[Covid-19 in Vietnam] Cập nhật thông tin - chia sẻ tình hình | Tất cả post vào đây - Cấm lập thread ngoài > auto xóa!

Status
Not open for further replies.
Chút tin vui buổi tối
uGZPr0j.png
uGZPr0j.png



121 nhân viên y tế tại TP.HCM có tiếp xúc với 2 ca mắc COVID-19 đều âm tính

Tại 3 bệnh viện gồm Bệnh viện Quốc tế City, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Triều An đã xác định được 121 nhân viên y tế có tiếp xúc với bệnh nhân. qua xét nghiệm, tất cả đều có kết quả âm tính.

121 nhân viên y tế tại TP.HCM có tiếp xúc với 2 ca mắc COVID-19 đều âm tính - Ảnh 1.
Lực lượng chức năng phong tỏa khu khách sạn đối diện Bệnh viện Chợ Rẫy ngày 29-7 - Ảnh: TỰ TRUNG

Chiều 29-7, sau khi Bộ Y tế công bố có 2 trường hợp mắc COVID-19 hiện đang ở tại TP.HCM, Sở Y tế thành phố phối hợp Viện Pasteur TP.HCM, Sở Thông tin và truyền thông TP tổ chức họp báo thông tin cách xử lý đối với những trường hợp liên quan đến hai ca bệnh này.

Bác sĩ Nguyễn Trí Dũng - Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), cho biết 2 bệnh nhân 449 và bệnh nhân 450 từ Đà Nẵng đến TP.HCM ngày 21-7. Họ đã đến các địa điểm như: Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Triều An, Bệnh viện Quốc tế City, khách sạn Thanh Danh, nhà bệnh nhân tại phường 16, quận 8...

HCDC đã khoanh vùng, xử lý tại những địa điểm mà hai bệnh nhân đã đi qua, xác định có 104 trường hợp tiếp xúc gần, 55 trường hợp tiếp xúc xa với hai bệnh nhân; trong đó đã xác minh được 148 trường hợp, 10 trường hợp còn lại đang tích cực truy vết.

HCDC cũng đã lấy mẫu xét nghiệm virus SARS-CoV-2 cho 147 trường hợp; trong đó đã có 121 trường hợp âm tính, 26 người đang chờ kết quả và 1 trường hợp đang trong quá trình lấy mẫu.

Đặc biệt tại 3 bệnh viện gồm: Bệnh viện Quốc tế City, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Triều An đã xác định được 121 nhân viên y tế có tiếp xúc với bệnh nhân và toàn bộ những nhân viên y tế này đã được cách ly, lấy mẫu xét nghiệm.

Đến chiều 29-7, toàn bộ 121 mẫu xét nghiệm của các nhân viên y tế đều đã có kết quả âm tính.

Sở Y tế đã yêu cầu Bệnh viện Quốc tế City ngưng tiếp nhận người bệnh mới trong vòng 3 ngày; khử khuẩn khách sạn Thanh Danh; phong tỏa khu vực nơi bệnh nhân 450 lui tới nhiều lần...

"Như vậy về cơ bản, chúng ta đã kiểm soát được tình hình đối với các trường hợp liên quan đến hai trường hợp mắc COVID-19 trên địa bàn", bác sĩ Nguyễn Trí Dũng nhận định.

Liên quan đến việc hai bệnh nhân có đến khám bệnh tại Bệnh viện Chợ Rẫy, bác sĩ Phạm Thanh Việt, Trưởng Phòng Kế hoạch - Tổng hợp bệnh viện, cho biết ngày 21-7 đơn vị tiếp nhận bệnh nhân 449 từ Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng với chẩn đoán viêm phổi, tràn khí màng phổi.

Khi đến Bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh nhân được chuyển đến phòng cách ly trong Khoa Cấp cứu, các bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân đều được trang bị phòng hộ đầy đủ.

"Thời điểm bệnh nhân chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy ở Đà Nẵng vẫn chưa phát hiện ca bệnh đầu tiên nhưng do nghi bệnh nhân viêm phổi nhiễm trùng nên chúng tôi đã có sự cảnh giác bằng cách đưa vào phòng cách ly, trang bị bảo hộ.

Sau khi thăm khám, chúng tôi chỉ định nhập viện nhưng bệnh nhân từ chối và xin chuyển sang Bệnh viện Triều An", bác sĩ Việt cho hay.

Cũng theo bác sĩ Việt, sau khi nhận được thông tin về bệnh nhân 449 mắc COVID-19, đơn vị này đã tiến hành cách ly, xét nghiệm cho 27 nhân viên y tế có tiếp xúc với bệnh nhân này và kết quả xét nghiệm ban đầu cho thấy, tất cả 27 mẫu đều âm tính.

Thông tin về tình hình sức khỏe bệnh nhân, ông Tăng Chí Thượng - Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM, cho biết sau khi kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2, hai người bệnh đã được chuyển đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM.

Đến chiều 29-7, tình trạng bệnh nhân 450 ổn định, bệnh nhân 449 vẫn tỉnh táo nhưng phải hỗ trợ thở oxy, có dấu hiệu tổn thương phế nang dạng lan tỏa hai bên. Bệnh nhân 449 có nhiều bệnh lý nền kèm theo như cao huyết áp, tiểu đường, viêm khớp... và đang được các bác sĩ nhiều chuyên khoa phối hợp hội chẩn, điều trị.

Liên quan đến việc xét nghiệm cho người trở về từ Đà Nẵng, theo Sở Y tế TP.HCM, đến sáng 29-7, đã có 9.000 trường hợp người dân khai báo y tế, cơ quan y tế đã lấy mẫu xét nghiệm cho gần 6.000 trường hợp.
 
22/7 đi Đn về, 27/7 đã test nhanh lần 1 âm tính, định đủ 14 ngày test thêm phát nữa cho yên tâm...
Gần nhà lại mới có ông F1, COVID đến rất gần rồi :(
Nhà em trong bán kính 1km có 3,4 ca đủ 4 hướng đây.
Nói chung đến cái tầm này chả lo gì nữa, lo cũng ko tới, cv thì cũng sắp xếp tạm tạm rồi, giờ đúng nghĩa trời kêu ai nấy dạ thôi. Tự bảo vệ hết mức cls thể, còn lại thì chỉ có hên xui:(
 
LẦN NÀY LIỆU CÓ TOANG KHÔNG?
Mấy hôm rồi có vài người hỏi mình chuyện này. Mình không phải Vanga, chả phải trạng Trình, chỉ chém gió phét lác thôi. Chém sai anh em đừng chửi, phải tội!

Mình cho là VN chả bao giờ toang được như bọn giãy chết. Ngoài lý do về thể chất hay gen gì đó, chỉ mang tiếng cảm quan dựa trên thống kê không chính thức, thì vấn đề lối sống cũng quyết định việc không toang. Nhận định của mình không phải để xúi mọi người chủ quan nhé, chỉ là phân tích mang tính xã hội học thôi!

Dân VN mình cơ bản là "ngoan" dễ bị định hướng bởi truyền thông nhà nước, bọn PĐ thì nhiều khi cố tình ngang bướng, nhưng bọn chúng vẫn là thiểu số. Vì thế nói chung người dân vẫn tuân thủ các biện pháp chống dịch của CP. Ngoài ra, dân VN cũng rất sẵn lòng hi sinh tự do cá nhân để tuân thủ theo chỉ thị của đảng và CP, không như bên giãy chết, người dân nhiều khi chống lại việc đeo khẩu trang chỉ là vì họ muốn bảo vệ quyền tự do cá nhân, quyền tự do đi lại, làm ăn, tự do lựa chọn giữa mắc dịch hay không, thậm chí tự do lựa chọn quyền được chết hay sống.

Cái quyền tự do lựa chọn đó, đa số người VN không thể cảm nhận được. Giống con chó nhà chửi con chó sói là ngu, tự dưng phải tự đi lăn lộn kiếm ăn, với biết bao gian nguy rình rập. Tại sao không để thằng người nuôi quanh quẩn quanh nhà, chịu khó bị xích, nhưng không phải lo kiếm ăn? Vẫn được tự do ở quanh nhà mà?

Thêm nữa, dân nước CS vẫn có thói quen soi mói lẫn nhau, gọi là thế trận an ninh nhân dân. Rất thuận lợi trong việc lấy người dân để trị người dân. Ví dụ, khi khai báo y tế. Y tế phường sẽ xác định địa bàn mình có mấy gia đình phải tự cách ly, thế là phân công cho tổ dân phố và các đoàn thể xã hội sẽ tự canh gác họ. Các cụ cựu chiến binh, hội phụ nữ, đoàn thanh niên sẽ gương mẫu đi đầu trong việc canh gác này. Con chim cũng khó mà bay ra khỏi nhà người tự cách ly. Đợt trước, người ta còn vác luôn xích đến nhốt luôn cả gia đình "nạn nhân" rồi bắc ghế canh! Nếu có bị kêu ca vi phạm nhân quyền thì chính quyền sẽ vu cho anh em bên dưới NHIỆT TÌNH TỰ PHÁT, làm hơi quá tay!
Lý do nữa là VN có dân số trẻ, nên khả năng đề kháng với bệnh này tốt hơn dân số già (như dân các nước phương Tây).

Vì đặc tính về lối sống đó nên dịch Covid sẽ khó bị lây lan, nói cách khác là sẽ khó toang.

Dân TQ về cơ bản cũng có lối sống giống VN, vì đều là CS cả, nhưng Vũ Hán vẫn toang là do ban đầu chính quyền giấu dịch. Nhiệt độ lúc đó lại quá thuận lợi để dịch bùng phát. Cả yếu tố gen (hay cơ địa gì đó) của dân Vũ Hán khiến họ cũng bị nặng hơn dân các tỉnh khác của TQ. Nhưng kể cả TQ có giấu dịch đi nữa, thì TQ vẫn ít toang hơn các nước tự do khác.

Như vậy, việc VN không bị toang nó là hội tụ của nhiều yếu tố chủ quan và khách quan, 1 phần là do thể chế mất tự do nhưng lại dễ quản lý. Nhưng theo mình, để đánh giá việc chống dịch thành công hay không thì phải xét nhiều yếu tố, phải hài hòa giữa số người chết và mắc dịch với thiệt hại kinh tế. Giữa yếu tố chủ quan và khách quan. Nhiều khi vì lý do chủ quan mà CP tát nước theo mưa để tuyên truyền chính trị, khiến người dân tin tưởng vào sự lãnh đạo tài tình của đảng và CP!

Câu trả lời của mình là VN sẽ không toang đâu. Anh em cứ biết cách tự giác chống dịch là sẽ an toàn.
 
Dịch có nổ hay không thì cũng đéo có gì phải lo sợ cả. Nhà nước đang làm rất tốt, nên cũng chả có gì phải lo.
Tại sao cứ phải lo sợ làm gì cho mệt người, cứ làm theo những gì bộ y tế bảo là ok.:beauty:
Đúng vậy, Nhà nước đang làm rất rất tốt công việc của mình, số ca có tăng đột biến gần đây nhưng so với nước khác chỉ là con số lẻ
GS29ELv.png

Có lẽ ở Việt Nam yên bình quá nên các thím quên là ngoài kia thế giới vẫn đang vật lộn với con virus này.
C50F2UH.png
 
Cái báo nói đang bị mâu thuẫn, lúc chiều họp thì ông đó chỉ nói là 121 nhân viên y tế của BV QT City thôi. Không có nói Chợ Rẫy, tìm bài trực tiếp họp báo trên vtv24 để biết thêm chi tiết.
Liên quan đến việc hai bệnh nhân có đến khám bệnh tại Bệnh viện Chợ Rẫy, bác sĩ Phạm Thanh Việt, Trưởng Phòng Kế hoạch - Tổng hợp bệnh viện, cho biết ngày 21-7 đơn vị tiếp nhận bệnh nhân 449 từ Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng với chẩn đoán viêm phổi, tràn khí màng phổi.

Khi đến Bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh nhân được chuyển đến phòng cách ly trong Khoa Cấp cứu, các bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân đều được trang bị phòng hộ đầy đủ.

"Thời điểm bệnh nhân chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy ở Đà Nẵng vẫn chưa phát hiện ca bệnh đầu tiên nhưng do nghi bệnh nhân viêm phổi nhiễm trùng nên chúng tôi đã có sự cảnh giác bằng cách đưa vào phòng cách ly, trang bị bảo hộ.

Sau khi thăm khám, chúng tôi chỉ định nhập viện nhưng bệnh nhân từ chối và xin chuyển sang Bệnh viện Triều An", bác sĩ Việt cho hay.

Cũng theo bác sĩ Việt, sau khi nhận được thông tin về bệnh nhân 449 mắc COVID-19, đơn vị này đã tiến hành cách ly, xét nghiệm cho 27 nhân viên y tế có tiếp xúc với bệnh nhân này và kết quả xét nghiệm ban đầu cho thấy, tất cả 27 mẫu đều âm tính.

Có vài dòng mà cũng ko đọc.
 
Hai ca nhiễm nCoV ở Sài Gòn tiếp xúc hơn 100 người

https://vnexpress.net/hai-ca-nhiem-ncov-o-sai-gon-tiep-xuc-hon-100-nguoi-4138149.html
Người đàn ông quốc tịch Mỹ, 57 tuổi và vợ, 46 tuổi, ở TP HCM nhiễm nCoV được xác minh đã tiếp xúc gần (F1) 104 người và tiếp xúc gián tiếp (F2) 55 người.

Tại buổi họp báo Thông tin về tình hình dịch Covid-19 và công tác ứng phó của TP HCM chiều 29/7, bác sĩ Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM (Sở Y tế TP HCM) cho biết, đã xác minh được 148 người liên quan đến hai ca nhiễm, 10 người đang xác minh, một trường hợp đang truy vết; đã lấy mẫu 147 trường hợp (121 âm tính, 26 đang chờ kết quả).
 
Có vài dòng mà cũng ko đọc.
2020-07-29T19:04:00

121 nhân viên y tế tại Bệnh viện Quốc tế City có kết quả âm tính

Ông Tăng Chí Thượng, Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho biết, tại Bệnh viện Quốc tế City – nơi điều trị BN449 từ ngày 21/7, 121 nhân viên y tế đã cách ly, lấy mẫu và có kết quả âm tính COVID-19.

https://vtv.vn/xa-hoi/truc-tiep-hop...Q46JOY5VAcp6tlckFfjWtHlR98Zbm0JB63XHOIaBo8rx8
Tôi thấy mâu thuẫn thì tôi nói thôi. Không đọc sao biết mâu thuẫn :doub:
 

Gần 800 người Quảng Nam cách ly do liên quan Đà Nẵng

Giới chức y tế Quảng Nam xác định 616 trường hợp liên quan đến ba bệnh viện và 169 người ở trung tâm tiệc cưới Đà Nẵng.

Tối 29/7, Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 Quảng Nam thông tin, liên quan đến Bệnh viện Đa khoa, Bệnh viện C, Bệnh viện Chỉnh hình – Phục hồi chức năng đã cách ly 616 trường hợp. Trong đó 30 người cách ly tại cơ sở y tế, 15 người cách ly tập trung và 571 người cách ly tại nhà. Cơ quan y tế đã lấy 45 mẫu xét nghiệm các trường hợp cách ly tại cơ sở y tế và cách ly tập trung. Trong đó một mẫu dương tính là "bệnh nhân 432"; 20 mẫu âm tính và 24 mẫu chưa có kết quả.

Cơ quan chức năng đo thân nhiệt người từ Đà Nẵng về Quảng Nam tại chốt kiểm dịch đường 603B, phường Điện Ngọc, thị xã Điện Bàn sáng 29/7. Ảnh: Đắc Thành.

Cơ quan chức năng đo thân nhiệt người từ Đà Nẵng về Quảng Nam tại chốt kiểm dịch đường 603B, phường Điện Ngọc, thị xã Điện Bàn sáng 29/7. Ảnh: Đắc Thành.

Qua rà soát, ngành y tế xác định 169 người lên quan đến Trung tâm tiệc cưới ở đường 2/9, phường Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu. Nhà chức trách lấy 166 mẫu xét nghiệm, trong đó một mẫu dương tính là "bệnh nhân 433"; 141 mẫu âm tính và 24 mẫu chưa có kết quả.

Điều tra dịch tễ, ngành y tế xác định "bệnh nhân 425", xã Điện Hòa, thị xã Điện Bàn công bố dương tính tại Đà Nẵng có 13 người là F1 được lấy mẫy nhưng chưa có kết quả. "Bệnh nhân 428", phường Minh An, thành phố Hội An, công bố dương tính tại Đà Nẵng, đã xác định 11 trường hợp là F1. "Bệnh nhân 436", xã Điện Trung, Điện Bàn, công bố ở Đà Nẵng, đã cách ly và lấy mẫu xét nghiệm ba trường hợp F1.

Hai bệnh nhân công bố tại Quảng Nam, "bệnh nhân 432", thị trấn Ái Nghĩa, huyện Đại Lộc cách ly và lấy mẫu xét nghiệm 41 trường hợp F1. "Bệnh nhân 433", xã tại Điện Thọ, Điện Bàn cách ly và lấy mẫu xét nghiệm 13 trường hợp F1. "Cùng ngày, "bệnh nhân 433" chuyển vào Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam để điều trị tốt hơn", ông Nguyễn Văn Hai, Giám đốc Sở Y tế Quảng Nám nói.

Năm ngày qua ghi nhận 34 ca nhiễm cộng đồng. Các bệnh nhân này đều có yếu tố dịch tễ liên quan Đà Nẵng. Tổng số ca nhiễm lên 450, trong đó 369 người đã khỏi, còn 81 người đang điều trị.

Thế giới ghi nhận khoảng 660.000 người chết trong hơn 16,8 triệu ca nhiễm tại 213 quốc gia. Mỹ và Brazil là hai nước có số ca mắc và số tử vong cao nhất thế giới. Tại khu vực Đông Nam Á, Indonesia ghi nhận số mắc và số tử vong cao nhất.

Việt Nam chưa ghi nhận ca tử vong do nCoV.
 
2020-07-29T19:04:00

121 nhân viên y tế tại Bệnh viện Quốc tế City có kết quả âm tính

Ông Tăng Chí Thượng, Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho biết, tại Bệnh viện Quốc tế City – nơi điều trị BN449 từ ngày 21/7, 121 nhân viên y tế đã cách ly, lấy mẫu và có kết quả âm tính COVID-19.

https://vtv.vn/xa-hoi/truc-tiep-hop...Q46JOY5VAcp6tlckFfjWtHlR98Zbm0JB63XHOIaBo8rx8
Tôi thấy mâu thuẫn thì tôi nói thôi. Không đọc sao biết mâu thuẫn :doub:
Quote bài của Tuổi Trâu thì làm ơn đọc hết bài của Tuổi Trâu để có thông tin về cái đoạn nói về Chợ Rẩy dùm cái.
 
Vừa nãy mình đăng tin vui, giờ là tin buồn nè các fen
pl3B0cg.png



Thêm bốn bệnh nhân Covid-19 trở nặng

Bốn bệnh nhân 436, 438, 437, 433 đều cao tuổi, có nhiều bệnh nền đi kèm, nhanh chóng trở nặng; thêm một người phải can thiệp ECMO.

Chiều 29/7, Tiểu ban Điều trị, Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, đã tiến hành Hội chẩn quốc gia lần thứ 4 cho các bệnh nhân Covid-19 nặng. Phó giáo sư Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Quản lý Khám, chữa bệnh cùng các chuyên gia đầu ngành cùng hội chẩn phương án cứu chữa bệnh nhân.

Ngoài hai bệnh nhân nặng được ghi nhận trước đó là 416 và 418, đến nay số ca nặng đã tăng lên 6. Trong đó thêm bốn ca nặng mới gồm 436, 438, 437, 433. Trong đó, hai bệnh nhân 436 và 438 đã được chuyển từ Bệnh viện Đà Nẵng đến Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2, điều trị.

"Bệnh nhân 437", 61 tuổi, tiên lượng nặng với nhiều bệnh nền như suy thận mạn, viêm phổi, hôm nay bệnh nhân đã được sử dụng ECMO. Theo các chuyên gia, bệnh nhân đã nặng lên nhiều, nhiễm trùng, cần sử dụng thuốc chống nấm, cần theo dõi các chỉ số huyết động.

"Đây là bệnh nhân nặng, nhiều bệnh lý đi kèm, do đó cần đặc biệt chú ý trong điều chỉnh các thông số. Bệnh viện Đà Nẵng cần khẩn trương bổ sung thuốc để đáp ứng điều trị bệnh nhận nặng như bệnh nhân này", ông Khuê yêu cầu.

Đây là bệnh nhân thứ hai phải can thiệp ECMO, trong đợt bùng phát dịch lần này. Trước đó "bệnh nhân 416" phải can thiệp ECMO. Trong đợt dịch lần trước, hai ca phải can thiệp ECMO là "bệnh nhân 19" và "bệnh nhân 91" - phi công Anh.

"Bệnh nhân 436", nam, 66 tuổi, ở xã Điện Trung, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, tiền sử suy thận mạn giai đoạn cuối, được lọc máu 5 lần. Ngày 29/6, ông xuất hiện triệu chứng chảy máu mũi, miệng, đến khám tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Quảng Nam. Một tuần sau, bệnh nhân xuất hiện lại các triệu chứng của suy thận nên chuyển đến khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Bệnh viện Đà Nẵng ngày 6/7. Ngày 27/7, bệnh nhân được xác định mắc Covid-19 và chuyển đến Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2.

Trung tâm cách ly và điều trị Covid-19, Bệnh viện Trung ương Huế, thông tin hiện bệnh nhân ngủ sâu, nhiệt độ 37,5 độ C. Bệnh nhân phải thở máy qua nội khí quản, hút đờm giải, vỗ rung, tiếp tục duy trì an thần.

"Bệnh nhân 438", nam, 56 tuổi, phường Tam Thuận, quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Ông có tiền sử bị phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) và u ác niệu quản đã phẫu thuật cách đây hai năm. Ngày 10/6, ông nhập viện tại khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đà Nẵng và chuyển lên khoa Hồi sức tích cực - Chống độc. Sau đó, bệnh nhân được chuyển khoa Nội Tim mạch điều trị đến ngày 30/6 được xuất viện. Ngày 1/7, bệnh nhân mệt nhiều, sốt, ho đờm, khó thở nên đến tái khám tại Bệnh viện Đà Nẵng. Ngày 27/7, bệnh nhân được xét nghiệm dịch hầu họng cho kết quả dương tính với nCoV và chuyển đến Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2.

Hiện, bệnh nhân tỉnh, bóp bóng hỗ trợ qua ống khai khí quản, đờm rỉ sắt nhiều khi hút nội khí quản. Bệnh nhân thể trạng suy kiệt, COPD, ung thư nên cần tăng cường vỗ rung, hút đờm, dùng thuốc chống đông.

Các chuyên gia hội chẩn tại điểm cầu Bộ Y tế, chiều 29/7. Ảnh: Lê Hảo.

Các chuyên gia hội chẩn tại điểm cầu Bộ Y tế, chiều 29/7. Ảnh: Lê Hảo.

Ba bệnh nhân nặng đang được điều trị Bệnh viện Đà Nẵng là 416, 418 và 437. Hiện tại "bệnh nhân 416" đang có xu hướng nhiễm trùng tăng. Các chuyên gia đề nghị bệnh viện xem xét kiểm soát huyết động, huyết khối, cố gắng cai dần ECMO.

"Bệnh nhân 418" có tình trạng nhiễm nấm, các xét nghiệm liên quan hô hấp cải thiện nhưng vẫn còn nhiễm nấm. Bệnh nhân được xem xét chuyển đến Bệnh viện Trung ương Huế.

Trong buổi hội chẩn, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam báo cáo về tình hình "bệnh nhân 433", 67 tuổi, đang diễn biến nặng hơn.

Dự kiến ngày 30/7, 7 chuyên gia Bệnh viện Bạch Mai sẽ vào Quảng Nam hội chẩn và xem xét thiết lập Trung tâm điều trị bệnh nhân Covid-19, đồng thời cân nhắc việc có chuyển bệnh nhân đến bệnh viện khác hay không. Bên cạnh đó, tình hình "bệnh nhân 449" mới được công bố, cũng được cập nhật. Đây là bệnh nhân quốc tịch Mỹ đã có thời gian tham chiến ở Trung Đông. Hiện bệnh nhân sốt nhẹ, phải thở hỗ trợ ôxy.

Đây là những ca bệnh nặng, có diễn biến phức tạp nên các bệnh viện phải theo dõi sát các chỉ số lâm sàng, đặc biệt quan tâm đến vấn đề nhiễm trùng, nhiễm nấm vì đa số cao tuổi, suy giảm hệ miễn dịch.
 
Status
Not open for further replies.
Back
Top