thảo luận Kinh nghiệm chơi cổ phiếu quốc tế

WTF happened in 1971. Thought?

https://wtfhappenedin1971.com/
Vậy là tại chuyển từ gold backed money sang fiat money à thím. Dân ngoại đạo thì cảm giác thấy cái kiểu in tiền vô tội vạ này nó bong bóng/đa cấp sao sao ấy, thấy kiểu gold standard chuẩn hợp lý hơn.

Các thím có bài nào đơn giản, dễ hiểu về ưu nhược điểm, tại sao dùng cái này mà không dùng cách kia để bổ túc kiến thức không nhỉ? Còn cách nào khác thay thế nữa không nhỉ?
 
Hmmmmmmmmmmmmmmmm

Phải đi research thêm mới được. Thấy không đơn giản.

lHV2NUu.png
 
@ceoVHH @Nightsticks @luvziro

3 Bác cho em hỏi chút, Theo em hiểu là tình hình lãi suất đang thấp và tiếp tục giữ nguyên đến 2022 thì cơ bản là tốt cho thị trường chứng khoán. Các công ty tiếp cận nguồn vốn dễ hơn, có nhiều tiền để mở rộng kinh doanh, buy back cổ phiếu. (Em thấy rất buồn cười là nhiều cty đã phá sản xong phát hành thêm cổ phiếu, còn lãnh đạo thì bán sạch)

Em thấy lần này khác với 2008 là FED đã ứng cứu thị trường rất sớm, ngân hàng cũng tốt (ít nợ xấu) nhưng do dịch bệnh nên có sự chênh lệch lớn giữa tăng trưởng GDP và tăng trưởng chỉ số Chứng Khoán. Em chỉ thấy về lâu dài nếu khoảng cách này tiếp tục rộng thì khả năng có siêu lạm phát xảy ra (Nhưng $ là đồng tiền để thanh toán quốc tế nên khả năng hấp thụ của thị trường lớn hơn rất nhiều so với các đồng tiền khác)

Sao các bác có vẻ bi quan?

Mình nghĩ là lãi suất thấp và kéo dài hỗ trợ tốt cho nền kinh tế nhưng nó cũng thể hiện một điều là triển vọng kinh tế trong ngắn hạn và trung hạn là không quá khả quan. Trong khi thị trường chứng khoán lại tăng quá nhanh và ngày càng ngược pha với tình hình thực tế. Nên trong ngắn hạn điều chỉnh mạnh là điều khó tránh khỏi. Còn về trung hạn lại khó dự báo hơn nhiều, vì trước giờ truyền thông cứ tung tin là Q1 Q2 giảm là do dịch từ Q3 phát triển lại mạnh mẽ bla bla nên nhiều nhà đầu tư đã tham gia thị trường với tâm thế ăn đậm trong ngắn hạn. Giờ với triển vọng kinh tế thấp thì nhà đầu tư sẽ bị quan về kết quả kinh doanh Q3 hoặc thậm chí có thể là cả Q4
:(
P/S: thị trường châu âu sáng nay cũng tắm trong máu. :beated:
 
Em thấy lần này khác với 2008 là FED đã ứng cứu thị trường rất sớm, ngân hàng cũng tốt (ít nợ xấu) nhưng do dịch bệnh nên có sự chênh lệch lớn giữa tăng trưởng GDP và tăng trưởng chỉ số Chứng Khoán. Em chỉ thấy về lâu dài nếu khoảng cách này tiếp tục rộng thì khả năng có siêu lạm phát xảy ra (Nhưng $ là đồng tiền để thanh toán quốc tế nên khả năng hấp thụ của thị trường lớn hơn rất nhiều so với các đồng tiền khác)
Chỗ này mình cũng đang bối rối, chưa biết nghĩ thế nào.
Về cơ bản, một số khả năng xảy ra khi một lượng tiền được các ngân hàng tw bơm ra thị trường:
* Lấp đầy lỗ hổng của các khoản nợ. Giải quyết vấn đề thank khoản. Thị trường tài chính stress do thiếu thanh khoản (vì lý do nào đó: tốc độ lưu thông tiền chậm lại, bank runs,..), Fed cho vay, hoặc mua lại tài sản nợ của các tổ chức, Thông thường là TPCP & các khoản nợ đủ tiêu chuẩn, nên không có vấn đề gì. Bình thường tốc độ lưu thông nhanh, tiền ra tiền vào đều đặn nên hệ thống vận hành trơn tru. Khi tốc độ lưu thông đột ngột giảm -> Stress thì Fed cung cấp thanh khoản để bôi trơn thị trường. Khi nợ được thanh toán, tiền sẽ biến mất.

* Nợ xấu và nợ chính phủ
Tiền in ra được đảm bảo bằng một khoản nợ, nghĩa là lời hứa từ một dòng tiền tương lai để thanh toán khoản nợ đó. Trong trường hợp chi tiêu chính phủ liên tục vượt quá thu nhập, họ rơi vào vòng xoáy liên tục "vay để trả". Đến lúc không còn nđt khác chấp nhận tài trợ cho khoản chi tiêu không lồ đó - trừ khi tăng mức lợi suất trái phiếu lên - thì central bank phải nhảy vào mua nợ CP bằng "newly printed money", giữ ls ở mức thấp và tiếp tục vòng xoáy này. Vì CP liên tục "vay để trả" nên nó như là cái đống "newly printed money" chả được backed bởi một cái gì cả.

Ví dụ nđt tài trợ cho chi tiêu chính phủ là nđt trong nước, rồi họ lại dùng nó để chi tiêu công, đẩy lại vào nền kte -> Nghĩa là mỡ nó rán nó: lấy tiền chỗ này thông qua chính phủ là trung gian, đập vào chỗ khác.
Là nđt nước ngoài: Dòng vốn ngoại đổ vào tài trợ cho khả năng chi tiêu của chính phủ & các tổ chức, cá nhân trong nước làm tăng cái "purchasing power" lên, dễ dàng dẫn đến việc chi tiêu quá thu nhập => dễ gây ra lạm phát nếu GDP không tăng tương xứng.
- Central bank in tiền: tương tự như tôi vay thím tiền, xong tôi mua đồ. Đến hạn trả tôi vay thím tiếp, ... Coi như anh cho tôi luôn số tiền đó. Cứ thế, số nợ ngày một tăng lên = tiền mới tăng thêm -> Giá trị đồng tiền giảm đi.

- Tiền chảy vào thị trường vốn, thị trường tài sản: Cổ phiếu, trái phiếu, bđs, vv.. làm tăng giá trị của các loại tài sản này.
Nếu việc in tiền mới làm giảm giá trị của nó -> vô hình chung trái phiếu, tài sản nợ sẽ bị mất giá trị. Vì nó trả fixed income, mà $100 lúc sau << $100 hiện tại.

Cổ phiếu: Theo lý thuyết thì bơm tiền vào thị trường, giảm lãi suất sẽ tạo động lực để đầu tư, tiêu dùng vì chi phí vốn giảm xuống, mọi người có nhiều tiền hơn cảm thấy giàu hơn -> Các công ty tạo lợi nhuận thực -> cổ phiếu hưởng lợi. Đó là theo lối đầu tư giá trị.
Nếu nghĩ theo lối thanh khoản đâm đầu vào đâu, thì khi tiền in ra càng nhiều & nguy cơ mất giá trị càng cao -> tài sản nợ mất giá trị (về mặt duy trì sức mua) -> Tiền sẽ đổ vào các dạng tài sản thay thế: BĐS, vàng, cổ phiếu.

Lạm phát quá cao? Đây là thời kỳ từ 1968-1980 lạm phát ở Mỹ rất cao. Mức lạm phát và TTCK trái ngược nhau. Giống ở VN chục năm trước -> lạm phát cao làm tình hình sxkd rất bất ổn.

1592229642732.png


Nhưng hãy nhớ rằng trước thời kỳ đó là thời kỳ cả TTCK & nền kte Mỹ tăng trưởng rất khá cuối thập kỷ 50s - 60s -> mở rộng tín dụng, cung tiền quá mức dẫn đến lạm phát cao.
 
DJ từ đỏ nặng thành xanh hình như là do cái này
https://www.cnbc.com/2020/06/15/the...-start-buying-individual-corporate-bonds.html

Theo mình hiểu một cách đơn giản thì bình thường trái phiếu doanh nghiệp thì cá nhân, tổ chức...mua bằng tiền của họ, tiền trên thị trường vẫn thế. Nhưng Fed mua thì cũng là dạng bơm tiền nhỉ, vì tiền của Fed đâu phải tiền đang lưu thông. Đến khi nào trái phiếu đáo hạn công ty trả nợ lại fed thì tiền mới được hút/rút về?

Với lại fed mua trái phiếu doanh nghiệp vậy công ty cứ phát hành với lãi thấp bán cho fed để có cục tiền với lãi suất vay thấp. Mục đích fed chắc là cứu doanh nghiệp để nó hoạt động bình thường nhưng doanh nghiệp có thể đem tiền đó đi trả các khoản nợ cũ lãi cao, rồi đem đi mua lại cổ phiếu... gần như là được cho không một phần tiền quá sướng luôn.
 
Qua thì fed tung tin mua corporate bonds
Trump bơm cái này, thêm bên Anh ra tin thuốc chữa covid nữa.
Nay DJ có khi tăng ngàn điểm.
Có mứt ý, thường thì Trump tweet ngày hôm trước ngày hôm sau tụt thảm hại :beat_brick:

Mà sao lão tweet lắm thế nhỉ? hay cả ngày ngồi hóng mxh giống vozer?



 
Qua thì fed tung tin mua corporate bonds
Trump bơm cái này, thêm bên Anh ra tin thuốc chữa covid nữa.
Nay DJ có khi tăng ngàn điểm.
Anh Power cũng vui tính lắm, hôm qua thì tung tin mua corporate bonds, hôm ni điều trần thì lại bảo :

“It’s really going to depend on the level of market function. If the market function continues to improve, then we are happy to slow or even stop the purchases,” Powell said. “If it goes the other way, we will increase.”

https://www.cnbc.com/2020/06/16/pow...through-the-bond-market-like-an-elephant.html

DJ đang tăng không có điểm dừng nghe tin xong bay 500 điểm trong có nữa tiếng :beat_brick:

Thêm Bank of america:
https://www.cnbc.com/2020/06/16/a-r...lued-according-to-bank-of-america-survey.html

Tương lai gần có vẻ không bằng phẳng cho lắm
 
Thôi thì tính toán làm chi, tháng rót đều vào 1000$ là cuối đời ấm no thôi...

Lịch sử mấy chục năm nay ở Mẽo là như thế nhưng tương lai và nơi khác thì cũng không chắc chắn như thế đâu.

Ví dụ ở Nhật mà hồi 1989-1990 gì đó cứ tháng rót đều thì giờ chưa biết hoàn vốn chưa.

Ở Mỹ mà hồi 1960 đầu tư chờ 20 năm đến 1980 thì cũng chưa vào bờ đâu.

biết đâu DJ giờ là đỉnh của 10-20 năm tới thì chờ hơi bị mệt/nản.
 
Last edited:
Lịch sử mấy chục năm nay ở Mẽo là như thế nhưng tương lai và nơi khác thì cũng không chắc chắn như thế đâu.

Ví dụ ở Nhật mà hồi 1989-1990 gì đó cứ tháng rót đều thì giờ chưa biết hoàn vốn chưa.

Ở Mỹ mà hồi 1960 đầu tư chờ 20 năm đến 1980 thì cũng chưa vào bờ đâu.

biết đâu DJ giờ là đỉnh của 10-20 năm tới thì chờ hơi bị mệt/nản.
Đúng rồi nói đâu xa, nhìn chỉ số của mấy thằng hàng xóm Asian chục năm nay có tăng được mấy đâu.
 
Các bác có ai nghiên cứu về thị trường thịt thực vật không nhỉ? Theo các bác thị trường thịt thực vật có khả năng tiến xa trong tương lai không nhỉ ?
Dạo này để ý con BYND mà chưa có thời gian nhìn thì nó tăng đi đâu đâu rồi mỗi ngày 5 6 % nhìn phát khiếp. :beat_brick:

Doanh thu quý 1 tăng gấp đôi cùng kỳ 2019, quý 2 dự kiến tăng không ít đặc biệt là tháng 5 hàng loạt nhà máy sản xuất thịt động vật ở mỹ đóng cửa vì dịch. Thêm vừa ký hợp đồng với KFC và pizzahut tại trung quốc.
https://www.cnbc.com/2020/05/05/beyond-meat-bynd-earnings-q1-2020.html
https://edition.cnn.com/2020/06/03/business/yum-china-beyond-meat-intl-hnk/index.html

Điểm yếu lớn nhất là giá cả, nhưng gần đây được cắt giảm và lên phương án về bằng giá thịt động vật từ 2024.
Đợt này thấy bảo giá thịt các kiểu tăng mạnh, cũng là một cơ hội để mọi người sẵn tiện bỏ tiền thử sản phẩm.

Các hãng cạnh tranh trong cùng lĩnh vực: Tyson foods, Hormel Foods, Nestlé

Cảm nhận bản thân mình là triển vọng là có nhưng không xứng với tốc độ tăng trưởng trên ít nhất là trong giai đoạn giá vẫn còn rất cao như bây giờ.
 
Back
Top