thảo luận Những cuốn sách gây khó hiểu nhất mọi thời đại

Muốn lên phải xuống, muốn tự do phải ràng buộc. Anh muốn nhận được tự do như Nietzche, anh phải ràng buộc mình trong luân lý của Kant.

Anh chưa có được thế giới quan và phương pháp luận như một người hiện sinh, nên anh đọc văn của nó hơi khó hiểu (Có nhiều người lại ngược lại, vì đọc văn nhiều nên hình thành thế giới quan, lúc này mới tìm hiểu triết học, triết học lúc này cung cấp bộ công cụ (phương pháp luận) để tư duy xa hơn).

Có một cách mang tính mì ăn liền hơn là xem những bài luận, review về cuốn sách anh đọc, tư tưởng anh tìm hiểu, với ngôn ngữ dễ hiểu và mang tính khái quát hơn, giúp anh đặt những viên gạch đầu tiên dễ dàng hơn. Tuy nhiên, khá nguy hiểm là vì anh nhìn bằng lăng kính của người khác, kiến thức anh lúc này là kiến thức phái sinh, ko phải tự mình suy nghiệm, nên dễ sa đà vào các thiên kiến <điển hình ở voz này là đống rồ Tàu, rồ Mẽo, rồ Ngố, Rồ Hàn, họ quá mềm yếu để tự mình đứng nên phải dựa dẫm vào các biểu tượng>. Nên tự mỗ, ko khuyến khích mọi người áp dụng cách này.

Tuỳ vào khả năng và mong muốn để anh xây dựng con đường cho lối tư duy của mình.
 
Tập sách mà tôi yêu thích, tôi cho là cũng khó nhằn.
 

Attachments

  • 20210327_111925.jpg
    20210327_111925.jpg
    516.8 KB · Views: 220
Tôi đọc lâu rồi. Không nhớ lẫn ấn tượng gì, chỉ nhớ main được chúa buff sức mạnh với nội dung na ná tiên hiệp tàu. Nói chung không muốn đọc lần hai.
Thế thì bác đọc không kỹ rồi nên mới k có ấn tượng và hiểu sai về cốt truyện.
 
Tập sách mà tôi yêu thích, tôi cho là cũng khó nhằn.
Theo chút ít hiểu biết của mỗ. Thì để hiểu được các tập sách của anh thì phải đọc rộng hơn, vì mấy cuốn này một dạng tổng hợp nền tảng của một số cuốn khác. Ở Vn các nhà phát hành thường chỉ chú ý và chọn dịch các cuốn nổi tiếng, được đánh giá cao, bỏ qua rất nhiều tiểu luận nhỏ có giá trị cũng cố và mở rộng các luận điểm trên.

Khi quá chú ý đến giá trị mấy cuốn thì rất hay bị bệnh tuyệt đối hóa hay nặng nề hơn là me tây do xây dựng tư duy hời hợt (mỗ ko nói anh TĐL nhé, mỗ nói chung rất nhiều trường hợp như mấy trường hợp rồ Mẽo ở voz này). Để cởi mở tư duy và hiểu được triết lý một cách sâu sắc, phải có trong mình tâm lý hoài nghi điển hình (mang yếu tố critical thinking).

Vì nhận thức của con người là có giới hạn,Tìm hiểu về triết lý và tư tưởng là một trong các loại nghiên cứu khó nhằn nhất, nó mang tính phức (không đơn nhất như các loại hình nghiên cứu khoa học tự nhiên, các mệnh đề nguyên nhân-kết quả, tính trạng thái của các sự vật sự việc, được trực quan rất chính xác), con người thương sa đà vào lối mòn tư duy (là lối tư duy dựa trên những hiểu biết hiện tại, mô tả và giải thích các mệnh đề mới bằng các hiểu biết hiện tại. Đây là lối tư duy xuất phát từ phái duy lý, khi coi thường tất cả các phạm trù không giải thích, trực quan được bằng duy lý. Sự tôn sùng thái quá Khoa học (khoa học theo nghĩa hiện đại), và áp dụng cách tư duy theo kiểu "nghiên cứu khoa học tự nhiên" cho các loại hình triết lý, tư tưởng.

Vài điều lạm bàn với anh vì mỗ thấy rất phấn khởi khi mọi người quan tâm tới việc xây dựng thế giới quan và phương pháp luận. Tuy nhiên, kẻ hiểu biết nửa vời còn nguy hiểm hơn nhiều lần kẻ ko biết.
 
Thứ khó hiểu nhất ư? Tất nhiên là đoạn kinh do Thế Gian Giải, Thiên Nhân Sư thuyết bên dưới:


Trung Bộ Kinh (Kinh 115, Bahudhatuka Sutta) chép (tóm tắt):
Ngài A Nan Ðà bạch Phật:

-- Bạch Thế Tôn! Cho đến mức độ nào là vừa đủ để nói: "Vị Tỳ Kheo thiện xảo về duyên khởi".

-- Ở đây này A Nan Ðà, vị Tỳ Kheo nên biết như sau:

Nếu cái này có, cái kia có, do cái này sanh, cái kia sanh, nếu cái này không có, cái kia không có, do cái này diệt, cái kia diệt, tức là Vô minh duyên Hành, Hành duyên Thức, Thức duyên Danh Sắc, Danh Sắc duyên Lục Nhập, Lục Nhập duyên Xúc, Xúc duyên Thọ, Thọ duyên Ái, Ái duyên Thủ, Thủ duyên Hữu, Hữu duyên Sanh, do duyên Sanh, Lão, Tử, Sầu, Bi, Khổ, Ưu, Não sanh khởi.

Như vậy, này A Nan Ðà là sự tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này. Nhưng do diệt trừ, sự diệt trừ, sự ly dục hoàn toàn của chính Vô Minh này, các Hành diệt, do các Hành diệt Danh Sắc diệt. Do Danh Sắc diệt Lục nhập diệt. Do Lục nhập diệt Xúc diệt. Do Xúc diệt Thọ diệt. Do Thọ diệt Ái diệt. Do Ái diệt Thủ diệt. Do Thủ diệt Hữu diệt. Do Hữu diệt Sanh diệt. Do Sanh diệt Lão, Tử, Sầu, Bi, Khổ, Ưu, Não đoạn diệt. Như vậy là đoạn diệt hoàn toàn của khổ uẩn này. Cho đến như vậy này A Nan Ðà là vừa đủ để nói vị Tỳ Kheo thiện xảo về Duyên khởi.
 
Thứ khó hiểu nhất ư? Tất nhiên là đoạn kinh do Thế Gian Giải, Thiên Nhân Sư thuyết bên dưới:


Trung Bộ Kinh (Kinh 115, Bahudhatuka Sutta) chép (tóm tắt):
Ngài A Nan Ðà bạch Phật:

-- Bạch Thế Tôn! Cho đến mức độ nào là vừa đủ để nói: "Vị Tỳ Kheo thiện xảo về duyên khởi".

-- Ở đây này A Nan Ðà, vị Tỳ Kheo nên biết như sau:

Nếu cái này có, cái kia có, do cái này sanh, cái kia sanh, nếu cái này không có, cái kia không có, do cái này diệt, cái kia diệt, tức là Vô minh duyên Hành, Hành duyên Thức, Thức duyên Danh Sắc, Danh Sắc duyên Lục Nhập, Lục Nhập duyên Xúc, Xúc duyên Thọ, Thọ duyên Ái, Ái duyên Thủ, Thủ duyên Hữu, Hữu duyên Sanh, do duyên Sanh, Lão, Tử, Sầu, Bi, Khổ, Ưu, Não sanh khởi.

Như vậy, này A Nan Ðà là sự tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này. Nhưng do diệt trừ, sự diệt trừ, sự ly dục hoàn toàn của chính Vô Minh này, các Hành diệt, do các Hành diệt Danh Sắc diệt. Do Danh Sắc diệt Lục nhập diệt. Do Lục nhập diệt Xúc diệt. Do Xúc diệt Thọ diệt. Do Thọ diệt Ái diệt. Do Ái diệt Thủ diệt. Do Thủ diệt Hữu diệt. Do Hữu diệt Sanh diệt. Do Sanh diệt Lão, Tử, Sầu, Bi, Khổ, Ưu, Não đoạn diệt. Như vậy là đoạn diệt hoàn toàn của khổ uẩn này. Cho đến như vậy này A Nan Ðà là vừa đủ để nói vị Tỳ Kheo thiện xảo về Duyên khởi.
Ủa em hỏi khí không phải chứ bản dịch có được xác nhận là chính xác không nhỉ?
Sao em đau đầu quá :shame:
 
Thứ khó hiểu nhất ư? Tất nhiên là đoạn kinh do Thế Gian Giải, Thiên Nhân Sư thuyết bên dưới:


Trung Bộ Kinh (Kinh 115, Bahudhatuka Sutta) chép (tóm tắt):
Ngài A Nan Ðà bạch Phật:

-- Bạch Thế Tôn! Cho đến mức độ nào là vừa đủ để nói: "Vị Tỳ Kheo thiện xảo về duyên khởi".

-- Ở đây này A Nan Ðà, vị Tỳ Kheo nên biết như sau:

Nếu cái này có, cái kia có, do cái này sanh, cái kia sanh, nếu cái này không có, cái kia không có, do cái này diệt, cái kia diệt, tức là Vô minh duyên Hành, Hành duyên Thức, Thức duyên Danh Sắc, Danh Sắc duyên Lục Nhập, Lục Nhập duyên Xúc, Xúc duyên Thọ, Thọ duyên Ái, Ái duyên Thủ, Thủ duyên Hữu, Hữu duyên Sanh, do duyên Sanh, Lão, Tử, Sầu, Bi, Khổ, Ưu, Não sanh khởi.

Như vậy, này A Nan Ðà là sự tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này. Nhưng do diệt trừ, sự diệt trừ, sự ly dục hoàn toàn của chính Vô Minh này, các Hành diệt, do các Hành diệt Danh Sắc diệt. Do Danh Sắc diệt Lục nhập diệt. Do Lục nhập diệt Xúc diệt. Do Xúc diệt Thọ diệt. Do Thọ diệt Ái diệt. Do Ái diệt Thủ diệt. Do Thủ diệt Hữu diệt. Do Hữu diệt Sanh diệt. Do Sanh diệt Lão, Tử, Sầu, Bi, Khổ, Ưu, Não đoạn diệt. Như vậy là đoạn diệt hoàn toàn của khổ uẩn này. Cho đến như vậy này A Nan Ðà là vừa đủ để nói vị Tỳ Kheo thiện xảo về Duyên khởi
Đoạn kinh này mình thấy rất có lý. Theo như mình hiểu thì nó nói về căn nguyên của nỗi khổ theo hiệu ứng cánh bướm. Bắt đầu từ sự thiếu hiểu biết (vô minh) dẫn đến hành động sai lầm (hành) từ hành động gây ra hậu quả bên ngoài rồi nó tác động đến bên trong rồi sinh ra ham muốn, ái tình, sinh nở và lặp lại vòng tuần hoàn.

Sau đó lật lại vấn đề, nếu có sự hiểu biết thì không hành động sai lầm, nếu diệt trừ hành động sai lầm thì cũng diệt trừ hậu quả của sai lầm và do đó diệt trừ được nỗi khổ. Vị tỳ kheo thiện xảo về duyên khởi tức là người hiểu được hiệu ứng cánh bướm này và có sự nhìn nhận sáng suốt để không gây ra một chuỗi sai lầm và qua đó tránh xa được nỗi khổ.
 
Theo chút ít hiểu biết của mỗ. Thì để hiểu được các tập sách của anh thì phải đọc rộng hơn, vì mấy cuốn này một dạng tổng hợp nền tảng của một số cuốn khác. Ở Vn các nhà phát hành thường chỉ chú ý và chọn dịch các cuốn nổi tiếng, được đánh giá cao, bỏ qua rất nhiều tiểu luận nhỏ có giá trị cũng cố và mở rộng các luận điểm trên.

Khi quá chú ý đến giá trị mấy cuốn thì rất hay bị bệnh tuyệt đối hóa hay nặng nề hơn là me tây do xây dựng tư duy hời hợt (mỗ ko nói anh TĐL nhé, mỗ nói chung rất nhiều trường hợp như mấy trường hợp rồ Mẽo ở voz này). Để cởi mở tư duy và hiểu được triết lý một cách sâu sắc, phải có trong mình tâm lý hoài nghi điển hình (mang yếu tố critical thinking).

Vì nhận thức của con người là có giới hạn,Tìm hiểu về triết lý và tư tưởng là một trong các loại nghiên cứu khó nhằn nhất, nó mang tính phức (không đơn nhất như các loại hình nghiên cứu khoa học tự nhiên, các mệnh đề nguyên nhân-kết quả, tính trạng thái của các sự vật sự việc, được trực quan rất chính xác), con người thương sa đà vào lối mòn tư duy (là lối tư duy dựa trên những hiểu biết hiện tại, mô tả và giải thích các mệnh đề mới bằng các hiểu biết hiện tại. Đây là lối tư duy xuất phát từ phái duy lý, khi coi thường tất cả các phạm trù không giải thích, trực quan được bằng duy lý. Sự tôn sùng thái quá Khoa học (khoa học theo nghĩa hiện đại), và áp dụng cách tư duy theo kiểu "nghiên cứu khoa học tự nhiên" cho các loại hình triết lý, tư tưởng.

Vài điều lạm bàn với anh vì mỗ thấy rất phấn khởi khi mọi người quan tâm tới việc xây dựng thế giới quan và phương pháp luận. Tuy nhiên, kẻ hiểu biết nửa vời còn nguy hiểm hơn nhiều lần kẻ ko biết.
anh Nietzsche đnag nghiên cứu triết học hả, tôi cũng bắt đầu tập tành đọc thử triết học, có gì nhờ anh giảng giải giùm với.
 
Đoạn kinh này mình thấy rất có lý. Theo như mình hiểu thì nó nói về căn nguyên của nỗi khổ theo hiệu ứng cánh bướm. Bắt đầu từ sự thiếu hiểu biết (vô minh) dẫn đến hành động sai lầm (hành) từ hành động gây ra hậu quả bên ngoài rồi nó tác động đến bên trong rồi sinh ra ham muốn, ái tình, sinh nở và lặp lại vòng tuần hoàn.

Sau đó lật lại vấn đề, nếu có sự hiểu biết thì không hành động sai lầm, nếu diệt trừ hành động sai lầm thì cũng diệt trừ hậu quả của sai lầm và do đó diệt trừ được nỗi khổ. Vị tỳ kheo thiện xảo về duyên khởi tức là người hiểu được hiệu ứng cánh bướm này và có sự nhìn nhận sáng suốt để không gây ra một chuỗi sai lầm và qua đó tránh xa được nỗi khổ.
Hồi trước tôi có biết ông bác nghiên cứu kinh phật mấy chục năm rồi, ông bác làm cho tôi một cái bảng về quan hệ nhân quả giống như đưa cho tôi chìa khóa để mở cửa vào đời vào.
 
Cuốn này thực ra không quá khó hiểu mà có 2 vấn đề, nằm ở trình độ người tiếp thu và trình độ người dạy. Nếu người dạy có trình độ và người học tư duy một chút thì thấy nhiều cái rất sát với đời thực và có thể vận dụng được.
K.Marx, một ông Do Thái cực kỳ thông minh mà mấy anh vozer mà dám chê ? Riêng bộ Tư Bản của Marx bọn Tây có thằng đọc gần chục lần để hiểu nó, mấy ông VN được bao nhiêu ông đọc quá 3 lần mà đòi chê kiến thức của Marx.

Chẳng có gì đáng chê cả, có điều nhiều tư tưởng bị hạn chế bởi thời đại, chỉ đúng vào thời điểm đó thôi. Có thể nếu Marx sống ở hiện tại sẽ có những lý thuyết, tư duy mới phù hợp hơn. Đáng nói là ở một số nơi đâu đó, vẫn đem những tư tưởng lỗi thời áp đặt làm kim chỉ nam.
 
Vô minh duyên hành. Hành này gồm: phúc hành, phi phúc hành, bất động hành.
Cho dù là hành động bất thiện (phi phúc hành), hay thiện (phúc hành) thì nó cũng làm duyên cho một chuỗi những yếu tố sau.
Khi Vô minh diệt thì Hành cũng diệt...
Đức Phật và bậc A La Hán là bậc vô tác dù ta thấy họ vẫn đi đứng nằm ngồi, nói năng v.v.
Đoạn kinh trên khó hiểu vì không phải chỉ qua suy luận, suy tư mà phải qua thực chứng trên thân tâm mình. Nếu thực chứng được thì Ko còn nghi ngờ gì nữa, phiền não tiêu tan.
 
Hồi trước tôi có biết ông bác nghiên cứu kinh phật mấy chục năm rồi, ông bác làm cho tôi một cái bảng về quan hệ nhân quả giống như đưa cho tôi chìa khóa để mở cửa vào đời vào.
Bạn nên đối chiếu với Vi Diệu Pháp để tỏ thêm.
 
anh Nietzsche đnag nghiên cứu triết học hả, tôi cũng bắt đầu tập tành đọc thử triết học, có gì nhờ anh giảng giải giùm với.
"do or do not there is no try". Chặng đường rất vòng vèo và chùng chình.
Nên đọc "phê phán lý tính thuần túy" trước hoặc nghiên cứu về bản thể học của Socrates-Platon-Aristole rồi mới đọc PPLTTT (tuy "bản thể học" nhìn nhận rất sơ khai và nhiều thiếu sót về các phạm trù, gần như chỉ còn giá trị khi nhắc đến siêu hình học). Nhưng mà PPLTTT vì là đặt nền tảng cho nền đức lý nên khá nặng đô đối với người bắt đầu, nếu đọc trực tiếp có thể sẽ khó thẩm thấu được. Có một dạng người khác đi từ các trước tác văn học, các tiểu luận nhỏ dần dần tiến lên, thì sẽ dễ hình dung hơn.
 
Mỗ chưa đọc mấy cuốn này nhưng cũng từng có 2 năm nghiên cứu về Toán rời rạc và các thuật toán, mà cuối cùng lại ko tìm thấy đam mê nên lại thôi, hệ quả duy nhất đạt được là việc có thể làm việc 14-16 tiếng ngày mà không mất tập trung.haha.
Tiền bối hãy truyền cho em cái bí thuật ấy :'(
 
nghiên cứu về bản thể học của Socrates-Platon-Aristole
có sách nào để bắt đầu vụ này không thím? trước tôi cũng mở coi thử cuốn của Kant mà chưa có nền tảng nên chả hiểu mẹ gì.
với lại muốn đọc hiểu sách của Nietzsche thì nên đọc sách nào trước hả thím. tôi cũng coi qua sách của Nietzsche rồi mà cũng như chó xem bản đồ:cautious:
 
Back
Top