đánh giá [Rì viu] Belarus, Kazakhstan cho những ngày nhàn nhã, tránh xô bồ.

Món này thì nước nào cũng có chứ cứ gì Nga.
Mình thấy bạn nói cả thanh long mà, Nga làm gì có thanh long, hàng nhập của Thái Lan cũng > 500 rúp/ kg mà héo quắt, chả ai ăn mấy.
Hì hì. Ổng nói vậy, em biết vậy :big_smile: . Cái em ăn khi nào cũng có thanh long á thím. Chắc ổng thích nên thêm vào. Cơ mà món này ăn ngon cực. :beauty:
 
Chap 13. Đường Lenin. Quảng trường Lenin. Nhà cửa phố xá Brest.
Nếu đường Xô Viết là khu ăn chơi cà phê, cà pháo và bờ sông Mukhavets là nơi tụ tập, tản bộ giải trí của dân tình thì đường Lenin là khu trung tâm hành chính với các kiểu nhà hát, rạp phim, tòa nhà văn phòng các cơ quan với quy hoạch vẫn giữ đúng theo kiểu từ thời Liên Xô. Đường chạy thẳng từ ga trung tâm đến bờ sông.
Đoạn đầu từ ga đi xuống, có trung tâm thương mại, 1 cửa hàng của McDonald. Giá McDonald combo 1+1 (bánh + (khoai tây chiên, hoặc kem, hoặc nước)) là 3.5 rúp ~ 35K VNĐ

20211c1ffe63-4b58-4742-8ffa-20195a74ad81.jpg


Công viên Văn hóa - Công viên lớn nhất thành phố, kích cỡ khoảng 800 x 500 mét. Trong công viên có hồ nước có vẻ là nhân tạo có đảo, trên đảo là 1 nhà hàng cũng có tiếng, nhưng mình chưa có dịp ăn thử.

2021c9fea89b-926c-408d-a443-659c797219df.jpg


Khu quảng trường Lenin rộng rãi. Ở đây có trụ sở tòa thị chính, các sở ban ngành linh tinh và 1 nhà thờ Công giáo La Mã. Ở Belarus khá nhiều người theo Công giáo La Mã chứ không thuần Chính thống giáo như Nga. Trên tất cả các ngôi nhà phù điêu, quốc huy Liên Xô thứ nào đắp nổi thì được giữ nguyên, thứ nào gắn mới thì gắn quốc huy Belarus, vốn khá giống quốc huy Liên Xô, chỉ thay búa liềm bằng bản đồ Belarus.

20211311b682-bff1-4892-a65d-064071af0a5a.jpg


Tượng Lenin, một phần gần như không thể thiếu trên các thành phố Belarus. Toàn bộ lãnh thổ Belarus có 115 thành phố thì chỉ có 15 thành phố không có tượng Lenin tại nơi công cộng. 100 thành phố còn lại chia nhau 400 tượng, tức trung bình 4 tượng/ thành phố. Số liệu năm 2020.

20210b9f88b3-176e-4405-b363-c11653558285.jpg


Xung quanh khu tòa thị chính là các cửa hàng ăn vặt, bán đồ lưu niệm linh tinh cho du khách hoặc cho trẻ con, kiểu như ở phố đi bộ VN vậy.

2021ad3f1f81-fa07-4d91-ba04-c26c18c72567.jpg


Một em gái Belarus trước nhà thờ. Một đặc điểm để đoán nhanh tuổi gái Slav là nhìn vào chân (chân nhé, không phải bàn chân). Gái càng trẻ chân càng nhỏ ^^

20218f90ecf9-ebd7-49f1-b7fa-d73d3cd2227f.jpg


Biển "Tôi yêu Brest" làm ra để check in. Trò này hình như bắt nguồn từ New York, giờ thấy thành phố nào của Nga, Belarus hay Kazakhstan cũng có.

20214d5a54ba-b6c4-4e5f-9992-ff4cf7254593.jpg


Phố xá cổ kính, nói chung thích, mình chụp khá nhiều ảnh ở phố Lenin này cùng với các conphố giao cắt với nó nhưng vẫn cảm thấy chưa đủ. Nếu có thời gian, hết Covid có khi vẫn phải quay lại đây ít nhất 1 lần nữa.

2021e62934c9-4816-48fd-9110-b93c6df9104e.jpg


Hết phần 13, từ phần sau sẽ là khám phá pháo đài Brest.
 
Không biết dân Belarus nghĩ sao về nước Nga thím ?
Tháng 11 năm ngoái theo bọn Bel tân bên Ba Lan làm cái poll online thì 40% ủng hộ liên minh với Nga, 33% ủng hộ liên minh với EU.
Trên thực tế thì dân họ chủ yếu quan tâm đến vấn đề trong nước hơn là liên minh với ai.
Chính trị thì khá phức tạp vì Lukashenko 1 mình 1 kiểu, pro-Tây như Tikhanovskaya phải vác vếu chạy sang Litva, pro-Nga như Viktor Babariko thì lão tống mệ nó vào tù :v
 
Chap 14. Pháo đài Brest. (1) Vòng ngoài - Khu Kobrinsk

Đế quốc Nga xây pháo đài Brest năm 1833, là tiền đồn phòng thủ phía Tây.
Toàn bộ pháo đài chia làm 2 khu vực chính là khu Vòng ngoài, chủ yếu là trại lính đồn trú và các công trình phụ trợ. Vòng ngoài này được xây hình ngôi sao nhiều cánh, có kích cỡ 2 x 2 km (tổng cộng pháo đài rộng khoảng 350 héc ta với hào được đào phía ngoài dẫn nước sông Mukhavets vào.

Thành nội phía trong được gọi là khu Citadel, nằm trên 1 hòn đảo giữa ngã 3 sông Mukhavets và sông Bug, có cầu bắc từ vòng ngoài vào. Tường của khu Citadel chính là dãy nhà 2 tầng để cho binh lính đồn trú, dài 1,8 km được xây bằng gạch đỏ đặc rất vững chắc dày khoảng > 1 mét, có thể chịu được pháo binh một cách tương đối. Pháo đài thiết kế cho khoảng 12.000 quân đồn trú nhưng cao điểm có thể chứa tới 20.000 quân. Khu Citadel có kích cỡ khoảng 0.8 x 0.4 km, là trung tâm chỉ huy đầu não, cũng là nơi có hệ thống hầm hào, kho bãi đảm nhận hậu cần cho pháo đài.

Vòng ngoài pháo đài chia ra làm 3 khu khác nhau, khu rộng nhất là khu Kobrinsk, quay về thành phố Brest, khu thứ nhì là Volnysk quay về vùng ngoại ô phía Nam của Brest,đi từ phía trong ra qua cổng Homs và khu thứ 3 là Tirashpol quay sang Ba Lan, là khu vực đồn biên phòng, người không phận sự không được vào, từ phía trong đi ra cổng Tirashpol.

Mình chuẩn bị hành lý gồm máy ảnh và ít đồ ăn vặt khởi hành đi pháo đài từ lúc 7h30 sáng, trời còn khá nhá nhem. Pháo đài cách chỗ ở khoảng hơn 2 km nên thong thả đi.
Mấy em Belarus tập thể dục buổi sáng:

2021b23e8500-d325-40bc-9f39-48d9c01a84c6.jpg


Cổng phía Đông Bắc đi vào pháo đài. Để vào vòng ngoài từ thành phố có 2 cổng, 1 cổng phụ cho ô tô và 1 cổng chính cho người. Lúc đầu mình không biết đi vào từ cổng phụ :D Thoạt trông bảo pháo đài quái gì mà phèn thế :v

202197a5cb07-0ae9-4c01-848a-86f354ae5462.jpg


Hào nước phòng thủ, mùa đông nên nước khá cạn. Tay phải là thành phố Brest, bên tay trái là pháo đài.






20213f6c8735-40cd-4a96-a960-b709ab9b6048.jpg


Tường pháo đài nhìn từ phía trong, ra dáng hơn.

2021927c709c-5902-4e1f-8016-a7ea754841e2.jpg


Khu vòng ngoài trước đây cũng là nhà cửa, kho bãi, hầm ngầm san sát. Tuy nhiên năm 1941 quân phòng thủ bám đánh trả quá dữ nên phát xít Đức san bằng luôn khu này nên giờ trông như bãi đất trống vậy. Một mảnh tường hiếm hoi còn sót lại được biến thành bia tưởng niệm.

2021de9c186f-f915-48a3-a77a-668b22e967f1.jpg


Bản đồ pháo đài cho khách du lịch định hướng. Mình đang đứng ở khu Kobrinsk phía Bắc.

2021b2f5d8e8-b12e-45b9-94fa-e89eb66a2b81.jpg


Biên giới tự nhiên giữa khu Citadel và khu vòng ngoài. Dãy nhà 2 tầng đã bị phá 1 phần kia chính là trại lính ngày xưa đấy.

2021e209eb78-9751-4f0e-9976-71bf5582e789.jpg


Hết phần 14. Phần sau sẽ bắt đầu vào khu Citadel ^^
 
Ảnh em Anya đâu rồi? Các ông trả lại ảnh em ý cho tôi đi. =((
P/S: Ơ lúc nãy ko thấy ảnh, mà giờ quay lại thì có trở lại rồi. :)
 
Như bạn thread nói là dân họ không rành tiếng Anh nhưng mà biển báo hay hướng dẫn có tiếng Anh không bạn? Nhà nghỉ hay khách sạn giá rẻ thì có nhân viên biết Tiếng Anh không bạn? Mình cũng muốn làm 1 chuyến bụi mà không biết tiếng.

Nếu chỉ cần đi 1 quốc gia để trải nghiệm cái cảm giác XHCN thì quốc gia nào đáng đi và an toàn nhất thế bạn? :)
 
Như bạn thread nói là dân họ không rành tiếng Anh nhưng mà biển báo hay hướng dẫn có tiếng Anh không bạn? Nhà nghỉ hay khách sạn giá rẻ thì có nhân viên biết Tiếng Anh không bạn? Mình cũng muốn làm 1 chuyến bụi mà không biết tiếng.

Nếu chỉ cần đi 1 quốc gia để trải nghiệm cái cảm giác XHCN thì quốc gia nào đáng đi và an toàn nhất thế bạn? :)
Bạn nhìn ảnh mình chụp rồi đấy.
Tên đường thì chỉ có tiếng Belarus.
Biển quảng cáo thì tiếng Nga.
Nếu bạn thích cảm giác XHCN thì nên đi Cu ba
Thích cảm giác Liên Xô cũ thì nên tới mấy thành phố nhỏ nhỏ của Nga cách xa Moskva (vì Moskva Tây lắm) hoặc Belarus, Kazakhstan. Dùng tiếng Anh dễ nhất là Kazakhstan vì thứ nhất là đi Kazakhstan không phải xin visa, thứ 2 là giới trẻ Kazakhstan chịu khó học tiếng Anh và quan trọng nhất là thích bắt chuyện với người lạ.
Bạn cứ theo dõi thớt này tầm 9-10 chap nữa sẽ đến phần Kazakhstan.
 
Chap 15: Pháo đài Brest - (2) Citadel
Khu Citadel là trung tâm của pháo đài Brest, như mình đã nói ở phần trước rộng khoảng 30 héc ta, là 1 hòn đảo ở giữa ngã 3 sông Mukhavets và sông Bug. Bao quanh khu này là dãy trại lính dài 1,8 km, có khoảng 500 phòng cung cấp chỗ ở cho 12.000 quân đồn trú. Phần tường quay ra phía ngoài của dãy trại lính này dày tới 2 mét, gần như vô hiệu hóa các loại đạn pháo cỡ bình thường đổ xuống. Khu Citadel nối với 3 khu Volynsk, Kobrinsk và Tirashpol bằng cầu kéo.
Cầu bắc vào khu Citadel, dãy nhà lính đã bị phá sập quá nửa trong chiến tranh nên từ phía này vào chỉ thấy chân tường (ở bên trái)

202152f5c721-3653-4f86-94b8-d64cdc3bcc8c.jpg


Một khu nhà lính bị sập còn khá nhiều chân tường để các bạn có thể ước lượng độ dày. Phía tay trái là tường quay ra phía ngoài, dày ~ 2 mét, phía quay vào trong dày ~ 80 cm.

2021b2b3f08b-04bc-4999-8490-4d503cde208b.jpg


Khu Citadel giờ có 1 nhà thờ, 1 bảo tàng, 1 club, một trại lính (chủ yếu là lính tiêu binh danh dự) và quần thể tượng đài tưởng niệm. Đây là tượng 1 chiến sĩ Hồng quân bò ra sông Mukhavets lấy nước khi bị vây trong pháo đài.
Ở Nga/ Belarus, thay vì bỏ tiền lẻ hay cắm nhang thì họ sẽ bỏ hoa Phăng để tưởng niệm.

20219d6c768f-e2f9-4e71-a2dc-9211455a80e0.jpg


Binh sĩ đi tuần dưới bức tượng có tên "Lòng dũng cảm", biểu tượng của pháo đài Brest.

20218d913d01-ad07-47ab-bb68-8b2309e016d1.jpg


Bức tượng "Lòng dũng cảm" cao 33,5 mét, dài 55 mét được tạc từ đá nguyên khối. Dưới chân tượng là hàng bia đề tên những người đã hy sinh tại chỗ để bảo vệ pháo đài năm 1941. Chỉ có 216 người trong số 860 người hy sinh được biết tên. (Những người chưa biết tên và những người chết sau khi bị bắt làm tù binh không tính). Giữa những hàng bia là ngọn lửa bất tử, trong ngày sẽ được canh bởi các Thiếu sinh quân.

20218ff3d63f-13f5-4a91-9aa8-1eeb6b348fc6.jpg


Bên cạnh tượng đài "Lòng dũng cảm" là 1 tượng đài khác, tạc 1 lưỡi lê cao đúng 100 mét. Tượng đài này có thể nhìn thấy khi đứng ở bất cứ đâu trong pháo đài Brest.

2021fa44aa1d-a2c0-412e-b1e1-9dbed980d0a4.jpg


Ngoài chức năng là 1 pháo đài, Brest còn là 1 đồn biên phòng. Vì thế cũng có 1 tượng đài tưởng niệm lực lượng biên phòng Liên Xô tại đây, khiêm tốn hơn.

20214bd60cb5-e978-46ce-b74a-8eb82c3a0afe.jpg



Nhà thờ Thánh Nikolai, xây từ năm 1876

202104931258-0e9f-4c35-8eb4-adbb0979e6b0.jpg



Nhược điểm đi 1 mình là không phải lúc nào muốn chụp 1 bức ảnh tử tế cũng được. (Đứa nào khoe đi phượt phẹt này nọ 1 mình mà về khoe chụp tám vạn bức ảnh các kiểu tự sướng thì 100% là khoác lác). May thấy 1 đám gái, có vẻ là cô giáo đang dẫn học sinh đi thăm quan, mình ra nhờ luôn. Thật bất ngờ khi nói chuyện vài câu em ấy cũng tên là Anya (Anna), tự nhủ, quái sao cả cái thành Brest này tên là Anya hết hay sao vậy. Trước khi chia tay bấm cho em ấy 1 tấm để có cớ xin vkontakte về gửi. Em này khá đứng tuổi, có lẽ gần 30 nhưng xinh hơn em Anya ở nhà nghỉ ^^


2021a98fd14f-6f2e-495b-b27e-f80f075737ea.jpg


Hết phần 15.
 
Back
Top