thảo luận [CHI-FI] Nơi dành cho các dân chơi hàng tàu chất lượng cao

MH750 tai đi kèm đt sony ấy
Sony hồi đó mình chơi từ con in ear iem, portable headphone, fullsize headphone, đắt rẻ đều không ưng bất cứ con nào. Nên thấy Sony là mình né rồi.


//Tưởng nói con RHA MA750
 
Sony hồi đó mình chơi từ con in ear iem, portable headphone, fullsize headphone, đắt rẻ đều không ưng bất cứ con nào. Nên thấy Sony là mình né rồi.


//Tưởng nói con RHA MA750
Thật sự thì em đọc review của bác mô tả nó chẳng giống gì con tai em được nghe cả. Nếu bác lục thread thì em đã so 3 con mh750 bl03 và ssr từ rất lâu rồi.
Con bl03 mà bác bảo trong, chi tiết thì em cũng chẳng biết nói gì. Độ chi tiết của nó chỉ ngang mấy tai OEM kèm điện thoại thôi. Và tiếng nó cũng chẳng mỏng.
Ngược lại con SSR là 1 con tiếng rất mỏng thì bác lại bảo dày không hiểu bác có lầm SSR với SSP không nữa ...
 
Last edited:
Thật sự thì em đọc review của bác mô tả nó chẳng giống gì con tai em được nghe cả. Nếu bác lục thread thì em đã so 3 con mh750 bl03 và ssr từ rất lâu rồi.
Con bl03 mà bác bảo trong, chi tiết thì em cũng chẳng biết nói gì. Độ chi tiết của nó chỉ ngang mấy tai OEM kèm điện thoại thôi. Và tiếng nó cũng chẳng mỏng.
Ngược lại con SSR là 1 con tiếng rất mỏng thì bác lại bảo dày không hiểu bác có lầm SSR với SSP không nữa ...

Có thể cách hiểu dày mỏng khác nhau. Đôi khi có nhưng người thấy âm ấm tí lại cho là dày âm. Với mình không hiểu như vậy. Dày hay mỏng với mình là âm thanh của nhạc cụ hay giọng hát hay bất cứ âm thanh nào tái tạo nên nghe nó có độ dày, chứ không phải mỏng đanh 1 nhát. Những âm thanh test độ dày âm tốt là những âm thanh phức tạp, nhiều họa âm, thường từ các nhạc cụ như piano, đặc thù âm giai piano dày do búa nó gõ và chùm dây chứ không phải chỉ 1 dây. Violin test tốt do đặc dù cần kéo đàn violon cấu tạo từ 1 chùm cước, nên âm giai nó lên là thứ âm harmony, có độ dày. Tai nghe nào mỏng thì các âm giai này sẽ nghe rất như thể từ 1 dây. Với cách hiểu trên thì cũng có những nhạc cụ khó test chất âm dày, ví dụ guitar acoustic. Âm giai nó lên đanh và mỏng do chỉ có 1 dây tạo dao động.

Percusion cũng mô tả tốt độ dày âm, ví dụ tiếng symbal do kim loại rung nó có rất nhiều họa âm, riếng snare cũng dày nhờ đôi khi có những thanh kim loại chằng mặt dưới bề mặt trống snare. Tiếng saxophone khá dầy nhờ vibration của không khí trong ống dẫn âm của kèn. Giọng hát của 1 số ca sĩ cũng khá dày so với các ca sĩ khác.

Với mình đó là dày - mỏng của âm, và hệ thống tái tạo âm thanh tái tạo âm mỏng hay dày cũng là đánh giá dựa trên những thứ này.


Mà Moondrop SSR hay SSP mình thấy same nhau, đã nghe thử rất kĩ, chỉ khác là SSP tune dải trầm mạnh hơn. SSR nghe thiếu low, low mid cũng hụt, nghe tổng thể sáng hoàn toàn, phải chăng nhiều người nhận biết như thế là mỏng? Còn SSP trầm nhiều hơn thì cho là dày? Với mình không phải thế. 2 con này bản chất cùng 1 chất âm tune lại balance mà thôi, âm dày như nhau. Balance nó có cách đánh giá khác. Ở dải mid thì nó là tiếng sáng hay tối là chéo về treble hoặc về bass, hoặc giòn là hình chữ ^, hoặc V shape..
 
Last edited:
Có thể cách hiểu dày mỏng khác nhau. Đôi khi có nhưng người thấy âm ấm tí lại cho là dày âm. Với mình không hiểu như vậy. Dày hay mỏng với mình là âm thanh của nhạc cụ hay giọng hát hay bất cứ âm thanh nào tái tạo nên nghe nó có độ dày, chứ không phải mỏng đanh 1 nhát. Những âm thanh test độ dày âm tốt là những âm thanh phức tạp, nhiều họa âm, thường từ các nhạc cụ như piano, đặc thù âm giai piano dày do búa nó gõ và chùm dây chứ không phải chỉ 1 dây. Violin test tốt do đặc dù cần kéo đàn violon cấu tạo từ 1 chùm cước, nên âm giai nó lên là thứ âm harmony, có độ dày. Tai nghe nào mỏng thì các âm giai này sẽ nghe rất như thể từ 1 dây. Với cách hiểu trên thì cũng có những nhạc cụ khó test chất âm dày, ví dụ guitar acoustic. Âm giai nó lên đanh và mỏng do chỉ có 1 dây tạo dao động.

Percusion cũng mô tả tốt độ dày âm, ví dụ tiếng symbal do kim loại rung nó có rất nhiều họa âm, riếng snare cũng dày nhờ đôi khi có những thanh kim loại chằng mặt dưới bề mặt trống snare. Tiếng saxophone khá dầy nhờ vibration của không khí trong ống dẫn âm của kèn. Giọng hát của 1 số ca sĩ cũng khá dày so với các ca sĩ khác.

Với mình đó là dày - mỏng của âm, và hệ thống tái tạo âm thanh tái tạo âm mỏng hay dày cũng là đánh giá dựa trên những thứ này.


Mà Moondrop SSR hay SSP mình thấy same nhau, đã nghe thử rất kĩ, chỉ khác là SSP tune dải trầm mạnh hơn.
Em thấy bác văn vẻ dài mệt quá mà viết dài đâm ra viết bậy mẹ nó rồi.
  • Thứ nhất là chuyện cảm âm dày hay mỏng nó phụ thuộc vào cả tune lẫn harmonic chẳng ai tách 2 cái đó ra cả. Bác trên cùng nhạc cụ chơi note C2 với C6 rồi lọc harmonic đi xem note nào dày hơn.
  • Thứ hai chẳng có thứ nhạc cụ quái nào mà nó không có hài âm (harmony) cả. Sự khác nhau của âm các loại nhạc cụ là do các hài âm nó khác nhau. Bác búng nốt trầm trên cây guitar xem nó có rền lên không mà bảo đanh 1 nhát, mà dây nó có 1 phần gồm lõi với phần bọc giống dây violin nhé.
Chưa kể cái làm âm dày hay mỏng nếu hiểu theo cách nhìn từ harmonic của bác thì cái ảnh hưởng lớn nhất là do cái tần số fundamental chứ không phải harmonic.
- Thứ 3 nhìn từ góc độ tái tạo âm thì 1 cái transducer (thiết bị tái tạo âm) nó phải trung thực nhất nghĩa là nó éo được có Harmonic. 1 thiết bị mà có harmonic tới nỗi nó làm cho âm dày lên rõ ràng thì nó chỉ xứng bỏ vào sọt rác thôi. Bác nghĩ sao nếu âm cái violin nó bị hài âm thành viola?
Vì vậy cái lí luận của bác nó chỉ để chống chế thôi. Sai thì nó éo sai nhung chả ai làm như bác cả.
 
Em thấy bác văn vẻ dài mệt quá mà viết dài đâm ra viết bậy mẹ nó rồi.
  • Thứ nhất là chuyện cảm âm dày hay mỏng nó phụ thuộc vào cả tune lẫn harmonic chẳng ai tách 2 cái đó ra cả. Bác trên cùng nhạc cụ chơi note C2 với C6 rồi lọc harmonic đi xem note nào dày hơn.
  • Thứ hai chẳng có thứ nhạc cụ quái nào mà nó không có hài âm (harmony) cả. Sự khác nhau của âm các loại nhạc cụ là do các hài âm nó khác nhau. Bác búng nốt trầm trên cây guitar xem nó có rền lên không mà bảo đanh 1 nhát, mà dây nó có 1 phần gồm lõi với phần bọc giống dây violin nhé.
Chưa kể cái làm âm dày hay mỏng nếu hiểu theo cách nhìn từ harmonic của bác thì cái ảnh hưởng lớn nhất là do cái tần số fundamental chứ không phải harmonic.
- Thứ 3 nhìn từ góc độ tái tạo âm thì 1 cái transducer (thiết bị tái tạo âm) nó phải trung thực nhất nghĩa là nó éo được có Harmonic. 1 thiết bị mà có harmonic tới nỗi nó làm cho âm dày lên rõ ràng thì nó chỉ xứng bỏ vào sọt rác thôi. Bác nghĩ sao nếu âm cái violin nó bị hài âm thành viola?
Vì vậy cái lí luận của bác nó chỉ để chống chế thôi. Sai thì nó éo sai nhung chả ai làm như bác cả.


Bác thấy mình nói đến harmony bác lại nghĩ đến cái họa âm thực ra không phải.

Bác không thích dài mình ngắn gọn cho bác hiểu.

Bác lấy cái guitar ra, gõ 1 dây bất kì, ví dụ dây mì. Đương nhiên nó có họa âm, bác khỏi phải nói mình biết, mình vốn dân vật lý. Nhưng nghe tiếng vẫn còn mỏng. Bác lấy 2 cái guitar ra, gõ cùng dây, dù vẫn là nốt nhạc đấy, nhưng khi 2 dây cùng kêu 1 lúc, tiếng đã khác. NẾu mang 3 dây cùng gảy 1 lúc, tiếng lại khác nưã. Cái harmony mình nói không phải họa âm mà là âm thanh phát ra từ nhiều dao động cùng loại.

Guitar nó đương nhiên vẫn có họa âm, nhưng trong các loại nhạc cụ, âm giai nó vẫn là mỏng. Piano nó dày hơn vì nó là búa gõ vào 1 chùm dây. Violin nó dày là nhờ cái cần cứa vào dây là 1 chùm n sợi cước. Nói vậy là bác hiểu cái phạm trù dày mỏng của âm.
 
Bác thấy mình nói đến harmony bác lại nghĩ đến cái họa âm thực ra không phải.

Bác không thích dài mình ngắn gọn cho bác hiểu.

Bác lấy cái guitar ra, gõ 1 dây bất kì, ví dụ dây mì. Đương nhiên nó có họa âm, bác khỏi phải nói mình biết, mình vốn dân vật lý. Nhưng nghe tiếng vẫn còn mỏng. Bác lấy 2 cái guitar ra, gõ cùng dây, dù vẫn là nốt nhạc đấy, nhưng khi 2 dây cùng kêu 1 lúc, tiếng đã khác. NẾu mang 3 dây cùng gảy 1 lúc, tiếng lại khác nưã. Cái harmony mình nói không phải họa âm mà là âm thanh phát ra từ nhiều dao động cùng loại.

Guitar nó đương nhiên vẫn có họa âm, nhưng trong các loại nhạc cụ, âm giai nó vẫn là mỏng. Piano nó dày hơn vì nó là búa gõ vào 1 chùm dây. Violin nó dày là nhờ cái cần cứa vào dây là 1 chùm n sợi cước. Nói vậy là bác hiểu cái phạm trù dày mỏng của âm.
Nghe thím mô tả như hiện tượng cộng hưởng (resonance) ấy
 
Bác thấy mình nói đến harmony bác lại nghĩ đến cái họa âm thực ra không phải.

Bác không thích dài mình ngắn gọn cho bác hiểu.

Bác lấy cái guitar ra, gõ 1 dây bất kì, ví dụ dây mì. Đương nhiên nó có họa âm, bác khỏi phải nói mình biết, mình vốn dân vật lý. Nhưng nghe tiếng vẫn còn mỏng. Bác lấy 2 cái guitar ra, gõ cùng dây, dù vẫn là nốt nhạc đấy, nhưng khi 2 dây cùng kêu 1 lúc, tiếng đã khác. NẾu mang 3 dây cùng gảy 1 lúc, tiếng lại khác nưã. Cái harmony mình nói không phải họa âm mà là âm thanh phát ra từ nhiều dao động cùng loại.

Guitar nó đương nhiên vẫn có họa âm, nhưng trong các loại nhạc cụ, âm giai nó vẫn là mỏng. Piano nó dày hơn vì nó là búa gõ vào 1 chùm dây. Violin nó dày là nhờ cái cần cứa vào dây là 1 chùm n sợi cước. Nói vậy là bác hiểu cái phạm trù dày mỏng của âm.
Bác xưng dân vật lí càng nói càng sai. Chuyện nhiều nhạc cụ nó chơi cùng 1 note cái đó là cộng hưởng resonance nó làm âm lớn lên nó éo phải là harmony nhé, bác có cầm 10 cây violin kéo thì nó cũng éo ra được âm cây cello. Còn bác tự đẻ ra định nghĩa thì em thua.
Cái thứ 2 âm khác nhau không chỉ do cấu tạo dây mà còn do cấu tạo buồng âm. Cọng dây cấu tạo nó gồm nhiều sợi đan lại là để đảm bảo cơ tính chứ nếu cọng dây đan đó nó thay bằng 1 cọng dây đơn cơ tính giống thì âm nó vẫn sẽ như vậy nhé.
 
Nghe thím mô tả như hiện tượng cộng hưởng (resonance) ấy


Cộng hưởng thì cũng đúng mà cũng không đúng về bản chất vật lý của nó. Cộng hưởng nói cho đúng là hiện tượng kết hợp của sóng và sóng phản xạ làm tăng cường mạnh lên ở 1 tần số hoặc 1 vùng tần số. Còn 2 dây kêu cùng nhau thì nó đơn giản là cùng kêu thôi. Nhưng nó cho cảm nhận khác hẳn về âm giai.
 
Bác xưng dân vật lí càng nói càng sai. Chuyện nhiều nhạc cụ nó chơi cùng 1 note cái đó là cộng hưởng resonance nó làm âm lớn lên nó éo phải là harmony nhé bác có cầm 10 cây violin kéo thì nó cũng éo ra được âm cây cello. Còn bác tự đẻ ra định nghĩa thì em thua.
Cái thứ 2 âm khác nhau không chỉ do cấu tạo dây mà còn do cấu tạo buồng âm. Cọng dây cấu tạo nó gồm nhiều sợi đan lại là để đảm bảo cơ tính chứ nếu cọng dây đan đó nó thay bằng 1 cọng dây đơn cơ tính giống thì âm nó vẫn sẽ như vậy nhé.


Mình có chỗ nào nói là 10 cây violin cùng kéo thì ra âm cây cello mà bác xin thua nhỉ? Bác hơi căng thẳng thì phải.

Ở đây mình phân tích về độ dày của âm. Để cắt nghĩa nó, mình ví dụ cho bác ví dụ thế nào là âm dày, thế nào là âm mỏng.

Tại sao cái âm ghitar acousic nghe lại mỏng? Tại sao piano nốt nhạc của nó lên nghe lại dày, vấn đề không phải số họa âm. Cũng không hoàn toàn là cộng hưởng. Cộng hưởng là cái âm đó từ cái dây phát ra kết hợp với âm phản xạ bên trong thùng đàn, nó là hộp cộng hưởng và giúp âm thanh phát ra đã được cộng hưởng lên đúng với âm giai mà người ta muốn ở nhạc cụ.

Bác tự nhét chữ vào mồm mình 1 thứ vớ vẩn để thấy toàn bộ những gì mình nói là vớ vẩn?
 
@TThach Cái hiệu ứng harmony (hay harmonious) bác nói là effect của even-order harmonics (hài âm bậc chẵn) - và để miêu tả dễ nhất thì là "âm dày", âm kiểu tube amp. Vấn đề là khi so sánh transducers (ở đây là mấy con IEM) thì input là một cái sóng (đã bao gồm mọi harmonic content được ghi trong bản thu), nếu output (thứ bác nghe) của một tai nghe có cảm giác harmonious một con tai nghe khác thì đấy là do:
1. Tuning - được phản ánh qua frequency response graph (hoặc CSD). Điều này ko đúng với case của SSR - nếu đem so với BL-03.
2. Harmonic distortion - cho 1 cái sine wave ở 1000Hz thì sẽ xuất hiện amplitude nhỏ hơn nhiều ở các harmonics của 1000Hz. Điều này ko được coi là chuyện tốt ở transducers.

Còn chuyện hộp âm của guitar thì nó hoạt động dựa trên resonance, và mục đích chính của nó là để đẩy được nhiều không khí (amplitude) hơn so với chỉ rung dây. Và hộp đàn cũng có natural resonance frequency của mình, là cách để tô màu âm, thấp hơn thì tạo cảm giác ấm hơn (do fundamental hay low-order harmonics trội hơn).

nó là hộp cộng hưởng và giúp âm thanh phát ra đã được cộng hưởng lên đúng với âm giai mà người ta muốn ở nhạc cụ.
Vậy nên cái này là sai về mặt bản chất của thiết kế nhạc cụ rồi bác ạ. Hộp cộng hưởng ko thể thay đổi cao độ (pitch) của một note.
 
@TThach Cái hiệu ứng harmony (hay harmonious) bác nói là effect của even-order harmonics (hài âm bậc chẵn) - và để miêu tả dễ nhất thì là "âm dày", âm kiểu tube amp. Vấn đề là khi so sánh transducers (ở đây là mấy con IEM) thì input là một cái sóng (đã bao gồm mọi harmonic content được ghi trong bản thu), nếu output (thứ bác nghe) của một tai nghe có cảm giác harmonious một con tai nghe khác thì đấy là do:
1. Tuning - được phản ánh qua frequency response graph (hoặc CSD). Điều này ko đúng với case của SSR - nếu đem so với BL-03.
2. Harmonic distortion - cho 1 cái sine wave ở 1000Hz thì sẽ xuất hiện amplitude nhỏ hơn nhiều ở các harmonics của 1000Hz. Điều này ko được coi là chuyện tốt ở transducers.

Còn chuyện hộp âm của guitar thì nó hoạt động dựa trên resonance, và mục đích chính của nó là để đẩy được nhiều không khí (amplitude) hơn so với chỉ rung dây. Và hộp đàn cũng có natural resonance frequency của mình, là cách để tô màu âm, thấp hơn thì tạo cảm giác ấm hơn (do fundamental hay low-order harmonics trội hơn).


Vậy nên cái này là sai về mặt bản chất của thiết kế nhạc cụ rồi bác ạ. Hộp cộng hưởng ko thể thay đổi cao độ (pitch) của một note.


Đoạn bôi đậm mình nói trước nhé. Không rõ các bác đọc và hiểu sai như thế nào rồi phản biện lại cái điều mà các bác hiểu lầm.

Mình đâu có nói hộp cộng hưởng thay đổi cao độ (pitch) của 1 nốt bác nhỉ?

Trước khi thảo luận với bác tiếp tục thì phải đảm bảo cả 2 cùng nói về 1 thứ đã.

Còn khi bác không hiểu đúng điều mình nói và đi phản biện lại cái không đúng đó thì bác có thêm hay mình có giải thích cũng đâu ý nghĩa gì.
 
Trước khi tiếp tục nói về chất âm của con SSR với BL-03 dày mỏng thì cùng hiểu khái niệm dày mỏng như mình mô tả bên trên đã.

Còn nếu hiểu dày mỏng là low mid nhiều, bass nhiều là dày, ít là mỏng thì thôi vì mình không hiểu theo cách đó. :D

Mình test dày mỏng âm bật các track piano, violin lên và theo dõi cái tính chất dày mỏng như mô tả bên trên là thấy thôi và cảm nhận nó cũng rất dễ. Có những con tai nghe, loa.. chơi lên tiếng piano và violin mỏng tang và thường nó sẽ đanh hoặc rất ngọt kiểu over saturated, cũng có những con chơi lên nghe tiếng dày, thường những con tiếng dày nghe tự nhiên hơn và hợp gu mình hơn.

SSR nghe thì thiếu low mid và thiếu low nói chung, nhưng được cái mid có độ dày dặn tốt và high khá nên nghe piano ổn, tiếng ngọt và tách tốt, nghe violin thì rất đã, âm violin hiện lên dày, đầy năng lượng và ngọt, đúng kiểu rền rĩ. Chính mình cũng tự bị thuốc khi test với track Ziguenerweisen - Sarasate do Itzhak Perlman thể hiện.

Tuy nhiên tổng thể SSR vẫn quá sáng, EQ mình high-shelf tức giảm toàn bộ dải high đi 1.5db, kích trầm lên 1 db nghe gọi là tương đối.
 
Có thím nào dùng con Hidizs S9 chưa, thấy review bảo overheat không biết nghe lâu có sao không :D

Gửi từ Xiaomi M2007J3SG bằng vozFApp
 
Mà tiện nhắc lại vụ kéo và âm lượng.

Rõ ràng thông số độ nhạy và trở kháng quyết định đến mức độ kêu to hay nhỏ và dễ kéo hay không. Theo đó nhạy càng cao, đồng thời trở càng thấp thì càng kêu to.

Vậy mà con Moondrop SSR này trở thì thấp hơn, nhạy thì cao hơn con BL-03 mà BL-03 chỉ cần volume mức 6 7 là ok, trong khi con SSR mình cắm phone phải bật mức 9.

Nghĩa là làm sao nhỉ?
 
Trước khi tiếp tục nói về chất âm của con SSR với BL-03 dày mỏng thì cùng hiểu khái niệm dày mỏng như mình mô tả bên trên đã.

Còn nếu hiểu dày mỏng là low mid nhiều, bass nhiều là dày, ít là mỏng thì thôi vì mình không hiểu theo cách đó. :D

Mình test dày mỏng âm bật các track piano, violin lên và theo dõi cái tính chất dày mỏng như mô tả bên trên là thấy thôi và cảm nhận nó cũng rất dễ. Có những con tai nghe, loa.. chơi lên tiếng piano và violin mỏng tang và thường nó sẽ đanh hoặc rất ngọt kiểu over saturated, cũng có những con chơi lên nghe tiếng dày, thường những con tiếng dày nghe tự nhiên hơn và hợp gu mình hơn.

SSR nghe thì thiếu low mid và thiếu low nói chung, nhưng được cái mid có độ dày dặn tốt và high khá nên nghe piano ổn, tiếng ngọt và tách tốt, nghe violin thì rất đã, âm violin hiện lên dày, đầy năng lượng và ngọt, đúng kiểu rền rĩ. Chính mình cũng tự bị thuốc khi test với track Ziguenweisen - Sarasate do Itzhak Perlman thể hiện.

Tuy nhiên tổng thể SSR vẫn quá sáng, EQ mình high-shelf tức giảm toàn bộ dải high đi 1.5db, kích trầm lên 1 db nghe gọi là tương đối.
Bác có chắc 2 con loa tai nghe mà bác nói có cùng frequency response ko? Nếu nó không giống thì sao bác biết là frequency response của loa/tai nghe nó khômg ảnh hưởng tới cảm nhận âm của bác. Câu trên bác đá câu dưới vậy.
Mình có chỗ nào nói là 10 cây violin cùng kéo thì ra âm cây cello mà bác xin thua nhỉ? Bác hơi căng thẳng thì phải.

Ở đây mình phân tích về độ dày của âm. Để cắt nghĩa nó, mình ví dụ cho bác ví dụ thế nào là âm dày, thế nào là âm mỏng.

Tại sao cái âm ghitar acousic nghe lại mỏng? Tại sao piano nốt nhạc của nó lên nghe lại dày, vấn đề không phải số họa âm. Cũng không hoàn toàn là cộng hưởng. Cộng hưởng là cái âm đó từ cái dây phát ra kết hợp với âm phản xạ bên trong thùng đàn, nó là hộp cộng hưởng và giúp âm thanh phát ra đã được cộng hưởng lên đúng với âm giai mà người ta muốn ở nhạc cụ.

Bác tự nhét chữ vào mồm mình 1 thứ vớ vẩn để thấy toàn bộ những gì mình nói là vớ vẩn?
Bác thấy mình nói đến harmony bác lại nghĩ đến cái họa âm thực ra không phải
Bác lấy cái guitar ra, gõ 1 dây bất kì, ví dụ dây mì. Đương nhiên nó có họa âm, bác khỏi phải nói mình biết, mình vốn dân vật lý. Nhưng nghe tiếng vẫn còn mỏng. Bác lấy 2 cái guitar ra, gõ cùng dây, dù vẫn là nốt nhạc đấy, nhưng khi 2 dây cùng kêu 1 lúc, tiếng đã khác. NẾu mang 3 dây cùng gảy 1 lúc, tiếng lại khác nưã. Cái harmony mình nói không phải họa âm mà là âm thanh phát ra từ nhiều dao động cùng loại.
Chẳng phải bác nói 3 cây guitar chơi cùng 1 note thì note đó dày lên à. Và âm violin nó mỏng hơn viola vậy theo logic bác thì 10 cây volin chơi cùng 1 note có dày như cây viola không?
Bác đang lầm lẫn(hoặc đánh tráo khái niệm) 3 cọng dây của cây piano nó không hề cùng tần số mà được tune khác nhau chút để tăng độ ngân, và về bản chất thì nó chả liên quan gì việc cọng dây violin nó được bện từ nhiều cọng dây nhỏ lại cả.
 
Đoạn bôi đậm mình nói trước nhé. Không rõ các bác đọc và hiểu sai như thế nào rồi phản biện lại cái điều mà các bác hiểu lầm.

Mình đâu có nói hộp cộng hưởng thay đổi cao độ (pitch) của 1 nốt bác nhỉ?

Trước khi thảo luận với bác tiếp tục thì phải đảm bảo cả 2 cùng nói về 1 thứ đã.

Còn khi bác không hiểu đúng điều mình nói và đi phản biện lại cái không đúng đó thì bác có thêm hay mình có giải thích cũng đâu ý nghĩa gì.
Bác check lại đoạn này bác viết nhé
nó là hộp cộng hưởng và giúp âm thanh phát ra đã được cộng hưởng lên đúng với âm giai mà người ta muốn ở nhạc cụ.
Vậy định nghĩa về "âm giai" (scale) của bác là như nào ạ? Và nếu ko liên quan đến cao độ (pitch) thì nó là gì?
Như bác nói thì "âm thanh" được "cộng hưởng lên" (em hiểu là "thay đổi" có sai ko ạ?) cho đúng với "âm giai" - thì để cho 2 bên rõ ràng hơn, tính chất gì của "âm thanh" được thay đổi ở đây theo bác?
 
Bác có chắc 2 con loa tai nghe mà bác nói có cùng frequency response ko? Nếu nó không giống thì sao bác biết là frequency response của loa/tai nghe nó khômg ảnh hưởng tới cảm nhận âm của bác. Câu trên bác đá câu dưới vậy.


Chẳng phải bác nói 3 cây guitar chơi cùng 1 note thì note đó dày lên à. Và âm violin nó mỏng hơn viola vậy theo logic bác thì 10 cây volin chơi cùng 1 note có dày như cây viola không?
Bác đang lầm lẫn(hoặc đánh tráo khái niệm) 3 cọng dây của cây piano nó không hề cùng tần số mà được tune khác nhau chút để tăng độ ngân, và về bản chất thì nó chả liên quan gì việc cọng dây violin nó được bện từ nhiều cọng dây nhỏ lại cả.đô


Mình thấy bác với mình càng nói nó càng đi lung tung. Mình cứ phải chạy theo.

_ Mình cắt nghĩa cái feeling dày / mỏng về âm sắc. Xin phép từ nay dùng từ chính xác là âm sắc. Âm sắc là thứ làm nên cảm nhận khác nhau giữa các nhạc cụ, kể cả khi chúng chơi cùng 1 nốt nhạc.

Âm dày dặn nhờ nó được vang lên bởi nhiều dây, và tạo ra âm sắc rất đa dạng. Chứ không phải chỉ có họa âm. Bác nào nghĩ họa âm tạo ra âm sắc là hoàn toàn sai lầm. Nếu chỉ có họa âm thì thử tự tổ hợp bằng cách bật pure sine 440Hz trộn với 880Hz và tiếp tục các họa âm bậc 3 4 lại xem có ra âm sắc của nốt La trên đàn piano, hay nốt La của Violin không?


_ Piano âm sắc nó rất dày nhờ nó được phát tiếng bởi nhiều sợi dây, đương nhiên nó có thể không cùng pitch nhưng độ chênh pitch của nó ở mức rất nhỏ. Bác nào am hiểu cân chỉnh đàn piano sẽ hiểu cái mức rất nhỏ này là thế nào, và nó tạo ra âm sắc dày dặn của tiếng đàn piano nhờ nó có nhiều dây, thử bỏ 1 trong các dây đi kêu khác liền.

_ Hiện tượng trên cũng không phải cộng hưởng nhé. Nên nhớ hiện tượng cộng hưởng trong vật lý là sự kết hợp sóng làm cho biên độ dao động của 1 sóng được tăng lên bất thường, chứ không phải việc cùng kêu. Nếu có sóng ví dụ 100Hz, dao động biên độ A, nhờ cộng hưởng nó thành 4A hoặc 8A đó là cộng hưởng. Chứ nếu đặt cạnh nó 1 sóng 100Hz biên độ A, ta chỉ nghe thấy 2 sóng biên độ A cùng kêu thì nó hoàn toàn không phải cộng hưởng. Và như đã phân tích, hiện tượng cộng hưởng xảy ra trong thùng đàn, giúp boost 1 phần ở các dải tần cụ thể tùy theo nhạc cụ, phần lớn là boost các tần số thấp lên nhờ đó âm sắc nghe cân bằng hơn mà không bị thiếu trầm.


Còn bác nói cái gì mà chơi 10 cái violin ra 1 cái viola, mình chẳng nói thế và cũng không hiểu bác tự lôi ra ví dụ vậy tự bác bỏ là có ý nghĩa gì.

Bác cũng không hiểu gì về độ ngân (Sustain) của đàn. NGân chỉ đơn giản là dao động nó vẫn duy trì mà không bị dập tắt mà thôi.
 
Back
Top