thắc mắc Bàn phím nào đánh máy ngon?

Lokavidu2

Member
Nói thật là em mù tịt món này, có biết thì chỉ biết tí ti về các loại cherry switch cơ bản :'( Tìm trên google thì nhiều loại, nhiều giá quá, nên hoang mang kinh khủng.
Bác nào giúp em tư vấn 1 con ngon thiệt là ngon để oánh máy với ạ :'(
Bucket của em loanh quanh 3 củ đổ xuống ạ
 
bác ra mấy cửa hàng bán phím leopold, cossair rồi kêu nó mang mỗi switch 1 cái gõ thử, thích cái nào thì quất thôi
 
bác ra mấy cửa hàng bán phím leopold, cossair rồi kêu nó mang mỗi switch 1 cái gõ thử, thích cái nào thì quất thôi
Cơ bản là em mù tịt, mà thấy mặc dù có 3 loại switch, nhưng quá nhiều sản phẩm, quá nhiều hãng, nên thành ra chả biết chọn loại nào @@
 
Cơ bản là em mù tịt, mà thấy mặc dù có 3 loại switch, nhưng quá nhiều sản phẩm, quá nhiều hãng, nên thành ra chả biết chọn loại nào @@
Thím cứ hình dung switch chỉ là 1 phần của bàn phím thôi, còn case, keycap,... nữa. Các hãng làm bàn phím đa phần ăn nhau ở những cái em nói còn switch thì em gõ ít phím nhưng cũng thấy na ná nhau, chưa lên tầm nghiên cứu sâu nên cũng ko phân biệt được. Dĩ nhiên thì vẫn ưu tiên switch cherry nhé, tốt nhất ra cửa hàng gõ thử thì mới cảm nhận được
 
Thím cứ hình dung switch chỉ là 1 phần của bàn phím thôi, còn case, keycap,... nữa. Các hãng làm bàn phím đa phần ăn nhau ở những cái em nói còn switch thì em gõ ít phím nhưng cũng thấy na ná nhau, chưa lên tầm nghiên cứu sâu nên cũng ko phân biệt được. Dĩ nhiên thì vẫn ưu tiên switch cherry nhé, tốt nhất ra cửa hàng gõ thử thì mới cảm nhận được
Cảm ơn thím nhiệt tình tư vấn :'(
Có thím nào cho em xin tí tư vấn thêm nữa không ạ?
Nãy liên hệ bên HNC hỏi xong vẫn thấy ù ù cạc cạc
 
1. Phím thím dùng để làm gì? --> Chọn size và switch phù hợp với bản thân, switch cơ bản thì cứ Cherry:
  • Game, gõ sướng tay nhưng méo quan tâm ai hết (ỒN) -> Blue
  • Gõ văn bản, cần chính xác -> Brown
  • Gõ lướt -> Red
  • Thích sự im lặng và yêu màu tím -> Red Silent (Pink)
3 tr thì có thể chọn Leopold (có dây).

Còn muốn chính xác hơn cứ lết ra shop rồi gõ thử.
 
1623136545085.png


Một con phím sẽ được cấu thành từ nhiều bộ phận như case, plate, PCB, stabilizer và những thứ đó được gom chung lại là kit, ngoài ra còn switch và keycaps. Một con bàn phím stock thì phần kit và switch đã đi liền với nhau (switch được hàn vào PCB), nếu muốn thay đổi thì chỉ đổi được keycaps. Một con bàn phím có hotswap thì ngoài việc thay được keycaps thì còn có thể tháo được switch ra bằng tay và thay switch khác vào. Điều này giúp cho việc trải nghiệm switch trở nên nhanh gọn, không cần rã hàn hay bán đi cả con phím. Và cái cuối cùng là người ta chỉ bán mỗi cái kit không, mua về phải lắp thêm switch và keycaps vào mới dùng được, tăng tính cá nhân hóa.

Để chọn phím thì đầu tiên thím cần làm là chọn layout: Fullsize 104/108 nút, TKL (Tenkeyless) 87 nút, người mới thì nên bỏ qua mấy loại 60%-65%-75%-96%... Nếu thím làm việc với số liệu nhiều, cần phần numpad bên phải thì chọn fullsize, nếu chỉ gõ văn bản thôi thì TKL sẽ gọn hơn do bỏ bớt phần numpad đó.

1623132405333.png


Tiếp theo như #6 đã chia sẻ là chọn loại switch (chưa nói đến hãng switch). Switch Linear là tuyến tính, sẽ cho cảm giác nhấn phím trơn tuột từ đầu tới đít, Tactile thì có khấc nên khi thím ấn vào phím sẽ thấy có một khoảng khựng giúp thím biết được là phím đã nhận không cần phải ấn hết hành trình phím, clicky thì như tactile kèm thêm tiếng click giống bấm bút bi. Cái này ra cửa hàng người ta sẽ cho thím trải nghiệm.

1623136929712.png


Ngoài switch thì còn quan tâm đến keycaps, cái này thay đổi dễ nhất nên không cần đắn đo khi mua 1 con phím về lắm đâu, chọn layout của con phím chuẩn là được. Layout chuẩn là Fullsize hoặc TKL với chuẩn ANSI tức phím Enter hình nhữ nhật chứ không phải chữ L. Đa số các phím hiện nay đều theo chuẩn ANSI cả. Sau khi chơi phím một thời gian sẽ biết được keycaps nó chia ra theo chất liệu (ABS/PBT), kiểu in (dye sub/doubleshot), profile (Cherry/OEM/SA v.v...).

Một yếu tố phụ nữa là phương thức kết nối như có dây (dây liền, dây rời), không dây (Bluetooth, 2.4GHz). Phím không dây cũng sẽ hỗ trợ cho việc kết nối có dây luôn.

Tóm lại, ví dụ thím không nhập số nhiều thì chọn phím TKL, thích gõ lướt chọn switch Linear, chỉ mua phím về dùng không cần trải nghiệm thì chơi phím stock vậy thì hãy đến với Leopold FC750R Cherry Red switch. Dùng một thời gian thấy nhàm chán màu sắc hình dạng keycaps thì tháo ra bán rồi mua set keycaps khác về lắp.

Nếu thím thích trải nghiệm hôm nay mình dùng switch này, ngày mai mình dùng switch khác thì kiếm mấy em hỗ trợ hotswap. Nhưng hotswap TKL kiếm hơi khó, tìm những em layout không được chuẩn sẽ dễ hơn như NJ68, AKKO 3098 ASA – Black Pink, AKKO 3084 v2 ASA – Los Angeles, RK84. Khi thay switch thì chú ý bàn phím của mình hỗ trợ switch mấy chân, hotswap 5pin thì cắm được switch 5pin lẫn 3pin, hotswap 3pin chỉ cắm được switch 3pin mà thôi.

Sau cùng là sau khi đã quen với kiểu chơi này thì hãy đi đến con đường chơi kit, custom. Người mới chơi thì em vẫn khuyên nên chọn phím hỗ trợ hotswap, mặc dù khó kiếm con có layout chuẩn nhưng làm quen cũng nhanh thôi, xài một thời gian muốn đổi sang switch khác trải nghiệm cũng dễ hoặc để đó xài luôn cũng chả vấn đề.
 
Bàn tay mới đánh máy ngon chứ phím trên >400k cái nào đánh chả ngon :sleep:.
Chơi phím cao su cho đỡ ồn ào.
 
Blue gõ sướng nhất nếu gõ đc 10 ngón, nhược: kêu to.
Brown : gõ êm, nếu ko thích tiếng ồn thì chọn con này.
red: dẹp.
 
Back
Top