Chủ tịch tập đoàn sản xuất xe Lifan 41 tuổi ra tù, lập cơ đồ: 'Không có sự bắt đầu nào là quá muộn'

1. Xấu số

Doãn Minh Thiện từ nhỏ đã rất thích đọc sách, năm 7 tuổi, mẹ ông đưa cho ông cuốn "Truyền Kỳ Tinh Trung Nhạc Phi", ông đọc một cách say mê và lấy câu "thiên đường và địa ngục đều do tâm tạo ra" trong sách để làm phương châm sống. Năm 12 tuổi, vì gia đình thuộc tầng lớp địa chủ, nên sau khi cuộc cách mạng văn hóa ở Trung Quốc xảy ra, ông và mẹ đã bị tước hết tài sản và đuổi về quê sống.

Mặc dù gia đình rơi vào tình cảnh nghèo khó nhưng Doãn Minh Thiện vẫn rất tích cực và lạc quan. Thành tích học tập của ông ở trường cấp hai và cấp ba luôn thuộc loại tốt nhất, còn rất tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa. Tuy nhiên, vận rủi ập đến. Năm 1958, Doãn Minh Thiện đang học trung học thì bị người khác tố cáo là có những phát ngôn bất hảo. 3 năm sau, ông bị coi là phần tử phản cách mạng và bị đưa đến một nhà máy nhựa bên sông Dương Tử để cải tạo. Kể từ đó, ông bắt đầu chuỗi ngày cô đơn dai dẳng, hàng ngày ông cho lợn ăn, nhổ cỏ và quét dọn chuồng bò.

Để giải tỏa cảm xúc của mình, Doãn Minh Thiện đã nghiện sách, từ "Trung Quốc năm nghìn năm" đến "Sử Ký", từ "Tea House" đến "Bốn Thế Hệ Dưới Một Mái Nhà", thậm chí ông còn ôm theo cuốn từ điển tiếng Anh để đọc bản gốc tiếng Anh của cuốn "Thép Đã Tôi Thế Đấy". Thời gian cứ thế trôi qua, chớp mắt đã 20 năm.

Năm 1979, Doãn Minh Thiện, 41 tuổi, cuối cùng đã được thả tự do. Tại thời điểm được lấy lại sự tự do, ông thở dài nói: "Khương Tử Nha 81 tuổi xuất sơn, tôi chỉ mới 41 tuổi, còn chưa muộn!"

Chủ tịch tập đoàn sản xuất xe Lifan, Doãn Minh Thiện: 'Trên đời mãi mãi không bao giờ có sự bắt đầu nào là quá muộn cả!' - Ảnh 1.

(Ảnh: Iz13)

2. Bỏ văn chương đi kinh doanh

Do có kỹ năng viết lách, ông được phân công làm giáo viên tại đại học truyền hình Trùng Khánh. Hai năm sau, ông trở thành biên tập viên tại nhà xuất bản Trùng Khánh.

Trong thời gian làm báo, Doãn Minh Thiện rất chăm chỉ phấn đấu, một năm, chỉ tính số người ông phỏng vấn thôi cũng đã lên đến 200 người, mỗi ngày đều sẽ đều đặn viết một bản bình luận kinh tế, nhờ đó ông đã nhanh chóng trở thành một nhà kinh tế học.

Đầu năm 1985, công ty của một người bạn cũ của Doãn Minh Thiện làm ăn thua lỗ năm này qua năm khác, ông được thuê vào làm cố vấn kinh tế, kết quả là trong vòng nửa năm, công ty của người bạn đó đã chuyển từ lỗ sang lãi, đạt được lợi nhuận hơn 30 ngàn USD. Nhận thấy tài năng kinh doanh của mình, Doãn Minh Thiện quyết định từ bỏ văn chương và bắt đầu dấn thân vào lĩnh vực kinh doanh, đồng thời thành lập "câu lạc bộ sách giáo dục nghề nghiệp Trùng Khánh".

Bộ sách đầu tiên ông ấy biên tập là "Bộ Sách Dòng Tiền Dành Cho Học Sinh", đây là một bộ bách khoa toàn thư dành cho học sinh cấp 1 và cấp 2. Nó đã được săn đón ngay trong tuần đầu tiên xuất bản, số lượng bán ra trong 1 năm đạt 30 triệu bản, Doãn Minh Thiện cũng vì thế mà kiếm được 80 ngàn USD đầu tiên.

Trong ba năm sau đó, công việc kinh doanh của câu lạc bộ sách diễn ra rất suôn sẻ, điều này giúp Doãn Minh Thiện vững vàng đứng thứ 2 trong bảng xếp hạng hiệu sách tư nhân hàng đầu ở Trùng Khánh. Tuy nhiên, Doãn Minh Thiện vẫn không hài lòng với hiện trạng, ông dứt khoát chuyển nhượng câu lạc bộ sách cho người khác và đeo ba lô lên, đi du lịch khắp đất nước.

Một lần, khi Doãn Minh Thiện về quê thăm mẹ, ông tình cờ gặp một thanh niên điều hành một xưởng sản xuất xe máy, người đó phàn nàn rằng động cơ dạo này khó mua quá.

"Nơi nào có phàn nàn, nơi đó có cơ hội kinh doanh!" Doãn Minh Thiện trong lòng có một tia linh cảm, ông sẽ sản xuất động cơ!
Chủ tịch tập đoàn sản xuất xe Lifan, Doãn Minh Thiện: 'Trên đời mãi mãi không bao giờ có sự bắt đầu nào là quá muộn cả!' - Ảnh 2.

(Ảnh: Iz13)
https://thethaovanhoa.vn/chu-tich-t...bat-dau-nao-la-qua-muon-20221205154720848.htm
 
Dốt văn dịch cũng bậy :nosebleed:

Tea house là trà quán, kế đó là tứ thế đồng đường đều do lão xá sáng tác.

Lão xá phong cach hiện thực viết rất hay còn hơn Nam Cao nữa nếu anh nào chưa đọc thì nên xem. :nosebleed:

Để giải tỏa cảm xúc của mình, Doãn Minh Thiện đã nghiện sách, từ "Trung Quốc năm nghìn năm" đến "Sử Ký", từ "Tea House" đến "Bốn Thế Hệ Dưới Một Mái Nhà", thậm chí ông còn ôm theo cuốn từ điển tiếng Anh để đọc bản gốc tiếng Anh của cuốn "Thép Đã Tôi Thế Đấy". Thời gian cứ thế trôi qua, chớp mắt đã 20 năm.
 
Đệch mịa đoạn này giống toi thế, hai quyển này toi seed trên voz không biết bao nhiêu lần, thì ra mình chưa thành công do chưa đi tù :ah:
Để giải tỏa cảm xúc của mình, Doãn Minh Thiện đã nghiện sách, từ "Trung Quốc năm nghìn năm" đến "Sử Ký"
 
Lifan bay qua sông Hồng,bố khỉ nhà anh tôi còn nhớ mãi.Tính ra dòng xe máy về VN những năm ấy thì thằng Lifan này ngon hơn Loncin kha khá,cũng góp công cho bọn vì túi tiền người Việt hạ giá thành sản phẩm
jW3vdwQ.png
FukuVsi.jpeg
zSQI3Nf.png


Gửi từ Search X bằng vozFApp
 
Xe máy Lifan, Loncin đời đầu mới nhập sang Vn chạy không thua xe Nhật bao nhiêu, chỉ tệ dàn nhựa.
thời đó nhà giàu mới mua đc chiếc xe máy, nhờ xe tàu về mà xe nhà nào cũng có.
 
Thép đã tôi thế đấy bản gốc là của Nga mà. Anh paven. Ai cũng chỉ sống một lần, sống sao cho khỏi sống hoài sống phí. Câu này hay được bác mình trích dẫn.
 
Để giải tỏa cảm xúc của mình, Doãn Minh Thiện đã nghiện sách, từ "Trung Quốc năm nghìn năm" đến "Sử Ký", từ "Tea House" đến "Bốn Thế Hệ Dưới Một Mái Nhà", thậm chí ông còn ôm theo cuốn từ điển tiếng Anh để đọc bản gốc tiếng Anh của cuốn "Thép Đã Tôi Thế Đấy". Thời gian cứ thế trôi qua, chớp mắt đã 20 năm.
:ah::ah::ah:
 
Đợt năm 2000 ông chú mua con wave Lifan 13tr,ông già tôi thì mua năm trước con 82 hơn 40 củ,cmn bọn Nhật lùn bào đến xương tủy người Việt
i4Vxi60.png
FukuVsi.jpeg
c9CvfEq.png


Gửi từ Search X bằng vozFApp
9 mấy ông ba mua con dalim xe giống dream đã 2 mấy củ, mợ nó giờ con xe máy cũng chừng đó tiền.
 
Back
Top