kiến thức Những cuốn sách hay thanh niên nên đọc.

Thím recommend vài quyển em kiếm xem nào.
Mỗ đọc khá nhiều và khá đối lập, đủ để nhìn thấy việc LSVN như một mớ hỗn độn. Tuỳ vào tư duy lịch sử theo kiểu Quốc gia-dân tộc hay tư duy theo hướng thần-người-đất. Nên ở VN cãi nhau mãi khôn nguôi.

Giờ bảo giới thiệu sách lịch sử VN thật sự lá quá khó, vì nó ko có yếu tố thống nhất mà cực kỳ rời rạc, hiện ko có tác giả nào biên soạn được thành một cương mục đủ để định hình được lịch sử văn hoá dân tộc theo hướng tư duy lịch sử hiện đại (tức căn cứ dựa trên cứ liệu lịch sử chính xác, bằng chứng xác thực thông qua di chỉ, văn bản. Và quan trọng nhất là đủ cái tâm với cái tầm để đưa ra ánh sáng sự thật chứ ko chỉ những lời đãi bôi). Phần dưới này sẽ nêu ra một số lưu ý chính, có thể sẽ rất dài.

ví dụ đơn giản nhất là yếu tố: nguồn gốc của người Việt,

Về mặt nhân chủng hiện đại: hiện tại ngoài nghiên cứu gen của ông GS củ lờ với mục đích là để bán nhà và ô tô thì hoàn toàn ko có bằng chứng xác thực về mặt nhân chủng để xác định "người Việt" là ai. mà bản thân cụm từ "nguời Việt" đã rất phiếm đàm như cụm "Bách Việt". Bọn Trung Nguyên ngày xưa gọi chung đám "chúng nó" là Bách Việt theo nghĩa man di khác biệt với "chúng ta" là đám Hán Hoa Hạ.

Về di chỉ và văn bản: từ cuốn Việt Điện U Linh, Lĩnh Nam Chích Quái đến Toàn Thư,Đại Nam Thực Lục nội chuyện nhà họ Triệu được thờ hay bị sút khỏi bàn thờ đã thấy tranh cãi qua rất nhiều văn bản (bỏ qua tính chính xác của các bản lưu giữ hiện tại, vì các bản mang danh "nội các quan bản" hiện ko được trình bày đúng tiêu chuẩn của ncqb, mang danh bản thời Lê nhưng phần lớn được in từ văn khắc thời Nguyễn, đây là hệ quả của giai đoạn Nội chiến, nhờ có Nha lưu trữ Đông Dương của Nhu mà lại chút ít).

Cuốn Sử Lược ngu dốt của TTK nhồi vào đầu người Việt ý tưởng, người Việt sinh ra con rồng cháu tiên với thời HV các kiểu ( đây là tư duy sử theo hướng Đất-người). <Trước năm 1470, thời điểm biên soạn Toàn Thư. Hoàn toàn ko có khái niệm "Hùng Vương", chỉ có một vài câu chuyện về "Tản Viên Sơn Thần", Ngô Sĩ Liên đưa HV lên làm thuỷ tổ của người Việt phản ánh trạng thái độc lập hoàn toàn so với Trung Nguyên khi các dòng họ trước đây đều gốc phía Bắc (các đời vua từ Ngô, Lý, Trần, Hồ, đều gốc ở mạn Giang-Triết, đất được phong cho Quy Mãn thời Chu Vũ Vương sau này là đất của Ngô,Việt, Sở (Lê Lợi người Mường, khai quật mộ còn phát hiện cái khố)).Tuy nhiên Toàn Thư vẫn ghi nhận vai trò của Sĩ Vương-Sĩ Nhiếp (việc sau này hoàn toàn bị lờ đi).

Di chỉ khảo cổ ở đồng bằng Bắc Bộ cho thấy người gốc Hán di cư sang và định cư phần nhiều từ đầu TK1 kéo vào khu vực nay là Hà Tĩnh. Khu vực Quận Giao Chỉ trước đây ko phát hiện thấy dấu tích của người Âu Lạc <Di chỉ khảo cổ tục táng mộ kiểu Hán, phát hiện nhiều ở khu vực nay là Vũ Thượng, Hải Dương. Hiện bảo tàng tỉnh HD còn lưu giữ nguyên vẹn mộ Hán lớn, và một viên gạch "Vĩnh Kiến ngũ niên Cổ Nguyên vương Hoàng Tác cáo" khoảng 130 SCN.

Trống đồng và các di chỉ của người Thượng phần nhiều phát hiện từ thời Pháp, cho thấy vùng định cư của người Thượng ở vùng trung du kéo dài xuống tạn Malay-indo (vừa rồi cũng vừa phát hiện được Trống Đồng ở Thái và Indo).

Vấn đề thờ cúng và tục lệ: Người Việt ko có nhiều mối liên hệ với tín ngưỡng Hùng Vương và tục lệ thời Hùng Vương. Người Việt ko ăn nổi gạo nếp 3 ngày liên tục, dùng Âm Lịch (người Thượng bao gồm người Mông, Giao, Tày.... dùng Nông Lịch. Ngày tết bọn này đến vào khoảng đầu tháng 12 ÂL, phù hợp với cứ liệu tín ngưỡng HV trước đây). Lúc người Pháp đào cái trống đồng đầu tiên lên cho đến bây giờ, chẳng ai biết đánh cái trống đó. Nhưng mang cho bọn Ê đê, Ba Na nó đánh dược ngay, vì ko khác gì đám cồng chiêng cả.

Vấn đề thờ cúng ở VN cho thấy cái nhìn khá khác biệt của lịch sử theo như mô tả hiện tại. khắp miền bắc có hàng chục đền thờ Mã Viện và Cao Biền (theo như lịch sử mô tả là Tướng Nhà Đường xâm lược VN)
1. Trong TL Tứ Trấn, đền Bạch Mã mang danh thờ Long Đỗ, nhưng vị thần này gần như ko có cứ liệu xuất hiện ngoài câu chuyện trong Tản Viên Sơn Thần. Tại viện Viễn Đông Bác Cổ Paris hiện còn lưu giữ tấm bia thời Chánh hoà 8 (1687), Cảnh Hưng 21-23 (1760-1762), Minh Mạng nguyên niên (1820) về trùng tu Đền Bạch Mã thờ Phục Ba tướng quân tức Mã Viện, Mã Viện cho đến lúc đó vẫn là Thành Hoàng của Thành Thăng Long ( mãi cho tới thời Pháp mới bị sút ra ngoài để thờ Long Đỗ).
2. Tục thờ Cao Biền, hiện có khoảng hơn 10 đền thờ Cao Biền khắp miền Bắc. Đền lớn nhất hiện nằm ở Nam Trì, H. Ưng Thi Hưng Yên. Trong Chiếu Dời Đô của Lý Công Uẩn cũng nhắc Đại La là thành của Cao Vương. Năm 2001, có phát hiện di chỉ trận đồ bát quái trên sông Tô Lịch niên đại khoảng TK, đây được cho là Đoài Môn, cửa Tây của Thành Đại La xưa, theo ông Trần Quốc Vượng, được cho là trấn yểm của Cao Biền, hiện vẫn còn Miếu được lập ra ở đây thờ các Thánh Vật.
3. Gia Phả, Mỗ theo văn bản của một vài nhà nghiên cứu gia phả của mấy chục dòng học lớn còn lưu giữ lại được thì nguồn gốc của họ tương tự như mấy vị vua ở trên, đều là dân di cư từ bên kia sang <cái này ko được coi là cứ liệu lịch sử, chỉ ở dạng tham khảo, vì tính xác thực ko đánh giá được>

Kêt luận lại là quá khó để nghiên cứu, đặc biệt là đọc sách của mấy "Sử gia chữ quốc ngữ hiện nay", ko thể hiểu là lại sinh ra loại sử gia phái sinh, dựa vào cứ liệu của người khác dịch ra để suy luận miên man ra những thứ vớ vẫn như trường hợp Dũng Phan là điển hình. Có một đống lộn xộn của ông "Tạ Chí Đại Trường" viết theo kiểu như mỗ vừa viết ở trên, có thể sẽ hữu ích.
 
quá khứ qua lời kể của bất kỳ ai thì bao giờ cũng sai. ko tính những kẻ cố tình bịa đặt ra quá khứ, thì ngay trong những lời kể chân thành nhất vẫn đẫm đầy một sự chủ quan sai lạc. lịch sử về bản chất là hỗn độn mơ hồ, giống hệt như ký ức. nó chỉ nhớ cái gì đáng nhớ với chính nó. thường người ta thêm vào những điều tốt của mình và bớt đi những điều tốt của người khác. thế nên, có việc đáng nhớ với người này lại là sự đáng quên với người kia. sử học tử tế là ký ức của hai thứ người đó. đương nhiên sẽ là lẫn lộn tùy thời, tùy hoàn cảnh. chính vì thế mà sử gia phải là người quyết liệt trắng trợn học phiệt. điều này làm cho sử gia khác hẳn bọn văn nhân. ngày xưa sử gia lớn thường bị thiến, sử gia vẫn còn chim mà còn thêm bớt mơ hồ như văn nhân, chưa kể còn a dua a tòng nịnh trên lừa dưới thì đương nhiên sử học chỉ còn nước đứt.
 
717682A7-FF56-478A-A006-16A22ABE3E15.png

trong group, có thím nào đã đọc quyển này không. thím có đánh giá thế nào về quyển này.

em đang muốn tìm hiểu về sách về tư duy phản biện, mà không biết bắt đầu từ đâu. trong group mình toàn các cao nhân, liệu có thể chỉ cho em một con đường sáng. gợi ý cho em một số tài liệu để em đi tiếp, không lạc lối.

Cảm ơn các thím!
 
View attachment 503982
trong group, có thím nào đã đọc quyển này không. thím có đánh giá thế nào về quyển này.

em đang muốn tìm hiểu về sách về tư duy phản biện, mà không biết bắt đầu từ đâu. trong group mình toàn các cao nhân, liệu có thể chỉ cho em một con đường sáng. gợi ý cho em một số tài liệu để em đi tiếp, không lạc lối.

Cảm ơn các thím!
Mỗ chưa đọc, nhưng ko nghĩ là nên đọc. Mỗ quen đọc cái loại nghiên cứu được viết theo dạng nghiên cứu khoa học, phải có cơ sở lý luận để cô lập lý thuyết đang nghiên cứu, nghiên cứu thực tiễn để chứng minh các lý thuyết đã nêu. Còn các loại hình này chỉ đơn giản là chuyện kể, vi phạm nguyên tắc thống kê (phải xảy ra ở mẫu số lớn, một cách ngẫu nhiên để loại bỏ ảnh hưởng của ngẫu nhiên lên kết quả mẫu), vô nghĩa về mặt nhận thức vì ko đảm bảo yếu tố phổ quát.
Mỗ cho rằng con người để đạt được sự tự nhận thức một cách độc lập trực quan (Một dạng rộng hơn của tư duy phản biện-Critical thinking, vì tdpb chỉ bao gồm phân tích pháp phổ biến và phân tích pháp siêu nghiệm, thiếu hẳn đi khả năng tổng hợp siêu nghiệm. <Vì ý niệm này quá xa lạ với phần đông mọi người nên rất nhiều thành phần ngay cả trên VOZ này cãi nhau khôn nguôi vì sa đà vào các trải nghiệm cá nhân (thường nghiệm) rất vô nghĩa, các trải nghiệm cá nhân (tôi có ông anh làm thế này thế kia , tôi thấy...) này chỉ mới đạt được bước đầu tiên của quá trình nhận thức là "thụ nhận"- cảm năng (nhận thức bằng các giác quan) nên còn đầy tính chủ quan, không có nhiều giá trị về mặt nhận thức>) thì phải tự mình xây dựng cảm năng quan và giác tính (khả năng suy niệm-tự cật vấn với bản thân). Nhìn mọi thứ bằng lăng kính của mình, bàn luận chỉ là đối tượng để nảy sinh các "gợi ý" từ đó mình suy tưởng sâu hơn.

Phần đầu của những cái bác đang nói tới ở trên chính là thế giới quan, trong thế giới quan bao gồm cả những nhận thức cơ bản -kiến thức nền (ví dụ ở đây là để hiểu được novel thì phải biết nó ở trong hoàn cảnh lịch sử nào.....)

Phần sau chính là phương pháp luận- bộ công cụ để thực hiện quá trình nhận thức, nói trực quan thì nó như một bộ lọc, để phân tách (ví dụ ở đây là novel) tác phẩm ra thành các bản thể. Khi dễ dàng hiểu được từng bản thể thì việc đặt nó vào trong một tổng thể để nhận thức là ko quá khó khăn. Quá trình này được gọi là "trừu tượng hoá" tức loại bỏ hết những râu ria, chỉ để lại bản thể-cốt lõi.

2 yếu tố này đều phải xây dựng song hành nhau và ảnh hưởng biện chứng lên nhau.

Tư duy phản biện ko thể xây dựng thông qua việc đọc các dạng sách kiểu này mà phải học theo lối ngày xưa là học về logic học và siêu hình học. Tìm hiểu triết học của thời kỳ Hy Lạp cổ đại <với tri thức hiện nay thì ko còn quá xa lạ và khó hiểu đến mức ko thể hiểu được>.
 
#patrick #süskind #suskind

The pigeon (*)

Jonathan Noel là người gốc Do Thái, cha mẹ bị bắt và biệt tích trong Thế chiến II. Sống sót qua những biến cố đau thương, ông dần thu hẹp cuộc sống của mình, cô đơn ẩn náu như con ốc trong chiếc vỏ cứng an toàn là căn phòng riêng giữa lòng thế giới bất an.

Nhưng một sáng nọ, con chim bồ câu xuất hiện trên ngưỡng cửa căn phòng ấy. Cuộc đời đã gần hoàn toàn im ắng của Jonathan nổi sóng.

Con chim bồ câu bình thường, nhưng gây chấn động đến mức có thể đẩy con người ta vào trạng thái kinh hoàng, mấp mé bờ điên loạn. Vì sao? Người đọc sẽ tự tìm câu trả lời trong tâm trí mình, khi đọc cuốn tiểu thuyết đầy ám ảnh của Patrick Süskind.

(*):
Chỉ tại con chim bồ câu.


rg2vqx5.jpg

Đặc biệt thích tác giả này và Mùi Hương.
 
Mình là người thường xuyên đọc sách, voz qua next chủ thớt bị K.I.A nên mình lập lại thớt này để mọi người cùng chia sẻ các đầu sách hay nhé.

Hãy mua sách nếu có điều kiện để ủng hộ tác giả, nxb và người kinh doành sách nhé
  • Lược Sử Loài Người.
  • Chiến Tranh Tiền Tệ.
  • Tội ác và trừng phạt.
  • Bài giảng cuối cùng.
  • Lược sử vạn vật.
  • Giết con chim nhại.
  • Chuyện ở nông trại.
  • 1984.
  • Đọc vị bất kì ai.
  • Ngày xưa có một con bò.
  • Nếu tôi được biết khi còn hai mươi.
  • Suối Nguồn.
  • Súng, Vi Trùng Và Thép.
  • Hai số phận - Jeffrey Archer
  • Không Gia Đình - Hector Malot
  • Cha giàu Cha nghèo
  • Cuốn theo chiều gió.
  • Hai Số Phận
  • Chiến Tranh và Hòa Bình
  • Bố Già
  • Mật Mã Da Vinci
U ám:
  • Kafka bên bờ biển.
  • Rừng Nauy (Norwegian Wood)
Sách văn học:
  • Người truyền ký ức (Lois Lowry)
  • Cuộc đời của Pi (Yann Martel)
  • Ông già và Biển cả (Ernest Hemingway)
  • Cá voi đỉnh núi (Lee Soon-won)
  • Người tình Sputnik (H.Murakami)
  • Bà Lão Idecghin (Maxim Gorki)
  • Những người khốn khổ (Victor Hugo)
  • Biên niên ký Chim vặn dây cót (H.Murakami)
  • Coraline (Neil Gaiman)
  • Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn (Mark Twain)
  • Khi hơi thở hóa thinh không (Paul Kalanithi)
  • Ruồi trâu (Ethel Lilian Voynich)
  • Sự im lặng của bầy cừu (Thomas Harris)
  • Sông Côn mùa lũ (Nguyễn Mộng Giác)
  • Tuyển tập truyện ngắn Nam Cao
Sách thiền:
  • Nẻo về của Ý (Thích Nhất Hạnh)
  • Tự do đầu tiên và cuối cùng (J.Krishnamurti)
Sách tư duy - kinh tế - kỹ năng mềm:
  • Nghệ thuật tư duy rành mạch (Rolf Dobelli)
Sách khoa học:
  • Vũ trụ (Carl Sagan)
  • Những nhà khám phá (Daniel J.Boorstin)
  • Lược sử thời gian (Stephen Hawking)
Sách tự nhiên - nông nghiệp:
  • Cách mạng một cọng rơm (Mansanobu Fukuoka)

Sẽ cập nhật những gợi ý của mọi người trong thread....

bạn nào không tìm được ebook thì PM cho mình nhé hãy cho biết định dạng bạn cần
nhớ là đánh dấu rồi mà
 
🕮 Đêm trắng (*) ― Fyodor Dostoevsky ― ĐOÀN TỬ HUYẾN dịch
Thời sinh viên ở Nga tôi đã đọc Белые ночи của Fyodor Dostoevsky. Câu chuyện khiến tôi say sưa - có thể vì cảm xúc tuổi trẻ, lại gặp khi vận vào mình tâm trạng và ảo ảnh của một kẻ mơ mộng quê mùa nơi đất khách.
Nay sau ba chục năm, trong khi tổ chức bản thảo và biên tập bộ sách Tuyển tập tác phẩm Dostoevsky, tôi mới trở lại với Những đêm trắng - trong tay tôi có hai bản dịch, một của Nxb Văn Học, một của Nxb Đà Nẵng, cùng in năm 1987. Nhưng lần này tôi không có được cái ấn tượng xưa. Hay là thời gian thay đổi, tuổi tác và tâm trạng cũng đổi thay? Hay văn bản dịch không hợp cho cảm thụ của tôi?
Tôi chợt nghĩ tự mình nên dịch lại thiên truyện này - một là để có điều kiện đọc kĩ tác phẩm, tìm lại cảm xúc xưa; hai là đánh dấu kỉ niệm một thời trẻ mộng qua rồi; và ba nữa - để góp thêm vào tiếng Việt một bản dịch, cho dù không hay hơn nhưng chắc là có khác so với những bản dịch trước (biết đâu sẽ có ích cho bạn đọc, học và nghiên cứu dịch thuật sau này?). Lại vừa đúng tết Canh Thìn, mấy ngày nghỉ tôi đóng cửa làm Đêm trắng.
Tôi xin lấy tên truyện là Đêm trắng, không cần Những: hãy nghe kĩ, bạn sẽ thấy nó gọn hơn, mơ hơn, đúng với hồn truyện của Dostoevsky hơn.
Xin dành tặng món quà nhỏ đầu xuân của tuổi bước vào ngũ thập cho những người bạn một thời cùng tôi có những đêm trắng trẻ không chỉ trên bờ Neva...
(*): White nights.​
 
Last edited:
#fyodor #dostoevsky #dostoyevsky #dos #dost #white #nights #constance #garnett

Thời sinh viên ở Nga tôi đã đọc Белые ночи (*) của Fyodor Dostoevsky. Câu chuyện khiến tôi say sưa - có thể vì cảm xúc tuổi trẻ, lại gặp khi vận vào mình tâm trạng và ảo ảnh của một kẻ mơ mộng quê mùa nơi đất khách.

Nay sau ba chục năm, trong khi tổ chức bản thảo và biên tập bộ sách
Tuyển tập tác phẩm Dostoevsky, tôi mới trở lại với Những đêm trắng - trong tay tôi có hai bản dịch, một của Nxb Văn Học, một của Nxb Đà Nẵng, cùng in năm 1987. Nhưng lần này tôi không có được cái ấn tượng xưa. Hay là thời gian thay đổi, tuổi tác và tâm trạng cũng đổi thay? Hay văn bản dịch không hợp cho cảm thụ của tôi?

Tôi chợt nghĩ tự mình nên dịch lại thiên truyện này - một là để có điều kiện đọc kĩ tác phẩm, tìm lại cảm xúc xưa; hai là đánh dấu kỉ niệm một thời trẻ mộng qua rồi; và ba nữa - để góp thêm vào tiếng Việt một bản dịch, cho dù không hay hơn nhưng chắc là có khác so với những bản dịch trước (biết đâu sẽ có ích cho bạn đọc, học và nghiên cứu dịch thuật sau này?). Lại vừa đúng tết Canh Thìn, mấy ngày nghỉ tôi đóng cửa làm
Đêm trắng.

Tôi xin lấy tên truyện là
Đêm trắng, không cần Những: hãy nghe kĩ, bạn sẽ thấy nó gọn hơn, mơ hơn, đúng với hồn truyện của Dostoevsky hơn.

Xin dành tặng món quà nhỏ đầu xuân của tuổi bước vào ngũ thập cho những người bạn một thời cùng tôi có những đêm trắng trẻ không chỉ trên bờ Neva...

Làng Cốm Hà Nội, mùa xuân 2000.


ĐOÀN TỬ HUYẾN

(*): White nights.

yGDANWJ.jpeg
Tôi lại thích Tội Ác và Trừng Phạt hơn, ám ảnh , u ám, tối tăm, bế tắc
 
Tội Ác và Trừng Phạt đi sâu vào tâm lí, hành vi của kẻ phạm tội mà bác đâu có theme trữ tình, mộng mơ, lạc lõng như Đêm Trắng
còn riêng Dos thì đối với tôi, mỗi tác phẩm là một sự khám phá mới không ngừng trong nhân vật của Dos:shame:
 
Mỗ chưa đọc, nhưng ko nghĩ là nên đọc. Mỗ quen đọc cái loại nghiên cứu được viết theo dạng nghiên cứu khoa học, phải có cơ sở lý luận để cô lập lý thuyết đang nghiên cứu, nghiên cứu thực tiễn để chứng minh các lý thuyết đã nêu. Còn các loại hình này chỉ đơn giản là chuyện kể, vi phạm nguyên tắc thống kê (phải xảy ra ở mẫu số lớn, một cách ngẫu nhiên để loại bỏ ảnh hưởng của ngẫu nhiên lên kết quả mẫu), vô nghĩa về mặt nhận thức vì ko đảm bảo yếu tố phổ quát.


Tư duy phản biện ko thể xây dựng thông qua việc đọc các dạng sách kiểu này mà phải học theo lối ngày xưa là học về logic học và siêu hình học. Tìm hiểu triết học của thời kỳ Hy Lạp cổ đại <với tri thức hiện nay thì ko còn quá xa lạ và khó hiểu đến mức ko thể hiểu được>.
Đọc vài bình luận của bác giúp cho việc đọc sách của em mở rộng nhận thức khác hơn.Tiện đây bác cho em mạn phép hỏi :Chủ nghĩa khắc kỷ 1 trường phái triết học Hy lạp trong mấy năm nay lại đang nổi lên ở VN ? do phong trào hay một lý do khác ?
 
Quá khó để trả lời, Mỗ ko có đủ thông tin để đánh giá vì một phần mỗ ở ẩn, gần như ko đọc báo và ko dùng mạng xã hội nên những câu hỏi liên quan đến các hoạt động thời sự, phong trào mỗ ko có chút thông tin nào.

Về mặt nội dung thì chủ nghĩa Khắc kỷ, Phật Giáo (nguyên thuỷ) hay Lão Giáo (chỉ xét mặt tư tưởng, ko xét mặt thực hành tín ngưỡng) đều có nhiều điểm tương đồng ở cách tiếp cận và cách giải quyết các câu hỏi của nhận thức, nếu ko nghiên cứu chuyên sâu thì sẽ khó phân biệt được điểm khác nhau giữa 3 học thuyết này.

Bản thân cả 3 hệ tư tưởng này đều đề cao tính cân bằng, tính nội tại và tính "có thể rèn luyện". Trong lịch sử của "Các loại hình tưởng tượng" thì 3 hệ tư tưởng này khá đặc biệt, nó ko được xếp vào nhóm "tôn giáo lấy thần thánh làm trung tâm", hay "Hệ thống vô thần dựa trên quy luật tự nhiên".< Cũng có thể nó thuộc nhóm 2, nó có những dấu hiệu của nhóm 2. Tuy đến nay chưa có các bằng chứng bằng nhận thức con người có thể xác định được nó thuộc nhóm 2>

Nên có thể (chỉ là phỏng đoán thôi, ko có bằng chứng), Trường phái khắc kỷ nó có nổi lên ở VN (nếu thông tin của anh là chính xác), thì là trào lưu bình thường sẽ gặp ở một bộ phận giới trẻ khi hệ tư tưởng của họ bị ảnh hưởng bởi các tư tưởng Phật giáo (suốt ngày ra rả trên zootub và hàng đống các loại sách thiền, sách đạo đức lối sống <các loại sách này thường cóp nhặt rất nhiều ví dụ, chuyện kể có xuất phát từ Đạo Giáo, được hoàn nhập cùng với Phật Giáo ở Trung Hoa để hình thành nên hệ phái Đại Thừa với các mô tuýp cúng kính tụng niệm, không khác biệt Đạo Giáo>,VN cũng chịu ảnh hưởng rất lớn của Đaọ Giáo (một cách vô hình), hình thành nên các tín ngưỡng truyền thống mà bình thường đang thực hành), tuy nhiên tư tưởng của Phật, Lão lại ko có được tính hiện đại, tính biểu tượng văn minh như Khắc Kỷ nên việc giớ trẻ ôm ấp trào lưu này là khá bình thường.
 
vozers cho tôi xin tí review nhẹ về Đỏ & Đen của Stendhal với, để có chút cảm hứng đọc trước chứ không thì lại đẩy thụt lùi nó sau chục novel khác :dribble:

educa-educa-17691-parapluie-rouge-pont-de-brooklyn-coloured-black-white-puzzle-1000-pieces.jpg
 
🕮 Đọc truyện ngắn (*) ― Daniel Grojnowski​
Người ta thường gọi truyện ngắn là “cô bé Lọ Lem của văn học”. Truyện ngắn là cô em gái không được yêu chiều mà các nhà xuất bản thường hay bỏ rơi, để nhường chỗ cho các bà chị cả chính là các kiểu tiểu thuyết. Thế nhưng, cô bé “bị bỏ rơi” này lại chiếm giữ tất cả các đề mục của phương tiện truyền thông: nó được sự mến mộ của các tạp chí có số phát hành lớn, được phát trên sóng truyền thanh, được chuyển thể trên màn ảnh rộng và truyền hình. Đồng thời nó cũng chiếm giữ một dung lượng quan trọng trong các nhật báo.​
 
Last edited:
#daniel #grojnowski
Đọc truyện ngắn (*)
Người ta thường gọi truyện ngắn là “cô bé Lọ Lem của văn học”. Truyện ngắn là cô em gái không được yêu chiều mà các nhà xuất bản thường hay bỏ rơi, để nhường chỗ cho các bà chị cả chính là các kiểu tiểu thuyết. Thế nhưng, cô bé “bị bỏ rơi” này lại chiếm giữ tất cả các đề mục của phương tiện truyền thông: nó được sự mến mộ của các tạp chí có số phát hành lớn, được phát trên sóng truyền thanh, được chuyển thể trên màn ảnh rộng và truyền hình. Đồng thời nó cũng chiếm giữ một dung lượng quan trọng trong các nhật báo.
(*): Lire la nouvelle.
cô bé lọ lem. haha. ví von hay quá. ko biết ai nói câu này nhỉ!
kể cũng đúng, để mà tới tầm khái quát thời đại, tiểu thuyết mới làm đc.

nhắc truyện ngắn lại nhớ Nguyễn Huy Thiệp, trời cho ông cái tài viết truyện ngắn ko ai bằng, nhưng tiểu thuyết lại ko bằng ai.
mới hơn có Nguyễn Ngọc Tư, Nguyễn Trí, truyện ngắn rất duyên dáng cá tính, đôi lần thử sức tiểu thuyết có vẻ hụt hơi.
cá biệt có Bảo Ninh, tiểu thuyết một cuốn một, để đời. truyện ngắn cũng hảo hạng, Gió dại, Trại 7 chú lùn...
 
cô bé lọ lem. haha. ví von hay quá. ko biết ai nói câu này nhỉ!
kể cũng đúng, để mà tới tầm khái quát thời đại, tiểu thuyết mới làm đc.

nhắc truyện ngắn lại nhớ Nguyễn Huy Thiệp, trời cho ông cái tài viết truyện ngắn ko ai bằng, nhưng tiểu thuyết lại ko bằng ai.
mới hơn có Nguyễn Ngọc Tư, Nguyễn Trí, truyện ngắn rất duyên dáng cá tính, đôi lần thử sức tiểu thuyết có vẻ hụt hơi.
cá biệt có Bảo Ninh, tiểu thuyết một cuốn một, để đời. truyện ngắn cũng hảo hạng, Gió dại, Trại 7 chú lùn...
Mình nghĩ nhà văn thì thường rất sâu sắc, không phải chỉ từ những bút pháp mà ngay cả trong đời thực cuộc sống của họ cũng đặc sắc trải nghiệm. Nhưng nhà văn Nguyễn Huy Thiệp thì điều gì lại khiến cuộc sống lại nghèo khó đến thế nhỉ, con ông là một đứa nghiện nữa. Hay vì khó tính và cầu kì quá chăng, và mộng mơ quá?
 
viết truyện ngắn hay nhưng tiểu thuyết như cứt vốn là đặc sản hầu hết văn học VN mà, có ai đọc tiểu thuyết của Thạch Lam chưa nhỉ? so nó thế nào với truyện ngắn? :cool:
 
cô bé lọ lem. haha. ví von hay quá. ko biết ai nói câu này nhỉ!
kể cũng đúng, để mà tới tầm khái quát thời đại, tiểu thuyết mới làm đc.

nhắc truyện ngắn lại nhớ Nguyễn Huy Thiệp, trời cho ông cái tài viết truyện ngắn ko ai bằng, nhưng tiểu thuyết lại ko bằng ai.
mới hơn có Nguyễn Ngọc Tư, Nguyễn Trí, truyện ngắn rất duyên dáng cá tính, đôi lần thử sức tiểu thuyết có vẻ hụt hơi.
cá biệt có Bảo Ninh, tiểu thuyết một cuốn một, để đời. truyện ngắn cũng hảo hạng, Gió dại, Trại 7 chú lùn...

Việt Nam xứ sở của truyện ngắn, nên đa phần tác giả viết truyện ngắn đặc sắc hơn.


via theNEXTvoz for iPhone
 
Back
Top