thảo luận Những cuốn sách gây khó hiểu nhất mọi thời đại

có sách nào để bắt đầu vụ này không thím? trước tôi cũng mở coi thử cuốn của Kant mà chưa có nền tảng nên chả hiểu mẹ gì.
với lại muốn đọc hiểu sách của Nietzsche thì nên đọc sách nào trước hả thím. tôi cũng coi qua sách của Nietzsche rồi mà cũng như chó xem bản đồ:cautious:

Mỗ đọc khá nhiều và lộn xộn như ném đá dò đường, nên xác định chính xác nên đọc cuốn nào trước là khá khó mà mỗi khi phân vân nên và ko nên thì mỗ thường đọc cả.

Anh có thể bắt đầu với "Đối thoại Srocratic" +"Cộng Hoà"+"Chính Trị Luận", mặc dù nó ko trực tiếp đề cập đến Siêu hình học hay bản thể luận nhưng mà ít nhiều có những ý niệm được lồng ghép, còn các sách gốc thì hiện được dịch ra tiếng việt khá ít, anh có thể tham khảo vài phân mục theo link dưới, để hiểu được các phạm trù, khái niệm khi đó đọc của Spinoza sẽ có những sơ khởi đầu tiên, làm quen với Kant nhanh hơn.
https://sjjs.edu.vn/category/philosophy/metaphysics/
<Có một cuốn sách nhỏ là "Plato và con thú mỏ vịt bước vào quán bar" có 2 tập không phải dạng sách chuyên luận, nhưng hệ thống hoá lịch sử triết học như kiểu cẩm nang. Mới tìm hiểu thì đọc nó ko tệ>
Nếu muốn rõ ràng, ngọn ngành về Nietzsche. Anh nên tìm hiểu chủ nghĩa hiện sinh từ sơ khởi của Dostoevsky rồi mới đọc của Nietzche. Nietzsche thì đọc Zarathustra (nhưng không phải để hiểu), Zarathustra như tấm vé bước vào thánh đường, các tiểu luận nhỏ hơn của Nietszche như "Antichrist, Ece homo, buổi hoàng hôn của những thần tượng, bên kia thiện ác, "một cuốn gì đấy về ý chí quyền lực" -không còn nhớ tên mới là bên trong thánh đường, lúc đấy mới hiểu được Zarathustra. Văn chương của Nietzsche bay bổng, ý tại ngôn ngoại, đừng cố hiểu lời mà hiểu ý
<Mỗ lúc đọc Zarathustra có chút hiểu biết tư tưởng Phật học và Dịch học-Lão Trang nên tiếp cận có chút dễ dàng hơn>
 
Cuốn Bẫy 22 thực sự đọc không hiểu nổi. Nó khùng khùng điên điên sao ấy. Nên mình drop luôn, dù đã cố đọc 1/3.
 
Chỉ có dốt mới đọc sách này.
Tui học ở Mỹ không có học mấy cái nhảm nhí này. Thời gian đọc sách khoa học kỹ thuật như Relativity, Thermodynamics, Quantum Mechanics... còn bổ ích hơn, không thì đọc sách về American politics
thế m có dốt không, có công trình nghiên cứu nào chưa, hay biết đc vài kiến thức lổm chổm về khoa học rồi ngồi chém gió cho con nít nghe
 
Anh nói đúng mà hơi chung chung, mỗ xin phép bàn thêm tí.

Trước mỗ cũng có bàn luận chuyện này với một ông ở viện Goethe, Thì cơ bản dưới góc nhìn của 2 người hoàn toàn đối lập về suy nghĩ, nhưng cùng đồng ý làm do chương trình dạy tham vọng quá, nên ôm đồm nhiều thứ, thành ra việc giảng dạy như xây nhà từ nóc, mang tính giáo điều nhồi nhét, nhiều hơn là tạo cho SV một thế giới quan và phương pháp luận tường minh, theo như mục tiêu của chương trình. Chi tiết là:
1. Đầu tiên là kiến thức nền, việc dạy ngay lập tức Chủ nghĩa Duy Vật Lịch Sử cho SV là điều quá khó, vì nó có một quá trình phát triển lâu dài từ các triết gia Tiền Socrates đến những Chủ Nghĩa Duy Tâm Đức của Hegel, khối lượng kiến thức đồ sộ này dạy trong 45 tiết, thì dù SV loại A cũng khó mà hiểu được cơ bản, đừng nói là hiểu được ngọn ngành.
2. Triết học Marx được đón nhận khắp nơi, nhưng kinh tế chính trị của Marx thì còn nhiều điều phải bàn ,đặc biệt là bối cảnh lịch sử của học thuyết và sự phát triển của loại hình công ty cổ phần và Thuyết Tổng Cầu của Keynes, sau này còn là câu chuyện về ESOP, xoá nhoà ranh giới giữa nhân viên và ông chủ. Việc này đòi hỏi truyền thụ kiến thức phải cực kỳ cởi mở về tư duy để sinh viên tự nhận thấy sự khác biệt
3. Như anh có nói, GV dạy Marx đa phần ko hiểu Marx mà phần lớn mắc bệnh tôn sùng cá nhân,
bệnh tuyệt đối hoá, khi tuyệt đối hoá tư tưởng và đường lối của Marx vạch ra, trong khi bản thân Marx là người rất hoài nghi. Ông chỉ vạch ra sợi chỉ đỏ, còn vấn đề hình thành của sợi chỉ có thể sẽ diễn ra rất khác.
<Ví dụ điển hình là phương pháp đấu tranh giai cấp, ở VN chỉ được dạy duy nhất là bạo lực cách mạng (theo như phương pháp LX của Lenin), trong khi là Marx đã chỉ rõ phương pháp đấu tranh giành cho các nước dân chủ tiên tiến(Anh, Đức, Hà lan tại thời điểm đó) là hoàn khác.

4.Tầm nhìn và tư duy của Marx rất vỹ đại, tuy nhiên sự vỹ đại đi kèm với một mớ lộn xộn các trước tác. Nên rất nhiều tiểu luận thậm chí đối lập nhau vì lối viết của Marx mang đặc trưng của triết học cổ điển Đức, rất bay bổng mà nhiều biểu tượng (đặc biệt là các tiểu luận phản hồi lại các triết gia đương thời), niên việc diễn giải Marx rất khác nhau tại các nước.
Có 2 vấn đề về Marx ở VN.
(1) Đó là các khái niệm cơ sở như giai cấp. Định nghĩa ở VN khác hẳn các tác phẩm của Marx, thậm chí còn ko thống nhất.
(2) Về bản thân học thuyết Marx, nó luôn đưa vấn đề về mâu thuẫn của 2 mặt đối lập như g/c thống trị <> bị trị, g/c vô sản <> tư sản, thặng dư <> chiếm đoạt sức lao động,....
Những cái này là do Marx thực suy nghĩ mọi vấn đề đơn giản hay cố đưa mọi vấn đề về mệnh đề đơn giản cho dễ diễn giải?

P/S: nội dung thuần túy lý thuyết học thuật, mong topic ko bị khóa.
 
Có 2 vấn đề về Marx ở VN.
(1) Đó là các khái niệm cơ sở như giai cấp. Định nghĩa ở VN khác hẳn các tác phẩm của Marx, thậm chí còn ko thống nhất.
(2) Về bản thân học thuyết Marx, nó luôn đưa vấn đề về mâu thuẫn của 2 mặt đối lập như g/c thống trị <> bị trị, g/c vô sản <> tư sản, thặng dư <> chiếm đoạt sức lao động,....
Những cái này là do Marx thực suy nghĩ mọi vấn đề đơn giản hay cố đưa mọi vấn đề về mệnh đề đơn giản cho dễ diễn giải?

P/S: nội dung thuần túy lý thuyết học thuật, mong topic ko bị khóa.
1. Mỗ chưa có hân hạnh đọc nguyên bản tiếng Đức, nên ko dám bàn. Còn các khái niệm về giai cấp ở VN được kế thừa từ các diễn giải của Lenin, sẽ có đôi chút khác biệt với quan niệm của Marx là lẽ thường.

2. Xin nhiều lời một chút đề bàn luận được tường tận hơn

Nếu nhìn một cách phổ quát xuyên suốt lịch sử loài người, thì ta có thể chia các "các loại hình tượng tượng" ra thành 2 phạm trù chính là hệ thống tôn giáo lấy Thần Thánh làm trung tâm và hệ thống vô thần dựa trên quy luật tự nhiên. Các hệ tư tưởng nói chung, cũng có thể dễ dàng phân vào 2 mục này tuy có một vài tôn giáo lại không phân vào nhóm tôn giáo mà là nhóm hệ tư tưởng (Đạo gíao, Phật Giáo, Khắc kỷ).

Nhóm Tôn giáo lấy thần thánh làm trung tâm thì rất dễ hình dung, mỗ xin bỏ qua

Nhóm hệ tư tưởng vô thần dựa trên quy luật tự nhiên, trong nhóm này thì với 300 năm gần đây với sự phát triển của chủ nghĩa thế tục đã hình thành nên một nhóm lớn là nhóm "tư tưởng nhân văn" mang ý nghĩa phụng sự nhân loại. Nhóm nhân văn này dựa trên việc định nghĩa "nhân loại" được phân thành 3 hệ tư tưởng chính:
a. Chủ nghĩa nhân văn tự do, với chủ trương "nhân tính" là phẩm chất quan trọng nhất của mỗi cá nhân, sự tự do của mỗi cá nhân là thiêng liêng ("tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng, tạo hoá đã ban cho họ những quyền mà không ai có thể xâm phạm được...."). Kéo theo đó là các khái niệm nhân đaọ, nhân quyền. Đây là di sản của Ki tô giáo, khi thần thánh hoá con người mà vẫn tôn sùng một "đấng tạo hoá" với những khái niệm về tự do, linh hồn vĩnh cửu xuất phát từ ki tô giáo.
b. Chủ nghĩa nhân văn tiến hoá đây là đặc trưng của Đức Quốc Xã, khi đề cao thuyết tiến hoá. Với niềm tin rằng, nhân loại không phải là cái gì đó phổ quát và vĩnh cữu. Loài người vẫn là một giống loài có thể thay đổi, tiến hoá thành các cá nhân siêu việt hoặc thoái hoá và biến mất như những loài khác (Neanderthal,rhodesiensis....). Xét theo đó, Đức Quốc xã chủ trương bảo vệ nòi giống Arya- hình thức tiên tiến nhất của loài người khỏi các loại hình thoái hoá khác.
c. Chủ nghĩa nhân văn XHCN, CNXH tin rằng bản chất của con người là tập thể chứ không phải cá nhân. Tính nhân văn thiêng liêng là thể hiện ở bản chất loài chứ ko riêng với mỗi cá nhân bên trong loài. Trong khi của nghĩa nhân văn tự do tìm kiếm sự tự do thì CNXH đề cao tính bình đẳng giữa mọi người. Đối với lý tưởng XHCN thì sự bất bình đẳng giữa các cá nhân là điều báng bổ nhất vì nó coi trọng bản chất cá nhân hơn bản chất phổ quát của loài.

Từ đây có thể giải nghĩa vì sao Marx bóc trần các mối quan hệ xuay quanh "tư liệu sản xuất" và vấn đề tích tụ năng lực sản xuất. Các hình thức quốc gia, dân tộc là một dạng tích tụ năng lực sản suất với mục đích cuối cùng mang tính phổ quát là duy trì sự phát triển của loài người.

Tuy nhiên, quá trình tích tụ năng lực sản xuất kéo theo các mối quan hệ mẫu thuẫn, hình thành nên các hố sâu hơn sự bất bình đẳng giữa các cá nhân cả phương diện tiếp cận, sở hữu tư liệu sản xuất và phương diện phân phối thành quả lao động <đây chính là việc mâu thuẫn giữa các khái niệm đối lập anh vừa nêu ra ở trên>

Bản thân các mối-quan-hệ-mâu-thuẫn này tạo ra động lực để tạo ra các bước nhảy vọt về chất từ đó hình thành khả năng tích tụ năng lực sản xuất tốt hơn đồng thời hình thành các quan hệ về sở hữu tư liệu sản xuất ưu việt hơn, kéo theo việc giải phóng và cải thiện năng suất lao động từ đó sẽ kéo theo việc phân phối thành quả lao động công bằng hơn.
 
1. Mỗ chưa có hân hạnh đọc nguyên bản tiếng Đức, nên ko dám bàn. Còn các khái niệm về giai cấp ở VN được kế thừa từ các diễn giải của Lenin, sẽ có đôi chút khác biệt với quan niệm của Marx là lẽ thường.

2. Xin nhiều lời một chút đề bàn luận được tường tận hơn

Nếu nhìn một cách phổ quát xuyên suốt lịch sử loài người, thì ta có thể chia các "các loại hình tượng tượng" ra thành 2 phạm trù chính là hệ thống tôn giáo lấy Thần Thánh làm trung tâm và hệ thống vô thần dựa trên quy luật tự nhiên. Các hệ tư tưởng nói chung, cũng có thể dễ dàng phân vào 2 mục này tuy có một vài tôn giáo lại không phân vào nhóm tôn giáo mà là nhóm hệ tư tưởng (Đạo gíao, Phật Giáo, Khắc kỷ).

Nhóm Tôn giáo lấy thần thánh làm trung tâm thì rất dễ hình dung, mỗ xin bỏ qua

Nhóm hệ tư tưởng vô thần dựa trên quy luật tự nhiên, trong nhóm này thì với 300 năm gần đây với sự phát triển của chủ nghĩa thế tục đã hình thành nên một nhóm lớn là nhóm "tư tưởng nhân văn" mang ý nghĩa phụng sự nhân loại. Nhóm nhân văn này dựa trên việc định nghĩa "nhân loại" được phân thành 3 hệ tư tưởng chính:
a. Chủ nghĩa nhân văn tự do, với chủ trương "nhân tính" là phẩm chất quan trọng nhất của mỗi cá nhân, sự tự do của mỗi cá nhân là thiêng liêng ("tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng, tạo hoá đã ban cho họ những quyền mà không ai có thể xâm phạm được...."). Kéo theo đó là các khái niệm nhân đaọ, nhân quyền. Đây là di sản của Ki tô giáo, khi thần thánh hoá con người mà vẫn tôn sùng một "đấng tạo hoá" với những khái niệm về tự do, linh hồn vĩnh cửu xuất phát từ ki tô giáo.
b. Chủ nghĩa nhân văn tiến hoá đây là đặc trưng của Đức Quốc Xã, khi đề cao thuyết tiến hoá. Với niềm tin rằng, nhân loại không phải là cái gì đó phổ quát và vĩnh cữu. Loài người vẫn là một giống loài có thể thay đổi, tiến hoá thành các cá nhân siêu việt hoặc thoái hoá và biến mất như những loài khác (Neanderthal,rhodesiensis....). Xét theo đó, Đức Quốc xã chủ trương bảo vệ nòi giống Arya- hình thức tiên tiến nhất của loài người khỏi các loại hình thoái hoá khác.
c. Chủ nghĩa nhân văn XHCN, CNXH tin rằng bản chất của con người là tập thể chứ không phải cá nhân. Tính nhân văn thiêng liêng là thể hiện ở bản chất loài chứ ko riêng với mỗi cá nhân bên trong loài. Trong khi của nghĩa nhân văn tự do tìm kiếm sự tự do thì CNXH đề cao tính bình đẳng giữa mọi người. Đối với lý tưởng XHCN thì sự bất bình đẳng giữa các cá nhân là điều báng bổ nhất vì nó coi trọng bản chất cá nhân hơn bản chất phổ quát của loài.

Từ đây có thể giải nghĩa vì sao Marx bóc trần các mối quan hệ xuay quanh "tư liệu sản xuất" và vấn đề tích tụ năng lực sản xuất. Các hình thức quốc gia, dân tộc là một dạng tích tụ năng lực sản suất với mục đích cuối cùng mang tính phổ quát là duy trì sự phát triển của loài người.

Tuy nhiên, quá trình tích tụ năng lực sản xuất kéo theo các mối quan hệ mẫu thuẫn, hình thành nên các hố sâu hơn sự bất bình đẳng giữa các cá nhân cả phương diện tiếp cận, sở hữu tư liệu sản xuất và phương diện phân phối thành quả lao động <đây chính là việc mâu thuẫn giữa các khái niệm đối lập anh vừa nêu ra ở trên>

Bản thân các mối-quan-hệ-mâu-thuẫn này tạo ra động lực để tạo ra các bước nhảy vọt về chất từ đó hình thành khả năng tích tụ năng lực sản xuất tốt hơn đồng thời hình thành các quan hệ về sở hữu tư liệu sản xuất ưu việt hơn, kéo theo việc giải phóng và cải thiện năng suất lao động từ đó sẽ kéo theo việc phân phối thành quả lao động công bằng hơn.
Ý tôi là ntn: Marx luôn đưa mọi vấn đề thành 2 mặt đối lập như CN nhân văn tự do <> CN nhân văn cộng đồng. Hay như trong quy luật lượng biến -> chất biến, Marx đồng quy các hệ số riêng biệt a,b,c,d cộng dồn thành 1 lượng. Những thứ này thoạt nhìn rất logic nhưng bản chất lại quá hời hợt, mâu thuẫn với tính vận động khách quan của các chủ thể.

VD 1 cá nhân trong mối quan hệ gia đình bao gồm ae họ hàng, cha mẹ, con cái, bạn bè; trong công việc với đồng nghiệp, cấp trên, cấp dưới, đối tác, khách hàng, đối thủ.
  • Với 2 mặt đối lập: CN Marx phân tách các mối quan hệ vs cha mẹ, vs con cái, vs bạn bè thành những đồng xu riêng biệt, giải quyết từng cái riêng lẻ.
  • Với lượng biến chất biến: cộng dồn các mối quan hệ ae, cha mẹ, con cái vào cùng 1 tham số, quy về 1 lượng như các cuốn sách selfhelp, trở thành 2 mặt đối lập: Bản thân <> Thế giới quan bên ngoài.

Cả 2 góc tiếp cận này trở nên nghịch lý với nhau, và đều ko phải là bản chất vấn đề. Thực tế xã hội lẫn vận động vũ trụ luôn không theo 2 mặt đồng xu, mà là 1 lập thể nhiều mặt khác nhau, như vũ trụ từ 3 tới 10 chiều.
 
Ý tôi là ntn: Marx luôn đưa mọi vấn đề thành 2 mặt đối lập như CN nhân văn tự do <> CN nhân văn cộng đồng. Hay như trong quy luật lượng biến -> chất biến, Marx đồng quy các hệ số riêng biệt a,b,c,d cộng dồn thành 1 lượng. Những thứ này thoạt nhìn rất logic nhưng bản chất lại quá hời hợt, mâu thuẫn với tính vận động khách quan của các chủ thể.

VD 1 cá nhân trong mối quan hệ gia đình bao gồm ae họ hàng, cha mẹ, con cái, bạn bè; trong công việc với đồng nghiệp, cấp trên, cấp dưới, đối tác, khách hàng, đối thủ.
  • Với 2 mặt đối lập: CN Marx phân tách các mối quan hệ vs cha mẹ, vs con cái, vs bạn bè thành những đồng xu riêng biệt, giải quyết từng cái riêng lẻ.
  • Với lượng biến chất biến: cộng dồn các mối quan hệ ae, cha mẹ, con cái vào cùng 1 tham số, quy về 1 lượng như các cuốn sách selfhelp, trở thành 2 mặt đối lập: Bản thân <> Thế giới quan bên ngoài.

Cả 2 góc tiếp cận này trở nên nghịch lý với nhau, và đều ko phải là bản chất vấn đề. Thực tế xã hội lẫn vận động vũ trụ luôn không theo 2 mặt đồng xu, mà là 1 lập thể nhiều mặt khác nhau, như vũ trụ từ 3 tới 10 chiều.
Anh đang chưa có kiến thức nền về lịch sử phát triển của thế giới quan triết học và Phương pháp luận (bộ công cụ) để hiểu được các trước tác. Nên giờ mỗ có phân tích các ví dụ trên cho anh, anh cũng khó mà nhìn thấy được. Mỗ chỉ gợi ý cho anh chút, nếu có ý định tìm hiểu thì xem, ko thì cứ việc bỏ qua.

Ý tưởng về 2 mặt đối lập ko phải của Marx, mà nó hình thành từ xa xưa hơn rất nhiều, bắt đầu từ các triết gia tự nhiên tiền Socrates, tuy nhiên từ trước đó đã hình thành với các học thuyết tôn giáo đa thần với thuyết nhị nguyên. Với bản thể thế giới ko do một đấng sáng tạo toàn tri toàn năng toàn thiện, nó cho rằng bản chất thế giới là vận động liên tục (Dịch học ở Trung Hoa, Bái Hoả giáo, Ngộ Đạo giáo khoảng 1500-1000 BC ở Trung Á).

Lượng, chất hay các phạm trù triết học cũng ko phải ý tưởng của Marx luôn, nó có nguồn gốc xuất phát từ 10 phạm trù triết học của Aristoteles sau đó được Kant đặt lại nền móng trong "Phê Phán lý tính thuần tuý" nằm trong phần Phân tích pháp siêu nghiệm, chương I của Phân tích pháp các khái niệm. Anh có thể tìm được để hiểu rõ hơn.
 
Anh đang chưa có kiến thức nền về lịch sử phát triển của thế giới quan triết học và Phương pháp luận (bộ công cụ) để hiểu được các trước tác. Nên giờ mỗ có phân tích các ví dụ trên cho anh, anh cũng khó mà nhìn thấy được. Mỗ chỉ gợi ý cho anh chút, nếu có ý định tìm hiểu thì xem, ko thì cứ việc bỏ qua.

Ý tưởng về 2 mặt đối lập ko phải của Marx, mà nó hình thành từ xa xưa hơn rất nhiều, bắt đầu từ các triết gia tự nhiên tiền Socrates, tuy nhiên từ trước đó đã hình thành với các học thuyết tôn giáo đa thần với thuyết nhị nguyên. Với bản thể thế giới ko do một đấng sáng tạo toàn tri toàn năng toàn thiện, nó cho rằng bản chất thế giới là vận động liên tục (Dịch học ở Trung Hoa, Bái Hoả giáo, Ngộ Đạo giáo khoảng 1500-1000 BC ở Trung Á).

Lượng, chất hay các phạm trù triết học cũng ko phải ý tưởng của Marx luôn, nó có nguồn gốc xuất phát từ 10 phạm trù triết học của Aristoteles sau đó được Kant đặt lại nền móng trong "Phê Phán lý tính thuần tuý" nằm trong phần Phân tích pháp siêu nghiệm, chương I của Phân tích pháp các khái niệm. Anh có thể tìm được để hiểu rõ hơn.
dĩ nhiên tôi ko nói đó là những sáng tạo, phát minh, lập luận của riêng Marx, hoặc từ khi Marx mới có.
Ý tôi là khi Marx tiếp thu, kết hợp những tri thức tiền nhân như a đề cập, và với tri thức của riêng mình, Marx đưa ra mô hình kinh tế - xã hội - chính trị tổng quan: Chủ nghĩa Duy vật Lịch sử (cái này rõ ràng của Marx), rồi từ đó đưa ra mô hình về XHCN khoa học như ta dc học trên trường.
Marx đơn giản hóa các mô hình vận động như T - H - T'. Gọi giá trị thặng dư là một phát hiện, là đặc trưng của nền kinh tế TBCN mà trước đó chưa hề có. Bản chất nền kinh tế phong kiến - quân chủ chẳng khác gì TBCN cả. Sự vận động, thay đổi của cách nền kinh tế thế giới đầu TK20 so với hiện tại, đầu TK21 có phải là thay đổi bản chất về nền kinh tế?
 
dĩ nhiên tôi ko nói đó là những sáng tạo, phát minh, lập luận của riêng Marx, hoặc từ khi Marx mới có.
Ý tôi là khi Marx tiếp thu, kết hợp những tri thức tiền nhân như a đề cập, và với tri thức của riêng mình, Marx đưa ra mô hình kinh tế - xã hội - chính trị tổng quan: Chủ nghĩa Duy vật Lịch sử (cái này rõ ràng của Marx), rồi từ đó đưa ra mô hình về XHCN khoa học như ta dc học trên trường.
Marx đơn giản hóa các mô hình vận động như T - H - T'. Gọi giá trị thặng dư là một phát hiện, là đặc trưng của nền kinh tế TBCN mà trước đó chưa hề có. Bản chất nền kinh tế phong kiến - quân chủ chẳng khác gì TBCN cả. Sự vận động, thay đổi của cách nền kinh tế thế giới đầu TK20 so với hiện tại, đầu TK21 có phải là thay đổi bản chất về nền kinh tế?
Anh bàn luận lộn xộn vậy, đang nói về triết học Marx với thế giới quan duy vật và phép biện chứng (trừu tượng hóa các phạm trù để đặt các phạm trù vào trong một tổng thể, một bước nhảy vọt lớn so với siêu hình học và bản thể luận của Plato khi chỉ xét các phạm trù trong phạm vi của bản thể các phạm trù) anh nhảy sang kinh tế chính trị là sao?

Dưới đây là phần mỗ phản hồi một anh khác vào năm 2015, có thể coi là cẩm nang lý luận cơ bản được dạy ở các trường ĐH-CĐ, anh có thể xem qua nếu thấy có ích. <lời lẽ có hơi hung hăng tí thì anh bỏ qua cho>
Vài vấn đề cần làm rõ
Cho đến hôm nay vẫn có nhiều anh chị em vẫn không thẩm thấu được kiến thức đại cương của Marx-Lenin, vẫn vòng vo với những khái niệm cơ bản không làm rõ được. Chủ nghĩa xã hội là gì?, chủ nghĩa tư bản là gì?, thế nào là “Chủ nghĩa Tư Bản giẫy chết”? mà sao giẫy đâu không thấy lại chỉ thấy phát triển mạnh hơn. Bỏ qua những ngôn ngữ hàn lâm khó hiểu với phần lớn mọi người, tôi sẽ cùng làm rõ một vài điều từ những kiến thức cơ bản lượm lặt được.

Tư tưởng XHCN hay CNXH khoa học (phân biệt với các trường phái CNXH mang hơi hướng duy tâm phát sinh ở Châu Âu trước TK 19)

Huớng tới một xã hội phát triển về mọi mặt một xã hội không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, trước hết là nhân dân lao động (1). Giải phóng toàn thể loài người khỏi áp bức, bóc lột, khỏi nghèo nàn lạc hậu (không đơn thuần là tìm kiếm lợi nhuận như CNTB nguyên thuỷ). Cụ thể ở đây là xây dựng một xã hội phi giai cấp, kiến tạo bình đẳng trong tất cả thành phần mà trung tâm của nó là bình đẳng trong tiếp cận tư liệu sản xuất và sở hữu tư liệu sản xuất.

Xây dựng CNXH
Sai lầm trong nhận thức của rất nhiều người là coi việc các thể chế có tên chữ “CNXH” là biểu hiện của CNXH kéo theo việc dùng các đặc điểm này để suy luận ngược cho các đặc điểm của CNXH như thường được nhắc tới bởi Liên Xô, Venezuela, các nước Đông Âu.

Để kiến tạo CNXH cần 2 yếu tố cốt lõi đi kèm đó là nền tảng tư tưởng XHCN và trình độ sản xuất ở bậc cao, khi năng suất lao động vượt xa nhu cầu của con người kéo theo sự thay đổi trong quan hệ sản xuất. Biến chuyển từ tư hữu tư liệu sản xuất sang công hữu (sở hữu xã hội ở quy mô toàn xã hội).
Về điểm thứ 2, chưa có nước nào đạt tới trình độ sản xuất bậc cao này. Sự sụp đổ của LX và các nước Đông Âu là sụp đổ của mô hình kinh tế đơn nhất, không mang tính đại diện cho nền tảng tư tưởng XHCN. Nên quốc gia XHCN là các gọi của quốc gia định hướng XHCN, đang trong quá trình xây dựng đi lên XHCN.

Vấn đề quản lý kinh tế
Đây làm một trong các vấn đề thể hiện sự yếu kém về nhận thức nhất vì câu chuyện học không tới nơi tới chốn, những kẻ hiểu biết nửa vời là những kẻ cực kỳ nguy hiểm là vậy.
1. Vấn đề kinh tế thị trường. KTTT là sản phẩm khách quan của quá trình phát của con người nói chung không phải là sản phẩm của chủ nghĩa tư bản hay biểu hiện của CNTB. Từ thực tiễn, Lenin đã hiện thực hoá hình thái CNXH với hoạt động kinh tế mang tính thị trường từ năm 1921-NEP tạo ra một bài học lý luận để sau này được người Mỹ học rất thành công với chính sách New Deal, kéo nước Mỹ vượt qua Great Depression-hậu quả mang tính chu kỳ của CNTB. Các đặc điểm về chính sách kinh tế NEP sau này được cả TQ “Đại cải cách” và VN “Đổi Mới” áp dụng.

2. Trong giai đoạn sau 1929, Lx là quốc gia XHCN đầu tiên và duy nhất trên toàn thế giới, bị cả thế giới tư bản bủa vây và phát xít Đức đe doạ tấn công từ bên kia biên giới. NEP đã phải nhường chổ cho chính sách Cộng sản thời chiến hay bao cấp, tuỳ theo cách gọi. được hình thành từ thực tiễn khách quan của các quốc gia bị bao vây cấm vận, chiến tranh dẫn đến tình trạng phải thực thi các biện pháp để phát triển một quốc gia độc lập và bị cô lập.
Mô hình này mang tính chỉ huy tập trung, áp đặt theo hình chóp nón từ trên xuống, dựa trên cân đối việc phân bổ các nguồn lực nhằm taọ động lực cho phát triển toàn diện nền kinh tế, duy trì tính chiến đấu của toàn bộ máy bằng việc đảm bảo tính tự cung tự cấp của nền kinh tế trong tình thế bị cô lập, bao vây cấm vận. Mặc dù phù hợp với hoàn cảnh lịch sử, nhưng hệ luỵ của mô hình bao cấp ảnh hưởng nặng nề lên năng suất lao động và hình thành các thể chế kìm hãm sự phát triển của tất cả mọi mặt gây nên sự trì trệ một thời gian dài.Đây cũng là lý do dẫn đến ngộ nhận tiếp là vấn đề đồng nhất mô hình qlkt kiểu Stalin với tư tưởng của CNXH

Các nhà nghiên cứu sau này dùng từ “Duy ý chí” tức phát triển dựa trên ý chí con người không dựa trên tính vận hành của cơ chế thị trường.
Tuy để lại những hệ luỵ lớn nhưng mô hình bao cấp đã xây dựng được hệ thống các nước XHCN (các nước đính hướng đi lên XHCN- tức đang trong quá trình xây dựng) vượt qua được nghịch cảnh trở thành các đối trọng lớn với thế giới tư bản, tiền đề cho các phong trào công nhân toàn thế giới, tạo ra các động lực cải cách trong nội bộ các nước TBCN

Chủ nghĩa tư bản giẫy chết.
Ý tại ngôn ngoại, hiểu câu “Chủ nghĩa tư bản giẫy chết, trong cơn giẫy chết sẽ tự đào mồ chôn mình” như hình tượng một thằng nghiện cào đất trong cơn quằn quại là cách hiểu ngu dốt.
2 vấn đề cần làm rõ là

1. Việc đồng nhất chủ nghĩa tư bản với các nước tư bản như Anh,Mỹ,Châu Âu là ngộ nhận nghiêm trọng dẫn tới những sai lầm tai haị trong nhận định khi dùng biểu hiện của mô hình để giải thích nền tảng tư tưởng. Một quốc gia tăng trưởng, suy tàn, sụp đổ chỉ là biểu hiện cụ thế hoá của một mô hình quản lý kinh tế. Không đại diện cho cả một nền tảng, ví dụ về Lx đã cho thấy điều đó (sự sup đổ của mô hình không đại diện cho hình thái CNXH).
2. CNTB ngày nay rất khác CNTB nguyên thuỷ lúc Marx nói, Chủ nghĩa tư bản nguyên thuỷ ở TK 19 với đầy đủ tính chất của áp bức, bóc lột, bất công của nó. Thời kỳ trước Marx, với việc bóc lột thông qua giá trị thặng dư, CNTB cướp bóc trắng trợn thành quả lao động của công nhân, các thành tựu về khoa học kỹ thuật đều hỗ trợ nhằm tăng năng suất lao động và cuối cùng là đem đến lợi nhuận cho giới chủ tư bản, các thành tựu này không được chuyển hoá vào phúc lợi của nhân công và tái phân phối lại cho toàn xã hội. Các khái niệm về phúc lợi xã hội, công đoàn hay quyền của người lao động giai đoạn này không hề được nhắc tới. Các hoạt động về chăm sóc y tế cũng gói gọn trong mục đích cuối cùng là duy trì sức lao động, bần cùng hoá công nhân và nông dân để phục vụ giới chủ tư bản. Khi đã hết giá trị, cạn kiệt sức lao động, công nhân và nông dân sẽ bị vứt ra đường, các khái niệm về lương hưu, bảo hiểm, trợ cấp hoàn toàn chưa xuất hiện.

CNTB hiện đại đã tiến hoá để thích nghi thông qua việc học hỏi và giải quyết các mâu thuẫn được đẩy lên cao từ các phong trào công nhân. Phong trào công nhân chỉ tiến triển được khi có được những lý luận từ CN Marx về một thế giới đại đồng, mặc dù đôi khi chính những người công nhân kia cũng ko chắc chắn được những lý tưởng của họ xuất phát từ đâu. Giới chủ TB giờ đây đã phải tăng lương, giảm giờ làm, nâng cao phúc lợi, chăm sóc y tế và bảo hiểm cho người lao động dưới áp lực của phong trào đấu tranh của dân lao động.

Đơn cử là ở Mỹ, tới năm 1935 sau New Deal mới hình thành nên Đạo luật Bảo Hiểm Xã Hội, và tách Công Đoàn khỏi tầm tay của giới chủ. Nền dân chủ được ca ngợi của Mỹ phải tới năm 1919 mới xác lập quyền bầu cử của phụ nữ thông qua Tu chánh án 19. Sự khốn khổ của người Mỹ gốc Phi còn phải kéo dài đến năm 1965.

Ngày nay CNTB không thể bóc lột trực tiếp giai cấp lao động thông qua giá trị thặng dư của sản phẩm, dịch vụ, các hình thức mới của hoạt động tư bản đã chuyển trọng tâm sang các hình thái khác. Từ sáu thời của J.M.Keynes, CNTB đã chuyển đổi mô hình trọng cung sang mô hình quản lý tổng cầu. Tuy nhiên mô hình quản lý tổng cầu của Keynes đã vô tình xoá bỏ một trong những đặc điểm hình thành nên “tinh thần chủ nghĩa tư bản”(3), thúc đẩy quá trình hấp hối của nó (tức tự đào mồ chôn nó, hay chính là làm cho nó không còn là chính nó nữa-sự tự phủ định). Ngày nay một số mô hình trong CNTB đã tiệm cận những giá trị được Marx đưa ra trong lý thuyết CNXH

<ngoài lề 1> Nền thần học Calvin mang các đặc điểm lý tính quan trọng, trung tâm của giáo lý của các hệ phái Puritanist,Pietist,Methodist,Quarker… của Tin Lành nói chung đã góp phần hình thành nên tinh thần của chủ nghĩa tư bản. Thông qua việc nhập thế của các hình thái tu khổ hạnh của giáo lý Calvin. Từ việc xác nhận trạng thái ân sủng của Thiên Chúa, nền giáo lý này giúp hình thành nên khái niệm Beruf (Thiên hướng, Thiên chức…~~> nghề nghiệp), cộng hưởng quan hệ sản xuất đang thay đổi sau thời trung cổ đã hình thành nên các phường, hội. Tổ chức và chuyên môn hoá sản xuất ~~> tạo ra nhũng tiền đề đầu tiên của CNTB. Nền giáo lý này vẫn là trung tâm của tinh thần CNTB trong các thế kỷ tiếp theo thúc đẩy việc phát triển CNTB lên bậc cao nhất, đặc biệt là Anh,Mỹ, Đức và một phần Hà lan.

<ngoài lề 2> giai đoạn 1989, khi mô hình LX, cá nước Đông Âu đứng trên bờ vực sụp đổ, VN và TQ tiến hành cải cách, Fukuyama đã có một bài nghiên cứu với tiêu đề “Sự cáo chung của lịch sử?” (4) Tiêu đề là lược trích lại một ý niệm của Marx “chiều hướng phát triển lịch sử là một chiều hướng có mục đích được quyết định bởi những lực lượng vật chất tác động lẫn nhau và sẽ chỉ kết thúc khi đạt được xã hội cộng sản không tưởng vốn có thể giải quyết triệt để được mọi mâu thuẫn trước đó” nguyên gốc ý niệm này xuất phát từ Hegel với CM Pháp. Theo như Fukuyama sự sụp đổ của các mô hình CNXH đã thể hiện việc không thể thay thế của CNTB hay CN Tự Do theo cách gọi của Fukuyama, thách thức lớn nhất của mô hình CNTB là CNXH và CN phát xít. Tuy nhiên cũng như các triết gia phương tây khác sau Marx, rất nhiều ngộ nhận về nền tảng tư tưởng với mô hình kinh tế và thể chế dẫn đến nhận thức sai lầm của các triết gia này với tư tưởng CNXH (cùng với Karl Popper-Sự nghèo nàn của thuyết sử luận). Sai lầm khi đồng nhât việc dựng nên quyền cai trị của người lao động với bảo lực cách mạng (Marx từng nói tại Amsterdam ngày 8/9/1872: “Bạn biết rằng các định chế, tập tục, và các truyền thống của nhiều quốc gia khác nhau phải được xem xét tới, và chúng ta không bác bỏ rằng có các quốc gia -- như Mỹ, Anh, và nếu tôi quen thuộc hơn với các định chế của bạn, tôi có lẽ sẽ thêm cả Hà Lan -- nơi những người công nhân có thể đạt tới mục đích của mình bằng các phương tiện hoà bình (do sự hoạt động mạnh mẽ của nền dân chủ)).


Kết luận: CNXH là tính tất yếu của lịch sử. Mặc dù vậy, khắp nơi trên thế giới vẫn có những thành phần mù quáng chống dòng chảy, chửi bới trong vô vọng. Giới tài phiệt thì vẫn tiếp tục sửa đổi mô hình CNTB để thúc đẩy nó phát triển lên, và càng phát triển lên thì nó càng giẫy chết để hình thành nên CNXH, quá trình này đương nhiên không hình thành nên một sớm một chiều. Quy luật vẫn luôn là quy luật, quá trình mẫu thuẫn và giải quyết mâu thuẫn sẽ thúc đẩy phát triển theo hình trôn ốc với sự tích tụ về lượng tạo ra bước nhảy vọt về chất.

<Ngoài lề 3> nền kinh tế công nghệ với các mạng xã hội, các liên lết mới là một trong trong những biểu hiện cuả phương thức sản xuất XHCN, Trong mô hình này tư liệu sx được xây dựng bởi tất cả các thành phần mà không thuộc sở hữu của bất kỳ ai. Khác biệt lớn nhất là ở mô hình CNXH khoa học, nhà nước sẽ thay mặt xã hội quản lý và sử dụng các tư liệu sản xuất để thúc đẩy xã hội tăng năng suất lao động và tiến tới hình thành đầy đủ các đặc điểm của XNCN. Còn với các Big Tech công nghệ thì nắm quyền kiểm soát hoàn toàn các tư liệu sản xuất.

(1) Hồ Chí Minh Toàn tập, khoảng trang từ 50-300
(2) The Big Three in Economics: Adam Smith, Karl Marx, And John Maynard Keynes (New York: M.E.Sharpe), pp. 133-162
(3) Nền đạo đức tinh lành và tinh thần chủ nghĩa tư bản-Max Webber(NXB Tri Thức)
(4) Francis Fukuyama (1989). “The End of History?”, The National Interest, No. 16 (Summer), pp. 3-18
 
Kết luận: CNXH là tính tất yếu của lịch sử. Mặc dù vậy, khắp nơi trên thế giới vẫn có những thành phần mù quáng chống dòng chảy, chửi bới trong vô vọng. Giới tài phiệt thì vẫn tiếp tục sửa đổi mô hình CNTB để thúc đẩy nó phát triển lên, và càng phát triển lên thì nó càng giẫy chết để hình thành nên CNXH, quá trình này đương nhiên không hình thành nên một sớm một chiều. Quy luật vẫn luôn là quy luật, quá trình mẫu thuẫn và giải quyết mâu thuẫn sẽ thúc đẩy phát triển theo hình trôn ốc với sự tích tụ về lượng tạo ra bước nhảy vọt về chất.
LÒE BỊP thiên hạ = những câu từ vớ vẩn.

Kinh tế thị trường ko phải sản phẩm của TBCN, vậy nó có từ bao giờ. Kinh tế nhà Tống (TQ) có phải TBCN? , nếu ko phải thì nó khác chỗ nào?

Các mối quan hệ trong xã hội loài người ko phải chỉ A và B, là 1A <> 1B, rồi khi lượng A biến thành 10A thì phá vỡ cân bằng rồi thành sự vật mới, thành mâu thuẫn mới giữa A <> C, hoặc C <> D,
Nó là gồm ABCDEFGH ......, các mối quan hệ nó chồng chéo, đan xen, lập thể với nhau A <> BC, ABC <> DF , B <> G, AD <> BF,... vô cùng phức tạp và hỗn loạn. Rất may, chúng ta có khái niệm Entropy trong nhiệt động lực học mô tả cho sự hỗn loạn này, nó luôn luôn tăng. Sự phức tạp, hỗn loạn của xã hội luôn tăng, những vấn đề mới phát sinh ngày càng nhiều, công nghệ ngày càng tiến bộ, ngành nghề, văn hóa, sự giải trí, học tập,... ngày càng đa dạng. ĐÓ LÀ THỰC TIỄN xảy ra được chứng tỏ, chứng minh, diễn thuyết xuyên suốt lịch sử loài người, không thể chối cãi.

Nhưng Marx, với vốn kiến thức ít ỏi của mình, lại đi ngược Entropy khi đơn giản hóa MỌI VẤN ĐỀ thành 2 mặt đối lập, tiêu biểu nhất là g/c vô sản (công nhân) <> g/c tư sản (đéo có g/c vô sản lẫn tư sản, 2 khái niệm này là xl` ko căn cứ), rồi giải quyết = cách cho rằng xã hội sẽ quy về KHÔNG CÒN GIAI CẤP, mâu thuẫn biến mất, ENTROPY =0. Lão éo biết rằng, entropy=0 thì VŨ TRỤ SỤP ĐỔ.

Cho nên, mọi căn bản trong CN Marx đều SAI, KHÔNG NGOẠI LỆ. Không phải do loài người chưa tới thời điểm, chưa đủ năng lực, chưa đúng phương thức để tiến tới XHCN, mà nó sai từ lý thuyết, đi ngược lại mọi thực tiễn lẫn lý thuyết khoa học.
 
Nếu muốn rõ ràng, ngọn ngành. Anh nên tìm hiểu chủ nghĩa hiện sinh từ sơ khởi của Dostoevsky với Nietzche, chủ yếu xây dựng thế giới quan trước thì sẽ dễ nhìn nhận hơn. Muốn hiểu Kierkegaard nên đọc Hegel, muốn hiểu Hegel nên đọc Kant, muốn nhận thức rõ Kant nên đọc Spinoza.

Ý tại ngôn ngoại. CN hiện sinh xuất phát từ sự mong muốn giải thoát của con người khỏi những ràng buộc về cả luân lý và lý tính. Nên nhiều phần, nhiều tác giả với văn chương bay bổng, đẩy sự tự do lên cao đến mức thành chủ nghĩa hư vô, chủ nghĩa vô chính phủ, tới mức tôn thờ chủ nghĩa cá nhân uỷ mị. Với một tư duy cởi mở và hoài nghi (đừng bao giờ tuyệt đối hoá điều gì), anh sẽ khám phá được nhiều điều thôi.

Không có ai kém cỏi cả anh ạ, "ở đâu có ý chí, ở đó có con đường"
Anh có thể chỉ ra những thứ cần phải đọc từ những triết gia này không? Tôi vẫn đang đọc trước tác của Nietzche. Kant thì chỉ là đang lên kế hoạch.
 
Anh có thể chỉ ra những thứ cần phải đọc từ những triết gia này không? Tôi vẫn đang đọc trước tác của Nietzche. Kant thì chỉ là đang lên kế hoạch.
Đọc hết tất cả những thứ có chữ "triết học" anh có thể tìm được.Đọc về triết học không giống đọc về ngữ văn vì tính liên kết xuyên suốt tư tưởng (thông giác). Nếu chỉ đọc một tác giả mà không đọc các tác gỉa còn lại thì khó xây dựng được thế giới quan.
Mỗ đọc khá nhiều và lộn xộn như ném đá dò đường, nên xác định chính xác nên đọc cuốn nào trước là khá khó mà mỗi khi phân vân nên và ko nên thì mỗ thường đọc cả.

Anh có thể bắt đầu với "Đối thoại Srocratic" +"Cộng Hoà"+"Chính Trị Luận", mặc dù nó ko trực tiếp đề cập đến Siêu hình học hay bản thể luận nhưng mà ít nhiều có những ý niệm được lồng ghép, còn các sách gốc thì hiện được dịch ra tiếng việt khá ít, anh có thể tham khảo vài phân mục theo link dưới, để hiểu được các phạm trù, khái niệm khi đó đọc của Spinoza sẽ có những sơ khởi đầu tiên, làm quen với Kant nhanh hơn.
https://sjjs.edu.vn/category/philosophy/metaphysics/ Học viện này lược dịch một số tiểu luận khá hay, ngôn ngữ dễ hiểu, có thể đọc hết cả chuyên mục của nó để thấy cái cây lịch sử của Triết học. Học Viện cũng lược dịch cuốn The Handy Philosophy Answer Book- một dạng cẩm nang về lịch sử sơ bộ và một số thuật ngữ thông dụng, nếu muốn đọc chi tiết thì có bộ "Lịch Sử triết học" 2 cuốn, và một cuốn từ điển triết học Kant nên đọc cùng khi đọc Kant, do từ mới và từ chuyên môn rất nhiều, lại dùng với nghĩa cũ nên khá khó hiểu.
<Có một cuốn sách nhỏ là "Plato và con thú mỏ vịt bước vào quán bar" có 2 tập không phải dạng sách chuyên luận, nhưng hệ thống hoá lịch sử triết học như kiểu cẩm nang. Mới tìm hiểu thì đọc nó ko tệ>
Nếu muốn rõ ràng, ngọn ngành về Nietzsche. Anh nên tìm hiểu chủ nghĩa hiện sinh từ sơ khởi của Dostoevsky rồi mới đọc của Nietzsche. Nietzsche thì đọc Zarathustra (nhưng không phải để hiểu), Zarathustra như tấm vé bước vào thánh đường, các tiểu luận nhỏ hơn của Nietszche như "Antichrist, Ece homo, buổi hoàng hôn của những thần tượng, phía bên kia thiện ác, một cuốn gì đấy về "ý chí quyền lực"/"ý chí hùng cường" -không còn nhớ tên mới là bên trong thánh đường, lúc đấy mới hiểu được Zarathustra, ngoài ra còn một cuốn tiểu luận nghiên cứu về Nietzsche của Deleuze, nhưng hơi lòng vòng. Bọn triết gia hậu hiện đại rất giỏi biến những thứ khó hiểu thành không thể hiểu được. Văn chương của Nietzsche bay bổng, ý tại ngôn ngoại, đừng cố hiểu lời mà hiểu ý. Mấy dòng sách này rất thịnh hành dưới thời SG, anh chịu khó tìm sẽ có. Nhã Nam cũng có xuất bản lại một vài cuốn.
 
Back
Top