Đề xuất giảm số bậc trong biểu thuế thu nhập cá nhân

James Morgan McGil

Senior Member
Theo đó, hầu hết các nước đều áp dụng biểu thuế lũy tiến có nhiều bậc khác nhau để áp dụng thu thuế theo các mức khác nhau đối với các nhóm người nộp thuế có mức thu nhập khác nhau, qua đó đảm bảo tính công bằng theo chiều dọc của chính sách thuế (số thuế phải trả tăng theo sự gia tăng thu nhập).

Xu hướng chung được một số quốc gia thực hiện gần đây là thực hiện đơn giản hóa biểu thuế thông qua việc giảm số bậc trong biểu thuế.

"Qua rà soát cơ cấu biểu thuế hiện nay và nghiên cứu xu hướng cải thiện về mức sống dân cư trong thời gian tới cũng như kinh nghiệm quốc tế, Việt Nam có thể nghiên cứu để cắt giảm số bậc thuế của biểu thuế hiện nay từ 7 bậc xuống mức phù hợp.

Cùng với đó, xem xét nới rộng khoảng cách thu nhập trong các bậc thuế, đảm bảo điều tiết ở mức cao hơn vào những người có thu nhập ở bậc thuế cao. Thực hiện theo hướng này sẽ góp phần đơn giản hóa, giảm số bậc thuế nhằm tạo thuận lợi cho công tác kê khai, nộp thuế của người nộp thuế",
....
 
Nên giảm còn 5% 15% 30% 45%
vấn đề là thu nhập mức nào năm trong bậc nào thì báo ko nói

ví dụ thu nhập tính thuế 5 - 10 triệu đang chịu mức thuế suất 10%, giờ giảm bậc còn 5% - 15% thì thu nhập này về mức thuế suất 5% hay lên 15% :shame:
 
Dạo này thích thảo luận với AI.

Phân tích Chiến lược Cải cách Thuế:

Đơn giản hóa Thuế Lũy tiến
Hệ thống phức tạp hiện tại với 7 bậc thuế (5-35%) cho thấy việc quản lý thuế không hiệu quả. Đề xuất giảm bậc thuế phù hợp với xu hướng toàn cầu nhưng thời điểm thực hiện cùng với các cải cách khác làm dấy lên nghi vấn về động cơ thực sự. Điều này theo xu hướng tập trung hóa kiểm soát tài chính trong khi vẫn duy trì nguồn thu.

Hàm ý Tác động Kinh tế
Việc hợp nhất các bậc thuế có khả năng làm tăng thuế suất thực tế đối với nhóm thu nhập trung bình trong khi có thể mang lại lợi ích cho nhóm thu nhập cao thông qua cơ cấu đơn giản hóa. Kết hợp với những thay đổi gần đây về thuế VAT, điều này cho thấy nỗ lực phối hợp nhằm tối ưu hóa thu ngân sách hơn là cải cách thuế thực sự.

Đánh giá:
Cải cách dường như tập trung vào hiệu quả hành chính và tối ưu hóa doanh thu thay vì công bằng thuế; phù hợp với xu hướng rộng hơn về việc tinh giản kiểm soát tài chính của chính phủ trong khi vẫn duy trì hoặc tăng khả năng thu thuế.
 
Đúng là nên gộp lại làm 1 bậc thôi.
Chả có lý gì mà tôi cố gắng nhiều hơn lại phải chịu thuế thân nhiều hơn cả.
 
Dạo này thích thảo luận với AI.
mốt cấm hết AI chat bây giờ
FEQoNCe.png
 
Giảm xuống còn 5 bậc 10, 20, 30, 40, 50% :sexy_girl:
Đồng ý với mức thuế như vậy. Và giãn cách khoảng nộp thuế ra thêm nữa. Ví dụ: Mức 10% từ 0 đến 15 tr. Mức 20% từ 15 đến 35 tr. Mức 30 đến 75tr. 40% đến 120 tr. Trên nữa là mức 50%. Tất nhiên đã trừ các khoản miễn thuế và gia cảnh.
Hiện nay lương đã tăng thì các khoản giảm trừ cũng nên tăng theo. Chứ cứ 11tr và 4.4tr gia cảnh là rất không hợp lý, cần phải tăng thêm tầm 25% là ổn.
 
Đồng ý với mức thuế như vậy. Và giãn cách khoảng nộp thuế ra thêm nữa. Ví dụ: Mức 10% từ 0 đến 15 tr. Mức 20% từ 15 đến 35 tr. Mức 30 đến 75tr. 40% đến 120 tr. Trên nữa là mức 50%. Tất nhiên đã trừ các khoản miễn thuế và gia cảnh.
Hiện nay lương đã tăng thì các khoản giảm trừ cũng nên tăng theo. Chứ cứ 11tr và 4.4tr gia cảnh là rất không hợp lý, cần phải tăng thêm tầm 2,5% là ổn.
Đứng trên góc độ quản lý yếu kém, phá nhiều hơn xây thì mình mạnh dạn sửa lại giúp bro
 
Đứng trên góc độ quản lý yếu kém, phá nhiều hơn xây thì mình mạnh dạn sửa lại giúp bro
lương mới tăng tầm 30%. Tính thay đổi thì phải tính đến mức tương lai nữa bạn à. Ví dụ: Khoản giảm trừ 11 tr và 4.4tr tính từ 2020 lương cơ sở lúc đó là 1.490.. Giờ tăng lương cơ sở lên tới 2.340... thì phải tăng thêm chứ. Mức tăng 25% chưa phải là phù hợp nhất đâu nhưng tầm cỡ đó chứ tăng giảm trừ có 2.5% thì quá ít. Không hợp lý tí nào.
 

Thread statistics

Created
James Morgan McGil,
Last reply from
Xung_Doanh,
Replies
16
Views
1,597
Back
Top