đánh giá Đánh giá chất lượng nồi, cơm của 1 số nồi cơm cao tần nội địa Nhật.

hh2304

Member
Như tist, hôm nay gần tết nên mình lại rảnh, lại lên 1 bài đánh giá, review về những chiếc nồi cơm cao tần nội địa Nhật, cho các anh em tham khảo cũng như là ai đang tìm hiểu về nó thì sẽ có cái nhìn khách quan hơn, từ đó lựa chọn nồi cho hợp lý theo nhu cầu.
LƯU Ý: ĐIỆN 100V - CÁC NỒI CƠM NỘI ĐỊA NHẬT DÙNG ĐIỆN 100V, NÊN CẦN PHẢI CÓ BIẾN ÁP ĐỂ SỬ DỤNG!
LƯU Ý: BÀI VIẾT NÀY KHÔNG DÀNH CHO CÁC ANH EM THÍCH ĐỒ MỚI, TỪ ĐẦU MÌNH CŨNG ĐÃ NÓI LÀ MÌNH TRẢI NGHIỆM THÔI, CHỨ KHÔNG KHUYẾN KHÍCH CÁC ANH EM PHẢI DÙNG HAY BẮT BUỘC CÁC ANH EM DÙNG CÁC MÓN KHỔ DÂM NÀY :D QUYỀN TỰ QUYẾT LÀ Ở ANH EM THÔI NHE :D

Sơ sơ ở nhà mình hiện tại đang có khoảng 5-6 cái nồi nội địa Nhật - vì tính tò mò, cũng như là muốn trải nghiệm chuyên sâu về các công nghệ của anh Nhật lùn xem như thế nào, nên mình mua các hãng + công nghệ khác nhau trải nghiệm, sau đó sẽ thanh lý rẻ lại cho ai có nhu cầu. :D
Gạo mình nấu là gạo ST25, các nồi sử dụng trong 1 khoảng thời gian dài cỡ 3-4 tháng.
z6233515041924_d3eb87c1f14a572b566ba0ccd6868474.jpg

Đầu tiên là nồi Tiger - hãng này chắc nhiều anh em voz đều biết, giá cao đến cực kì cao nếu mua hàng chính hãng ở Việt Nam. Xưa mình cũng mua 1 cái nồi cơ của Tiger từ năm 2012, hiện tại vẫn nấu bình thường, hồi đó mua 3tr8 cho nồi 1L8.
Mình có 2 dòng nồi của Tiger nội địa là Tiger JKX-V101 (dòng này chuyên nấu cơm cháy), và dòng Tiger Tacook JKT-J101 (dòng Tacook là dòng nồi đa dụng của Tiger). 2 con đều dùng công nghệ cao tần IH, tuy nhiên con JKX có áp suất 2 bi.
z6233515013863_cc00c30c1167554c46f432a413a90052.jpg

Đây là con Tacook:
z6233515023994_10f98a40602c3534b76c1f0f8019665f.jpg

Về chất lượng build vỏ, mạch: đánh giá sơ thì dòng Tiger nói chung mạch làm ko đc cầu kỳ, công phu, nói thẳng ra là khá đơn giản, build vỏ chỉ ở mức chấp nhận được, ko quá cứng cáp, được cái Tiger dòng JKX có xoong làm bằng gốm nhiễm từ, tuy nhiên chống dính của dòng này cực kì dễ bong tróc, vì xoong làm bằng gốm nên nhìn như cái chậu cây, rớt là bể nha anh em - đánh giá là kém bền, không tốt.
Về chất lượng cơm nấu ra - giữ ấm: cơm của dòng nồi Tiger theo như mình đánh giá là khá khô, không mềm dẻo lắm dù cho nhiều nước (cái này hợp gu ăn của mình), cơm nấu ra hạt chắc, dai, ko bị sượng hay cứng, chín đều, ăn chắc bụng. Dòng JKX (nồi đen) trừ chức năng nấu cháo, là nấu sẽ có cháy cơm (không tắt đc cơm cháy nha anh em, không phải nồi lỗi đâu), có thể điều chỉnh 3 cấp độ cháy tuỳ theo khẩu vị và sở thích, đánh giá cơm cháy nồi này là tuyệt vời, tuy nhiên ko phải ai cũng có nhu cầu ăn cơm cháy.
Còn dòng Tacook dòng này ko có áp suất, cơm nấu như nồi cao tần bình thường, cơm vẫn khô, nhưng ko cứng, đủ nước, có chế độ nấu cơm cháy riêng. Đánh giá con Tacook này hợp với đa số người Việt Nam, còn con JKX kia thì ko hợp lắm do chức năng nào nấu nó cũng có cháy cả.
Thời gian nấu để có cơm ăn dao động từ 45 đến 50p tuỳ chế độ và lượng gạo nấu, do nồi cao tần Nhật đặc trưng là sẽ ngâm gạo khoảng 20-25p trước khi bắt đầu chu trình nấu. Điều này là bình thường.
Về khả năng giữ ấm: nồi Tiger giữ cơm đc khá lâu, khoảng 2 ngày hơn cơm mới bắt đầu có hiện tượng thiu, tuy nhiên khi để lâu thì cơm bị khô và cứng do bị mất nước nhiều, ko có công ngệ bù ẩm gì nên cơm bị khô nhanh là điều dễ hiểu.
Giao diện sử dụng nồi Tiger thân thiện, nếu đã từng dùng nồi Tiger bản quốc tế rồi thì qua nồi nội địa này ko mất nhiều thời gian để làm quen, các chức năng đc thể hiện rõ ra cho người dùng chọn lựa, ko mất nhiều thao tác để bấm chọn.
Tiếp theo là nồi Panasonic - dòng nồi Pana nội địa thiết kế cực kì độc lạ Bình Dương, đc trang bị những công nghệ mà các anh em có thể chưa từng thấy bao giờ trên 1 chiếc nồi cơm điện, thì Panasonic (trước đây là National - đọc là "nây-sân-nồ" không đọc là "na-ti-on-nai") trang bị để phục vụ cho khách hàng đến tận chân răng. Cảm nhận cá nhân là 1 người yêu thích các công nghệ độc lạ thì mình thích về phần trang bị của nồi Panasonic nhất.
Nồi Pana mình có 3 cái (hiện tại đã bán 1 cái rồi), còn 2 cái - đó là con SR-WSX103S trước đây mình có từng làm 1 bài khoe trên đây, anh em có thể đọc lại:
Hình ảnh SR-WSX103S - model năm 2013, sản xuất năm 2014 - áp suất 2 bi có ly nước bù ẩm - dòng này xưa là dòng cao cấp nhất của hãng có trang bị màn hình có đèn led chiếu sáng và giọng nói hướng dẫn tiếng Nhật:
z6233515036115_f4a1db184bd3aa6e6b9aca6ce35af2f8.jpg

Con thứ 2 là con SR-SPA105 - model năm 2015, áp suất điện tử có ly nước bù ẩm (con này mình bán rồi):
z6128678932532_72f1af092e0df14b8e130d0bf21347ad.jpg

Con thứ 3 là con Pana mã SR-SK102 sản xuất năm 2011 - con này dùng công nghệ quạt lồng sóc đối lưu hơi ẩm để bù ẩm cho cơm, không có áp suất khi nấu:
z6233515031612_5c680c503d95751d06e85b5c7acd3084.jpg

Về bo mạch, build vỏ, trang bị trên nồi: như trên mình có nói, Pana họ trang bị công nghệ rất nhiều, nếu ko muốn nói là dư thừa trên 1 chiếc nồi cơm. Dòng WSX103 hay dòng SPA, SPX có ly nước bù hơi ẩm cho cơm, để điều chỉnh hơi ẩm trong nồi khi nấu hoặc hâm/giữ ấm cơm. Bo mạch thiết kế cực kì phức tạp và nhiều chi tiết, hư cái thì khó sửa cực kì. Lòng nồi của Pana lớp chống dính cũng ko đc tốt lắm, nấu 1 thời gian ko chùi rửa cẩn thận sẽ dễ bong tróc.
z6128679038127_4494ee5df08c359485921bccd4765423.jpg

Về cơm nấu ra: cơm của Pana nói chung dẻo mềm, có thể điều chỉnh đc mức độ dai hoặc cứng của hạt cơm khi nấu nhờ công nghệ cấp bù ẩm, cơm khá dễ ăn, ngon, hợp khẩu vị đa số người Việt Nam nhất là người lớn tuổi, họ thích ăn cơm dẻo mềm.
Dòng nồi Pana sử dụng áp suất bi (các model trước năm 2015) thì cơm mình ăn có vẻ ngon hơn, dẻo hơn so với dòng sử dụng áp suất điện tử đóng mở bằng cơ chế motor bước (model sau năm 2015), tuy nhiên sự khác biệt này là ko đáng kể.
Còn dòng SK102, nồi này ko có áp suất nên cơm nấu ra sẽ bị hiện tượng ko chín đều (nếu để chế độ nấu sinh thái hoặc nấu nhanh)
Về khả năng giữ ấm cơm: Pana làm rất hay và đỉnh, do có cái ly nước bù hơi ẩm, nên khi giữ ấm lâu hoặc hâm lại cơm nguội thì cơm ko bị hiện tượng cứng, cháy hay khô như Tiger, cơm luôn luôn đc giữ mềm và dễ ăn dù là cơm hâm lại.
Thời gian nấu trung bình của nồi Panasonic dao động từ 45-55p tuỳ chế độ và lượng gạo nấu, có thể chọn nấu cơm dai hơn, mềm hơn, cứng hơn tuỳ vô nhu cầu người dùng, rất hay.
Về giao diện sử dụng: nồi Pana làm khá phức tạp bấm chọn chức năng phải bấm nhiều thao tác, nên nếu chưa qen sẽ bị lạc vô mê cung tiếng Nhật và rất rối, rất khổ dâm.
z6128678948832_50fdfcdaf04f26a3fe8700bb387f23c2.jpg

Tuy nhiên do cấp ẩm nhiều nên cơm sẽ thiu nhanh hơn, chỉ có thể giữ cơm đc khoảng 1 ngày, 1 ngày rưỡi là bắt đầu thiu.
Nồi Zojirushi - dòng nồi con voi này chắc anh em cũng biết, cũng nổi tiểng ko kém gì Tiger về mảng nồi cơm điện. Tuy nhiên ở Việt Nam này ko nổi bật lắm. Giá nồi mắc hơn nhiều so với Tiger.
mình đang có nồi Zoji mã NP-WA10, dc xem là dòng nồi cao cấp nhất của hãng vào năm 2012-2013, dân buôn hay gọi là nồi voi mamut:
z6233515006887_858e9a53e7f103b6668a38009f941fca.jpg

Về build vỏ: nồi Zoji bo mạch đc tách ra làm 2-3 phần riêng biệt, nên ví dụ hư phần nào thì sửa phần đó thôi, ko ảnh hưởng gì đến các linh kiện khác, vò build của Zoji làm tốt, chắc chắn, xoong làm dày nặng, thiết kế xoong dòng này như cái tô cơm to, có 2 ngấn nhìn rất ngầu.
Tuy nhiên pan bệnh đặc trưng của các dòng nồi cơm Zoji là bị xì hơi, ko kín, mình đã phải chỉnh sửa lại ron nhiều lần mới kín 100% đc
Về chất lượng cơm: cơm của Zoji nấu mềm dẻo như Pana, dễ ăn, có lúc còn mềm hơn (nồi cho phép người dùng điều chỉnh mức độ dai hay dẻo của cơm), mềm nhưng ko bị nhão nha các anh em, cơm chín đều, ko bị sống hay sượng chỗ nào.
Về giữ ấm/hâm cơm lại: nồi Zoji sử dụng công nghệ trữ hơi nước trên nắp ron và khi giữ ấm hoặc hâm lại thì sẽ dùng lại lượng hơi ẩm này để cấp ẩm cho cơm tránh cơm bị khô, về mặt có lợi thì cơm khi hâm lại hoặc giữ ấm lâu ko bị khô hay cứng, còn mặt có hại là phải vệ sinh cái nắp hơi và nắp ron thường xuyên, nếu ko cơm sẽ bị thiu rất nhanh, có lần mình qên vệ sinh thì cơm nấu từ trưa, nhưng để đến tối khuya (khoảng 7-8 tiếng) là bắt đầu thiu rồi, còn nếu vệ sinh sạch sẽ thì để đc cỡ 1,5 ngày mới bắt đầu thiu.
Về giao diện sử dụng: nồi Zoji cách dùng khá giống nồi Tiger, nên bấm cũng khá đơn giản, ko mất nhiều thao tác lắm.
Về thời gian nấu: nồi Zojirushi thời gian nấu trung bình lâu hơn các nồi khác, khoảng từ 50 đến 70p tuỳ vào chế độ nấu và lượng gạo trong nồi.

Tổng kết: theo như cảm nhận của mình thì các dòng nồi cơm cao tần của Nhật nấu cơm chất lượng một 9 một 10, tuy vậy để đánh giá công tâm thì mình sắp xếp như sau theo thứ tự từ ngon đến dở.
Về chất lượng cơm nấu ra:
Zojirushi - Tiger - Pana
Còn về chức năng giữ ấm/ hâm lại:
Pana - Zoji - Tiger
Về khả năng giữ cơm lâu thiu:
Tiger - Pana -Zoji
Về các chức năng nấu, công nghệ:
Pana - Zoji - Tiger
Về khả năng xảy ra lỗi vặt, độ bền:
Tiger - Pana - Zoji
Về khả năng dễ thao tác sử dụng:
Tiger - Zoji - Pana
Trên đây là bài đánh giá về cảm nhận cá nhân của mình, anh em nào có ý kiến gì thì cmt cho xôm nhé :D :D
 
Đã dùng nồi Zojirushi NP-NB10. Nấu cơm trừ khi để lượng nước quá nhiều hoặc quá ít còn ko auto cơm ngon, ko sợ kiểu lạ gạo hay đổi người nấu ko để ý mà cơm nhão hay khô. Để cơm trong nồi đóng kín 2 ngày trời nóng cũng ko thiu chứ ko dễ thiu như thím nói. Ko rõ nguyên lý lắm
 
Tiếng Nhật làm sao để dễ dùng nhỉ, như mình không biết còn google được. Như mua cho các cụ ở quê khó dùng lại không thích
 
nhà đang có con toshiba thái lọ, h bị bong lớp chống dính 1 ít, bỏ đi thì tiếc mà dùng tiếp cũng chán :sweat:
 
cukkoo thì mình chưa thử qua, nên ko đánh giá dc bạn
đang dùng 1 con tô chuông có áp suất hút chân không, nhưng thấy bên Nhật họ chuộng con voi hơn, mà ko biết sao thông số cái mức áp suất của con tô thấp hơn 10 lần so với nồi khác
 
rối rắm nhỉ. nhà tôi nồi cơm điện mua 2010 điện máy chợ lớn vẫn chạy tốt, cơm vẵn ăn hàng ngày ngon miệng, cần gì đồ bãi này
 
rối rắm nhỉ. nhà tôi nồi cơm điện mua 2010 điện máy chợ lớn vẫn chạy tốt, cơm vẵn ăn hàng ngày ngon miệng, cần gì đồ bãi này
Bạn ăn cơm nấu bằng công nghệ cao tần (IH) thì sẽ không muôn ăn cơm nồi nấu bằng công nghệ mâm nhiệt cổ điển đâu
 
cái nồi mà cái mạch nhìn gớm thế nhỉ
thím chủ có khuyến nghị gì về nồi IH điện 220v ko, chọn cái nào thì tạm tạm đc? cái nồi nhà tôi nó ko hỏng nhưng chống dính bắt đầu bong, tiện đổi nồi mới luôn :D
Nồi IH điện 220v hãng nhật chắc là bác ko đủ tiền mua rồi, giá nó mặn cực kì
1737513883559.png

Còn nếu tầm dưới 5tr thì có của cuckoo ấy bác
 
Tiếng Nhật làm sao để dễ dùng nhỉ, như mình không biết còn google được. Như mua cho các cụ ở quê khó dùng lại không thích
bấm sẵn chế độ nấu, rồi kêu các cụ bỏ nồi vô đóng nắp rồi ấn nút nấu là xong rồi bác :D
 

Thread statistics

Created
hh2304,
Last reply from
Anaksulnamun,
Replies
149
Views
9,234
Back
Top