đánh giá [Rì viu] Belarus, Kazakhstan cho những ngày nhàn nhã, tránh xô bồ.

Gái Đông Âu vẫn là 1 cái gì đó nhiều thanh niên thèm muốn đúng ko nhỉ :)) mình cũng nhất định phải thử 1 lần xem sao
 
Chap 4. Metro - Khu trung tâm đầu não (1)
1. Metro.
Metro của Belarus xây khí muộn nếu so sánh với mấy tay khác trong Liên Xô. Minsk mới vận hành metro từ năm 1984 với 2 đường cắt nhau hình chữ X, 33 ga (trong khi Moscow vận hành từ năm 1935, Kiev vận hành từ năm 1960). Metro vận hành tương tự như Mát, từ 6h sáng tới 1h đêm nên đi lại nhìn chung là tiện về giờ giấc. Tuy nhiên, ít ga quá nên các ga xa trung tâm nằm cách nhau rất xa, bà con vẫn phải đi buýt nhiều.

Các ga metro ở Minsk về cấu trúc cũng tương tự như hệ thống thời Liên Xô, thường bao gồm 1 tổ hợp kết hợp các hệ thống hầm đường bộ lằng ngoằng, hàng quán như 1 khu chợ nhỏ bên ngoài và bên trong là ga. Hơi lạc hậu 1 tí là không dùng quẹt thẻ mà dùng xu nhựa bỏ để qua cổng. Giá một lượt đi metro là 65 kopek ~ 6.500 VNĐ, có thể đi chán chê bao giờ ra khỏi metro mới tính là hết 1 chuyến.
Chợ phía ngoài ga metro đây:
202142ac1421-eafb-4417-8a29-3a5f6797fdf5.jpg

Xu nhựa đi metro Minsk, mua ở quầy ngay ngoài cửa vào. Buổi sáng đi chơi mình thường dùng 1 xu 2 rúp mua sẵn 3 đồng nhựa này và yên tâm đi lang thang cả ngày.
202156d110db-be51-4d59-be5a-94fd4bd9d654.jpg


Platform metro thì khối Liên Xô nước nào cũng kiểu như nước nào. 1 platform ở giữa, 2 đường tàu chạy 2 chiều 2 bên. Khác với Moskva thường có nhiều cầu, cửa để đổi line, ở Minsk có mỗi 2 line cắt nhau nên không có mấy khoản này.

20216c4a4894-cbcc-496c-81d5-6b6c3eb7c8ed.jpg


2. Quảng trường Độc Lập - Tòa nhà chính phủ (Dom Urada) và các trường Đại học.
Trung tâm thành phố Minsk là quảng trường độc lập, trước đây có tên là Quảng trường Lenin nên giờ cái ga metro dẫn ra quảng trường này vẫn tên là bến "Quảng trường Lenin". Quảng trường này là 1 trong những quảng trường rộng nhất châu Âu với diện tích khoảng 7 héc ta, được xây năm 1964. Xung quanh quảng trường có Tòa nhà chính phủ (Dom Urada), Đại học Sư phạm Quốc gia, Bảo tàng Lịch sử Văn hóa quốc gia, tòa thị chính và nhà thờ Xanh Xi-mông và Ê-lê-na.
Trước khi có vụ biểu tình giữa năm 2020, quảng trường rất tự do thoải mái, tha hồ đi dạo, lăn lê bò toài chụp ảnh bói không ra 1 bóng cảnh sát hay cảnh vệ. Đúng là chưa thấy có nước nào mà cơ quan chính phủ lớn nhất lại mở cửa thoải mái vậy. Phía dưới quảng trường là 1 cái siêu thị đại tướng nằm ngầm với đường ngang ngõ tắt khắp nơi. Những đài phun nước giữa quảng trường cũng là cửa trời lấy sáng của cái siêu thị luôn.

Quảng trường độc lập và tòa nhà Dom Urada, nơi làm việc của anh Lu-cà-sen-cô. Phía trước tòa nhà là tượng cụ Lê to đại. Mấy hôm biểu tình to nhất là chúng nó tập trung ở đây nên quân đội rào cmn khu này lại.

20215e4726bd-2b95-48a5-9e59-510396afa47d.jpg


Cửa trời lấy sáng của cái siêu thị nằm dưới quảng trường. Góc 2 giờ là Đại học Sư phạm Quốc gia Belarus, góc 10 giờ là Đại học Tổng hợp Belarus.

2021b0eb563c-8c6d-4423-94a5-643b4b649087.jpg

Đài phun nước chính, cũng là cửa trời lấy sáng lớn nhất của cái siêu thị. Xung quanh đài là 4 biểu tượng của 4 thành phố quan trọng nhất Belarus: Minsk, Brest, Gomel và Mogilev.

2021d48b3517-7dc3-42e4-86d1-eb5ea373799b.jpg


Hết chap 4.
 
Bác thớt qua đó bằng cách nào vậy, trước gần nhà có mấy ông đi Đức, Nga or 1 số nước Đông Âu về ông nào cũng giàu vãi nhái.
 
Vậy ra Wargaming là của Belarus nhỉ? Không biết do thím thớt chưa review hết hay sao mà cảm giác bên đấy buồn buồn nhỉ?
 
Chap 5. Phố xá Minsk. Sông Svislach.
Nhà thờ Saints Simon & Elena
Đây là một nhà thờ khá đặc biệt vì nó là Nhà thờ Thiên chúa giáo La Mã, nằm chính giữa thủ đô Minsk, ngay sát vách với các cơ quan đầu não của chính phủ. Nhà thờ này được xây bởi tiền đóng góp của khoảng 2000 dân theo TCG La Mã xây năm 1905. Từ năm 1921 - 1991 nó được trưng dụng thành Nhà hát Văn hóa nghệ thuật Ba Lan, và sau khi Liên Xô sụp đổ, nó lại được đưa về chức năng nhà thờ. Do đặc điểm bề ngoài, nhà thờ này còn được gọi là nhà thờ Đỏ. Nói chung kiến trúc khá đẹp và không giống phong cách Nga cho lắm vì tay kiến trúc sư thiết kế nó là Tomasz Pajderski là người Ba lan. Phía trước nhà thờ còn 1 gác chuông nhỏ tưởng niệm các nạn nhân của thảm họa hạt nhân do các nước chịu thảm họa hạt nhân đóng góp xây dựng, gồm Nhật, Kazakhstan, Belarus, Nga và Ukraine.
Nhà thờ nhìn từ mặt trước:
202165af1adb-063a-4483-96f4-db35333e06e3.jpg


Gác chuông tưởng niệm các nạn nhân nguyên tử:
2021f1a20823-838f-44df-a996-e4246157f3d0.jpg


Đường phố khu trung tâm quy hoạch đúng kiểu bàn cờ. Trục chính 6-8 làn xe, nối các trục chính là đường nhánh 2-4 làn xe hoặc những ngõ đi bộ + vườn hoa nhỏ. Nhà cửa cũng là những khối nhà cổ 4-5 tầng, không có công trình hoành tráng giống kiểu Moskva mà hơi tây tây giống Saint Petersburg hơn. Có 1 điều khá thú vị là các wc công cộng ở Minsk thường được làm ẩn vào hông các tòa nhà, không dựng thành booth ngoài phố, chắc là đễ đỡ mất mỹ quan. Cũng không có những kiosk bán bánh trái hay báo chí như bên Nga hay Kazakhstan, người dân cũng thuần hơn, trên phố hầu như không gặp sắc dân Thổ hay châu Á.

Đường phố:
2021fb1b87d7-d4a2-4cbc-b28b-97bba08efaa2.jpg


Ngõ Dzherzinsky, có đặt tượng đài Felix Dzherzinsky (Iron Felix - cha đẻ lực lượng NKVD).
202164617242-6d9a-438e-9604-330047a0560d.jpg


Rời khu trung tâm hành chính tản bộ lên phía Bắc thành phố khoảng 1-2 km sẽ gặp sông Svislach, là con sông chính chảy qua Minsk. 2 bên bờ sông là 2 dãy phố cổ trông khá bắt mắt, với nhiều nhà hàng và khách sạn mini. Thực ra nếu không ở nhà bạn mình thì có lẽ mình sẽ chọn 1 cái khách sạn ở khu này nghỉ lại, vì view rất đẹp.

Dãy phố bờ sông Svislach:

2021730fd5ae-2999-4ca6-8d96-507b3d21870e.jpg


Dân tình cho vịt ăn bên bờ sông.
20216d961599-1916-4730-906f-9f685c8c9d83.jpg
 
Chap 6. Đảo nước mắt - Công viên Starinskaya Sloboda.

Phải nói dọc sông Svislach là con đường tản bộ vô cùng đẹp, 2 bên là nhà cổ xây khiêm tốn, cùng hàng loạt các công viên trồng cây như rừng. Khí hậu Belarus khá ấm áp nên cuối tháng 12 mà vẫn không hề có tuyết đọng, trừ một số nơi trên mặt sông đóng băng nhẹ, nếu không mình còn chẳng nghĩ đây là mùa đông.

Một đôi vợ chồng đưa 2 đứa con đi dạo trên con đường dọc bờ sông Svislach:
2021532cc606-a823-4b0c-85d8-3c7dc9abe6eb.jpg


1. Đảo nước mắt.
Đây là 1 hòn đảo nhỏ diện tích khoảng 1 héc ta, hình quả trứng, nằm trên sông Svislach chính giữa thủ đô Minsk. Trước kia cũng chỉ là cù lao bãi sậy. Sau chiến tranh Afghanistan, chính quyền Liên Xô dựng tại đây 1 nhà nguyện để tưởng nhớ những người Belarus hy sinh trong cuộc chiến này. Chính vì thế, lãnh thổ trên đảo được coi như vẫn là đất của Liên Xô. Trên cây cầu dẫn lên đảo là cột mốc biên giới Liên Xô:

202171c402b5-e5b0-481c-a21b-e040ed6d7872.jpg


Trung tâm đảo nước mắt là 1 nhà nguyện nhỏ, phía trên là bức tượng những người mẹ, góa phụ của các liệt sĩ với tạo hình u uất:

2021bfff45ac-692d-4daf-be04-b8d0b6dbbf0c.jpg


Một bia tưởng niệm khác đặt gần cầu, trên bia là tiếng Belarus nên mình đọc được mỗi chữ: "Afghanistan".
20218c5d5269-105f-4800-9a51-1b7999a8c514.jpg


Một góc khác của đảo là tượng Thiên thần khóc, hòa chung với không khí tưởng niệm. Tuy nhiên, không biết thằng nào nghĩ ra truyền thuyết rằng các cặp đôi mới cưới muốn có con sớm thì phải qua đây xoa trym tượng một cái nên tượng bị xoa mòn trym luôn :))

202158696790-a597-4f00-b2ca-3fd04c549213.jpg


Sau khi rời đảo nước mắt, đi ngược lên phía Bắc sẽ là công viên Starinskaya Sloboda. Công viên này nằm dọc bờ sông Svislach với nhiều khách sạn và chung cư cao cấp ở rìa. Ở đây cũng có Casino Belarus nổi tiếng. Mỗi năm rất nhiều người Nga sang Belarus chỉ để được đánh bạc hợp pháp, như người Việt tràn qua Cambodia vậy.

2021a794b947-d1d4-4390-9a6a-7ea5f029fa11.jpg


Có vẻ là 1 lớp học, cô giáo dẫn học sinh đi dã ngoại, cho vịt ăn trên sông.

20210f4b21ee-4651-451c-86a4-7ffec9e076db.jpg
 
review gái đi thím
Gái thì có gì mà review, ai lại đem bạn bè thân thiết ra review làm gì.
Với lại bạn tôi toàn người bên Bộ Tình trạng Khẩn cấp hoặc chơi mấy trò như leo núi, nhảy dù, lái máy bay cứng lắm, không phải gu các anh đâu.

Cỡ như em này trông yểu điệu thục nữ thế mà cũng gần m8, ngày 9/5 nó lái xe UAZ-469 chở cả hội bọn tôi đi đua :))

2021b346f577-94f7-48d4-b721-b2fcf166c7cf.jpg
 
Gái thì có gì mà review, ai lại đem bạn bè thân thiết ra review làm gì.
Với lại bạn tôi toàn người bên Bộ Tình trạng Khẩn cấp hoặc chơi mấy trò như leo núi, nhảy dù, lái máy bay cứng lắm, không phải gu các anh đâu.

Cỡ như em này trông yểu điệu thục nữ thế mà cũng gần m8, ngày 9/5 nó lái xe UAZ-469 chở cả hội bọn tôi đi đua :))

2021b346f577-94f7-48d4-b721-b2fcf166c7cf.jpg
Quá đẹp, ngắm cả ngày được
 
sao khoản lương lậu ảo thế : viet nam gdp per capital 2k7 còn belarus 6k6 (2019) gấp gần 3 lần mà sao lương chỉ same same việt nam thôi nhỉ :surrender:
 
sao khoản lương lậu ảo thế : viet nam gdp per capital 2k7 còn belarus 6k6 (2019) gấp gần 3 lần mà sao lương chỉ same same việt nam thôi nhỉ :surrender:
Tại bạn ở trên voz nhiều sẽ thấy lương ở VN cao ảo lòi như vậy.
Chứ lương trung bình ở toàn Belarus hiện giờ khoảng 9tr5, ở Minsk ~ 14 tr VNĐ.

Gross average earnings in the Republic of Belarus in February 2019​

Nominal gross and real earnings
in the Republic of Belarus
by regions and Minsk city


Nominal gross average monthly
earnings, BYN​
Real earnings,
as % of corresponding period of previous year​
February
2019​
January – February
2019​
February
2019​
January – February
2019​
Belarus
977.6​
979.0​
107.8​
107.6​
Brest
841.1​
837.1​
107.9​
107.7​
Vitebsk
825.2​
826.6​
106.9​
106.7​
Gomel
882.4​
887.4​
107.4​
107.5​
Grodno
831.1​
834.3​
107.9​
108.0​
Minsk city
1 382.1​
1 379.7​
108.5​
108.6​
Minsk
966.9​
973.5​
108.0​
106.9​
Mogilev
810.4​
813.0​
105.8​
106.1​


Còn lương bình quân Việt Nam thì đây, ở Hà Nội cũng chỉ 6tr1 - 6tr3 / tháng trong khối doanh nghiệp thôi:
https://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/tu-van-tai-chinh/muc-tra-luong-o-ha-noi-702589.html
 
Back
Top