kiến thức Những cuốn sách hay thanh niên nên đọc.

1622052687344.png
 
Súng, vi trùng, thép đọc hay, có cái nhìn tổng hợp nhưng để gọi là đem ra đấu trí thắng ở f33 thì đọc hết bộ Jared Diamond cũng chưa đủ mà đấu đâu :byebye::byebye:
Hồi trước có mua nhưng đọc được tầm 8 90 trang gì đấy là bỏ, cảm giác lập luận cứ bị lỏng lẻo thiếu phục kiểu gì ấy
Dạo gần đây thấy nhiều người đọc và khen quá, định đọc lại mà lên goodread thấy trong top 10 review đã có đến 3 cái 1*
Mà thấy nhiều người xem sách này như một fact nhỉ, tôi tưởng quyển này chỉ là giả thuyết, suy đoán thôi chứ
 
Hồi trước có mua nhưng đọc được tầm 8 90 trang gì đấy là bỏ, cảm giác lập luận cứ bị lỏng lẻo thiếu phục kiểu gì ấy
Dạo gần đây thấy nhiều người đọc và khen quá, định đọc lại mà lên goodread thấy trong top 10 review đã có đến 3 cái 1*
Mà thấy nhiều người xem sách này như một fact nhỉ, tôi tưởng quyển này chỉ là giả thuyết, suy đoán thôi chứ

lập luận muốn vững chắc thì phải keep going mà đọc cho ra lẽ chứ :byebye::byebye: cuốn Sapiens ban đầu đọc câu hỏi/lập luận còn lỏng hơn nhưng càng đọc thì càng khá dần lên :confident::confident:
goodread nhiều khi cũng tào lao, không nên tin nhiều, cũng như trong 1 cuốn sách thì sẽ bao gồm cả 2 giá trị, fact hay controversial tùy mình đọc tin ít hay tin nhiều
chẳng hạn cái goodread chấm đúng nhiều thứ nhưng ngó qua Kiêu Hãnh Định Kiến tận 4.2 trong khi Jane Eyre và Đồi gió Hú có 4.0 thì xã hội này tàn rồi :doubt:
 
lập luận muốn vững chắc thì phải keep going mà đọc cho ra lẽ chứ :byebye::byebye: cuốn Sapiens ban đầu đọc câu hỏi/lập luận còn lỏng hơn nhưng càng đọc thì càng khá dần lên :confident::confident:
goodread nhiều khi cũng tào lao, không nên tin nhiều, cũng như trong 1 cuốn sách thì sẽ bao gồm cả 2 giá trị, fact hay controversial tùy mình đọc tin ít hay tin nhiều
chẳng hạn cái goodread chấm đúng nhiều thứ nhưng ngó qua Kiêu Hãnh Định Kiến tận 4.2 trong khi Jane Eyre và Đồi gió Hú có 4.0 thì xã hội này tàn rồi :doubt:
goodread thì do độc giả đánh giá mà thím. hợp thị hiếu thì điểm cao thôi.
 
goodread thì do độc giả đánh giá mà thím. hợp thị hiếu thì điểm cao thôi.

biết thế, bởi vậy tôi vẫn nhận định goodread chấm đúng nhiều thứ nhưng đồng thời nhiều thứ cũng nổi tiếng sai trái :cool:
ở đây không aiăn thua vài con điểm suýt soát nhau, ở đây ngạc nhiên khi thấy ngôn tình tệ hơn cả tàu khựa chỉ đáng 1 điểm mà vẫn được tôn thành classic novel :beated:
 
lập luận muốn vững chắc thì phải keep going mà đọc cho ra lẽ chứ :byebye::byebye: cuốn Sapiens ban đầu đọc câu hỏi/lập luận còn lỏng hơn nhưng càng đọc thì càng khá dần lên :confident::confident:
goodread nhiều khi cũng tào lao, không nên tin nhiều, cũng như trong 1 cuốn sách thì sẽ bao gồm cả 2 giá trị, fact hay controversial tùy mình đọc tin ít hay tin nhiều
chẳng hạn cái goodread chấm đúng nhiều thứ nhưng ngó qua Kiêu Hãnh Định Kiến tận 4.2 trong khi Jane Eyre và Đồi gió Hú có 4.0 thì xã hội này tàn rồi :doubt:
Mấy dạng sách kiểu như Súng vi Trùng, Sapiens.... giờ nhan nhản, những cuốn sách thời thượng. Các tác giả được đào tạo bài bản và thực ra ảnh hưởng phong cách lẫn nhau. Nội dung các cuốn sách này ko mới, cứ liệu lịch sử cũng ko mới, chỉ mới về cách tiếp cận và giải nghĩa các cứ liệu. Vấn đề này thì Poppers và Hayek trong rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng do bản thân việc nghiên cứu lịch sử không thể thực hiện như một môn khoa học kiểu Vật Lý. Vì tính phức trong nghiên cứu nên việc dùng suy luận để giải nghĩa các cứ liệu rất nguy hiểm, bản thân các cứ liệu lịch sử thể hiện tính một chiều ko đạt được độ phổ quát hoá, do đó nhiều khi các cứ liệu mới phát lộ đảo ngược hoàn toàn các nghiên cứu trước đây. Người đọc ko nghiên cứu chuyên sâu thì sa đà vào các thuyết âm mưu theo kiểu "chuyện kể" vô thưởng vô phạt, vì nó hấp dẫn hơn so với các nghiên cứu chuyên môn nhàm chán và quá thận trọng.

Tư tưởng xuyên suốt trong cuốn Sapiens xoay quanh vấn đề nhân-thần và quá trình phát triển nhận thức của loài người, cái này thực ra đã được Spinoza đặt nền móng trong Ethica. Tuy nhiên vì viết theo dạng chuyên khảo nên nhận thức của Spinoza ít phổ biến đến người đọc. Sau Spinoza thì Triết học hiện sinh của Nietzsche cũng đã đặt vấn đề về chủ nghĩa nhân văn. Luận đề về tôn giáo trong Sapiens thực ra cũng ảnh hưởng/thậm chí kế thừa hoàn toàn quan điểm về tôn giáo của Marx. Phần giải nghĩa về Phương Đông và khác biệt Đông Tây của Sapiens cũng đã được Needham bàn tới trong Nan đề Needham về khoa học kỹ thuật thời TQ cận đaị. Tựu chung lại là như tên sách đã đề cập, nó là một dạng ghi chép không hơn ko kém, dành cho bạn đọc phổ thông. Mặc dù một vài luận điểm ngầm ẩn của Harari đề cập trong này khá nguy hiểm.
Kéo lại pages 107 xem lại phần tranh luận của anh Bắp Cải Bay và Tinker.Bell
 
Nói chung thời đại giờ ngụy khoa học khá nhiều và càng ngày càng tinh vi, nên giờ tôi hầu hết là đọc văn học, hồi ký... nói chung là để giải trí và ít dính đến khoa học, càng ít càng tốt. Nếu có nhu cầu về nghiên cứu, tìm hiểu khoa học, tôi sẽ tìm các bài báo, nghiên cứu, chuyên khảo... vì tính khẳng định/phủ định của nó rõ ràng, không ỡm ờ, không có thuyết âm mưu, tôi đọc, bạn tôi đọc, đồng nghiệp tôi đọc sẽ hiểu đúng 1 nghĩa, không có chuyện mỗi người mỗi "cảm" một nghĩa khác nhau
 
Last edited:
Cuốn lược sử loài người tuy với các bác chuyên là không có gì mới/ suy diễn nhiều hơn lập luận, thì đối với người đọc không chuyên như mình thấy khá là hay. Tuy nhiên điểm mình không thích về cách marketing của sách đó là lúc nào cũng được quảng cáo như thể nó là chân lý, bản thân tiêu đề cũng là sơ lược lịch sử nhưng nội dung lại khá nhiều quan điểm không trung lập. Nói chung như bác ở trên nói, nó rơi vào cái bẫy của "sách thời thượng"
đồng ý bác Sapiens đọc cũng bổ ích nhưng sợ nhất hiệu ứng PR như kiểu nó là chân lý của dòng sách lược sử, thêm mấy con seeder của Nhã Nam, fan cuồng tâng bốc lên như kiểu đọc xong quyển này là nắm vững cả kiến thức nhân loại trong tay thì tôi lại cười thầm, lẽ nào khi đọc dòng sách non fiction xong lại chỉ có thể bó buộc, dựa dẫm và nhìn đời chỉ qua một cuốn sách vài trăm trang?
mà thôi, chính đầu bài tác giả đã nói đây là một cuốn sách đã qua chỉnh sửa nhiều lần và tương lai sẽ còn chỉnh sửa nữa thì không trông mong gì hơn
 
vốn biết tiểu thuyết lịch sử sẽ đòi hỏi một lượng kiến thức non fiction nhất định phải có trước khi đọc, nhưng tôi không ngờ là Quo Vadis nó đòi hỏi đến cái mức mà bắt chúng ta phải hiểu gồm: Thần thoại Hi Lạp, thần học, chủ nghĩa khắc kỷ, thơ Homer may mà không có Dante... để mà có nền tảng kiến thức tốt để cảm thụ.

tin buồn là tôi chưa từng đọc bất cứ thứ nào vừa liệt kê trên mà nhảy vô đọc Quo Vadis đầu tiên nên cũng có phần hơi bấp bênh, thiếu hụt trong trải nghiệm nhưng giờ đến phần tin vui nè, đó là dẫu bất cập là thế nhưng tôi vẫn có một trải nghiệm khá ổn định với mặt nội dung của cuốn novel này nhờ vào sức hút văn học và thần học của nó thể hiện.
Quo Vadis vẽ lên một bức tranh (mà bản Đông A cũng lần đầu tiên phát hành kèm tranh minh họa luôn) sống động, loạn lạc về thời đế quốc La Mã dưới quyền cai trị của Nero.

truyện đã cuốn hút tôi vô số trường đoạn như cuộc thành cháy Roma nhưng xa xăm đằng kia lại là thằng điên Nero cầm đàn gảy (thề rằng nó chill vãi đái đoạn này), về những trận đấu trường La Mã lẫm liệt nhưng cái tôi đánh giá cao nhất vẫn là sự đấu tranh nội tâm của Vinicius về việc giữ bản thân mình sẽ trung thành với tinh thần hùng dũng, bạo loạn của một vị tướng La Mã hay chuyển mình thành một tấm lòng mềm mỏng, vị tha, thành một con chiên của Jesus để đoạt lại được người phụ nữ mà hắn ham muốn.
nhưng dù đang trong sự chuyển mình thoát khỏi cái bóng cũ, cái nhân cách La Mã hùng dũng vẫn sôi sục trong chàng ta thể hiện qua việc Vinicius sẵn sàng đối đầu với cả tên hoàng đế Nero khét tiếng và một thế lực lớn của La Mã khi chúng bắt đầu vạch kế khủng bố, thảm sát người theo đạo (đọc mấy đoạn này thảm khốc chả khác gì thảm sát Do Thái luôn). Dù cho ban đầu đọc mình thấy rất cay cú gã Vinicius này nhưng qua nhiều sự kiện chuyển biến trong nội tâm cũng khiến mình cảm thông với gã nhiều hơn, nhất là khi gã khoát ngoài thân hình tượng La Mã hùng dũng sẵn sàng xông pha xã thân vì người tình nhưng bên trong lớp giáp sắt lại là một trái tim nóng bỏng, một tấm lòng trước đây sắt đá, nay đã biết tan chảy trước những nguồn bạo lực, sự bất công và tội ác mà đế chế La Mã gây nên cho toàn thể dân chúng.

ôi nói chung là lâu rồi mới đọc được một novel mang tầm vốc xứng đáng masterpiece như thế này, mình chưa đánh giá cao lovestory bởi sự hiện diện nữ chính cũng chả khác gì motive Mario đi cứu công chúa nhưng giá trị cuốn sách này nằm ở nhiều mặt hơn chỉ là mặt trữ tình
đặc biệt theme thần học của nó viết rất hay khi nó đem ra làm theme chính như Ruồi Trâu, Karamazov, Người Tình Tuyệt Vời từng sử dụng nên dù với một người vốn bị đau đầu với việc spam tôn giáo trong văn học nhưng vẫn cảm thấy tính thần học của Quo Vadis cực kì giá trị để đọc.

2020_07_16_14_45_34_1.jpg
 
Last edited:
biết thế, bởi vậy tôi vẫn nhận định goodread chấm đúng nhiều thứ nhưng đồng thời nhiều thứ cũng nổi tiếng sai trái :cool:
ở đây không aiăn thua vài con điểm suýt soát nhau, ở đây ngạc nhiên khi thấy ngôn tình tệ hơn cả tàu khựa chỉ đáng 1 điểm mà vẫn được tôn thành classic novel :beated:
Tôi không thích Con Hủi.
O92DbXG.gif


via theNEXTvoz for iPhone
 
đồng ý bác Sapiens đọc cũng bổ ích nhưng sợ nhất hiệu ứng PR như kiểu nó là chân lý của dòng sách lược sử, thêm mấy con seeder của Nhã Nam, fan cuồng tâng bốc lên như kiểu đọc xong quyển này là nắm vững cả kiến thức nhân loại trong tay thì tôi lại cười thầm, lẽ nào khi đọc dòng sách non fiction xong lại chỉ có thể bó buộc, dựa dẫm và nhìn đời chỉ qua một cuốn sách vài trăm trang?
mà thôi, chính đầu bài tác giả đã nói đây là một cuốn sách đã qua chỉnh sửa nhiều lần và tương lai sẽ còn chỉnh sửa nữa thì không trông mong gì hơn
Sapiens của NXB Tri Thức biên soạn. Bản dịch rất tốt, sách biên tập rất chỉnh chu. Sách của NXB Tri Thức đều được làm rất chỉnh chu và cẩn trọng, tạo thành thương hiệu. Mỗ đọc hết tất cả sách của NXB Tri Thức. Nhiều cuốn mỗ hay nhắc tới trong Thread này cũng là của NXB Tri Thức.
2 cuốn của Nhã Nam là 2 cuốn sau Lược sử thời gian và 21 bài học..... Thực ra cũng là bôi thêm ra, kiến thức ko có gì mới so với cuốn đầu, chẳng cần phải đọc. Ý tưởng chính đọc cuốn đầu là đủ. Thêm vào đó là có một sự thật hiển nhiên về sách là thì giấy phải sáng, mực thì phải đen. Th Nhã Nam củ chuối nó in mực tím, nhìn muốn ung thủ.
Nói chung thời đại giờ ngụy khoa học khá nhiều và càng ngày càng tinh vi, nên giờ tôi hầu hết là đọc văn học, hồi ký... nói chung là để giải trí và ít dính đến khoa học, càng ít càng tốt. Nếu có nhu cầu về nghiên cứu, tìm hiểu khoa học, tôi sẽ tìm các bài báo, nghiên cứu, chuyên khảo... vì tính khẳng định/phủ định của nó rõ ràng, không ỡm ờ, không có thuyết âm mưu, tôi đọc, bạn tôi đọc, đồng nghiệp tôi đọc sẽ hiểu đúng 1 nghĩa, không có chuyện mỗi người mỗi "cảm" một nghĩa khác nhau
Bọn ngụy khoa học là bọn rác rưởi đầy ghê tởm, tệ hại hơn cả những kẻ tiểu nhân ngu dốt. Bọn này lựa chọn dẫn chứng và dữ liệu phù hợp với quan điểm của nó, còn sẽ loại bỏ các dữ kiện không phù hợp với nhận định. Cái này trong khoa học dữ liệu nó dùng hàm phân phối chuẩn Gauss cho việc xử lý dữ liệu để tạo ra đường cong hình chuông. (Trong đó sẽ loại các mẫu đột biến với danh từ mĩ miều là xử lý dữ liệu phù hợp để loại bỏ tính ngẫu nhiên của mẫu. Phương pháp này khi được áp dụng vào các môn khoa học xã hội sẽ gây ra sai lệch vô cùng lớn. Ví dụ chọn mẫu để tính trung bình thu nhập của khu dân cư, Nếu nó chọn đúng khu có Jeff Bezos thì kết quả sẽ hoàn toàn khác. Lúc này nó sẽ dùng việc xử lý dữ liệu để loại bỏ "Sự kiện Jeff Bezos", làm phẳng đường cong Gauss aka làm đẹp dữ liệu hoặc đạt trạng thái có thể phân tích được. Kết quả nghiên cứu sẽ đi xa vô cùng. Chúng ta thấy điển hình là trong khối ngành kinh tế, các GS vẫn ném cứt vào mồm nhau thường xuyên là vì vậy.). Nên việc đọc các nghiên cứu khoa học vẫn phải dựa trên việc nghi ngờ các luận cứ, cực kỳ thận trọng với dữ liệu được công bố.
Em xin đầu sách về tâm lý học với các bác.
Trước đọc cuốn Đừng nói chuyện với cô ấy cuốn quá.
Nếu đọc sách giả cầy thì mỗ ko được rõ, tuy nhiên có một số cuốn sách chuyên khảo khá thú vị:
  • Phân tâm học nhập môn
  • Về giấc mơ và diễn giải giấc mơ
  • Tâm Lý đám đông của G. Lebon Tâm Lý Đám Đông Và Phân Tích Cái Tôi của Simon Freud
  • Những Quy Luật Tâm Lý Về Sự Tiến Hóa Của Các Dân Tộc
  • Thăm dò tiềm thức-Jung
  • Phân Tâm Học Và Văn Hóa Tâm Linh – S. Freud – C. Jung – E. Fromm – R. Assagioli
    Phần phát triển sâu hơn dẫn luận của Jung và Freud
    • Những thành tựu lẫy lừng trong tâm lý học hiện đại- nó là 1 bộ có 3- 4 cuốn gì na ná tên nhau đọc lâu rồi nên ko nhớ chi tiết.
    Tâm lý học hay tâm thần học nói chung là ngành rất mới mẻ và con nhiều điều cần phải bàn luận. Nó dựa trên tiền giả định về bản chất tôn giáo (ở đây là kế thừa tinh thần ki-tô giáo). Bản chất tôn giáo của nó thể hiện ở tính "Toàn thành" hay tính "thống nhất bản thể", đây vẫn là trung tâm của ngay cả việc xây dựng các hệ thống pháp luật khi dựa trên tiền đề về "tinh thần". Có thể hiểu đơn giản, ở đây tâm thần học đang dựa trên tính thống nhất toàn vẹn của khái niệm "tính thần"-một phạm trù "toàn thể" không thể chia tách và có thể kiểm soát được.<....Tạo hóa ban cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được.....> (Các nghiên cứu sinh học chuyên sâu về con người càng về sau càng bắt đầu phát hiện "các bằng chứng gây suy giảm nhận định" của tiên đề. Khi càng ngày càng ko thể hình thành được một mô tả khái niệm vật chất về phạm trù "tinh thần".Phạm trù tâm trí của con người được điều khiển "có thể" ko phải bằng một yếu tố "tinh thần" vô hình mà thông qua một chuỗi các phản xạ và ảnh hưởng bởi các hóc môn. Đặc biệt là các nghiên cứu về cảm xúc.)
 
mới đọc xong cuốn "Born to run" của C.Mcdougall công nhận bánh cuốn dã man.
Đọc mà cảm giác dopamine tràn ngập trong từng mạch máu, thớ thịt, chỉ muốn mang dày vô xách đít lên và chạy một mạch.

Tiện đây cho hỏi các bác nhận xét sao về cuốn "Muôn kiếp nhân sinh" nhỉ, mình chưa đọc nhưng thấy ra phần 2 rồi mà các group chê cuốn này quá trời vậy
Sách đưa nhiều thông tin sai lịch sử. Người đọc không biết lại tưởng là thật vì Nguyên Phong có cái mác giáo sư. Khổ nỗi có phải giáo sư lịch sử hay chuyên ngành tâm linh đâu. Toàn kiến thức kiểu như đọc được tý từ Đại Kỷ Nguyên nhét vào sách. Phần 1 nhà sách cho seeders đi tung hô nhiều, người ta mua đọc theo trend thấy ko ra gì phí tiền phí thời gian nên chê là phải rồi.
 
vốn biết tiểu thuyết lịch sử sẽ đòi hỏi một lượng kiến thức non fiction nhất định phải có trước khi đọc, nhưng tôi không ngờ là Quo Vadis nó đòi hỏi đến cái mức mà bắt chúng ta phải hiểu gồm: Thần thoại Hi Lạp, thần học, chủ nghĩa khắc kỷ, thơ Homer may mà không có Dante... để mà có nền tảng kiến thức tốt để cảm thụ.

tin buồn là tôi chưa từng đọc bất cứ thứ nào vừa liệt kê trên mà nhảy vô đọc Quo Vadis đầu tiên nên cũng có phần hơi bấp bênh, thiếu hụt trong trải nghiệm nhưng giờ đến phần tin vui nè, đó là dẫu bất cập là thế nhưng tôi vẫn có một trải nghiệm khá ổn định với mặt nội dung của cuốn novel này nhờ vào sức hút văn học và thần học của nó thể hiện.
Quo Vadis vẽ lên một bức tranh (mà bản Đông A cũng lần đầu tiên phát hành kèm tranh minh họa luôn) sống động, loạn lạc về thời đế quốc La Mã dưới quyền cai trị của Nero.

truyện đã cuốn hút tôi vô số trường đoạn như cuộc thành cháy Roma nhưng xa xăm đằng kia lại là thằng điên Nero cầm đàn gảy (thề rằng nó chill vãi đái đoạn này), về những trận đấu trường La Mã lẫm liệt nhưng cái tôi đánh giá cao nhất vẫn là sự đấu tranh nội tâm của Vinicius về việc giữ bản thân mình sẽ trung thành với tinh thần hùng dũng, bạo loạn của một vị tướng La Mã hay chuyển mình thành một tấm lòng mềm mỏng, vị tha, thành một con chiên của Jesus để đoạt lại được người phụ nữ mà hắn ham muốn.
nhưng dù đang trong sự chuyển mình thoát khỏi cái bóng cũ, cái nhân cách La Mã hùng dũng vẫn sôi sục trong chàng ta thể hiện qua việc Vinicius sẵn sàng đối đầu với cả tên hoàng đế Nero khét tiếng và một thế lực lớn của La Mã khi chúng bắt đầu vạch kế khủng bố, thảm sát người theo đạo (đọc mấy đoạn này thảm khốc chả khác gì thảm sát Do Thái luôn). Dù cho ban đầu đọc mình thấy rất cay cú gã Vinicius này nhưng qua nhiều sự kiện chuyển biến trong nội tâm cũng khiến mình cảm thông với gã nhiều hơn, nhất là khi gã khoát ngoài thân hình tượng La Mã hùng dũng sẵn sàng xông pha xã thân vì người tình nhưng bên trong lớp giáp sắt lại là một trái tim nóng bỏng, một tấm lòng trước đây sắt đá, nay đã biết tan chảy trước những nguồn bạo lực, sự bất công và tội ác mà đế chế La Mã gây nên cho toàn thể dân chúng.

ôi nói chung là lâu rồi mới đọc được một novel mang tầm vốc xứng đáng masterpiece như thế này, mình chưa đánh giá cao lovestory bởi sự hiện diện nữ chính cũng chả khác gì motive Mario đi cứu công chúa nhưng giá trị cuốn sách này nằm ở nhiều mặt hơn chỉ là mặt trữ tình
đặc biệt theme thần học của nó viết rất hay khi nó đem ra làm theme chính như Ruồi Trâu, Karamazov, Người Tình Tuyệt Vời từng sử dụng nên dù với một người vốn bị đau đầu với việc spam tôn giáo trong văn học nhưng vẫn cảm thấy tính thần học của Quo Vadis cực kì giá trị để đọc.

View attachment 569125
Thím nào có quo vadis bản mobi gần nhất với bản dịch này không ạ? Trả phí cũng được ạ. Bản em tìm được (trang dlsach chất lượng dịch kém quá).
 
Thím nào đọc cuốn này rồi thì cho em hỏi chất lượng dịch thuật có tốt không ạ, có bị cắt xén, thêm bớt gì, em đọc sách lịch sử chính trị ghét nhất bị cắt xén thêm bớt :beat_brick:

2vUa4RC.jpg
 
Last edited:
Back
Top