thảo luận Dự án thả muỗi Wolbachia có tác động làm giảm đáng kể dịch sốt xuất huyết

lebao

★★★★★
tayto
  • Kết quả của thử nghiệm được công bố trên Tạp chí Y học New England cho thấy tỷ lệ mắc bệnh sốt xuất huyết giảm 77% ở Yogyakarta, Indonesia
  • Tỷ lệ nhập viện do sốt xuất huyết giảm 86%
  • Kết quả này có ý nghĩa quan trọng đối với 40% dân số thế giới có nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyết
  • Nhóm Cố vấn Kiểm soát Vector (Vector Control Advisory Group) của Tổ chức Y tế Thế giới WHO công nhận “giá trị sức khỏe cộng đồng của vi khuẩn Wolbachia chống lại bệnh sốt xuất huyết”
  • Dự án thả muỗi Wolbachia đang được lên kế hoạch để triển khai ở miền Nam Việt Nam vào cuối năm 2021

Cuộc thử nghiệm “Ứng dụng vi khuẩn Wolbachia để loại trừ bệnh sốt xuất huyết” (AWED), được thực hiện bởi Chương trình Muỗi Toàn Cầu (World Mosquito Program - WMP) từ Đại học Monash cùng với các đối tác tại Indonesia - Đại học Gadjah Mada và các nhà tài trợ cho Quỹ Tahija. Dự án được triển khai với mục đích thử nghiệm hiệu quả của việc đưa vi khuẩn Wolbachia (wMel) vào quần thể muỗi Aedes aegypti tại địa phương, thông qua việc thả muỗi nhiễm vi khuẩn Wolbachia có khả năng làm giảm tỷ lệ mắc bệnh sốt xuất huyết ở những người từ 3 đến 45 tuổi sống tại Yogyakarta, Indonesia.

pAbEzzd.jpg


Kết quả của một thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng được công bố trên Tạp chí Y học New England cho thấy: tỷ lệ mắc bệnh sốt xuất huyết đã giảm 77% tại các khu vực của Yogyakarta, Indonesia, nơi có muỗi mang vi khuẩn Wolbachia. Các trường hợp nhập viện do sốt xuất huyết đã giảm 86% ở các khu vực được thả muỗi mang vi khuẩn Wolbachia. Hiệu quả là tương đương đối với tất cả bốn loại huyết thanh của bệnh sốt xuất huyết.

Hơn ba năm sau khi hoàn thành việc thả muỗi, số lượng vi khuẩn Wolbachia vẫn ở mức rất cao trong quần thể muỗi địa phương. Kể từ khi thử nghiệm, phương pháp Wolbachia đã được triển khai trên toàn bộ thành phố Yogyakarta, và việc thả muỗi đã bắt đầu được thực hiện ở các quận lân cận, với dân số 2,5 triệu người.

Kết quả này trùng khớp với các thử nghiệm về phương pháp Wolbachia trước đây, cho thấy việc giảm tỷ lệ mắc bệnh sốt xuất huyết được duy trì trong thời gian dài khi vi khuẩn Wolbachia tồn tại trong quần thể muỗi địa phương[1]. Sốt xuất huyết là bệnh do muỗi gây ra có tốc độ lây lan nhanh nhất trên thế giới. Hằng năm, có hơn 50 triệu ca bệnh xảy ra trên toàn cầu[2].

Các nghiên cứu cho thấy phương pháp Wolbachia cũng có hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa sự lây truyền của virus Zika, chikungunya (còn gọi là sốt còng lưng), sốt vàng da và các bệnh do vector truyền khác.

Indonesia là nơi có tỷ lệ nhiễm sốt xuất huyết cao. Các ước tính gần đây cho thấy, có gần 8 triệu ca nhiễm xảy ra mỗi năm[3]. Trong 5 năm trước khi thử nghiệm chương trình AWED, Văn phòng Y tế quận Yogyakarta nhận được thông báo có hơn 4500 bệnh nhân sốt xuất huyết nhập viện. Tuy nhiên, con số này chưa phản ánh đầy đủ gánh nặng thực sự của bệnh sốt xuất huyết đối với hệ thống chăm sóc sức khỏe và xã hội. Các nghiên cứu đã ước tính rằng, trung bình có 14.000 ca sốt xuất huyết, bao gồm 2000 ca nhập viện ở Yogyakarta mỗi năm trước khi có chương trình Wolbachia[4].

xqWHXNb.jpg


Tiềm năng triển khai dự án Wolbachia trên nhiều cộng đồng đã được Tổ chức Y tế Thế giới ghi nhận, trong đó Tổ chức Tư vấn Kiểm soát Vector đã tuyên bố “Wolbachia thể hiện giá trị của sức khỏe cộng đồng chống lại bệnh sốt xuất huyết” trong báo cáo của Hội nghị lần thứ 14 vào tháng 12 năm 2020[5].

Chương trình Muỗi Toàn Cầu WMP (trước đây được gọi là Chương trình Loại trừ sốt xuất huyết toàn cầu) được thành lập tại Việt Nam vào năm 2006 dưới sự giám sát của Bộ Y tế. WMP đã thả muỗi Wolbachia tại 2 địa điểm tại Việt Nam, với quy mô 16.808 người. Chính phủ Việt Nam và WMP đang có kế hoạch triển khai thêm các điểm dự án Wolbachia ở miền Nam Việt Nam vào cuối năm 2021.


[1]Peter A Ryan et al., September 2019, Gates Open Research https://www.worldmosquitoprogram.or...t-wmel-wolbachia-aedes-aegypti-mosquitoes-and
[2] Global Burden of Disease study, 2019
[3] O’Reilly KM, Hendrickx E, Kharisma DD, et al. BMC Medicine. 2019;17:172
[4] Brady OJ, Kharisma DD, Wilstonegoro NN, et al BMC Medicine. 2020;18:186
[5] https://www.who.int/vector-control/vcag/meeting-reports/en/
 
nhớ VN cũng có thả rồi mà nhỉ

bữa đọc bài báo nào nó bảo, sau 1 thời gian, muối cái nó ko giao phối với đám muỗi mang mầm bệnh nữa :LOL:
 
Thù nhất con quỉ này, cứ ngồi bấm ps là nó bâu vào nó cắn. Không lẽ phải sắm cửa lưới chứ.
Máu mình nó có cái gì á, một bầy người thì hình như nó chích mình đầu tiên.

Sent from samsung SM-N985F via nextVOZ
 
mấy năm trước có dịch bệnh gì về não ở Brazil nguyên nhân là thả muỗi biến đổi gen ấy
 
Thù nhất con quỉ này, cứ ngồi bấm ps là nó bâu vào nó cắn. Không lẽ phải sắm cửa lưới chứ.
Máu mình nó có cái gì á, một bầy người thì hình như nó chích mình đầu tiên.

Sent from samsung SM-N985F via nextVOZ
Muỗi nó tầm nhiệt với CO2, bật cái quạt trước người là muỗi không bắt được mục tiêu
j0A73Xo.gif
 
Back
Top