MinMinh092
Senior Member
Dễ vẹo hơn thôi chứ hay ho gì đâu
Thấy phòng kick bõing bên cạnh tập kinh quá nên k dám đăng ký, dù biết nó rất lợi hại.Có fence
Tôi đang tập Kick Boxing, có phần tập gồng cơ bụng lên cho HLV đấm để tăng sức chịu đựng đây
to qúa mà tập kick boxing nó sút nhầm thì chết dở luônThấy phòng kick bõing bên cạnh tập kinh quá nên k dám đăng ký, dù biết nó rất lợi hại.
Có link bài gốc k cho m xinFb hôm nay nhắc bài này, đọc lại thấy hay phết nên paste vào đây ae đọc chơi. Em thì chịu đau cũng đc, hồi bé đi tiêm, đi nhổ răng ko khóc, lớn thì mấy quả ngã xe với bỏng cồn với áp-se chân nằm viện cũng chỉ suýt xoa thôi chứ vẫn trong ngưỡng chịu đc. Hồi bé thì ko hay đấm nhau cho lắm (con nít ở quê ngày xưa chỉ lao vào đấm đá thôi chứ ko dùng vk nóng), ko biết là mấy đứa đấm nhau nhiều thì có chịu đau giỏi ko nhỉ?
Nguồn: page "Sinh viên Xây dựng"
View attachment 2735074
15 tháng 10, 2016 ·
THẾ NÀO LÀ LÒNG CAN ĐẢM?_
(Vài ghi chép ở Bệnh viện và là chuyện có thật)
Đó là khoảng tháng 8 năm 2007, tôi gặp một chấn thương đầu gối trái trong một trận bóng đá. Sau khi cầm phim chụp cắt lớp (cộng hưởng từ) lên xem, ông bác sỹ bảo ngay: Vỡ sụn chêm, MỔ ngay!
May hồi ấy tôi yêu một em, em này có bố là bác sỹ chủ nhiệm khoa chấn thương chỉnh hình, thế là tôi được nhập viện ngay để mổ. Trong y học thì những chấn thương như vậy người ta gọi là Tiểu phẫu, tức là phẫu thuật đơn giản. Hồi ấy còn độc thân, sống một mình, nên lúc đó tôi nghĩ rất đơn giản, chắc chỉ khoảng vài hôm là đi được, CAN ĐẢM NHƯ MÌNH thì TIỂU PHẪU coi như muỗi đốt, nên tôi cứ vào viện một mình không báo cho ai cả. Nhưng đời không đơn giản như bác sỹ nói, hay như tôi nghĩ!
Mổ từ lúc 8 giờ đến 9 giờ sáng là xong, đại khái bác sỹ nói với tôi rằng: cái sụn vỡ rồi, không giữ được nên phải cắt. Mổ xong, em y tá (ngon phết) cong mông đẩy xe đưa tôi về phòng hậu phẫu, lúc ấy thuốc tê nó còn chưa tan nên từ ngực trở xuống như một khúc gỗ, sờ không có bất kỳ cảm giác gì. Y tá hỏi tôi:
Tôi chỉ sang hai thằng bạn đang cười nhăn nhở vì thấy tôi cởi truồng quấn mỗi tấm chăn mỏng tang trên giường, hàng họ trông như đem phơi nắng. Người ta nói không sai, bạn bè bao giờ cũng là những đứa tốt, khi mình bị NGÃ chúng nõ sẽ ĐỠ DẬY nhưng phải CHỜ chúng nó CƯỜI XONG cái đã, cuối cùng đỡ xong nó cũng vứt mình đấy thôi! (nhân tiện TS chúng mày vào thăm bạn chỉ lo làm quen y tá!)
- Người nhà anh đâu?
- Đây em!
Nhục chưa, thế là phải gọi điện về quê cho các ông anh, rồi họ hàng ở quê họp khẩn cấp để cử một ông anh họ lên chăm, nhưng mà đêm đầu tiên tôi phải tự chăm sóc vì ông anh sáng mai mới lên được. Lúc ấy tôi vẫn nghĩ rất đơn giản, có một đêm nhằm nhò gì, mình ĐÀN ÔNG cơ mà?
- Hai anh này trông anh hàng ngày à?
- KHÔNG! Điên à? Hai thằng bạn như đỉa phải vôi: Bọn anh chỉ vào thăm nó thôi, chăm nó kinh bỏ mẹ!
- Không được rồi! Y tá nói: Anh phải bất động vài ngày, phải có người chăm anh ngay hôm nay!
Phòng Hậu phẫu có 5 bệnh nhân, tất cả đều vừa trải qua phẫu thuật. Tôi được ưu tiên nằm ngoài cùng, bên cạnh là một ông em mà sau này tôi mới biết là bộ đội Trường Sa mới ra quân, quê Hà Tĩnh, bị tai nạn gẫy xương đùi cũng vừa mổ về sau tôi, cứ tạm gọi là em Bộ đội. Ông em Bộ đội chỉ có duy nhất ông anh ruột chăm sóc.
Ngay sau giường tôi là giường ông Phó Bí thư tỉnh X mổ cắt ngón chân út vì hoại tử tạm gọi là Ông Phó, trông khoảng xấp xỉ năm mươi và tương đối béo tốt. Ông Phó ngoài vợ và em gái chăm ngày đêm, còn nhiều họ hàng thay phiên nhau chăm sóc.
Cạnh giường ông Phó là một em gái hai mươi tuổi dân Hà Nội (hình như ở Hoàng Quốc Việt) phải thay khớp háng do tai nạn giao thông, em gái được mẹ chăm và đặc biệt có anh chàng người yêu ngày đêm bên cạnh, tạm gọi em gái là Juliet và anh chàng người yêu là Romeo (tạm thế, lý do sẽ nói sau).
Giường trong cùng là một thằng bé rất đáng thương khoảng mười một tuổi, nó bị tai nạn lao động phải nối cổ tay đứt rời, nhà tận Nghệ An, người chăm sóc là mẹ của chính thằng bạn chém cụt tay nó, tạm gọi thằng bé là cu Nghệ. Cả hai ra Hà Nội mà trong túi còn đúng 1 triệu 500 ngàn mà nghe nói nó phải ở bệnh viện những mười ngày để theo dõi cái tay vừa nối…
Phải nói đó là một đêm kinh hoàng với tôi, 12 giờ đêm là lúc thuốc tê mất tác dụng, đó là lúc những CƠN ĐAU lên tận óc, không một ai bên cạnh, cả người tôi run bần bật, đau kinh khủng. Lúc đầu tôi chỉ rên nhẹ, sau đó tôi phải cắn chặt răng để không bật ra thành tiếng, nhưng càng về sau thì cơn đau càng dữ dội, nước mắt cứ trào ra, cơn đau cứ từng đợt đi từ đầu gối lên đến tận óc… Tôi KHÓC thành tiếng như trẻ con!
Đến khoảng 2 giờ đêm, khi cơn đau của tôi bớt được một chút thì bên giường ông Phó bắt đầu kêu la. Kinh khủng hơn nhiều, ông đập giường ầm ầm, chửi vợ rồi bắt bà gọi bác sỹ tiêm giảm đau… Khổ thân bà vợ, cuống cuồng chạy tới chạy lui gọi bác sỹ trực. Rồi ông gào thét, chửi rủa bác sỹ chậm chạp, chửi vợ ngu dốt, khóc lóc kêu gào đến nỗi bác sỹ phải tiêm ngay giảm đau cho ông Phó… Cả phòng bệnh không ai ngủ được vì ông, TSB ông, thật kinh hoàng!
Bên giường em gái Juliet, tôi chỉ thấy tiếng khóc nhè nhẹ của em, Romeo cầm khăn ướt thức bên cạnh ân cần lau trán, thì thầm an ủi…
Giường thằng em Bộ đội bên cạnh không có một tiếng kêu, sau này tôi biết nó là thằng đau nhất trong phòng, nó chỉ nhắm mắt, thở nhè nhẹ, thằng anh bên cạnh ngủ ngon lành mặc cho ông Phó gào thét.
Đặc biệt nhất là cu Nghệ, nó đau cũng phải ngang ông em Bộ đội, nhưng nó không kêu một tiếng nào, nó chỉ nằm đấy trong bóng tối nên tôi không biết nó có nhăn nhó hay chảy nước mắt như tôi không?
Đêm đó tôi biết rằng không bệnh nhân nào ngủ được, khoảng 6 giờ sáng tôi thiếp đi được một lúc. Tỉnh dậy lúc 8 giờ, tôi thấy người yêu bên cạnh, ông anh tôi cũng đã lên để chăm tôi, y tá bắt đầu thay băng cho từng người. Sau khi rửa mặt tỉnh táo, người yêu mua cho bát cháo nóng, tôi cố ăn khoảng mươi thìa cháo rồi ngồi dậy cho đỡ mệt, muốn ăn thêm mà mồm đắng ngắt không nuốt nổi đành đổ. Nhưng chưa hết, cả ngày hôm đó cơn đau vẫn dai dẳng, cả phòng không ai nói với nhau một câu, vẫn ông Phó gào thét kinh hoàng nhất, rồi đến tiếng rên của tôi, vài tiếng nức nở của em gái…
Tối hôm thứ hai, khi cơn đau đã bớt dần, tôi bắt đầu hỏi chuyện thằng em Bộ đội:
Nói chuyện với thằng em Bộ đội này vui phết, tôi phải phục nó, phục cả thằng anh nó, chăm em từng tý, luôn lo thằng em nghỉ quẩn rồi chán đời. Thằng em thì thương thằng anh chưa lấy vợ vì nhà nghèo, giờ lại phải lo cho em. MK, nghĩ đến cái thân mình thấy HÈN thật, chả phải lo lắng cho ai, sinh ra đã sướng, có tý đau đơn khóc như mưa, có khi mình đêk QUEN với NỖI ĐAU cũng nên? Can đảm cái con củ khoai gì mình hay với mấy ông THÀNH PHỐ?
- Em không đau à?
- Em đau chứ anh, nhưng em chịu được! Thế này là may lắm rồi, bác sỹ bảo chân em có thể đi lại được. Mấy hôm ở Hà Tĩnh, em chỉ muốn chết, ra đến Hà Nội là em biết em sống rồi!
- Em bị làm sao?
- Em bị tai nạn xe máy, con ông phó chủ tịch đâm ô tô vào em lúc đang trên đường đi làm về, xương đùi gẫy làm ba khúc. Lúc đưa vào bệnh viện tỉnh, người ta thấy chân phải em ngắn hơn chân trái, thế là bác sỹ ở đấy người ta treo chân em vào một quả cân để kéo ra. Một tuần treo chân ở bệnh viện tỉnh em nghĩ em chết rồi, đau gấp vạn ở đây, khi được chuyển ra Hà Nội là em biết em sống. Đáng lẽ em mổ trước anh vì em đợi ba ngày rồi, nhưng người ta bảo anh được ưu tiên. Nhưng không sao, mười ngày vừa qua em chết rồi, giờ mổ xong coi như em sống, đau như đêm qua em chịu được, nhưng anh khóc to quá em không ngủ được. Em là lính Trường Sa vừa ra quân, nhà có hai anh em, nghèo lắm, em mà tàn tật thì sao anh em có thể nuôi cả bố mẹ và em được. Anh không quen chịu đau, chứ em quen rồi, khóc cũng chả ai thương!
- MK! Mày làm anh xấu hổ quá! Anh bị có tý mà kêu váng trời, mày đau đớn mười ngày mà không kêu một tiếng! Anh nể mày!
- Có gì đâu anh, em quen rồi!
- Làm đek có ai quen được với NỖI ĐAU!
Tối hôm thứ hai cả phòng bắt đầu có chút sức sống, mọi người đã nói chuyện được với nhau, đấy là nói về bệnh nhân, còn người nhà thì người ta quen nhau lâu rồi. Giai đoạn này thì cả phòng bất động, đi vệ sinh ngay trên giường, ai cũng chỉ mặc mỗi cái áo che phần trên, phía dưới cởi truồng cả. Thằng cu Romeo chăm con bé như chồng chăm vợ, nó cho con bé đi vệ sinh rồi lau rửa từng tý một, mồm luôn nói cười vui vẻ, không hề nhăn mặt, có cảm giác như nó hạnh phúc khi được làm như vậy. Lúc con bé nghỉ ngơi thì nó ngồi đọc truyện cho con bé nghe, nắm tay con bé đặt vào đùi, thỉnh thoảng lại nhìn nhau rồi cười. Nhìn chúng nó mà mình thèm, lâu lắm rồi mới thấy một tình yêu như thế, loại như mình chạy mất dép, mà có khi Tình yêu làm cho con bé không đau. Tôi nhìn đôi uyên ương rất tò mò, thế là tôi đánh tiếng hỏi thằng Romeo:
Rồi cả 2 đứa chúng nó nhìn nhau cười, mặt con bé tươi hẳn lên, chắc nó hạnh phúc lắm…
- Em chăm vợ khéo nhỉ?
- Bọn em chưa cưới! Romeo nói - Chúng em yêu nhau từ cấp ba, được sáu năm rồi, bạn em mổ lần thứ hai nên cũng quen rồi!
- Em bị sao thế! Tôi hỏi Juliet.
- Em bị xe tải đâm phía sau, phải thay khớp háng, năm ngoái em thay một lần rồi nhưng năm nay nó trục trặc, phải mổ ra chỉnh lại!
- Em chịu đau giỏi nhỉ?
- Giỏi gì đâu anh, đây là lần thứ hai em mổ, lần trước em nằm viện một tháng bạn trai em phải nghỉ việc chăm em, lần này cũng thế nên ai cũng tưởng chúng em là vợ chồng! Sau khi em đi lại được, bọn em sẽ cưới!
- Đúng rồi! Anh phục thằng bạn em, anh yêu ai lâu nhất chắc được sáu... tháng. Nó chăm em còn hơn chồng chăm vợ đẻ.
- Có gì đâu anh! Thằng Romeo nói - Sau này lấy về em bắt cô ấy chăm bù!
Tôi nhìn sang thằng cu Nghệ, thằng bé mười một tuổi vừa nối tay được hai hôm. Thằng bé thật vô cùng CAN ĐẢM, nó không kêu một tiếng nào, nó ăn tất cả những gì bà hàng xóm và là mẹ của thằng chặt cụt tay nó mua cho ăn, đó hầu như là những thứ rẻ nhất ở cái bệnh viện này. Tôi vẫn cho nó sữa tươi và hoa quả, tôi thì có ăn được đâu, cứ thừa là cho nó nên nó có vẻ quý tôi lắm. Tôi hỏi thằng bé:
MK, nghe nó nói thấy nghẹn cả họng, sao những con người sinh ra trong khó khăn nghèo khổ thì luôn có khả năng chịu đựng mọi đau đớn thế nhỉ, trong khi đa số những thằng sinh ra trong đầy đủ (như mình) hơi tý kêu gào như cắt tiết?
- Em có đau không?
- Em đau, nhưng em chịu được!
- MK! Chúng mày đứa nào cũng chịu được, cả phòng có mỗi tao với ông bác này - Tôi chỉ sang ông Phó - là kêu la ầm trời, trong khi bị nhẹ nhất? Mà em làm sao lại cụt tay thế?
- Khổ lắm chú ạ - Bà hàng xóm chăm thằng bé nói - tôi với mẹ nó là hàng xóm, bố nó làm tận trong Nam, bọn trẻ con nhà tôi với nó đi chăn trâu với nhau… hu hu hu… Khổ thân cho tôi không cơ chứ???
- Thôi, cô để nó nói xem nào!
- Cháu với mấy thằng đi chăn trâu - Thằng bé nói - ở quê đứa nào cũng có cái liềm để cắt cỏ, chúng cháu chơi trò bắt ếch rồi tung lên trời rồi lấy liềm chém làm đôi. Hôm ấy cháu bắt được con ếch cụ, cháu muốn mang về nhưng thằng T (con bà hàng xóm) nó giật lấy rồi ném lên cao… Cháu nhẩy lên giơ tay bắt thì nó CHÉM, thế là cụt tay!
- Ôi tổ sư chúng mày nghịch thế hả trời!
- May là chúng nó còn biết nhặt cái tay rồi đem về - Bà hàng xóm nói - y tá xã ướp đá rồi bảo tôi đưa nó lên Hà Nội, con dại cái mang, nhà tôi cũng nghèo, khổ quá cơ… hu hu hu...
- Em có giận thằng T đó không?
- Nó là bạn em, chỉ chẳng may thôi, khi nào về em lại đi chăn trâu với nó!
- Bố mẹ em sao không lên cùng em?
- Nhà em nghèo, mẹ phải chăm hai đứa em nữa, nên không có tiền…
À quên! Còn ông Phó chưa kể: Ông Phó có vẻ đại gia, mặt mũi trí thức, trông rất đáng kính, vợ và một cô em gái chăm ông như thánh sống, nhưng ông coi đó như nghĩa vụ của họ, đối xử chả khác gì Ô-sin. Lúc đầu chả thấy ông nói chuyện với ai, toàn thấy điện thoại gọi về tỉnh chỉ đạo này nọ, trông oai lắm, đôi khi thấy ông nói rất nhỏ, cười cợt rúc rích lúc vợ đi mua thức ăn. Tôi đoán ông nói với GÁI, Quan to thiếu đek gì gái! Khách đến thăm ông tấp nập, toàn các doanh nghiệp ở tỉnh, rồi họ hàng bạn bè ở xa thì gọi điện hỏi han suốt ngày. Nói thật ra, so với ông thì ở phòng chả ai xứng đáng để nói chuyện, đến hôm thứ ba tôi mới nói chuyện được với ông. Ông kể là ông định vào Việt Pháp nhưng người ta bảo bác sỹ ở đó không bằng ở đây với lại ở tỉnh người ta biết lại dị nghị. Ông có bạn làm sếp trong này nên ông tin tưởng, ông định ở phòng riêng nhưng ở đây không có nên ông phải nằm chung, đợi vài hôm đỡ hơn ông ra khách sạn ở cho đỡ ngột ngạt. Tôi bảo:
- Víp như chú nằm đây hơi bất tiện, thôi chú chịu khó vài hôm chú ạ!
Thỉnh thoảng ông đọc mấy tờ báo An ninh, Thanh niên, Thể thao... ông xem tin tức rồi nói với cả phòng: - Thanh niên chúng mày thời nay chỉ biết hưởng thụ, không có lý tưởng như bọn chú ngày xưa! Suốt ngày chỉ yêu đương rồi đánh chém nhau đầy ra đây này! Hỏng, hỏng hết, thế hệ như chú về hưu thì không biết chúng mày kế thừa thế nào được?
Rồi ông luôn than nào là đạo đức gia đình xuống cấp, đạo đức xã hội suy đồi, nào là lớp trẻ chúng mày chỉ biết ăn chơi hưởng thụ, không biết thương bố thương mẹ thì làm sao mà YÊU ĐỒNG BÀO, YÊU NƯỚC… TS ông, nghe bực hết cả mình nhưng ông ấy nói cũng đúng, lại là người lớn nên cũng chả ai cãi làm gì. Tôi cũng kính nể ông vì biết ông là quan chức TO mà chịu chui vào đây nằm thì chắc cũng là người Vì Dân Vì Nước đây!
Buổi trưa hôm ấy, lúc bà vợ đi mua thức ăn, thấy ông lầm rầm tâm sự được một lúc thì có khách đến thăm, khách nữ. Khách của ông là một em gái trông như mẫu tạp chí Play boy, ngực to, trắng nõn, váy ngắn cũn, mùi nước hoa nó át hết cả mùi CỨT trong phòng. Ông giới thiệu là em bà con xa của ông ở Hà Nội. Ôi cái Đập con mèo, từ hôm tiêm thuốc tê đến giờ hàng hóa tôi ngủ li bì, đang lo bị LIỆT thì khách của ông bước vào nó VỤT ĐỨNG THẲNG dậy chào, mình còn chưa kịp chào THẰNG EM nó đã chào trước, TSM, LỊCH SỰ vừa vừa thôi chứ, MK, tao có mặc sịp đâu, LỘ đéo tả được! Thôi con lậy ông Phó, bà con đêk gì, nhìn là biết HÀNG cao cấp, ông tưởng con NGU à, ông làm con phải cho tay xuống giữ khư khư cái cột lều đây này! Tôi trêu ông:
- Chú còn bà con nào XA quá không đến được thì chú cho cháu số điện thoại, cháu chả có bà con nào, nhiều khi nghĩ mà tủi?
Em Hàng ngồi tâm sự với ông trông tình tứ lắm, tay đặt lên bụng ông hỏi han ân cần, mặt ông rạng ngời hạnh phúc, cười tươi rói, trông trẻ ra cả chục tuổi, TS ông, ông YÊU em Hàng con mẹ nó rồi! Đang lúc ấy tôi thấy vợ ông về, trông ông có vẻ hơi cuống một chút, em Hàng bỏ tay ra khỏi bụng ông rồi chào bà vợ:
Bà vợ chỉ nói vậy rồi đặt cơm lên tủ cho ông, đi ra ngoài hành lang ngồi với cô em gái ông, không nói thêm câu gì nữa. Nhưng lúc bà đi ra, nhìn vào mắt bà tôi biết bà đoán được, bà chỉ cố CHỊU ĐỰNG thôi, không người vợ nào ngây thơ đến mức không cảm nhận được điều đó. Một lúc sau thì cô em kia cũng ra về, ông Phó có vẻ gượng gạo và hơi xấu hổ.
- Em chào chị, em là em anh M, anh ấy bận bảo em vào thăm và chúc sức khỏe anh nhà!
- Chào em!
Tự nhiên, lúc đó, nghĩ về những thân phận con người quanh tôi, tôi lại BẬT CƯỜI! MK, tài thật, ở trong căn phòng có hai mươi mét vuông mà mọi thứ TƯ DUY trong đầu tôi từ trước đến nay đảo lộn hết cả, thế này nhé:
Một tuần sau tôi ra viện, trước khi về tôi mang cho hết mấy thứ thuộc về bệnh viện cho hai thằng em kia, không muốn cầm về bất cứ cái gì cho nhẹ thân. Tôi cho thằng Bộ đội nạng inox, ống ted xịn (loại ống bó chân không cho cử động), giường gấp cho thằng anh nó nằm với mấy loại thuốc giảm đau linh tinh. Thực phẩm còn thừa như sữa hộp, sữa tươi, hoa quả bánh kẹo… cho hết thằng cu Nghệ với mấy trăm ngàn nữa. Vác mỗi cái xác về nhà cho nhẹ nhàng, xa nhà một tuần chỉ muốn về thật nhanh, quá hãi bệnh viện rồi. Thằng Bộ đội cảm động lắm, nó cứ bảo anh ghi số của em, khi nào anh vào Hà Tĩnh gọi cho em đi uống rượu… Cả thằng cu Nghệ, đua nhau cảm ơn cứ như mình ân nhân chúng nó.
- Thứ nhất là Lòng can đảm không có ở những kẻ sống trong sung sướng, nó không có sẵn trong mỗi người, nó phải được RÈN LUYỆN. Đó là điều mà những đứa như thằng em Bộ đội, thằng cu Nghệ nó đã dạy cho tôi.
- Thứ hai là Lòng can đảm không chỉ thể hiện ở nỗi đau THỂ CHẤT, nó còn thể hiện ở TÌNH CẢM con người. Với tôi, TÌNH YÊU mà thằng em Romeo dành cho con bé là Lòng can đảm, với nhiều người (có thể cả tôi) cũng không đủ can đảm yêu thương như vậy. Bà vợ ông Phó cũng là một người Can đảm, tôi không biết bà còn yêu ông nữa không nhưng bà chấp nhận hết và cam chịu NỖI ĐAU cho riêng mình.
- Thứ ba là ngày xưa tôi luôn được bố mẹ giáo dục rằng các bậc cha chú đi trước là người tốt phải kính trọng học hỏi lấy làm gương, phải ngoan ngoãn nghe lời, không được cãi… Còn các quan chức nhà nước là người lo cho dân, lo cho nước nên phải học hỏi, phải phấn đấu, phải tuyệt đối tuân thủ, phải... phải... phải... Nhưng ở cái phòng bệnh này thì khác, tất cả mọi thứ hình như đảo lộn hết cả. Lẽ ra người tôi phải coi là tấm gương là ông đấy ông Phó ạ! TS ông! Ông mang cả hàng vào viện thì tôi cực kỳ NỂ ông! MK ông luôn nói ông không tin vào LỚP TRẺ, nhưng nói thật rằng cho TIỀN tôi cũng không dám tin vào cái LỚP GIÀ như ông. Đến vợ ông chăm ông như thánh, sống bao năm mà ông còn không coi bằng con bồ của ông. Thử nhìn thằng Romeo nó chăm người yêu nó xem liệu ông (hay cả tôi) có làm được một phần ngàn của nó không, hay chỉ nhìn thấy CỨT là nôn hết ra rồi? Thử nhìn hai anh em thằng Bộ đội nó chăm nhau xem tình cảm anh em nó thế nào, nó đau gấp vạn lần ông với tôi cộng lại mà nó có kêu tiếng nào đâu, nó đau mà vẫn lo cho anh nó chứ đâu như ông, quát em gái như con ở? Thử nhìn thằng cu Nghệ mới mười một tuổi nó can đảm thế nào, bạn nó chặt cụt tay nó mà nó không hề giận, tôi chắc với ông rằng chỉ cần một nhân viên Tết quên đến nhà ông chắc ông ĐÌ nó không ngóc lên được ông nhỉ? Tôi chả biết ông làm được cái gì cho DÂN cho NƯỚC như cái lý tưởng của ông, nhưng đến GIA ĐÌNH ông mà ông coi không bằng mấy con HÀNG thì tôi chắc ông chả làm đek gì được cho xã hội này đâu? Nhưng thật may là còn có mấy đứa trẻ NHÀ QUÊ ấy, chúng nó đại diện cho những thứ TỐT ĐẸP còn lại của xã hội này, chứ không tôi cũng đek biết tin vào THẾ HỆ nào nữa!
- Thứ tư là trước đây tôi không coi trọng người NHÀ QUÊ cho lắm, mà hình như đó là đức tính CHUNG của người thành phố thì phải, nhưng nhờ hai thằng cu em đó mà tôi phải nghĩ lại rồi. Có lần khoảng năm 2004, đi công tác dọc theo đường mòn Hồ Chí Minh tôi có ghé qua nghĩa trang Liệt sỹ Trường Sơn. Ở cái nghĩa trang liệt sỹ rộng bát ngát đó có hàng triệu ngôi mộ được phân theo các vùng miền đất nước. Rộng nhất chắc có lẽ là khu đồi Nghệ An và Thanh Hóa, tôi không thể đi bộ hết được vì nó quá rộng với hàng trăm ngàn ngôi mộ. Tôi cũng muốn tìm khu vực Hà Nội nhưng không thấy, chắc nó lọt thỏm đâu đó giữa biết bao vùng miền NHÀ QUÊ khác. Vậy thì nơi nào CAN ĐẢM hơn, chắc không phải HÀ NỘI đâu nhỉ? Tôi tin rằng nếu Thủ đô phải đặt ở tỉnh nào có nhiều công lao với công cuộc giải phóng đất nước này nhất thì chắc chắn nó sẽ nằm đâu đó giữa Nghệ An và Thanh Hóa. Lúc đó thì Hà Nội chắc thành NHÀ QUÊ mất rồi? Có lẽ dân THÀNH PHỐ phải làm cái TƯỢNG ĐÀI để tỏ lòng biết ơn sự hy sinh của người NHÀ QUÊ đặt ở giữa Thủ đô này mới phải!
Nói thật ra thì tôi phải CẢM ƠN chúng nó:
Cảm ơn thằng em Bộ đội đã kể anh nghe chuyện ở Trường Sa mỗi ngày, nó khác hẳn những gì mà anh vẫn nghe trên tivi mỗi ngày, nó khắc nghiệt hơn nhiều so với những cái chúng ta ở nhà vẫn biết. Cảm ơn thằng cu Nghệ, em thật dũng cảm vô cùng và đầy lòng vị tha. Với những suy nghĩ tốt đẹp trong tâm hồn chúng mày, anh chắc chắn sau này hai đứa sẽ trở thành người có ích cho xã hội. Về đôi uyên ương Romeo và Juliet, anh cảm ơn các em vì nhờ có các em mà sau này anh học được cách chăm sóc gia đình. Chắc chắn sau đó hai đứa sẽ lấy nhau và sống suốt đời hạnh phúc vì anh nghĩ rằng mọi ĐAU ĐỚN hai đứa đã cùng nhau vượt qua rồi!
Còn cô bạn gái của tôi, rất tiếc là ba tháng sau chúng tôi không còn là NGƯỜI YÊU của nhau nữa, tôi CƯỚI cô ấy và ĐAU KHỔ cho đến bây giờ. Do đó tôi cũng xứng đáng trở thành người CAN ĐẢM phải không các bạn nhỉ?
À lại suýt quên ông Phó, một lần nữa để kết thúc bài viết này theo phong cách CŨ của TÔI: TSB nhà Ông!
)))))))))))))))))
______________________________________
anh Nguyễn Hoàng Hải, Cựu sinh viên Xây Dựng vừa đủ lòng cam đảm vượt qua đồ án TỐt nghiệp chia sẻ .
______________________________________
Link fb đây bác ôi (em có gắn ở chỗ ngày tháng ấy): Log in to Facebook (https://www.facebook.com/photo/?fbid=1217610691631264&set=a.368746869850988)Có link bài gốc k cho m xin
Công nhận bài hay thật!
Lâu lắm mới gặp được bài dài mà hay, không lan man, kể ra cảm giác giống như được trải qua những giây phút trong bệnh viện cùng anh chủ bài thật luôn.
Lấy từ sách Cuộc sống rất giống cuộc đời" của ông Hoàng Hải Nguyễn. Mấy thím thích đọc mua về xem. Ngoài ra khuyến nghị đọc cuốn "Có một phố vừa đi qua phố" của anh Đinh Vũ Hoàng Nguyên hoặc sách của nhà văn Song Hà. Cá nhân mình thấy viết hay hơn Hải Dớxịt *ẹ, ô viết hay chatgpt đấy. đọc cuốn v kit
Ô, tức là cái bài viết trên fb kia là bê từ sách ra ạ?Lấy từ sách Cuộc sống rất giống cuộc đời" của ông Hoàng Hải Nguyễn. Mấy thím thích đọc mua về xem. Ngoài ra khuyến nghị đọc cuốn "Có một phố vừa đi qua phố" của anh Đinh Vũ Hoàng Nguyên hoặc sách của nhà văn Song Hà. Cá nhân mình thấy viết hay hơn Hải Dớ
View attachment 2770127
Nhớ chi tiết thì không rồi, nhưng đọc là nhận ra liền mà thím. Ai hay đọc cũng giống mình thôi.Ô, tức là cái bài viết trên fb kia là bê từ sách ra ạ?
Bác đúng người đọc sách mà lại còn nhớ được chi tiết luôn, đỉnh ạ.