trung thì nhanh hiểu bài chóng qua môn, đứa mải chơi bỏ bê việc học thì học lại, nhưng mà cái thằng học lại cứ nghĩ rằng "tại sao tao học nhiều hơn những thằng kia tính ra kiến thức tao phải chắc hơn mà tao vẫn phải học lại vậy ???" cuối cùng mãi chỉ là một vòng luẩn quẩn.
 
Chào các bác, trước em có bình luận một bài về chuyện kỳ ảo và huyền hoặc mà ông bà, bố mẹ kể lại và được các bác ủng hộ nhiệt tình nên nay xin lập một topic riêng để kể về nó, những chuyện truyền lại trong gia tộc em, được truyền miệng và được chép lại do người biên sử trong họ qua nhiều đời.
Mở đầu thì giới thiệu sơ qua về họ nhà em để các bác nắm sơ tình hình câu chuyện và không gạch đá. Bố mẹ em là người Hoa, ông bà tổ tiên em từ Tứ Xuyên TQ di cư sang Việt Nam từ những đầu thế kỷ 19 và cũng như bao người Hoa thời đấy là đi thẳng vào nam, cụ thể là Bến Tre. Trong quá trình khai hoang và phát triển, ông bà và các bậc tiền nhân đã kinh qua rất nhiều chuyện kỳ quái, ma mị và huyễn hoặc ở vùng đất hoang vu xứ lục tỉnh Nam kỳ xưa và để lại cho con cháu những giai thoại truyền đời. Thôi không dài dòng văn tự nữa, em vào chuyện luôn.
Chuyện đầu tiên phải kể từ thời ông cố đầu tiên và lý do rời quê hương đi di cư.
Chuyện 1: Sóng gió gia tộc.
Gia tộc của em họ Hoàng, theo gia phả thì là tập ấm, từng nhiều đời làm quan trong triều Thanh và tất cả đều là quan văn, nghe đâu là luật Thanh triều khi ấy người Hán chỉ được làm quan văn. Thời đại cực thịnh của gia tộc là vào thời Ung Chính , khi ấy có người trong họ làm đến quan khanh( em cũng chả biết là chức như nào) nhưng dần dà thì gia đạo suy vi, một đời lại tệ hơn một đời, người sau lại tệ hơn người trước, quan chức cũng bãi, các công việc làm ăn, kinh doanh cũng thất bát. Sau đấy thì trong tộc có một nhánh nhỏ là thầy phong thủy( trong sách ghi là thầy phù thủy, em nghĩ phong thủy hợp hơn) hợp gia tộc và thông báo rằng phát hiện ra âm trạch của họ Hoàng đã gãy, do huyệt này kiểu chỉ vượng được trăm năm, giờ đã tận tuyệt và trở thành hung huyệt, là lúc gia tộc tàn bại không gỡ lại được dù đã thử mọi cách.
Con cháu về sau họa lâm đầu, không lao ngục cũng hung sát, tuyệt khó cứu. ( Lúc đấy chắc các cụ cũng stress lắm:)).
Sau khi bàn bạc thì các cụ cùng đưa ra 2 idea, 1 là giờ giữ mạng hơn giữ tiếng, con cháu sẽ cho đi làm con thừa tự họ khác( kiểu con nuôi) và đổi họ để không rước phải nghiệp báo của họ Hoàng, 2 là phải bỏ đi càng xa âm huyệt này càng tốt, để tránh nạn, chắc nghĩ đi xa thách tìm ra bố mày.
Và thế là một nhánh đại bộ phận họ Hoàng với tinh thần tự tôn dòng Họ, đi không đổi tên ngồi không đổi họ :) đã khẳng khái ra đi, nghe đâu đi khắp nơi nào là Philippin, Singapore, va tất nhiên là Việt Nam nữa. Nhưng đen cho các cụ, ngỡ đâu bố đi là bố khẳng khái giữ họ , ai ngờ sang Việt Nam, đi vào Nam lại “ Kỵ húy” chúa Nguyễn Hoàng, không được giữ họ cũ mà phải đổi thành họ Huỳnh :’)). ( Các cụ lúc đấy chắc kiểu: đùa bố mày chắc, thôi kệ m*, ý trời ý trời. Haha.)
Và các bác nghĩ là xong á, thế mà chưa các bác ạ. Tổ tiên em vẫn còn ở Trung Quốc ấy, các cụ vẫn chưa chịu đi, công nhận các cụ dai thật sự.
Các cụ nhà em vẫn ở lại và cũng chả đổi họ, cứ thế mà sống, đến 2 đời, ba đời sau thì đã gọi là năm cùng tháng tận, gặp năm đại dịch, cả họ mấy chục mạng chết cả, còn lác đác vài người, thêm cả nạn đói nên phải dắt díu nhau rời Tứ Xuyên mà chạy đến Hán Trung định cư và chính thức mở đầu cho chuỗi những biến cố, những chuyện kỳ ảo và cũng mở đầu cho gia tộc em. ( Post dài, em viết tiếp các phần dưới bình luận nhé.)
Cảm ơn các bác đã quan tâm chuyện, vẫn còn tiếp theo rất nhiều và đây đều là chuyện được viết lại trong Huỳnh Gia Dị Truyện của gia tộc, hiện vẫn còn lưu giữ ở nhà thờ tổ “ Nhà Cổ Đại Điền” Bến Tre do ông cố em xây dựng và hiện đang là di tích quốc gia. Các bác có thể lên Google mà xem nhé. Đừng gạch đá hay bảo em chém gió tội em.

À, với lại tâm sự với các bác, trước giờ đọc sách đọc sử rất nhiều mà chưa từng viết, nay theo ý các bác nên lần đầu viết bỗng thấy rất hứng thú ạ. Nhưng vì đây là tích thật của tổ tiên nên cứ ra sao thì viết như vậy, khó phóng tác hay chém gió ngào ngạt nên em cũng thấy phần nào tù túng, em đang rất muốn bên cạnh bộ sử ký này em sẽ viết song song một câu chuyện khác để có thể thoải mái sáng tác, nhân dịp tết cũng có thời gian mà cũng để phục vụ anh em đọc giả. Các bác nếu có bất kỳ ý tưởng hay cốt chuyện nào cảm thấy hay có thể viết được thì chia sẽ với em nhé, hứa sẽ toàn tâm viết ạ.

.Phần 2

Phần 3

Phần 4

Phần 5.

Phần 6

Phần 7

Phần 8

Phần 9

Phần 10

Phần 11

Phần 12

Phần 12B

Thớt ơi chìm đi đâu rồi. Mấy tối nay đều canh xem ra chap mới chưa. Bảo tối thứ 5 post mà giờ tối thứ 7 rồi huhuhu

via theNEXTvoz for iPhone
 
Phần 10.
Chuyện mở cõi, trên biển chém Giao Long.
Chốn rừng sâu, tích Quỷ Thần cứu Chúa.


Về gốc gác tổ tiên cụ Lê Văn Nghĩa thì thấm đẫm màu huyền bí từ thời theo chân Chúa đi mở cõi. Chuyện đầu phải kể từ thế kỷ 17, cụ cố ông cùng hơn 5000 quân lính theo Đoan quốc Công Nguyễn Hoàng vào kinh lược Thuận Hóa mà bình định giặc loạn Chiêm Thành. Truyền rằng hạm đội thuyền Chúa đi đến bờ Ái Tử thì bổng sóng gió nỗi lên, mây đen vần vũ, cảnh hung hiểm như nghiêng trời lật biển. Trong cơn giông bão mọi người nhìn ra xa trong sóng nước có thấp thoáng hai con đại thú đầu rồng mình rắn, mình to độ mấy ôm, vảy trên mình chỗ xanh chỗ đỏ, lưng có kỳ dài như cánh buồm lớn kéo tới tận chóp đuôi, hình dung vô cùng hung mãnh. Hai con đại thú đến gần thì bất ngờ trở mình, hất văng độ chục con thuyền đi đầu, hơn ngàn con người đều rơi cả xuống biển, khi này nhìn gần mới rõ đấy là 2 con Giao Long cực lớn đang theo sóng nước mà tấn công. Lúc đấy người người hoang mang, có kẻ sụp xuống lạy trời lạy đất. Khi đấy Chúa Tiên hùng dũng ra đứng trên lầu thuyền, rút bảo kiếm mà trỏ về phía 2 con giao long mà quát:
_ Bớ hai con nghiệt súc, uổng cho các ngươi mang dòng máu của thần long mà giữa thượng thiên lại dám làm chuyện ác nghịch, tác yêu tác quái, gây bão táp mà tàn hại chúng sinh, nay gặp ta thì số các ngươi tận rồi, còn không mau đưa đầu chịu chém?
Nói rồi ngài giơ kiếm báu và đại ấn Quốc Công lên cao mà ném thẳng xuống biển nhằm vào giữa 2 con giao long. Bỗng chốc sóng yên gió lặng, mây tan gió tản, bóng dáng giao long cũng không còn thấy nữa. Lúc đấy trời đã tối nên Chúa lệnh cho ghé thuyền vào bãi Ái Tử nghỉ ngơi. Nào hay đêm đấy, sấm sét rền vang, ỳ đùng trên biển, từng tia sấm lớn như rạch ngang bầu trời, đến giờ Tý có một người đàn bà đứng trên lưng một con rùa lớn, cưỡi sóng mà tiến vào bãi, đến nơi vội thi lễ với Nguyễn Hoàng mà rằng:
_ Tiện thiếp là Hải Thần ở nơi đây, hôm nay 2 con ta là Hoan và Bái vì hiếu thắng mà hiện thân, làm kinh động đến minh chúa, khiến ngài phẩn nộ mà giáng ấn kiếm, hiện lôi thần đã theo ý mà đang tru diệt hài nhi ta. Biết rằng tội đáng muôn chết nhưng vì trẻ con non dại, kẻ làm mẹ đây lại không biết dạy con để làm điều hỗn nghịch cũng là tội ở ta, nay xin dốc hết sức mình mà phò tiên chúa bình định giặc Chiêm, xin thu lại ấn kiếm, viết giúp hài nhi một tấm miễn tử bài.

Nói rồi dâng ấn kiếm mà khóc. Đoan Quốc công thấy cảnh vậy cũng cảm tấm lòng người mẹ của Hải Thần nên soạn văn phong tứ bảo, viết một bản tấu miễn tử mà hóa vào lửa, lúc ấy sấm sét bỗng tan.
Sau đấy đúng như lời long mẫu đã hứa, khi trận hải chiến chuẩn bị diễn ra thì bỗng bão biển nỗi lên, trùng dương cuộn sóng, mưa gió mù đất mịt trời, kỳ lạ là trong cơn bão, hàng trăm Chiêm thuyền giặc đều vỡ tan, gần vạn lính Chiêm tử trận vậy mà hạm đội nhà Nguyễn không chút hư hại nào Nhờ thế mà ta chiếm lợi thế, tiến quân vũ bão, quân Chiêm đại bại, cương giới nước ta từ đấy được mở rộng đến tận núi Đá Bia, Phú Yên. Chúa Nguyễn Hoàng sau đấy để ghi ơn đã cho xây chùa Thiên Mụ, phong Hải Thần tước "Trảo Trảo linh thu phổ trạch tướng hựu Phu Nhân" để trấn giữ non nước của vùng này.

Chuyện thứ hai phải kể đến đời ông cố của cụ Nghĩa. Khi đấy một cõi đất Nam Hà đã gần như quy phục về ta chỉ còn đoạn dinh trấn Thuận Thành( Bình Thuận, Ninh Thuận) vẫn thuộc các tiểu quốc của người Chăm Pa. Chúa đàng trong thời đấy là Nguyễn Phúc Chu, một người vô cùng tài năng cũng như uy dũng, ông từng rất nhiều lần đích thân dẫn quân xông pha chiến trường mà bình định người Chăm, Chiêm. Cụ cố lúc đấy cũng làm chức đô úy, cầm gươm báu và ấn tính theo hầu và bảo vệ Chúa. Một lần trong khi giao tranh và truy đuổi quân giặc vào tận trong rừng, cả đoàn quân bị lạc. Đêm xuống thì bắt đầu có sự lạ, truyền rằng khi đấy trong rừng bỗng xuất hiện đủ loại yêu tà, vô số những con quỷ khổng lồ, gấu tinh, yêu rắn to lớn số lượng đông nghịt đến chật đất đen rừng bao vây và tấn công đoàn quân. Dao kiếm chém vào các tà vật đấy đều chẳng có tác dụng gì, ngược lại đoàn quân vạn người cứ dần bị bầy yêu chúng quỷ xâu xé, ăn thịt uống máu mà không thể phản kháng, tàn ác vô cùng. Khi đấy theo Chúa có một đại pháp sư thuộc dòng tộc phù thủy Nguyễn Thần từ triều Lý, tinh thông tài phép lắm, giữa tình thế hiểm nguy ông vẫn bình tĩnh thi triển phép thuật, dựng ra cấm trận bảo vệ đoàn người, sau đấy lập đàn giữa trướng soái mà cầu đảo thần linh về cứu giá nhưng hơn canh giờ tuyệt vẫn không thấy động tĩnh gì. Vị ấy bấm độn tính quẻ thì biết rằng nơi này nằm ngoài đất quản của thần linh Đại Việt, chư thần biết con dân nguy khốn nhưng không thể hiển linh ứng cứu được. Chúa tôi tưởng đã cùng đường thì bỗng từ xa nhìn thấy một người dáng hình cao như quả núi nhỏ, đầu đội mão nhọn, thân có 4 cánh tay cầm 4 loại binh khí đao, kiếm, tiên, kích đang cưỡi trên thân một con voi trắng cực lớn, xông thẳng vào bầy ma chúng quỷ mà đâm chém bổ chặt. Một người một voi đi đến đâu thì đầu lìa thân gãy, máu me ngập tràn, tinh phách bay đầy trời, cảnh tượng mưa máu gió tanh thật vô cùng kích thích thị giác. Những con ác quỷ đại yêu vừa nãy vẫn hung hăng cuồng bạo là thế nhưng đứng trước vị đại thần này thì như con sâu cái kiến, không thể chống trả mà mặc cho chém giết, phút chốc đều bị tiêu diệt cả.
Sau khi đánh tan đám yêu ma, vị đại thần kia bước xuống khỏi lưng voi, chỉ một tay đã xé tan cấm trận của Đại pháp sư rồi bước đến trước trướng mà ngồi phịch xuống đất, con voi khổng lồ thì phủ phục bên cạnh.
Chúa Nguyễn Phúc Chu lúc ấy biết người này vừa cứu nguy, hẳn không có ác ý nên cũng bước ra trước trướng chắp tay bái tạ, cụ cố lúc đấy cũng theo sát sau Chúa để bảo vệ nên nhìn rất rõ, người này tuy ngồi nhưng đã cao hơn trượng, mặt đen mắt đỏ lại có mũi chim ưng, mình mặc giáp vàng lấp lánh, khí thế lẫm liệt trấn áp tứ phương khiến người xung quanh cảm thấy khó thở, riêng con voi bên cạnh thì to lớn dị thường, miệng có đến 6 ngà, đúng là thần vật. Chúa lúc đấy tiến lên cất giọng mà rằng:
_ Bổn nhân nay vì chiến sự mà đi ngang chốn này lại lọt vào hiểm cảnh bị ma quỷ ám hại, may sao trời cao ban ơn mà được đại thần ra tay cứu giúp, xin không dám quên, há chăng dám hỏi thần vị là gì để lệnh con dân lập miếu phụng thờ, hương khói.
Chúa vừa dứt lời thì vị kia bổng quắc mắt, cất giọng vang rền mà quát:

_ Không cần....!!! Bổn Tọa vốn là một trong Thập Đại Quỷ Thần của Chăm Pa, được thờ cúng cung phụng đã ngàn năm, luôn cai quản trời đất, núi rừng và sinh linh. Mấy trăm năm trước, khi cái tên Trần Kính (tức vua Trần Duệ Tông) đưa quân Đại Việt các ngươi sang đánh Chăm Pa, lúc đấy ta biết ý trời đã định, vận số nước Chiêm đã tận rồi, không thể cứu được nữa. Nhưng các Quỷ Thần khác không cam tâm, họ quyết cùng nhau nghịch thiên, chống lại đến cùng, mong một lần vá trời lấp đất vậy. Lúc đấy cũng có các Minh Thần, Dạ Thần bên phía Đại Việt ứng chiến, số lượng lên đến hàng trăm vị nhưng cũng chỉ đánh ngang tay với 10 người bọn ta mà thôi. Trận chiến của loài người cuốn theo trận đại chiến của chư thần kéo dài hơn 10 ngày đêm khiến thiên địa quay cuồng, nghiêng trời lật biển. Cuối cùng, Đại thần núi Tản Viên cũng đích thân tham chiến, vì ngài ấy là Tổ Thần sức mạnh vô song nên chúng ta đại bại, 9 Đại Quỷ Thần đều bị tru diệt chỉ còn mình ta sống sót. Từ đấy ta lui về ẩn mình, không màn chuyện trong trời đất nữa.
Nói đến đây, Quỷ Thần bùi ngùi, đưa mắt nhìn ra xa xăm như hồi tưởng lại một thời huy hoàng của nước Chiêm đã qua rồi tiếp:
_ Nay ta cứu ngươi, cũng không cần ngươi thờ phụng hay hương khói gì cả, vứt cả đi. Ta chỉ mong ngươi một điều, về sau chiến sự có sảy ra, ngươi và hậu nhân ngươi hãy niệm tình ta hôm nay mà đừng tàn sát, tận diệt con cháu Chăm Pa của ta, hãy tha cho chúng một con đường sống, Quỷ Thần Đồ Bàn ta nguyện không quên ơn.
Nói rồi Quỷ Thần cắm gươm xuống đất, cuối đầu trước chúa Nguyễn. Chúa Nguyễn Phúc Chu lúc đấy cũng cảm động, vội rút bội đao, cắt tay lấy máu rồi lập thệ rằng sẽ không bao giờ tàn sát, tận diệt người Chăm. Lúc đấy lập lời thề ông nào đâu ngờ rằng chỉ hơn trăm năm sau, cháu ông là vua Minh Mạng đã thẳng tay tàn sát dân tộc Chăm Pa không thương tiếc, chính sách chặt 2 cái đầu người Chăm đổi lấy một quan tiền đã gần như đẩy chủng tộc Chăm Pa oai hùng một thời vào con đường tận diệt. Chắc vì thế mà thời gian sau nhà Nguyễn cũng bị Pháp đô hộ, rồi chính thức sụp đổ năm 45 dưới triều Hoàng đế cuối cùng là Bảo Đại, e cũng là nhân quả vậy.
Bỗng nhớ câu hát:
"Đồ Bàn miền Trung đường về đây, máu như loang thắm chưa phai dấu, xương trắng sao vùi chí hờn căm, khó tan....
Mộng kia đã tan, cuốn theo thời gian, nhưng hồn ngàn đời còn theo nước non....".
Về phần cụ cố ông Lê Nghĩa thì sau đấy cũng định cư sinh sống tại thành Sài Côn( Sài Gòn) đến tận khi loạn Tây Sơn, ông mới dẫn gia quyến tìm về xứ Bến Tre mà sinh sống.

Chương 10 xin kết thúc tại đây, hẹn các bạn chương sau ta lại cùng nhau tìm hiểu về các sự kỳ bí xoay quanh cuộc đời và gia tộc cụ Nghĩa nhé.
Nhân đây chủ thớt xin chúc anh em 3 ngày tết bình an, ấm áp bên gia đình. Nhớ thả cảm xúc và ủng hộ truyện nhé.

Vì không tìm được ảnh của Quỷ Thần Đồ Bàn nên đành mượn tạm ảnh Hình Thiên trong đại thần chi chiến và thần Indra trong Ấn Giáo vậy.View attachment 405785
View attachment 406272

Hình ảnh chùa Thiên Mụ, Huế ngày nay.View attachment 405797
Hình ảnh em chụp với một ngọn tháp Chăm cổ xưa, lịch sử của chúng ta vẫn tiếp tục nhưng lịch sử của họ đã dừng lại từ lúc ấy.

View attachment 405832View attachment 405833
Nếu truyện này có thật thì dân Việt đã mắc phải nghiệp lớn từ tiền nhân, cho nên người dân miền Trung phải chịu cảnh lầm than mỗi khi mùa bão đến.

Sent from iPhone via nextVOZ
 
t nói là đạo giấu những việc liên quan đến quỷ vậy thôi còn tin hay ko thì tuỳ vì fen bên đạo nên chắc chắn quan điểm sẽ rất khắc nghiệt về vụ này còn nói chung là t dừng ko nói vs fen nữa ko được ích lợi gì
p/s đọc chậm lại và bớt nhầm nhọt ng này ng nọ
Giấu cc nhé, mục sư Tin Lành trừ quỷ suốt. Tôi dân Tin Lành đây, chuyện ma quỷ trong Kinh Thánh có nói đến rất rất nhiều lần, xin hỏi bạn là bạn lấy dữ liệu từ đâu mà nói Đạo giấu việc liên quan đến quỷ

Sent from iPhone via nextVOZ
 
Nếu thừa nhận thế giới tâm linh có tồn tại thì:
  • Cuộc sống sau cái chết nó diễn ra như nào?
  • Cấu trúc xã hội của thế giới tâm linh?
  • Vai trò của con người trong vũ trụ này là gì?
Thím @youthless và các thím khác có thể kiến giải dùm mình được không?
Mấy hôm bận chuyển chỗ ở, nay mới lên rep thím title xịn được :burn_joss_stick: mình xin phép đi theo từng ý, dựa trên ý kiến của bản thân theo những gì mình tin tưởng.
  1. Cuộc sống sau cái chết nó diễn ra như nào?
  2. Cấu trúc xã hội của thế giới tâm linh?
  3. Vai trò của con người trong vũ trụ này là gì?
1. Cuộc sống sau khi chết theo mình sẽ tiếp tục ở một thể khác (như chúng ta vẫn hay gọi linh hồn, vong,...). Mình tạm gọi thể này là vật chất/ năng lượng chưa xác định. Còn hiện tại có vài trường phái chủ yếu là khí, điện và từ trường hoặc phi vật chất
Tuy nhiên mình nghiêng về dạng tồn tại vật chất/ năng lượng hơn, còn là gì thì mình vẫn đợi câu trả lời của khoa học trong tương lai.
Vì sao mình nghĩ là vật chất/ năng lượng bởi linh hồn vẫn đảm bảo được điều kiện đó là có sinh ra,có mất đi, có chuyển hoá, chứ không đơn thuần là bất tử bất diệt như nhiều người thường nói thế. Và để duy trì thì mỗi nền văn hoá, tín ngưỡng hay tôn giáo đều có cách riêng.
Ví dụ về cái này thì có thể nói đến các giai thoại hay câu nói về "hồn phi phách tán" (theo mình là chuyển hoá thành dạng năng lượng khác).

2. Cái này thì thực sự là mỗi tôn giáo có một cách lí giải khác nhau, hiện thì mình phần lớn tìm hiểu theo bên Đạo giáo.

3. Phần này thì mình xin trích dẫn ý kiến mình khá thích từ nước ngoài: "Các hệ sinh thái của thế giới tự nhiên hỗ trợ mạng lưới sự sống. Năng lượng tới từ Mặt trời, và 'chất thải của loài này là thức ăn của loài khác'. Vật chất luân chuyển qua các hệ sinh thái, tạo ra sự cân bằng. Giống như tất cả các sinh vật sống khác, con người phụ thuộc vào hệ sinh thái cho nhu cầu của tồn tại và tái chế chất thải."

4. Phần này thì mình nói thêm, dù là người tin vào thế giới tâm linh nhưng mình không đồng ý với thuyết luân hồi, phần này có lẽ mình ảnh hưởng nhiều từ văn hoá phương Tây, dù chủ đề luân hồi có được bàn luận nhưng cũng không quá nhiều màu mè như ở Việt Nam hiện nay.
Về luân hồi, thì bản thân mình có một vài ý kiến. Một là tại sao cứ phải thêm các yếu tố kiếp sau để làm các hành động của kiếp này?
Việc xác định một "các nhân" trong thế giới này không chỉ là nhận thực và còn ở sự tồn tại và các liên quan tới thế giới xung quanh. Cho nên tiếp đến đó là nếu thực sự có luân hồi với nhận thức mới, danh tính mới vậy "tôi" của kiếp trước rằng buộc với "tôi" của kiếp này ở điểm nào?
Nếu nói về các cảnh báo về kiếp sau khổ hay kiếp súc sinh thì mình thấy rất không thuyết phục, vì với "ý thức mới" thì các khái niệm này có thể nói có rất ít giá trị bởi "bản thể" hiện tại hầu như không nhận thức được cái sau này.
Có một giả thuyết mình hay thấy mọi người nói tới đó là tới một thời điểm sẽ thấy các "bản thể" của bản thân tại các kiếp nhưng nếu như vậy thì "bản thể" chứng kiến đó là gì và liên hệ như nào đến các "kiếp sống" khác?

Mình chưa có thời gian đọc tất cả comment ở dưới reply của thím title xịn nên nếu chưa đủ mong các thím thông cảm :smile: nếu có gì các thím muốn mình thảo luận cùng thì quote và tag mình vào với nhé :smile:

Một vài thím liên hệ xin tài liệu thì đợt này mình hơi bận chút, sẽ bố trí thời gian soạn và gửi các thím sau :smile: hứa không quỵt :shame:
 
Phần 14
Chuyện con chó cái.
Miếu nhỏ bên sông và ngôi mộ trăm xác.


Sau biến Sáu Nhơn, sức khỏe cụ Lê Nghĩa cũng dần hồi phục, 2 vợ chồng ông phần siêng năng cày cuốc phần được bố vợ là ông Hương Liêm hỗ trợ nên gia cảnh cũng ngày một đủ đầy, khấm khá hơn. Cuộc sống vẫn bình yên bên ruộng đồng, bên con trâu bếp lửa.
Dạo ấy cụ Hương Liêm được quan tỉnh biếu một cặp chó giống tây rất lớn, mỗi con phải trên 30 cân, chúng lại rất tinh khôn nên ông rất quý. Cụ Nghĩa trong lần sang nhà bố vợ chơi thấy cặp chó lớn và khôn cứ quấn lấy chân mình thì lại nhớ về cặp chó mực xưa nên rất thích, ngỏ lời xin thì được bố vợ cho con chó cái về nuôi. Con chó khôn lắm, ông Nghĩa dù ở nhà hay đi rừng nó đều theo sát sau chân, hễ có thú dữ nào gần là nó sủa rần, nhe nanh gầm gừ, hung hãn vô cùng, tuyệt không lùi nữa bước.
Có một lần cụ Nghĩa đặt bẫy, một con heo rừng lớn gần tạ đạp bẫy bị kẹp cứng chân sau, con heo tợn tới mức tự cắn đứt chân mình rồi nằm phục đấy không chạy chờ người đến mà trả thù. Khi cụ đến thấy con heo lớn thì cũng dè chừng nhưng nghĩ nó dính bẫy nên cũng không lo ngại lắm, mới vác giáo lại gần dự định đâm chết con heo nào hay khi còn cách vài bước bỗng con heo vùng lên lao về phía ông, con heo lớn hơn tạ với cặp nanh dài ngoằng có thể siêng chết cả cọp beo cộng với khoảng cách gần thế này nếu tiếp cận được thì ông Nghĩa cầm chắc cái chết.
Nào ngờ trong lúc con heo đang trên đà lao đến thì con chó cái hung hãn xông ra húc mạnh vào hông khiến con thú chới với mất đà ngã kềnh ra đất. Thấy thời cơ cụ Nghĩa giơ giáo đâm mạnh nhiều nhát vào lưng con heo nhưng phàm giống này da dày thịt béo, quanh năm trong rừng nó liên tục cạ người vào cây gãi ngứa, nhựa cây cứ thế bám lên da nó tạo nên một lớp giáp dày mấy phân cứng vô cùng khiến giáo mác đâm vào đều dội ngược cả. Sau tình huống bất ngờ con heo rừng cũng chồm dậy được, mắt long sòng sọc nhìn gã thợ săn trước mắt, khóe miệng trào bọt, dù mất một chân sau vẫn hùng hổ vô cùng, cào đất xông lên. Ngay lúc này con chó cái từ sau lưng tự lúc nào đã xông vào há miệng cắn chặt hai hòn bi to oạch của con heo mà nghiến chặt, lôi ngoặc ra sau, con heo đau quá lồng lên cứ hết vòng qua trái lại chồm qua phải nhưng nào thoát được. Cụ Nghĩa ngay lập tức giơ giáo đâm hết sức vào mắt con heo, lưỡi giáo sắt bén thọc sâu vào hốc mắt xoáy mạnh khiến con heo đau đớn rống lên ngã lăn ra, ông vội buông giáo rút cây rựa dài nhầm vào yết hầu đâm mạnh, máu nóng phọt ra, con heo giãy giãy được vài cái rồi cũng chết tốt, trong thời gian này con chó vẫn cắn chặt bi con heo không nhả. Sau cơn hung hiểm cụ Nghĩa nghĩ lại mà toát cả mồ hôi lạnh, khi nãy không có con chó thì chưa biết tính mạng mình còn giữ được không. Sau đợt đấy thì con chó cũng nhiều phen cùng chủ săn heo bắt thú, với thể hình to lớn và hung hãn như thế nghĩ rằng khó có gì làm nó sợ nhưng một chuyện xảy ra khiến cụ nghĩ lại.
Một đợt con chó mang thai rồi đẻ một bầy chục con chó con, thời gian này vì bảo vệ con nó lại càng thêm hung dữ, suốt ngày ở trong ổ không ai có thể đến gần ngoại trừ cụ Nghĩa, chỉ cần nghe hơi đến gần là nó gầm gừ, sủa rống và tấn công luôn nên cụ phải lót ổ sau nhà để nó và bầy con nằm. Đêm đấy từ trong rừng có một con rắn cực lớn nghe mùi chó nên bò vào kiếm ăn. Quanh nhà cụ khi đấy có trồng một lớp cây rậm cao hơn đầu người làm hàng rào, con chó nghe mùi tanh nồng phả vào thì biết có nguy hiểm, vừa chồm ra chưa kịp sủa đã thấy con rắn ngóc đầu cao qua lùm cây thè cái lưỡi chẻ đỏ ao phun phì phì nhìn vào. Con đại xà sau khi đánh hơi được bầy chó thì bắt đầu rẽ cây lá chui vào, con chó biết đã gặp đại địch, run cầm cập không sủa nổi một tiếng, bản năng sống còn mách bảo lúc này nó phải chạy thật nhanh giữ mạng nhưng bản năng làm mẹ thôi thúc, nó đành quay lại ngậm một con chó con vào miệng rồi bỏ lại đàn con nhỏ sau lưng mà quay đầu chạy, đêm đấy cụ Nghĩa nghe con chó rên ư ử, cào cửa sồn sột nhưng nghĩ nó đói hay quấy nên không để tâm mà ngủ tiếp. Sáng ra, cả nhà mới thấy con chó cái nằm dưới gầm giường, người run cầm cập mắt vẫn lộ rõ vẻ sợ hãi, con chó nhỏ vẫn nằm trong lòng ngủ ngon lành, thì ra đêm qua nó cào cửa không được đã đào cả một lỗ lớn dưới đất chui vào. Cụ Nghĩa ra xem thì ổ chó đã trống hoác, không còn con nào, phía hàng rào ông phát hiện một cái lỗ tròn to cỡ miệng chum, bên trong dính đầy vảy rắn lớn thì mới biết chuyện mà lạnh người. Kể từ đấy con chó không còn hung dữ như trước nữa, nó cũng không còn sủa được cho đến tận lúc chết.

Như trước đã kể, nhà cụ Nghĩa nằm sát bờ sông, lại ngay đoạn đầu vàm ngã ba sông cái, cái vàm đất dài vươn ra cửa sông nên khi con nước về nó lại đón nhiều phù sa màu mỡ kèm theo cá tôm từ thượng nguồn về không ngớt, cả nhà lớn nhỏ mấy miệng ăn cũng nhờ đấy mà thêm phần no đủ. Nhưng ngoài tôm cá, sản vật của sông ngòi, con nước con mang theo thứ khác: xác chết trôi.
Thời đấy đang buổi loạn lạc, ban ngày sợ lính, ban đêm sợ cướp. Đàn bà con gái thời đấy đi làm đồng, bắt tôm tép mà gặp lính Pháp thì y như rằng bị hãm hiếp tàn nhẫn rồi giết, bọn chúng chỉ cần gáng cho tội danh "Việt Minh" là xong, thoải mái ruồng bố, đàn áp, giết chóc. Tưởng đâu tránh lính Pháp là sống, nhiều người đi vào rừng lấy kèo ong, đặt bẫy chim.. vô tình đi vào khu vực bí mật của Việt Minh hoặc người lạ từ xứ khác đến mà lại đi bậy bạ thì cũng đều bị xem là Việt gian, thám báo, đều bị cắt cổ cả. Rồi người đánh thuyền đi buôn đêm, đi chợ sớm gặp phải băng cướp sông, đảng cướp rừng thì chín chết đến mười, bọn này đa phần cướp xong là chặt đầu cả. Rồi những cuộc giao tranh, Ta có Pháp có, đều chết dưới bơm rơi đạn lạc, không biết bao nhiêu cho kể. Tóm chung thì phận con người thời loạn cũng như con sâu cái kiến, may thì sống, sui thì chết, cũng chả ai điều tra xét xử gì, chả ai thay họ đòi công đạo, chỉ duy nhất để lại một nỗi đau thương cho người thân ở lại.
Những người chết đấy, sau khi bị giết thì đa phần bị vứt xuống sông, cứ trôi theo dòng nước. Thời đấy xác chết trôi như vậy rất nhiều, người dân trên sông nước gặp phải đều ngó lơ, nếu có mắc vào thuyền hay vào đám lá bụi cây trước nhà thì đều lấy sào đẩy ra sông, cũng không trách được họ, ở cái thời đại mà đến bản thân còn lo chưa xong, miếng cơm manh áo còn chật vật, mạng mình còn khó giữ thì hơi đâu lo kẻ khác, không khéo lại còn mang vạ vào thân, cùng lắm thì rắc cho tí muối, lẫm nhẫm khấn vài câu mong sớm siêu thoát rồi đẩy đi để họ theo dòng trôi ra biển lớn.
Không biết vô tình hay do ma xui quỷ khiến mà xác chết trôi cứ đến ngã 3 sông là lại tấp vào cái Vàm nhà cụ Nghĩa. Chuyện bắt đầu vào một đêm, khi cụ Nghĩa đang thiu thiu giấc thì bỗng mơ màng thấy từ dưới mé sông đi lên một người đàn bà, từ đầu tóc, mình mẩy đều ướt sủng nước, tay ẳm theo một đứa nhỏ mà mặt mài đã tím tái cả rồi, bà ta vừa đi vừa khóc đến trước cửa sau thì quỳ xuống, không nói không rằng mà cứ dập đầu lạy cụ Nghĩa.
Cụ Nghĩa đang chưa biết chuyện gì, tính chạy ra đỡ 2 mẹ con dậy đưa vào nhà thay đồ, ủ ấm chứ sao để vậy được thì bỗng thấy từ phía cái miếu nhỏ lại có một người phụ nữ ẵm con đi lại, người phụ nữ này thì lại một thân quần áo tinh tươm sạch sẽ, tóc búi cao có cài trâm, gương mặt phúc hậu vô cùng. Bà đi đến gần, đưa mắt nhìn người phụ nữ đang quỳ ra vẻ cảm thương rồi quay nhìn cụ Nghĩa mà bảo rằng:
_ Mẹ con họ số khổ, chẳng đặng đừng mới màn trời chiếu đất phiêu dạt đến đất của bây, ta thấy họ đáng thương lại lành nên giữ lại, bây cũng thương tình mà lo liệu chỗ nằm cho người ta, về sau họ giúp bây làm ăn, cũng giữ cho sấp nhỏ khỏe mạnh, đất đai tiền bạc bây ăn một đời chứ mần phước cho người thì con cháu bây ăn đời đời đó.

Nói rồi bà ta dắt tay người đàn bà kia quay đi, cụ Nghĩa định chạy theo thì bỗng bước hụt dò, chới với tỉnh dậy, người ướt đẫm mồ hôi. Cụ đem chuyện này kể với cụ bà, nghĩ là điềm ông bà về nhắc, 2 vợ chồng châm đuốc, đang đêm dò dẫm ra bờ sông thì mới lạnh người, ngay bờ sông có một xác người nữ đang nỗi lềnh bềnh, bụng trương to như có thai, điều đáng nói là tay người phụ nữ này bị rễ của cây đa to mọc bên cạnh miếu quấn chặt lấy như sợ trôi đi mất, 2 ông bà phải gỡ mãi mới ra được. Sau đấy hai vợ chồng cùng nhau kéo người chết lên bờ, bà thì đi nấu lá bưởi coi như là tắm qua cho người chết để tẩy đi xú uế cho người ta, ông thì vác cuốc ra hùng hục đào huyệt rồi lấy tạm miếng chiếu nát để họ có cái bọc thân sau đấy thì chôn cất xuống, thắp nén nhang, xong đâu đấy ông bà mới vào nằm, 2 ông bà vẫn thao thức nghĩ thương cho người đàn bà mệnh khổ.
Từ đấy như xui khiến, xác chết tấp vào đầu vàm ngày càng nhiều, có nam có nữ, có già có trẻ, có cả xác lính Pháp nữa, nghĩ rằng nghĩa tử là nghĩa tận, mỗi lần phát hiện ông bà đều không quản là ai, cùng nhau kéo xác lên rồi chôn cất, nhang khói đàng hoàng. Đến mức càng ngày càng nhiều, khu đất phía sau cái miếu nhỏ đã chi chít gần trăm ụ đất, không còn chỗ chôn nữa, ông rất phiền não không biết phải làm sao, bỏ thì tội mà vớt lên thì làm gì còn chỗ nữa, cứ đà này thì xác còn nhiều lắm chứ chả chơi.
Đêm đấy cơm nước xong ông ra miếu thắp nhang, xong ngồi xuống tựa lưng vào miếu, mắt nhìn đăm đăm vào gần trăm ngôi mộ trước mặt mà buồn rười rượi, bỗng đâu một tia chớp lóe lên, trước mắt ông bỗng sương khói mờ ảo rồi thoắt ẩn hiện ông thấy lố nhố những bóng hình lớn có nhỏ có, đều quỳ trước mặt ông mà dập đầu, đứng ở giữa là người đàn bà dung mạo hiền lành lần trước nhìn ông, nở nụ cười hiền hậu. Bỗng cụ Nghĩa nghe văng vẳng bên tai:
_ Không quen biết, không ruột thịt nhưng ông lại không ngại mà thí công thí đất để anh chị em chúng tôi có nơi nằm yên, không phải lênh đênh sóng nước bị cá rỉa diều tha, có thể nhập thổ vi an, ơn này nguyện không bao giờ quên. Nay biết có khó khăn, thân chúng tôi giờ đã về với cát bụi nào dám chiếm riêng vài tấc đất bao giờ, xin đừng lo lắng, cứ đến tiết thanh minh này, cứ nhờ người đào mộ lên rồi không phải sắp xếp, cứ bỏ cốt xương vào chung mà tán vào một huyệt lớn là được, xin đừng ngại.
Nói rồi sương khói dần tan, bỗng vai bị lay mạnh, ông mới choàng tĩnh thì ra nãy giờ ông dựa vào miếu mà ngủ quên mất, bà chờ lâu nên ra mới thấy ông mà lay ông dậy.
Y theo lời, ngày thanh minh tới ông nhờ thêm mấy người hàng xóm mang cuốc xẻng đào các ngôi mộ lên thì bất ngờ, tất cả gần trăm ngôi mộ đều mới chôn chưa đầy năm, có nơi mới chôn 2,3 tháng vậy mà đã mục nát hết không còn thịt da gì chỉ còn trơ lại bộ xương và quần áo. Thế là cả bọn cùng gôm xương cải táng vào chung một cái huyệt lớn, một cái huyệt gần trăm xác người bên cạnh ngôi miếu.
Từ đấy mỗi ngày 3 tháng 3 hằng năm dòng tộc em đều tổ chức cúng miếu để tưởng niệm tổ tiên và nhớ về những tiền nhân mệnh khổ đã nằm lại nơi đây, truyền thống này đã kéo dài hơn trăm năm và hiện vẫn được các thế hệ sau tiếp diễn.
Miếu cực kỳ linh ứng, truyền rằng trước giờ có rất nhiều người dù không liên quan đến họ nhà em trước khi đi làm ăn xa hay có vấn đề khó khăn đều đến cầu khẩn và đều rất thành công. Hiện mỗi năm cúng miếu đều có nhiều người từ khắp nơi tụ họp về để trả lễ, có cả các quan chức trong nhà nước, thậm chí người từ nước ngoài nhớ ngày cúng mà bay về trả lễ. Heo bò nườm nượp, mỗi dịp này em đều tranh thủ ăn cho hết cỡ để xem như hưởng phúc đức ông bà để lại vậy.😁

Chương 14 đã dài, xin tạm kết thúc tại đây. Phần sau ta sẽ cùng nhau kể thêm những chuyện hay về cuộc đời cụ Nghĩa nhé.

Cuối bài, lần nữa xin lỗi vì đã để anh em mong chờ lâu như vậy, thật hết sức có lỗi. Cũng vì chủ thớt có việc gia đình nên không có nhiều thời gian và tinh thần viết, mong anh em thông cảm bỏ quá cho.
Cũng cám ơn anh em rất nhiều vẫn luôn yêu thương và tương tác ủng hộ thớt. Xin cám ơn.
 
Ẩn VII

Beelzebub & Ashtaroth

Bất kì ai đã quen với ý niệm về Beelzebub thì chắc hẳn đểu biết tên thật của hắn là Enlil.

Beelzebub, hay Enlil, là anh kế của Satan. Cùng với Satan và Ashtaroth, hắn là một trong những hoàng tử thông trị của Địa ngục xuyên suốt miền Trung Tây, và là định nghĩa của từ ‘độc ác’. Hắn được biết tới là một vị thần Philistine, người bảo hộ cho thành phố vùng Akron, và hắn ở vị trí thứ hai trong đoàn tùy tùng của Satan. Trong thời Philistine cổ đại, họ từng gọi hắn là “Beelzebub”, có nghĩa làm “chúa tể của mọi thứ trên không”.

Trong huyền học của người Hebrew, Velzuver được cho là một con quỷ đội lốt đám ruồi, mà đã từng khuyên nhủ đức vua của Israel trong ngày mà ông đổ bệnh. Hắn cũng được coi là chúa tể kiểm soát của những tai họa.

Astaroth là một trong những con quỷ có vị thế cao nhất, Đại Công tước của Địa ngục, một thành viên của Hội đồng Hỏa Ngục, và là một Kỵ sĩ của Binh đoàn Ruồi. Người Semit cổ thờ phụng hắn như một nhân cách hóa của Mặt trời, là phiên bản nam của Astarte, người cũng chính là người vợ của hắn ở Địa ngục.

Hắn là người bảo hộ của sự thông thái, làm rõ những câu hỏi liên quan tới hiện tại, quá khứ và tương lai, và hắn có khả năng vén màn những bí mật. Hắn nóng lòng kể về câu chuyện cũng những linh hồn sa ngã, và sẽ khiến bản vui vẻ với những lý do tại sao hắn sa ngã theo yêu cầu của bạn.

Trước khi sa ngã hắn được biết tới là Tổng lãnh Thiên thần Asoriel (hay Ngai thần), Astaroth là một “người thống lĩnh bầu trời” quản lý những thành lũy của Chúa ở Trái đất. Hắn đã say đắm với những mùi hương tuyệt mỹ và người ta cho rằng hắn là người đầu tiên nói cho mọi người về hổ phách, gỗ đàn hương và những thực thể mang hương thơm khác. Vì sự phản bội của hắn, Chúa đã trừng phạt hắn bằng một mùi hôi thối kinh khủng tỏa ra từ thân thể của chính hắn.
(đây là tài liệu của nhà nghiên cứu quỷ học và tarot người Nga)

beelzebub.jpg
 
Phần 14
Chuyện con chó cái.
Miếu nhỏ bên sông và ngôi mộ trăm xác.


Sau biến Sáu Nhơn, sức khỏe cụ Lê Nghĩa cũng dần hồi phục, 2 vợ chồng ông phần siêng năng cày cuốc phần được bố vợ là ông Hương Liêm hỗ trợ nên gia cảnh cũng ngày một đủ đầy, khấm khá hơn. Cuộc sống vẫn bình yên bên ruộng đồng, bên con trâu bếp lửa.
Dạo ấy cụ Hương Liêm được quan tỉnh biếu một cặp chó giống tây rất lớn, mỗi con phải trên 30 cân, chúng lại rất tinh khôn nên ông rất quý. Cụ Nghĩa trong lần sang nhà bố vợ chơi thấy cặp chó lớn và khôn cứ quấn lấy chân mình thì lại nhớ về cặp chó mực xưa nên rất thích, ngỏ lời xin thì được bố vợ cho con chó cái về nuôi. Con chó khôn lắm, ông Nghĩa dù ở nhà hay đi rừng nó đều theo sát sau chân, hễ có thú dữ nào gần là nó sủa rần, nhe nanh gầm gừ, hung hãn vô cùng, tuyệt không lùi nữa bước.
Có một lần cụ Nghĩa đặt bẫy, một con heo rừng lớn gần tạ đạp bẫy bị kẹp cứng chân sau, con heo tợn tới mức tự cắn đứt chân mình rồi nằm phục đấy không chạy chờ người đến mà trả thù. Khi cụ đến thấy con heo lớn thì cũng dè chừng nhưng nghĩ nó dính bẫy nên cũng không lo ngại lắm, mới vác giáo lại gần dự định đâm chết con heo nào hay khi còn cách vài bước bỗng con heo vùng lên lao về phía ông, con heo lớn hơn tạ với cặp nanh dài ngoằng có thể siêng chết cả cọp beo cộng với khoảng cách gần thế này nếu tiếp cận được thì ông Nghĩa cầm chắc cái chết.
Nào ngờ trong lúc con heo đang trên đà lao đến thì con chó cái hung hãn xông ra húc mạnh vào hông khiến con thú chới với mất đà ngã kềnh ra đất. Thấy thời cơ cụ Nghĩa giơ giáo đâm mạnh nhiều nhát vào lưng con heo nhưng phàm giống này da dày thịt béo, quanh năm trong rừng nó liên tục cạ người vào cây gãi ngứa, nhựa cây cứ thế bám lên da nó tạo nên một lớp giáp dày mấy phân cứng vô cùng khiến giáo mác đâm vào đều dội ngược cả. Sau tình huống bất ngờ con heo rừng cũng chồm dậy được, mắt long sòng sọc nhìn gã thợ săn trước mắt, khóe miệng trào bọt, dù mất một chân sau vẫn hùng hổ vô cùng, cào đất xông lên. Ngay lúc này con chó cái từ sau lưng tự lúc nào đã xông vào há miệng cắn chặt hai hòn bi to oạch của con heo mà nghiến chặt, lôi ngoặc ra sau, con heo đau quá lồng lên cứ hết vòng qua trái lại chồm qua phải nhưng nào thoát được. Cụ Nghĩa ngay lập tức giơ giáo đâm hết sức vào mắt con heo, lưỡi giáo sắt bén thọc sâu vào hốc mắt xoáy mạnh khiến con heo đau đớn rống lên ngã lăn ra, ông vội buông giáo rút cây rựa dài nhầm vào yết hầu đâm mạnh, máu nóng phọt ra, con heo giãy giãy được vài cái rồi cũng chết tốt, trong thời gian này con chó vẫn cắn chặt bi con heo không nhả. Sau cơn hung hiểm cụ Nghĩa nghĩ lại mà toát cả mồ hôi lạnh, khi nãy không có con chó thì chưa biết tính mạng mình còn giữ được không. Sau đợt đấy thì con chó cũng nhiều phen cùng chủ săn heo bắt thú, với thể hình to lớn và hung hãn như thế nghĩ rằng khó có gì làm nó sợ nhưng một chuyện xảy ra khiến cụ nghĩ lại.
Một đợt con chó mang thai rồi đẻ một bầy chục con chó con, thời gian này vì bảo vệ con nó lại càng thêm hung dữ, suốt ngày ở trong ổ không ai có thể đến gần ngoại trừ cụ Nghĩa, chỉ cần nghe hơi đến gần là nó gầm gừ, sủa rống và tấn công luôn nên cụ phải lót ổ sau nhà để nó và bầy con nằm. Đêm đấy từ trong rừng có một con rắn cực lớn nghe mùi chó nên bò vào kiếm ăn. Quanh nhà cụ khi đấy có trồng một lớp cây rậm cao hơn đầu người làm hàng rào, con chó nghe mùi tanh nồng phả vào thì biết có nguy hiểm, vừa chồm ra chưa kịp sủa đã thấy con rắn ngóc đầu cao qua lùm cây thè cái lưỡi chẻ đỏ ao phun phì phì nhìn vào. Con đại xà sau khi đánh hơi được bầy chó thì bắt đầu rẽ cây lá chui vào, con chó biết đã gặp đại địch, run cầm cập không sủa nổi một tiếng, bản năng sống còn mách bảo lúc này nó phải chạy thật nhanh giữ mạng nhưng bản năng làm mẹ thôi thúc, nó đành quay lại ngậm một con chó con vào miệng rồi bỏ lại đàn con nhỏ sau lưng mà quay đầu chạy, đêm đấy cụ Nghĩa nghe con chó rên ư ử, cào cửa sồn sột nhưng nghĩ nó đói hay quấy nên không để tâm mà ngủ tiếp. Sáng ra, cả nhà mới thấy con chó cái nằm dưới gầm giường, người run cầm cập mắt vẫn lộ rõ vẻ sợ hãi, con chó nhỏ vẫn nằm trong lòng ngủ ngon lành, thì ra đêm qua nó cào cửa không được đã đào cả một lỗ lớn dưới đất chui vào. Cụ Nghĩa ra xem thì ổ chó đã trống hoác, không còn con nào, phía hàng rào ông phát hiện một cái lỗ tròn to cỡ miệng chum, bên trong dính đầy vảy rắn lớn thì mới biết chuyện mà lạnh người. Kể từ đấy con chó không còn hung dữ như trước nữa, nó cũng không còn sủa được cho đến tận lúc chết.

Như trước đã kể, nhà cụ Nghĩa nằm sát bờ sông, lại ngay đoạn đầu vàm ngã ba sông cái, cái vàm đất dài vươn ra cửa sông nên khi con nước về nó lại đón nhiều phù sa màu mỡ kèm theo cá tôm từ thượng nguồn về không ngớt, cả nhà lớn nhỏ mấy miệng ăn cũng nhờ đấy mà thêm phần no đủ. Nhưng ngoài tôm cá, sản vật của sông ngòi, con nước con mang theo thứ khác: xác chết trôi.
Thời đấy đang buổi loạn lạc, ban ngày sợ lính, ban đêm sợ cướp. Đàn bà con gái thời đấy đi làm đồng, bắt tôm tép mà gặp lính Pháp thì y như rằng bị hãm hiếp tàn nhẫn rồi giết, bọn chúng chỉ cần gáng cho tội danh "Việt Minh" là xong, thoải mái ruồng bố, đàn áp, giết chóc. Tưởng đâu tránh lính Pháp là sống, nhiều người đi vào rừng lấy kèo ong, đặt bẫy chim.. vô tình đi vào khu vực bí mật của Việt Minh hoặc người lạ từ xứ khác đến mà lại đi bậy bạ thì cũng đều bị xem là Việt gian, thám báo, đều bị cắt cổ cả. Rồi người đánh thuyền đi buôn đêm, đi chợ sớm gặp phải băng cướp sông, đảng cướp rừng thì chín chết đến mười, bọn này đa phần cướp xong là chặt đầu cả. Rồi những cuộc giao tranh, Ta có Pháp có, đều chết dưới bơm rơi đạn lạc, không biết bao nhiêu cho kể. Tóm chung thì phận con người thời loạn cũng như con sâu cái kiến, may thì sống, sui thì chết, cũng chả ai điều tra xét xử gì, chả ai thay họ đòi công đạo, chỉ duy nhất để lại một nỗi đau thương cho người thân ở lại.
Những người chết đấy, sau khi bị giết thì đa phần bị vứt xuống sông, cứ trôi theo dòng nước. Thời đấy xác chết trôi như vậy rất nhiều, người dân trên sông nước gặp phải đều ngó lơ, nếu có mắc vào thuyền hay vào đám lá bụi cây trước nhà thì đều lấy sào đẩy ra sông, cũng không trách được họ, ở cái thời đại mà đến bản thân còn lo chưa xong, miếng cơm manh áo còn chật vật, mạng mình còn khó giữ thì hơi đâu lo kẻ khác, không khéo lại còn mang vạ vào thân, cùng lắm thì rắc cho tí muối, lẫm nhẫm khấn vài câu mong sớm siêu thoát rồi đẩy đi để họ theo dòng trôi ra biển lớn.
Không biết vô tình hay do ma xui quỷ khiến mà xác chết trôi cứ đến ngã 3 sông là lại tấp vào cái Vàm nhà cụ Nghĩa. Chuyện bắt đầu vào một đêm, khi cụ Nghĩa đang thiu thiu giấc thì bỗng mơ màng thấy từ dưới mé sông đi lên một người đàn bà, từ đầu tóc, mình mẩy đều ướt sủng nước, tay ẳm theo một đứa nhỏ mà mặt mài đã tím tái cả rồi, bà ta vừa đi vừa khóc đến trước cửa sau thì quỳ xuống, không nói không rằng mà cứ dập đầu lạy cụ Nghĩa.
Cụ Nghĩa đang chưa biết chuyện gì, tính chạy ra đỡ 2 mẹ con dậy đưa vào nhà thay đồ, ủ ấm chứ sao để vậy được thì bỗng thấy từ phía cái miếu nhỏ lại có một người phụ nữ ẵm con đi lại, người phụ nữ này thì lại một thân quần áo tinh tươm sạch sẽ, tóc búi cao có cài trâm, gương mặt phúc hậu vô cùng. Bà đi đến gần, đưa mắt nhìn người phụ nữ đang quỳ ra vẻ cảm thương rồi quay nhìn cụ Nghĩa mà bảo rằng:
_ Mẹ con họ số khổ, chẳng đặng đừng mới màn trời chiếu đất phiêu dạt đến đất của bây, ta thấy họ đáng thương lại lành nên giữ lại, bây cũng thương tình mà lo liệu chỗ nằm cho người ta, về sau họ giúp bây làm ăn, cũng giữ cho sấp nhỏ khỏe mạnh, đất đai tiền bạc bây ăn một đời chứ mần phước cho người thì con cháu bây ăn đời đời đó.

Nói rồi bà ta dắt tay người đàn bà kia quay đi, cụ Nghĩa định chạy theo thì bỗng bước hụt dò, chới với tỉnh dậy, người ướt đẫm mồ hôi. Cụ đem chuyện này kể với cụ bà, nghĩ là điềm ông bà về nhắc, 2 vợ chồng châm đuốc, đang đêm dò dẫm ra bờ sông thì mới lạnh người, ngay bờ sông có một xác người nữ đang nỗi lềnh bềnh, bụng trương to như có thai, điều đáng nói là tay người phụ nữ này bị rễ của cây đa to mọc bên cạnh miếu quấn chặt lấy như sợ trôi đi mất, 2 ông bà phải gỡ mãi mới ra được. Sau đấy hai vợ chồng cùng nhau kéo người chết lên bờ, bà thì đi nấu lá bưởi coi như là tắm qua cho người chết để tẩy đi xú uế cho người ta, ông thì vác cuốc ra hùng hục đào huyệt rồi lấy tạm miếng chiếu nát để họ có cái bọc thân sau đấy thì chôn cất xuống, thắp nén nhang, xong đâu đấy ông bà mới vào nằm, 2 ông bà vẫn thao thức nghĩ thương cho người đàn bà mệnh khổ.
Từ đấy như xui khiến, xác chết tấp vào đầu vàm ngày càng nhiều, có nam có nữ, có già có trẻ, có cả xác lính Pháp nữa, nghĩ rằng nghĩa tử là nghĩa tận, mỗi lần phát hiện ông bà đều không quản là ai, cùng nhau kéo xác lên rồi chôn cất, nhang khói đàng hoàng. Đến mức càng ngày càng nhiều, khu đất phía sau cái miếu nhỏ đã chi chít gần trăm ụ đất, không còn chỗ chôn nữa, ông rất phiền não không biết phải làm sao, bỏ thì tội mà vớt lên thì làm gì còn chỗ nữa, cứ đà này thì xác còn nhiều lắm chứ chả chơi.
Đêm đấy cơm nước xong ông ra miếu thắp nhang, xong ngồi xuống tựa lưng vào miếu, mắt nhìn đăm đăm vào gần trăm ngôi mộ trước mặt mà buồn rười rượi, bỗng đâu một tia chớp lóe lên, trước mắt ông bỗng sương khói mờ ảo rồi thoắt ẩn hiện ông thấy lố nhố những bóng hình lớn có nhỏ có, đều quỳ trước mặt ông mà dập đầu, đứng ở giữa là người đàn bà dung mạo hiền lành lần trước nhìn ông, nở nụ cười hiền hậu. Bỗng cụ Nghĩa nghe văng vẳng bên tai:
_ Không quen biết, không ruột thịt nhưng ông lại không ngại mà thí công thí đất để anh chị em chúng tôi có nơi nằm yên, không phải lênh đênh sóng nước bị cá rỉa diều tha, có thể nhập thổ vi an, ơn này nguyện không bao giờ quên. Nay biết có khó khăn, thân chúng tôi giờ đã về với cát bụi nào dám chiếm riêng vài tấc đất bao giờ, xin đừng lo lắng, cứ đến tiết thanh minh này, cứ nhờ người đào mộ lên rồi không phải sắp xếp, cứ bỏ cốt xương vào chung mà tán vào một huyệt lớn là được, xin đừng ngại.
Nói rồi sương khói dần tan, bỗng vai bị lay mạnh, ông mới choàng tĩnh thì ra nãy giờ ông dựa vào miếu mà ngủ quên mất, bà chờ lâu nên ra mới thấy ông mà lay ông dậy.
Y theo lời, ngày thanh minh tới ông nhờ thêm mấy người hàng xóm mang cuốc xẻng đào các ngôi mộ lên thì bất ngờ, tất cả gần trăm ngôi mộ đều mới chôn chưa đầy năm, có nơi mới chôn 2,3 tháng vậy mà đã mục nát hết không còn thịt da gì chỉ còn trơ lại bộ xương và quần áo. Thế là cả bọn cùng gôm xương cải táng vào chung một cái huyệt lớn, một cái huyệt gần trăm xác người bên cạnh ngôi miếu.
Từ đấy mỗi ngày 3 tháng 3 hằng năm dòng tộc em đều tổ chức cúng miếu để tưởng niệm tổ tiên và nhớ về những tiền nhân mệnh khổ đã nằm lại nơi đây, truyền thống này đã kéo dài hơn trăm năm và hiện vẫn được các thế hệ sau tiếp diễn.
Miếu cực kỳ linh ứng, truyền rằng trước giờ có rất nhiều người dù không liên quan đến họ nhà em trước khi đi làm ăn xa hay có vấn đề khó khăn đều đến cầu khẩn và đều rất thành công. Hiện mỗi năm cúng miếu đều có nhiều người từ khắp nơi tụ họp về để trả lễ, có cả các quan chức trong nhà nước, thậm chí người từ nước ngoài nhớ ngày cúng mà bay về trả lễ. Heo bò nườm nượp, mỗi dịp này em đều tranh thủ ăn cho hết cỡ để xem như hưởng phúc đức ông bà để lại vậy.😁

Chương 14 đã dài, xin tạm kết thúc tại đây. Phần sau ta sẽ cùng nhau kể thêm những chuyện hay về cuộc đời cụ Nghĩa nhé.

Cuối bài, lần nữa xin lỗi vì đã để anh em mong chờ lâu như vậy, thật hết sức có lỗi. Cũng vì chủ thớt có việc gia đình nên không có nhiều thời gian và tinh thần viết, mong anh em thông cảm bỏ quá cho.
Cũng cám ơn anh em rất nhiều vẫn luôn yêu thương và tương tác ủng hộ thớt. Xin cám ơn.
Ôi, ông sếp quý hóa của tôi lên bài lại rồi, chờ mãi huhu.

Mấy ông ở trên đăng truyện xa đề gì mà dài quá, loãng thớt người ta.
 
Trong chap trc bác có nói là quyết định nhận cụ Nghĩa làm rễ là quyết định sáng suốt nhất của cụ Hương Liêm. Mà e chưa thấy bác viết về lý do tại sao :D .
 
Phần 14
Chuyện con chó cái.
Miếu nhỏ bên sông và ngôi mộ trăm xác.


Sau biến Sáu Nhơn, sức khỏe cụ Lê Nghĩa cũng dần hồi phục, 2 vợ chồng ông phần siêng năng cày cuốc phần được bố vợ là ông Hương Liêm hỗ trợ nên gia cảnh cũng ngày một đủ đầy, khấm khá hơn. Cuộc sống vẫn bình yên bên ruộng đồng, bên con trâu bếp lửa.
Dạo ấy cụ Hương Liêm được quan tỉnh biếu một cặp chó giống tây rất lớn, mỗi con phải trên 30 cân, chúng lại rất tinh khôn nên ông rất quý. Cụ Nghĩa trong lần sang nhà bố vợ chơi thấy cặp chó lớn và khôn cứ quấn lấy chân mình thì lại nhớ về cặp chó mực xưa nên rất thích, ngỏ lời xin thì được bố vợ cho con chó cái về nuôi. Con chó khôn lắm, ông Nghĩa dù ở nhà hay đi rừng nó đều theo sát sau chân, hễ có thú dữ nào gần là nó sủa rần, nhe nanh gầm gừ, hung hãn vô cùng, tuyệt không lùi nữa bước.
Có một lần cụ Nghĩa đặt bẫy, một con heo rừng lớn gần tạ đạp bẫy bị kẹp cứng chân sau, con heo tợn tới mức tự cắn đứt chân mình rồi nằm phục đấy không chạy chờ người đến mà trả thù. Khi cụ đến thấy con heo lớn thì cũng dè chừng nhưng nghĩ nó dính bẫy nên cũng không lo ngại lắm, mới vác giáo lại gần dự định đâm chết con heo nào hay khi còn cách vài bước bỗng con heo vùng lên lao về phía ông, con heo lớn hơn tạ với cặp nanh dài ngoằng có thể siêng chết cả cọp beo cộng với khoảng cách gần thế này nếu tiếp cận được thì ông Nghĩa cầm chắc cái chết.
Nào ngờ trong lúc con heo đang trên đà lao đến thì con chó cái hung hãn xông ra húc mạnh vào hông khiến con thú chới với mất đà ngã kềnh ra đất. Thấy thời cơ cụ Nghĩa giơ giáo đâm mạnh nhiều nhát vào lưng con heo nhưng phàm giống này da dày thịt béo, quanh năm trong rừng nó liên tục cạ người vào cây gãi ngứa, nhựa cây cứ thế bám lên da nó tạo nên một lớp giáp dày mấy phân cứng vô cùng khiến giáo mác đâm vào đều dội ngược cả. Sau tình huống bất ngờ con heo rừng cũng chồm dậy được, mắt long sòng sọc nhìn gã thợ săn trước mắt, khóe miệng trào bọt, dù mất một chân sau vẫn hùng hổ vô cùng, cào đất xông lên. Ngay lúc này con chó cái từ sau lưng tự lúc nào đã xông vào há miệng cắn chặt hai hòn bi to oạch của con heo mà nghiến chặt, lôi ngoặc ra sau, con heo đau quá lồng lên cứ hết vòng qua trái lại chồm qua phải nhưng nào thoát được. Cụ Nghĩa ngay lập tức giơ giáo đâm hết sức vào mắt con heo, lưỡi giáo sắt bén thọc sâu vào hốc mắt xoáy mạnh khiến con heo đau đớn rống lên ngã lăn ra, ông vội buông giáo rút cây rựa dài nhầm vào yết hầu đâm mạnh, máu nóng phọt ra, con heo giãy giãy được vài cái rồi cũng chết tốt, trong thời gian này con chó vẫn cắn chặt bi con heo không nhả. Sau cơn hung hiểm cụ Nghĩa nghĩ lại mà toát cả mồ hôi lạnh, khi nãy không có con chó thì chưa biết tính mạng mình còn giữ được không. Sau đợt đấy thì con chó cũng nhiều phen cùng chủ săn heo bắt thú, với thể hình to lớn và hung hãn như thế nghĩ rằng khó có gì làm nó sợ nhưng một chuyện xảy ra khiến cụ nghĩ lại.
Một đợt con chó mang thai rồi đẻ một bầy chục con chó con, thời gian này vì bảo vệ con nó lại càng thêm hung dữ, suốt ngày ở trong ổ không ai có thể đến gần ngoại trừ cụ Nghĩa, chỉ cần nghe hơi đến gần là nó gầm gừ, sủa rống và tấn công luôn nên cụ phải lót ổ sau nhà để nó và bầy con nằm. Đêm đấy từ trong rừng có một con rắn cực lớn nghe mùi chó nên bò vào kiếm ăn. Quanh nhà cụ khi đấy có trồng một lớp cây rậm cao hơn đầu người làm hàng rào, con chó nghe mùi tanh nồng phả vào thì biết có nguy hiểm, vừa chồm ra chưa kịp sủa đã thấy con rắn ngóc đầu cao qua lùm cây thè cái lưỡi chẻ đỏ ao phun phì phì nhìn vào. Con đại xà sau khi đánh hơi được bầy chó thì bắt đầu rẽ cây lá chui vào, con chó biết đã gặp đại địch, run cầm cập không sủa nổi một tiếng, bản năng sống còn mách bảo lúc này nó phải chạy thật nhanh giữ mạng nhưng bản năng làm mẹ thôi thúc, nó đành quay lại ngậm một con chó con vào miệng rồi bỏ lại đàn con nhỏ sau lưng mà quay đầu chạy, đêm đấy cụ Nghĩa nghe con chó rên ư ử, cào cửa sồn sột nhưng nghĩ nó đói hay quấy nên không để tâm mà ngủ tiếp. Sáng ra, cả nhà mới thấy con chó cái nằm dưới gầm giường, người run cầm cập mắt vẫn lộ rõ vẻ sợ hãi, con chó nhỏ vẫn nằm trong lòng ngủ ngon lành, thì ra đêm qua nó cào cửa không được đã đào cả một lỗ lớn dưới đất chui vào. Cụ Nghĩa ra xem thì ổ chó đã trống hoác, không còn con nào, phía hàng rào ông phát hiện một cái lỗ tròn to cỡ miệng chum, bên trong dính đầy vảy rắn lớn thì mới biết chuyện mà lạnh người. Kể từ đấy con chó không còn hung dữ như trước nữa, nó cũng không còn sủa được cho đến tận lúc chết.

Như trước đã kể, nhà cụ Nghĩa nằm sát bờ sông, lại ngay đoạn đầu vàm ngã ba sông cái, cái vàm đất dài vươn ra cửa sông nên khi con nước về nó lại đón nhiều phù sa màu mỡ kèm theo cá tôm từ thượng nguồn về không ngớt, cả nhà lớn nhỏ mấy miệng ăn cũng nhờ đấy mà thêm phần no đủ. Nhưng ngoài tôm cá, sản vật của sông ngòi, con nước con mang theo thứ khác: xác chết trôi.
Thời đấy đang buổi loạn lạc, ban ngày sợ lính, ban đêm sợ cướp. Đàn bà con gái thời đấy đi làm đồng, bắt tôm tép mà gặp lính Pháp thì y như rằng bị hãm hiếp tàn nhẫn rồi giết, bọn chúng chỉ cần gáng cho tội danh "Việt Minh" là xong, thoải mái ruồng bố, đàn áp, giết chóc. Tưởng đâu tránh lính Pháp là sống, nhiều người đi vào rừng lấy kèo ong, đặt bẫy chim.. vô tình đi vào khu vực bí mật của Việt Minh hoặc người lạ từ xứ khác đến mà lại đi bậy bạ thì cũng đều bị xem là Việt gian, thám báo, đều bị cắt cổ cả. Rồi người đánh thuyền đi buôn đêm, đi chợ sớm gặp phải băng cướp sông, đảng cướp rừng thì chín chết đến mười, bọn này đa phần cướp xong là chặt đầu cả. Rồi những cuộc giao tranh, Ta có Pháp có, đều chết dưới bơm rơi đạn lạc, không biết bao nhiêu cho kể. Tóm chung thì phận con người thời loạn cũng như con sâu cái kiến, may thì sống, sui thì chết, cũng chả ai điều tra xét xử gì, chả ai thay họ đòi công đạo, chỉ duy nhất để lại một nỗi đau thương cho người thân ở lại.
Những người chết đấy, sau khi bị giết thì đa phần bị vứt xuống sông, cứ trôi theo dòng nước. Thời đấy xác chết trôi như vậy rất nhiều, người dân trên sông nước gặp phải đều ngó lơ, nếu có mắc vào thuyền hay vào đám lá bụi cây trước nhà thì đều lấy sào đẩy ra sông, cũng không trách được họ, ở cái thời đại mà đến bản thân còn lo chưa xong, miếng cơm manh áo còn chật vật, mạng mình còn khó giữ thì hơi đâu lo kẻ khác, không khéo lại còn mang vạ vào thân, cùng lắm thì rắc cho tí muối, lẫm nhẫm khấn vài câu mong sớm siêu thoát rồi đẩy đi để họ theo dòng trôi ra biển lớn.
Không biết vô tình hay do ma xui quỷ khiến mà xác chết trôi cứ đến ngã 3 sông là lại tấp vào cái Vàm nhà cụ Nghĩa. Chuyện bắt đầu vào một đêm, khi cụ Nghĩa đang thiu thiu giấc thì bỗng mơ màng thấy từ dưới mé sông đi lên một người đàn bà, từ đầu tóc, mình mẩy đều ướt sủng nước, tay ẳm theo một đứa nhỏ mà mặt mài đã tím tái cả rồi, bà ta vừa đi vừa khóc đến trước cửa sau thì quỳ xuống, không nói không rằng mà cứ dập đầu lạy cụ Nghĩa.
Cụ Nghĩa đang chưa biết chuyện gì, tính chạy ra đỡ 2 mẹ con dậy đưa vào nhà thay đồ, ủ ấm chứ sao để vậy được thì bỗng thấy từ phía cái miếu nhỏ lại có một người phụ nữ ẵm con đi lại, người phụ nữ này thì lại một thân quần áo tinh tươm sạch sẽ, tóc búi cao có cài trâm, gương mặt phúc hậu vô cùng. Bà đi đến gần, đưa mắt nhìn người phụ nữ đang quỳ ra vẻ cảm thương rồi quay nhìn cụ Nghĩa mà bảo rằng:
_ Mẹ con họ số khổ, chẳng đặng đừng mới màn trời chiếu đất phiêu dạt đến đất của bây, ta thấy họ đáng thương lại lành nên giữ lại, bây cũng thương tình mà lo liệu chỗ nằm cho người ta, về sau họ giúp bây làm ăn, cũng giữ cho sấp nhỏ khỏe mạnh, đất đai tiền bạc bây ăn một đời chứ mần phước cho người thì con cháu bây ăn đời đời đó.

Nói rồi bà ta dắt tay người đàn bà kia quay đi, cụ Nghĩa định chạy theo thì bỗng bước hụt dò, chới với tỉnh dậy, người ướt đẫm mồ hôi. Cụ đem chuyện này kể với cụ bà, nghĩ là điềm ông bà về nhắc, 2 vợ chồng châm đuốc, đang đêm dò dẫm ra bờ sông thì mới lạnh người, ngay bờ sông có một xác người nữ đang nỗi lềnh bềnh, bụng trương to như có thai, điều đáng nói là tay người phụ nữ này bị rễ của cây đa to mọc bên cạnh miếu quấn chặt lấy như sợ trôi đi mất, 2 ông bà phải gỡ mãi mới ra được. Sau đấy hai vợ chồng cùng nhau kéo người chết lên bờ, bà thì đi nấu lá bưởi coi như là tắm qua cho người chết để tẩy đi xú uế cho người ta, ông thì vác cuốc ra hùng hục đào huyệt rồi lấy tạm miếng chiếu nát để họ có cái bọc thân sau đấy thì chôn cất xuống, thắp nén nhang, xong đâu đấy ông bà mới vào nằm, 2 ông bà vẫn thao thức nghĩ thương cho người đàn bà mệnh khổ.
Từ đấy như xui khiến, xác chết tấp vào đầu vàm ngày càng nhiều, có nam có nữ, có già có trẻ, có cả xác lính Pháp nữa, nghĩ rằng nghĩa tử là nghĩa tận, mỗi lần phát hiện ông bà đều không quản là ai, cùng nhau kéo xác lên rồi chôn cất, nhang khói đàng hoàng. Đến mức càng ngày càng nhiều, khu đất phía sau cái miếu nhỏ đã chi chít gần trăm ụ đất, không còn chỗ chôn nữa, ông rất phiền não không biết phải làm sao, bỏ thì tội mà vớt lên thì làm gì còn chỗ nữa, cứ đà này thì xác còn nhiều lắm chứ chả chơi.
Đêm đấy cơm nước xong ông ra miếu thắp nhang, xong ngồi xuống tựa lưng vào miếu, mắt nhìn đăm đăm vào gần trăm ngôi mộ trước mặt mà buồn rười rượi, bỗng đâu một tia chớp lóe lên, trước mắt ông bỗng sương khói mờ ảo rồi thoắt ẩn hiện ông thấy lố nhố những bóng hình lớn có nhỏ có, đều quỳ trước mặt ông mà dập đầu, đứng ở giữa là người đàn bà dung mạo hiền lành lần trước nhìn ông, nở nụ cười hiền hậu. Bỗng cụ Nghĩa nghe văng vẳng bên tai:
_ Không quen biết, không ruột thịt nhưng ông lại không ngại mà thí công thí đất để anh chị em chúng tôi có nơi nằm yên, không phải lênh đênh sóng nước bị cá rỉa diều tha, có thể nhập thổ vi an, ơn này nguyện không bao giờ quên. Nay biết có khó khăn, thân chúng tôi giờ đã về với cát bụi nào dám chiếm riêng vài tấc đất bao giờ, xin đừng lo lắng, cứ đến tiết thanh minh này, cứ nhờ người đào mộ lên rồi không phải sắp xếp, cứ bỏ cốt xương vào chung mà tán vào một huyệt lớn là được, xin đừng ngại.
Nói rồi sương khói dần tan, bỗng vai bị lay mạnh, ông mới choàng tĩnh thì ra nãy giờ ông dựa vào miếu mà ngủ quên mất, bà chờ lâu nên ra mới thấy ông mà lay ông dậy.
Y theo lời, ngày thanh minh tới ông nhờ thêm mấy người hàng xóm mang cuốc xẻng đào các ngôi mộ lên thì bất ngờ, tất cả gần trăm ngôi mộ đều mới chôn chưa đầy năm, có nơi mới chôn 2,3 tháng vậy mà đã mục nát hết không còn thịt da gì chỉ còn trơ lại bộ xương và quần áo. Thế là cả bọn cùng gôm xương cải táng vào chung một cái huyệt lớn, một cái huyệt gần trăm xác người bên cạnh ngôi miếu.
Từ đấy mỗi ngày 3 tháng 3 hằng năm dòng tộc em đều tổ chức cúng miếu để tưởng niệm tổ tiên và nhớ về những tiền nhân mệnh khổ đã nằm lại nơi đây, truyền thống này đã kéo dài hơn trăm năm và hiện vẫn được các thế hệ sau tiếp diễn.
Miếu cực kỳ linh ứng, truyền rằng trước giờ có rất nhiều người dù không liên quan đến họ nhà em trước khi đi làm ăn xa hay có vấn đề khó khăn đều đến cầu khẩn và đều rất thành công. Hiện mỗi năm cúng miếu đều có nhiều người từ khắp nơi tụ họp về để trả lễ, có cả các quan chức trong nhà nước, thậm chí người từ nước ngoài nhớ ngày cúng mà bay về trả lễ. Heo bò nườm nượp, mỗi dịp này em đều tranh thủ ăn cho hết cỡ để xem như hưởng phúc đức ông bà để lại vậy.😁

Chương 14 đã dài, xin tạm kết thúc tại đây. Phần sau ta sẽ cùng nhau kể thêm những chuyện hay về cuộc đời cụ Nghĩa nhé.

Cuối bài, lần nữa xin lỗi vì đã để anh em mong chờ lâu như vậy, thật hết sức có lỗi. Cũng vì chủ thớt có việc gia đình nên không có nhiều thời gian và tinh thần viết, mong anh em thông cảm bỏ quá cho.
Cũng cám ơn anh em rất nhiều vẫn luôn yêu thương và tương tác ủng hộ thớt. Xin cám ơn.
hay quá, chủ thớt đây rồi, cám ơn chủ thớt
 
Status
Not open for further replies.
Back
Top