[viết sách] Làm cha mẹ

Ngày xưa ai cũng chạy ăn từng bữa nên trời sinh voi sinh cỏ, con cái cứ sinh ra rồi tự nó lớn. Ngày nay ai cũng đủ ăn đủ mặc nên bắt đầu tập trung vào việc dạy dỗ con cái nhiều hơn, và bao nhiêu câu chuyện dở khóc dở cười cũng từ đây mà ra. Dở cười chắc là các bậc phụ huynh, các độc giả, các bác hàng xóm láng giềng họ hàng thân bằng cố hữu. Còn dở khóc ở đây là những người “được dạy” - là trẻ em. Những chuyện dở khóc này như những vết mực đầu tiên viết lên trang giấy trắng và sẽ theo chúng suốt một đời.
Post này không phải để nói xấu cha mẹ, mà là để nói thật về cách làm cha mẹ của họ. Nuôi dạy con không chỉ là bản năng mà còn là kỹ năng, và cũng cần phải học.

Chuyện thứ nhất: nuôi con trong lồng kính

Chúng ta đều biết một câu chuyện kinh điển là một gia đình gia giáo quản con rất kỹ, “mới nứt mắt ra đã yêu đương về tao đánh què chân.” Rồi đến một ngày đẹp trời họ bỗng dưng tháo bỏ mọi gông cùm và bảo “Con lấy vợ/chồng đi.” Cũng chẳng ai dám cãi “Con tuy có kinh nghiệm 5 năm pha mỳ ăn liền nhưng cưới nhanh thế này chưa chắc gái mỳ ăn liền đã chịu.”

Câu chuyện của tôi có phần còn bi thảm hơn. Hồi nhỏ bố mẹ tôi hiền lành nên bị ăn hành nhiều lắm. Hết cô A lừa mua đồ dởm lại đếm bà B vay tiền xong quịt, rồi chú C thông đồng giả chữ ký trong hồ sơ tín dụng làm bố mẹ tôi mất nguyên 1 căn nhà.... nhưng trước mặt tôi thì vẫn “Con chào cô A, bà B, chú C đi” và tuyệt nhiên không kể gì cho tôi cả vì họ không muốn tôi lớn lên trong sự thù hằn ghét bỏ và họ vẫn muốn tôi giữ quan hệ họ hàng tình cảm với cô A bà B chú C đó.

Kết quả là tôi tiếp tục được cô A bà B chú C cho ăn cháo hành, bằng nhiều cách, với nhiều kiểu. Tới khi đầu óc non nớt của tôi hiểu ra “Bị lừa rồi” thì bố mẹ tôi mới kể chuyện hồi xưa họ cũng đã lừa bố mẹ thế này thế kia nhưng bố mẹ không muốn nói.

Nếu như họ cảnh báo tôi trước, thì đã không có tổn thất nào xảy ra thêm nữa, tôi không bị tổn thương vì bị họ hàng lừa, và mối quan hệ vẫn còn được duy trì ở mức còn nhìn mặt nhau được.

Cuộc sống màu hồng và tuổi thơ trong lồng kính không khiến cuộc đời sau này của tôi màu hồng thêm hay bớt cay đắng đi. Quá trình trưởng thành thì không có đường tắt. Thà rằng tôi được cảnh báo trước để biết mà tránh, còn hơn là cứ sống trên mây để rồi khi vấp ngã lại bị tổn thương rất nhiều.
 
Hồi nhỏ bố mẹ tôi hiền lành nên bị ăn hành nhiều lắm. Hết cô A lừa mua đồ dởm lại đếm bà B vay tiền xong quịt, rồi chú C thông đồng giả chữ ký trong hồ sơ tín dụng làm bố mẹ tôi mất nguyên 1 căn nhà.... nhưng trước mặt tôi thì vẫn “Con chào cô A, bà B, chú C đi” và tuyệt nhiên không kể gì cho tôi cả vì họ không muốn tôi lớn lên trong sự thù hằn ghét bỏ và họ vẫn muốn tôi giữ quan hệ họ hàng tình cảm với cô A bà B chú C đó.
Bố mẹ tôi cũng hiền nhưng tôi khác.. Ngày nhỏ suốt ngày bị cô ruột đánh, nhưng bố mẹ tôi toàn bảo cô thương cô mới đánh, éo nói gì bà cô cả . Rồi lên lớp 5, có hôm bà véo gãy sụn tai tôi, điên quá tôi chả nói gì.. Chạy vào bếp lấy con dao chặt xương ra cứ nhằm bả rồi đuổi chém :too_sad: vào cái lúc bà cô không chạy nổi nữa, định chém xuống thì bố mẹ tôi chạy ra xách cổ lôi về.. từ đó éo bao giờ tôi bị đánh nữa.
 
Chuyện thứ 2: khiêm tốn hay hạ thấp

Bố mẹ tôi không phân biệt được 2 khái niệm khiêm tốn và hạ thấp. Bố tôi hay hạ thấp tôi trước mặt người khác, còn mẹ thì kể về tôi với giọng điệu thê thảm nhất có thể. Mặc dù tôi cũng chẳng kém ai, thậm chí còn học trường top. Nếu ai khen tôi thì họ sẽ ngượng ngùng gạt đi nhưng lén nhìn tôi đầy tự hào, còn nếu ai chê tôi thì họ sẽ đồng tình và quát tháo tôi vì một lý do gì đấy.

Trẻ em cũng có sĩ diện, lòng tự tôn, tự hào và khao khát được khen. Nhưng nó còn quá bé để có chính kiến của riêng mình. Nếu có ai đó cứ nhắc đi nhắc lại “Mày ngốc quá, chẳng được tích sự gì” thì một ngày nào đó, khi nó mắc lỗi hay làm sai điều gì, nó sẽ nghĩ mình thực sự ngốc ngếch và vô dụng. Trong khi nó còn cả 1 cuộc đời phía trước.

Những nghiên cứu chỉ ra rằng kiểu bố mẹ bắt nạt, xúc phạm, hạ thấp con bằng lời nói có thể gây ra chứng trầm cảm và rối loạn lo âu sau này ở trẻ, vì chúng không hiểu làm sao để kết nối với người khác. Những cha mẹ mặc kệ con khi con bị xúc phạm, chỉ trích hay hạ thấp cũng được coi là đồng tình với hành động đó, và có tác hại tương đương với việc chính họ làm điều ấy. Vì lẽ ra họ phải là người bảo vệ trẻ.

Một kiểu hạ thấp trẻ rất thường gặp và có vẻ như vô tư là so sánh với những đứa trẻ khác. Thế hệ của tôi đã quá quen với nhân vật huyền thoại “con nhà người ta”, nhân vật khiến tôi ấm ức và ghét bỏ. So sánh trẻ với anh chị em cũng gây tâm lý hậm hực ganh ghét vì trẻ nghĩ bố mẹ yêu người kia hơn.

Ngôn ngữ là vũ khí. Tại sao lại dùng vũ khí với trẻ em và những người bạn yêu thương?
 
Bố mẹ tôi cũng hiền nhưng tôi khác.. Ngày nhỏ suốt ngày bị cô ruột đánh, nhưng bố mẹ tôi toàn bảo cô thương cô mới đánh, éo nói gì bà cô cả . Rồi lên lớp 5, có hôm bà véo gãy sụn tai tôi, điên quá tôi chả nói gì.. Chạy vào bếp lấy con dao chặt xương ra cứ nhằm bả rồi đuổi chém :too_sad: vào cái lúc bà cô không chạy nổi nữa, định chém xuống thì bố mẹ tôi chạy ra xách cổ lôi về.. từ đó éo bao giờ tôi bị đánh nữa.
Bố mẹ mày ngu hơn con chó tao nuôi ở nhà.
 
Chuyện thứ 3: tình yêu đúng đắn nhất là tình yêu nước, con đường đúng đắn nhất là con đường cách mạng

Mẹ tôi hiền. Rất hiền. Hiền đến mức người ta hứa lèo, lừa đảo, rồi đổ ngược lại tội cho mẹ tôi mà mẹ tôi cũng chịu, cũng nhận lỗi về mình. Cho đến một thời điểm, mỗi khi bị ai đó đối xử không tốt thì mẹ tôi chủ động nhận lỗi về mình luôn, không chờ họ đổ lỗi nữa.

Tôi cũng sống như vậy cho tới khi đi làm bị đì ghê quá tôi bật lại và xù lông lên. Từ đó không ai động tới tôi nữa.

Nhưng mẹ tôi thì không thay đổi. Và bà áp dụng luôn lên tôi. Tức là nếu có ai đó nói xấu tôi hoặc tôi xung đột với ai thì mặc định tôi là người có lỗi, thậm chí bà còn không thèm hỏi câu chuyện là như thế nào. Tôi từ giai đoạn thanh minh chi tiết, đến mệt mỏi chỉ nói ngắn gọn “không phải đâu” rồi đến giai đoạn chẳng muốn nói gì nữa và nếu né được thì tôi sẽ loại mẹ ra khỏi các mối quan hệ đang có. Tôi nhận ra rằng mọi người đối xử với tôi tốt hơn khi họ không biết mẹ tôi là ai, và họ đối xử với tôi thiếu tôn trọng và coi thường hơn khi biết tôi là con của mẹ.

Thật vô lý và tàn nhẫn khi phải né tránh chính mẹ của mình. Nhưng tôi cũng không muốn tàn nhẫn và bất công với bản thân và tương lai của mình. Con đường tôi phải đi vẫn là con đường cách mạng.
 
Back
Top