Hội họa, thần thoại và những câu chuyện

Mình lập thớt này xuất phát từ thớt "6 bức tranh khỏa thân làm thay đổi lịch sử hội họa", nhằm mục đích đem đến một cái nhìn đầy đủ hơn về hội họa.
Đằng sau mỗi bức tranh (nhất là các bức tranh nổi tiếng) đều mang một câu chuyện, hoặc gắn với một thần thoại nào đó (thông thường là thần thoại Hy-La, các chủ đề Kinh thánh). Do đó, để góp phần nâng cao hiểu biết cho các vozers về nghệ thuật, mình xin lập thớt này.
Dĩ nhiên, kiến thức của mình hạn chế (lại không phải chuyên ngành) nên sẽ có nhiều thiếu sót, nên mình rất mong sự đóng góp và chỉ bảo thêm từ các vozers thông thái.

Phần 1: Sự ra đời của thần Vệ Nữ
Vệ Nữ là tên của một vị nữ thần trong TT Hy-La. Nàng thường được biết dưới cái tên là Aphrodite (trong TT Hy lạp), hoặc Venus (trong TT La mã), là vị nữ thần tượng trưng tình yêu, sắc đẹp và sinh lý nữ (gọi tắt là tình dục đó), Venus bảo trợ cho gái điếm.

Front_views_of_the_Venus_de_Milo.jpg

Tượng Vệ Nữ ở Milo (Venus de Milo), khoảng năm 130 TCN, bảo tàng Louvre.

Trong hội họa, Venus thường được vẽ dưới tình trạng khỏa thân (đúng kiểu tình dục thuở hồng hoang), việc này liên quan đến 2 yếu tố chính là sự ra đời của Venus và cái mà nàng đại diện-sắc đẹp (Thời xưa quan niệm gái đẹp là gái phải khỏa thân cho mọi người chiêm ngưỡng).

Sự ra đời của Venus bắt nguồn từ sự kết hợp của Dương v*t và bọt biển?!. Nguyên nhân có thể tóm gọn thế này, thuở xưa, Đất mẹ Gaia sinh ra một đống con cái, quái vật có, khổng lồ có,...Sau đó, Gaia ăn nằm với con trai của mình là Uranus (thần Bầu trời), gọi nôm na là chơi incest ấy (trong TT Hy lạp có rất nhiều vụ này, mình sẽ kể sau). Đây có thể xem như sự kết hợp của Trời và Đất. Nhưng xui cho Gaia, Uranus là một ông chồng vũ phu bạo hành vợ con, chịu hết nổi, Gaia rèn một cái LIỀM (hay lưỡi hái) và thuyết phục Cronus (con trai út của Gaia và Uranus) cùng các anh chị em phản lại cha mình. Do bất ngờ, Uranus thua trận, nhưng trước khi bị đá xuống Tatarus, Cronus đã dùng cái liềm cắt phăng cái bộ phận sinh dục của cha mình.
800px-The_Mutilation_of_Uranus_by_Saturn.jpg

The Mutilation of Uranus by Saturn, Giorgio Vasari and Cristofano Gherardi, 1560, ở Palazzo Vecchio. Trong tranh mô tả Cronus đang cầm lưỡi liềm cắt của quý của cha mình, xung quanh có vẻ là các anh chị em của Cronus. Sau lưng có mấy vòng tròn tròn ấy, có lẽ thể hiện Sự chuyển động của tinh cầu (một mô hình hành tinh thời Phục Hưng).Sau này Cronus hay được thể hiện dưới hình dạng một vị thần cầm lưỡi liềm.

Khi của quý của Uranus bị cắt và rơi xuống biển, từ ấy, chung tình của Uranus làm nước biển nổi bọt. Từ bọt ấy, Aphorite (Venus) ra đời!. Thế đó, tình yêu của phụ nữ bắt đầu từ của quý của đàn ông!. Sau khi sinh ra, Venus được các Sea Nymphs (Tiên biển?) đặt lên vỏ sò và được thần Gió Tây thổi vào đất liền. Do đó, Venus thường được vẽ dưới hình dạng một thiếu nữ trần truồng đứng trên một vỏ sò ở giữa biển, xung quanh là các vị Nymphs, ở trên là thần Gió Tây.
1024px-Sandro_Botticelli_-_La_nascita_di_Venere_-_Google_Art_Project_-_edited.jpg

Sự ra đời của thần Vệ Nữ, tranh thuốc màu keo trên gỗ vẽ khoảng năm 1483 đến 1485 của Sandro Botticelli, một trong những bức nổi tiếng nhất về Venus, hiện ở bảo tàng Florence Ý Trong tranh, Venes hiện lên ở giữa khung tranh trong tình trạng khỏa thân đứng trên vỏ sò đang được thần Gió Tây Zephyrus và thần Không khí Aura (hoặc thần hoa cỏ Chloris) thổi vào bờ, trên bờ là một Thần Mùa Xuân (Flora hoặc là Horae) đang cầm áo khoác cho Venus (thiệt ra Venus không thích mặc quần áo đâu). Venus đứng với dáng không đối xứng, dường như hơi nghiêng về phải (chắc gió thổi mạnh quá), hai tay che 2 vị trí "đặc biệt", nét mặt tự nhiên với đôi mắt hơi mơ màng. Bức tranh này mang ý nghĩa đặc biệt, bởi trong thời kì đó, nó là một trong những bức tiên phong trong việc mang chủ đề TT Hy La trở lại hội họa với các kĩ thuật dùng màu và giải phẫu mới, đặc biệt là việc khai thác triệt để vẻ đẹp khỏa thân của người phụ nữ.
venus-3.jpg

Cận cảnh khuôn mặt của Venus.
Giorgione-The-Sleeping-Venus.jpg

Bức Venus đang ngủ (Sleeping Venus), của Giorgione (hoặc Titian), năm 1510. Bức tranh vẽ cảnh Venus đang ngủ khỏa thân say sưa bên vách đá (ngủ giữa thiên nhiên mới chịu cơ !), được lót bằng vải trắng và đỏ (những màu của tình yêu), một tay nàng gối đầu khoe trọn bầu ngực, tay còn lại che chỗ ấy (nhìn kĩ sẽ thấy các ngón tay có vẻ hơi bấu vào như là đang...). Phía xa xa là bờ biển (thể hiện nơi nàng sinh ra). Tác phẩm là nguồn cảm hứng cho rất nhiều họa sĩ sau này, sau này ta sẽ thấy có rất tranh vẽ cảnh phụ nữ khỏa thân khi ngủ.
Birthof-venus-alexandre.jpg

Sự ra đời của Venus, của Alexandre Cabanel, 1863. Tác phẩm thể hiện Venus vừa sinh ra từ bọt biển, nàng nằm hơi mơ màng trên mặt biển với dáng vẻ khiêu gợi, phía trên Cabanel vẽ các tiểu thiên thần (chắc do ảnh hưởng của Cơ đốc giáo). Phía xa xa là bờ, có vẻ như nàng đang được thổi từ từ vào đó.
sds.jpg

Sự ra đời của Vệ nữ của William-Adolphe Bouguereau, 1879. Tác phẩm thể hiện Venus được sinh ra từ bọt biển, đang đứng trên vỏ sò. Thay vì được thần gió tây thổi vào bờ, thì nằng đang được con cá heo kéo vào bờ. Phía trên nàng là các tiểu thiên thần (chắc cũng ảnh hưởng do Cơ đốc giáo), phía trên bên phải là Thần tình yêu Cupid đang cầm cung tên, ôm eo Cupid có lẽ là thần Tâm hồn Psyche-vợ Cupid. Phía dưới là các Nymphs và Nhân mã vay quanh, một số nhân mã đang thổi tù và báo hiệu cho sự xuất hiện của Venus.
Trong tác phẩm này có một cái thú vị đó là, Cupid là con trai của Venus và Mars nhưng lại xuất hiện vào lúc mẹ mình vừa sinh ra! (Có lẽ ông không học logic). Thêm một điều nữa, Cupid có tiền thân là thần Eros (một trong những thần thời hỗn mang) trong thần thoại Hy lạp, nhưng khi vào TT La mã thì bị "giáng chức" xuống trở thành con của Venus. Venus tượng trưng cho tình yêu của Nam-Nữ, thì Cupid tượng trưng cho tình yêu bất phân giới tính (LBGT chơi tất). Trong tranh sau này, Cupid thường được thể hiện dưới hình dáng một bé trai mang cung tên và hay bay theo mẹ.
soi-lambert-sustris-venus-and-cupid.jpg

Venus và Cupid, của Lambert Sustris (tấm này mình không rõ thông tin). Trong tranh thể hiện Venus đang nằm nghỉ khỏa thân trên giường, dưới chân là thần Cupid mang cung tên. Hai con bồ câu bên dưới đang tò tí te với nhau (chắc do ảnh hưởng của thần tình yêu?), bồ câu là một biểu tượng khác cho Venus, thời Trung cổ bồ câu là biểu tượng của tình yêu. Phía xa xa, là thần Mars (áo đỏ, mặc giáp), nhân tình của Venus (Venus có chồng là thần thợ Rèn Vulcan nhưng ngoại tình với Mars-aka em chồng, sinh ra Cupid.

Qua đây có thể thấy Venus rất lẳng lơ (tình yêu mà!), thần có một người chồng là Thần Vulcan (xấu đau đớn) và có vô số nhân tình. Chính sự phức tạp này đã tạo nên vô số câu chuyện dở khóc dở cười mà mình sẽ kể trong kì sau.
 
Điêu khắc thời Phục hưng là đỉnh cao
Sau này không bao giờ đạt tới trình độ như thế được nữa
Từ đá mà có hồn, có thần. Thời hiện đại có môn tượng sáp (dễ tạo hình hơn) nhưng không thể đạt tới cái tầm của nghệ nhân thời Phục hưng
 
Điêu khắc thời Phục hưng là đỉnh cao
Sau này không bao giờ đạt tới trình độ như thế được nữa
Từ đá mà có hồn, có thần. Thời hiện đại có môn tượng sáp (dễ tạo hình hơn) nhưng không thể đạt tới cái tầm của nghệ nhân thời Phục hưng
Để ý thấy nghệ thuật sau này toàn ma với quỷ. = ))
 
học sinh giỏi Mỹ thuật có khác :oh:

Chuyện, tôi mừ :smile:

Để ý thấy nghệ thuật sau này toàn ma với quỷ. = ))

Không, thời hiện đại sinh ra nhiều thể loại, có mấy loại cưng phết. Vd như tranh biếm họa, nghệ thuật sắp đặt...
Có loại gọi là Vẽ như ảnh chụp. Cơ mà loại này tôi thấy là loại chán nhất
Vì việc lưu lại 1 cách chân thật thì đấy là công việc của nhiếp ảnh
 
Chuyện, tôi mừ :smile:



Không, thời hiện đại sinh ra nhiều thể loại, có mấy loại cưng phết. Vd như tranh biếm họa, nghệ thuật sắp đặt...
Có loại gọi là Vẽ như ảnh chụp. Cơ mà loại này tôi thấy là loại chán nhất
Vì việc lưu lại 1 cách chân thật thì đấy là công việc của nhiếp ảnh
Anyway, để tôi bless topic này.
 
Hay quá fen, hóng mạnh.
Mà tôi không hiểu sao trong các tác phẩm fen nêu trên thì bức tượng Venus ở Milo lại là đẹp nhất, dù nó cổ xưa nhất. Nhìn bức tượng đó tôi không nghĩ nó lại có nguyên mẫu nào, vì không người phụ nữ nào trên thực tế lại hoàn hảo như vậy được. Tác giả của bức tượng ắt hẳn phải mất cả đời để sáng tạo nên một tác phẩm như vậy, một tác phẩm xuất thần. Rất tiếc ngày nay không ai còn biết ông là ai, và cũng chẳng biết liệu đó có phải Venus thật không, hay tư thế gốc của đôi tay bức tượng là thế nào.
 
Last edited:
Theo Roger de Piles, một dessin đẹp cần thỏa mãn bốn tiêu chuẩn:

1 – Chính xác
2- Nắm bắt được đặc điểm
3 – Biểu cảm
4 – Tao nhã

Bác nào có thể giải nghĩa dùm 4 mục tiêu này đc hk ạ
 
Theo Roger de Piles, một dessin đẹp cần thỏa mãn bốn tiêu chuẩn:

1 – Chính xác
2- Nắm bắt được đặc điểm
3 – Biểu cảm
4 – Tao nhã

Bác nào có thể giải nghĩa dùm 4 mục tiêu này đc hk ạ
Tôi không biết từ chuyên ngành của bạn là gì, nhưng theo như tôi hiểu thì nó như sau:
1. Giống nguyên mẫu.
2. Có những nét đặc trưng của nguyên mẫu.
3. Gợi cảm xúc cho người xem.
4. Tối giản mà đẹp.
 
Giorgione-The-Sleeping-Venus.jpg

Bức Venus đang ngủ (Sleeping Venus), của Giorgione (hoặc Titian), năm 1510. Bức tranh vẽ cảnh Venus đang ngủ khỏa thân say sưa bên vách đá (ngủ giữa thiên nhiên mới chịu cơ !), được lót bằng vải trắng và đỏ (những màu của tình yêu), một tay nàng gối đầu khoe trọn bầu ngực, tay còn lại che chỗ ấy (nhìn kĩ sẽ thấy các ngón tay có vẻ hơi bấu vào như là đang...)
tôi cũng nghĩ là đang...
janDexM.jpg
 
Cho thí dụ đc hk badc
em thúy.jpg

Thí dụ như bức này:
1. Giống nguyên mẫu.
2. Thấy được vẻ đẹp hiền dịu, đôi mắt biếc, đôi tay e ấp của em Thúy.
3. Khiến người xem dễ chịu, cảm giác như một người cha muốn che chở.
4. Bố cục tối giản mà đẹp, chỉ có bé gái và bé gái là tâm điểm của bức tranh, nổi bật hẳn so với phần còn lại, tỷ lệ hợp lý, màu sắc nhẹ nhàng phù hợp.
 
8Cho thí dụ đc hk badc

Ví dụ: bạn vẽ tranh sơn dầu chân dung Chí Tài chẳng hạn

1. Chính xác: là phải vẽ đúng nguyên mẫu. Chí Tài mặt mập thì phải vẽ mập. Không được tự ý "đánh khối" cho chú ốm bớt

2. Nắm bắt đặc điểm: là nét đặc trưng của đối tượng vẽ
Nếu bạn không nắm được, bạn sẽ vẽ ra 1 người giống Chí Tài thôi chứ không phải chú. Giống như sinh đôi vậy, dù giống cỡ nào cũng có nét đặc trưng riêng, không được vẽ người này thành người kia

3. Biểu cảm: vẽ tranh phải thể hiện được cảm xúc nv
Bạn sẽ thấy điều này ở những tay vẽ nghiệp dư. Hình thì giống mẫu nhưng không có thần, biểu cảm của bức nào cũng như nhau: vô hồn
Họa sĩ thật thể hiện được biểu cảm của mẫu, nhìn ánh mắt thôi là biết vui hay buồn

4. Tao nhã
Ngoài ý của bạn trên kia thì còn thêm 1 ý nữa: màu sắc trong tranh
Bạn xem tranh của ông này và những người đương thời sẽ thấy, họ dùng màu trầm, thực tế, hài hòa. Xem tranh rất dịu mắt, đó là "tao nhã"
 
Back
Top