kiến thức Những cuốn sách hay thanh niên nên đọc.

Vừa xem được clip về chơi chữ này của bên Nhện làm ^^


Tự nhiên ngẫm lại hóa ra ông bà ta đã rất "thâm nho" từ xa xưa, sự phong phú và đa âm sắc, đa nghĩa của tiếng Việt đem lại một nguồn nguyên liệu khổng lồ để tha hồ sáng tạo.

Còn nhớ lại hồi xưa đọc Trạng Tí, từ các tích của các trạng ngày xưa đã rất nhiều tích về chơi chữ rồi. Ngẫm lại ngày nay các thanh niên chơi rap, wordplay, âm điệu các thứ hóa ra lại là nối tiếp truyền thống của các cụ từ ngày xưa ^^
 
Last edited:
Mới đọc xong cuốn này,review cho anh em như sau:
Ngày xưa học phổ thông được giới thiệu đoạn trích của Cố hương và Bánh bao máu nên cực kì ấn tượng ông này. Vài truyện ngắn như Cố hương, Hát tuồng làm sống lại rất nhiều kỉ niệm ngày bé của mình. Các truyện ngắn của nhân vật AQ và truyện Một gia đình hạnh phúc cõ lẽ cho thấy rõ ràng nhất sự châm biếm và tình hình xã hội thời đó. Nói chung là một tác gia cực kì đáng đọc :byebye:
Thế mới thầy sách văn ngày xưa toàn lựa chọn cực phẩm, có chăng là hơi quá sức với học sinh :nosebleed:
 
đó giờ tôi cực kì quan ngại sâu sắc là vang bóng một thời liệu có phải là văn học, ngôn ngữ đọc khó hiểu vkl chả khác gì đang đọc tiếng ả rập :after_boom:
Chả thấy khó hiểu chỗ nào, nó là tập truyện xoay quanh những thú chơi, những ngón nghề xưa, những thứ vang bóng nay không còn tìm lại nữa, thực ra về đề tài này Kim Lân cũng viết nhiều truyện ngắn, ví dụ Trả lại đòn, Con Mã Mái, Con chim thuần, nhưng chất văn của Kim Lân khác Nguyễn Tuân, văn Nguyễn Tuân có chất gì đó liêu trai ma mị hơn
 
Sách cụ Cần thì Cái dũng của thánh nhân là hay nhất và cũng khó học theo nhất, tôi gật gù là hay từ lâu rồi nhưng học theo chưa được
Mỗ quote 2 cái Cmt này chả biết bao nhiều lần rồi. lol
Nguyễn Hiến Lê hay Nguyễn Duy Cần về cơ bản là những tác giả chết, trước tác của hai cụ làm gì còn giá trị gì. Về mặt hàn lâm chúng vô giá trị. Về mặt đại chúng đấy chỉ là mấy cuốn self-help ăn xổi hạng 3 kiểu Đắc Nhân Tâm (mà đúng Nguyễn Hiến Lê dịch Đắc Nhân Tâm thật), nhồi thêm một tí Nho giáo/Đạo giáo vào để mơn trớn phức cảm thấp kém của dân Đông Á.

Cách đây 5 - 10 năm, phong trào self-help rộ lên thì sách Nguyễn Hiến Lê còn có người đọc, chứ giờ triết học phương Tây in tràn lan, self-help bị hết người này đến người kia chỉ trích thì in ra khéo chỉ cho vào lò đốt thay rơm.

nhiều tác phẩm văn học cũ trước 1945 vẫn được đem ra tái bản dù bán ít, như bộ Danh tác Việt Nam, vì nó mang nhiều giá trị lịch sử văn học. Chứ cái đống self-help pha khổng tử giả cầy thì quên đi, in ra xấu hổ ban biên tập.

Quyển Tôi tự học là trò hề khi so với mấy tác phẩm thế kỷ 19 như của Rousseau. Quyển Thuật tư tưởng là thứ self-help giả cầy triết học đông tây lộn mửa tạp pí lù: một tí Nho, một tí Đạo, một tí tam đoạn luận, một tí trích dẫn Socrates với Plato cho ra vẻ tí mùi Hy Lạp cổ đại. Mang tiếng nói về tư duy nhưng từ đầu sách đến cuối sách tác giả không để cho người đọc tư duy lấy được một lần, hết trích dẫn tầm bậy kiểu namedrop đến luyên thuyên độc thoại.

Ở miền Bắc thời điểm lúc bấy giờ Trần Đức Thảo và đồng môn đã bắt đầu xét lại Marxism và chỉ trích modernism, thì ở miền trong Thu Giang đang bận đánh vần a bờ cờ với tam đoạn luận.
Sách dịch của 2 cụ thì ổn nhưng tư duy duy lý của 2 cụ gặp vấn đề rất nghiêm trọng trong việc xác định bản chất vấn đề và cố định mệnh đề nguyên nhân-kết quả. Dẫn tới phần lớn trước tác của 2 cụ rất hời hợt, người đọc sách thấy hay và tâm đắc nhưng ko làm theo được, vì chỉ có hữu chiêu múa may chứ ko có tâm pháp cốt lõi.
 
Mỗ quote 2 cái Cmt này chả biết bao nhiều lần rồi. lol



Sách dịch của 2 cụ thì ổn nhưng tư duy duy lý của 2 cụ gặp vấn đề rất nghiêm trọng trong việc xác định bản chất vấn đề và cố định mệnh đề nguyên nhân-kết quả. Dẫn tới phần lớn trước tác của 2 cụ rất hời hợt, người đọc sách thấy hay và tâm đắc nhưng ko làm theo được, vì chỉ có hữu chiêu múa may chứ ko có tâm pháp cốt lõi.
Thì ra tôi cũng té núi y như truyện Kim Dung mà lụm nhầm bí kíp dỏm thành ra chưa thấy ngày leo lên khỏi miệng vực, đề nghị anh ném xuống vài bí kíp xịn để tôi còn khinh công lên nhìn ánh mặt trời
 
Ngày xưa học phổ thông được giới thiệu đoạn trích của Cố hương và Bánh bao máu nên cực kì ấn tượng ông này. Vài truyện ngắn như Cố hương, Hát tuồng làm sống lại rất nhiều kỉ niệm ngày bé của mình. Các truyện ngắn của nhân vật AQ và truyện Một gia đình hạnh phúc cõ lẽ cho thấy rõ ràng nhất sự châm biếm và tình hình xã hội thời đó. Nói chung là một tác gia cực kì đáng đọc :byebye:
Thế mới thầy sách văn ngày xưa toàn lựa chọn cực phẩm, có chăng là hơi quá sức với học sinh :nosebleed:
Mà cái truyện bánh bao máu khúc cuối bà mẹ thằng ho lo chết ấy gặp một bà mẹ cũng có con chết khác.Không biết có phải là thằng làm cách mạng nên bị chém không nhỉ
 
Mà cái truyện bánh bao máu khúc cuối bà mẹ thằng ho lo chết ấy gặp một bà mẹ cũng có con chết khác.Không biết có phải là thằng làm cách mạng nên bị chém không nhỉ
2 cái mộ nằm đối diện cách nhau con đường. Cái bánh bao có máu là của chính anh làm cách mạng chết chém. Mao Trạch Đông gọi Lỗ Tấn là "bậc vĩ nhân của cách mạng văn hóa Trung Quốc", lại nói "Lỗ Tấn là thánh nhân của vô sản cũng như Khổng Tử là thánh nhân của phong kiến" một phần là vì những ẩn ý như vậy.
 
Thì ra tôi cũng té núi y như truyện Kim Dung mà lụm nhầm bí kíp dỏm thành ra chưa thấy ngày leo lên khỏi miệng vực, đề nghị anh ném xuống vài bí kíp xịn để tôi còn khinh công lên nhìn ánh mặt trời
Mỗ ko dám tự nhận thông hiểu kinh điển, duy cũng có chút ít kinh nghiệm khi tìm hiểu.
Đãi cát tìm vàng thôi, thà đọc thừa còn hơn bỏ sót.

Mỗ hay mở các chủ đề ra rồi đọc tất cả những thứ có thể tìm thấy trong chủ đề đó, Ví dụ Mỗ có thời gian nghiên cứu Triết học Viễn Đông, Mỗ đọc hết chuỗi sách Dịch Kinh (4-5 cuốn gi đấy do ông Nguyễn Duy Cần dịch Chu Dịch Tinh Hoa-Chu Dịch Huyền giải-Dịch Kinh Tường giải quyển Thượng và Quyển Hạ)-Toàn Trân Triết Luận-Đạo Đức Kinh-Nam Hoa Kinh (Phần này cũng của ông Cần di cảo)-Luận Ngữ- Kinh Thi-Đại Học-Trung Dung-Mạnh Tử (còn thiếu mấy cuốn nữa chưa đọc vì đang nghiên cứu chủ đề khác), trước đó đã đọc Hồng Lâu Mộng-Tam Quốc Chí-Đông Chu Liệt Quốc-Hán Sở Tranh Hùng-Sử Ký.
Đặc trưng của sách Đạo học phương Đông là rất nhiều dị bản. ý tại ngôn ngoại, đọc chỉ cốt hiểu ý ko cốt bình xét chữ nghĩa. Chú trọng suy tưởng chứ ko chú trọng học thuộc để ra vẻ hay chữ. Học Đạo của thánh nhân để đua tranh với đời thì bỏ, cả cuốn "Cái dũng của Thánh Nhân" có thể gói gọn trong một câu đấy.
Trên voz này rất nhiều anh tự nhận thông hiểu Nho học, Lão học nhưng cách hành xử thì như phường vô học. cái thread "...Phụ huynh TQ mê mẫn nho giáo" như một tấn trò đời. Anh đề cao duy lý và triết học phương Tây thì chụp mũ, ngụy biện và đóng đinh tư tưởng còn hơn anh hủ nho.
 
2 cái mộ nằm đối diện cách nhau con đường. Cái bánh bao có máu là của chính anh làm cách mạng chết chém. Mao Trạch Đông gọi Lỗ Tấn là "bậc vĩ nhân của cách mạng văn hóa Trung Quốc", lại nói "Lỗ Tấn là thánh nhân của vô sản cũng như Khổng Tử là thánh nhân của phong kiến" một phần là vì những ẩn ý như vậy.
Thì ra tôi cũng té núi y như truyện Kim Dung mà lụm nhầm bí kíp dỏm thành ra chưa thấy ngày leo lên khỏi miệng vực, đề nghị anh ném xuống vài bí kíp xịn để tôi còn khinh công lên nhìn ánh mặt trời
triết học phương tây có cuốn nào nói về làm sao để con người ta có thể nỗ lực thường xuyên cho đến hết cuộc đời luôn chứ đừng có được vài ngày sau khi đọc selt0-help xong mấy ngày sau mệt chán lại bỏ cuộc không các bác nhỉ,hic
có đọc 7 thói quen thành đạt của gs stephen-cobey mà cũng thấy là toàn selt-help không ah
 
triết học phương tây có cuốn nào nói về làm sao để con người ta có thể nỗ lực thường xuyên cho đến hết cuộc đời luôn chứ đừng có được vài ngày sau khi đọc selt0-help xong mấy ngày sau mệt chán lại bỏ cuộc không các bác nhỉ,hic
có đọc 7 thói quen thành đạt của gs stephen-cobey mà cũng thấy là toàn selt-help không ah
Để nỗ lực đến hết đời mình nghĩ không sách vở nào giúp ích được đâu bạn, và đầy người nỗ lực hết cuộc đời dù cả đời chả đụng đến sách, là ở mình thôi
 
thím lại trông cậy vào sách vở, chữ nghĩa quá nhiều rồi, kể cả khi thím xác định là bản thân mình muốn khá lên thì chỉ có chọn con đường cày sách vở đi nữa thì đó cũng chỉ là một trong hằng mấy yếu tố xa gần, lớn bé về cách phát triển tư tưởng, bản thân
nếu cảm thấy mệt mỏi con chữ, thì thím tạm nghỉ 1 buổi hay vài ngày để chơi game, coi phim, thể thao, lên VOZ chém gió cho khây khỏa, sảng khoái đầu óc rồi tiếp tục trở về với đam mê
dĩ nhiên đam mê phải mang phần gánh nặng, nhọc nhằng trong đó mới mong đạt được thành tựu gì đó cho bản thân nhưng hãy tìm ra một lối thoát và giải trí vừa phải cho bản thân, có thể đọc nhiều thể loại ngôn tình, tự sự, lịch sử, trinh thám để cảm thấy mình nắm trong tay nhiều sự lựa chọn hơn
 
Mỗ ko dám tự nhận thông hiểu kinh điển, duy cũng có chút ít kinh nghiệm khi tìm hiểu.

Đặc trưng của sách Đạo học phương Đông là rất nhiều dị bản. ý tại ngôn ngoại, đọc chỉ cốt hiểu ý ko cốt bình xét chữ nghĩa. Chú trọng suy tưởng chứ ko chú trọng học thuộc để ra vẻ hay chữ. Học Đạo của thánh nhân để đua tranh với đời thì bỏ, cả cuốn "Cái dũng của Thánh Nhân" có thể gói gọn trong một câu đấy.
Trên voz này rất nhiều anh tự nhận thông hiểu Nho học, Lão học nhưng cách hành xử thì như phường vô học. cái thread "...Phụ huynh TQ mê mẫn nho giáo" như một tấn trò đời. Anh đề cao duy lý và triết học phương Tây thì chụp mũ, ngụy biện và đóng đinh tư tưởng còn hơn anh hủ nho.
Đọc sách về Tứ thứ Ngũ kinh thì nên đọc bản dịch tiếng Việt nào tốt vậy bác. Mình đang ngó cuốn này không rõ có ổn không.
Capture.jpg
 
thím lại trông cậy vào sách vở, chữ nghĩa quá nhiều rồi, kể cả khi thím xác định là bản thân mình muốn khá lên thì chỉ có chọn con đường cày sách vở đi nữa thì đó cũng chỉ là một trong hằng mấy yếu tố xa gần, lớn bé về cách phát triển tư tưởng, bản thân
nếu cảm thấy mệt mỏi con chữ, thì thím tạm nghỉ 1 buổi hay vài ngày để chơi game, coi phim, thể thao, lên VOZ chém gió cho khây khỏa, sảng khoái đầu óc rồi tiếp tục trở về với đam mê
dĩ nhiên đam mê phải mang phần gánh nặng, nhọc nhằng trong đó mới mong đạt được thành tựu gì đó cho bản thân nhưng hãy tìm ra một lối thoát và giải trí vừa phải cho bản thân, có thể đọc nhiều thể loại ngôn tình, tự sự, lịch sử, trinh thám để cảm thấy mình nắm trong tay nhiều sự lựa chọn hơn
+1. Với tôi, sách là để thưởng thức nhiều hơn là học hỏi này nọ. Dù rằng lượng kiến thức được các tiểu thuyết đem lại cũng không hề ít tuy nhiên tôi vẫn thích chiêm ngưỡng vẻ đẹp của văn chương hơn là đặt nặng vấn đề phải rút được bài học này bài học nọ rồi áp dụng vào cuộc sống........

Còn phát triển bản thân, tôi dành thời gian cho việc đọc tài liệu chuyên ngành.

Tôi cũng không nghĩ rằng một cá nhân sẽ khá lên ngay tắp lự sau khi đọc một cuốn sách nào đó, tôi cho rằng tiến bộ là một quá trình dài mà phần lớn đến từ sự nỗ lực của bản thân trong những cuộc tiếp xúc ngoài xã hội. Nhưng đâu đó, vẫn có những câu trích dẫn đi sâu vào tiềm thức ngay trong lần đọc đầu tiên.
 
+1. Với tôi, sách là để thưởng thức nhiều hơn là học hỏi này nọ. Dù rằng lượng kiến thức được các tiểu thuyết đem lại cũng không hề ít tuy nhiên tôi vẫn thích chiêm ngưỡng vẻ đẹp của văn chương hơn là đặt nặng vấn đề phải rút được bài học này bài học nọ rồi áp dụng vào cuộc sống........

Còn phát triển bản thân, tôi dành thời gian cho việc đọc tài liệu chuyên ngành.

Tôi cũng không nghĩ rằng một cá nhân sẽ khá lên ngay tắp lự sau khi đọc một cuốn sách nào đó, tôi cho rằng tiến bộ là một quá trình dài mà phần lớn đến từ sự nỗ lực của bản thân trong những cuộc tiếp xúc ngoài xã hội. Nhưng đâu đó, vẫn có những câu trích dẫn đi sâu vào tiềm thức ngay trong lần đọc đầu tiên.

tiểu thuyết cũng có nhiều tầng, nhiều loại cho trải nghiệm, từ mặt giải trí qua ngày (best seller) đến học hỏi, trui rèn (classic novel), tùy tâm trạng đang rơi vào nốt nhạc cao hay trầm nào mà người đọc có ngẫu hứng trong lựa chọn của mình
mấy thằng bạn phây kê búc của tôi thấy tôi hay chăm lo đọc sách vậy thường hay buông lời thách thức: "sao mày đọc nhiều sách vậy mà nhân cách vẫn như cc vậy LMAO"
nghe xong tôi chỉ biết cười trừ vì tôi cũng chỉ là loại đọc sách để thõa mãn tâm hồn, cảm nhận nét đẹp của câu từ, chiêm ngưỡng những phong tục, thú vui của con người trong những kinh đô mà các văn hào châu Âu thường mô tả lại qua tiểu thuyết của họ chứ bảo đọc xong phải thế này thế kia thì thôi nghỉ mẹ cho khỏe, đọc vậy đéo vui, càng không phải đọc để mình trở nên giống như một bản sao của thằng nhân vật chính hay thậm chí bản thân nhà văn
đã đọc tiểu thuyết phương Tây để tận hưởng sự thoát li thực tế và thoát li khỏi nơi ăn chốn ở hiện tại thì không vác chuyện ngoài đời vào hoặc tôi sẽ bỏ cuốn tiểu thuyết xuống để đọc dòng sách non fiction hoặc nếu muốn học hỏi thực sự thì tôi tìm những người cùng trang lứa hoặc cô dì chú bác thành đạt của mình để học hỏi những điều trong thực tại
 
🕮 Những dòng thơ viết trong đêm không ngủ (*) ― Pushkin ― THÚY TOÀN dịch​
Chắc hẳn nhiều người đọc đã từng biết Alexander Sergeyevich Pushkin khi còn ngồi trên ghế nhà trường qua Truyện ông lão đánh cá và con cá vàng (The Tale of the Fisherman and the Fish) và Tôi yêu em (I Loved You).
Những dòng thơ viết trong đêm không ngủ gồm 48 bài, thấm đẫm tinh thần cách mạng và dân tộc. Cuối sách có thêm phần chú thích, giúp người đọc hiểu rõ hơn bối cảnh ra đời của các bài thơ.​
(*): Lines Written at Night During Insomnia; Verses Written During a Sleepless Night.​
 
Last edited:
Để nỗ lực đến hết đời mình nghĩ không sách vở nào giúp ích được đâu bạn, và đầy người nỗ lực hết cuộc đời dù cả đời chả đụng đến sách, là ở mình thôi
đang nghe audiobook cuốn dám bị ghét mà bác giới thiệu,nghe đi nghe lại gần 10 ngày nay tới đêm thứ 4 rồi,mỗi 1 đêm trong audiobook em nghe 2 lần,hic
 
đang nghe audiobook cuốn dám bị ghét mà bác giới thiệu,nghe đi nghe lại gần 10 ngày nay tới đêm thứ 4 rồi,mỗi 1 đêm trong audiobook em nghe 2 lần,hic
Kaka mới đầu ngại thì nghe audio, về sau tốt hơn nên đọc, không cần nhiều, ngày 10-15 trang miễn là đọc đều, tốt hơn nữa thì vừa đọc vừa cầm bút gạch các ý chính, những điều mình thấy hay
 
Back
Top