tieunhilang90
Senior Member
Các băng nhóm lừa đảo qua mạng thường do người Trung Quốc cầm đầu vẫn tìm mọi cách để hoạt động tại khu vực Đông Nam Á, buộc nhiều nước tăng cường nỗ lực triệt phá.
Hôm qua (11.2) là ngày thứ 7 kể từ khi Thái Lan dừng cung cấp điện, nhiên liệu và internet cho một số khu vực ở Myanmar gần biên giới 2 nước, nơi các băng nhóm lừa đảo qua mạng đang hoạt động.
![]()
Một khu phức hợp casino, giải trí và du lịch tại thị trấn Shwe Kokko ở Myanmar gần biên giới Thái Lan
ẢNH: REUTERS
Tờ Bangkok Post dẫn lời Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Thái Lan Phumtham Wechayachai nhấn mạnh quyết tâm thực hiện các biện pháp trên và cho biết Thái Lan sẽ không nao núng trước sự phản đối tại các địa phương ở Myanmar. Động thái của Thái Lan phản ánh nỗ lực đối phó hang ổ của bọn tội phạm lừa đảo qua mạng điện thoại và internet tại các nước Đông Nam Á vốn ngày càng diễn biến phức tạp.
Những trung tâm lừa đảo
Theo một báo cáo mới đây của Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS, Mỹ), những hang ổ lừa đảo cắm rễ sau sự xuống dốc của lĩnh vực kinh doanh cờ bạc tại Đông Nam Á và gắn liền với các băng nhóm tội phạm người Trung Quốc. Sau phong tỏa trong đại dịch Covid-19, nhiều khu casino và khách sạn bỏ trống đã biến thành các trung tâm lừa đảo qua mạng, nơi các nạn nhân buôn người bị chúng dụ dỗ và cưỡng ép đã lừa hàng tỉ USD từ nhiều người.
![]()
Một khu vực bên trong trung tâm lừa đảo tại thị trấn Bamban (tỉnh Tarlac, Philippines)
ẢNH: AFP
Bị lừa vào các trung tâm lừa đảo này thường là những người tìm việc và phản hồi các thông tin tuyển dụng việc làm giả mạo trong các lĩnh vực dịch vụ khách hàng, công nghệ thông tin, lập trình máy tính. Bọn buôn người giả làm nhà tuyển dụng và nhắm vào những nạn nhân mà chúng có thể lợi dụng kỹ năng công nghệ hay ngôn ngữ. Nạn nhân đến nơi bị chúng tịch thu hộ chiếu, nhốt lại trong các khu được bảo vệ nghiêm ngặt và buộc họ lừa đảo qua mạng. Điều nguy hiểm là dù bị triệt phá, các băng nhóm nhanh chóng dời hang ổ và rút kinh nghiệm để né tránh tinh vi hơn, theo CSIS.
![]()
Một khu phòng giam giữ tại trung tâm lừa đảo ở Manila đã bị cảnh sát triệt phá
ẢNH: AFP
Nỗ lực triệt phá
Theo tờ The Nation, việc Thái Lan cắt điện nêu trên đã có hiệu quả khi bọn tội phạm hôm 9.2 thả hơn 100 người về huyện Mae Sai (tỉnh Chiang Rai, Thái Lan) do thiếu điện. Cùng ngày, tại bang Kayin (Myanmar), Nhóm vũ trang đối lập mang tên Quân đội Phật giáo Dân chủ Karen (DBKA) ra thông cáo yêu cầu những công dân Trung Quốc điều hành các doanh nghiệp casino và thực phẩm tại thị trấn Phaya Thonezu ở bang này phải rời đi trước ngày 28.2, nhằm ngăn chặn các nhóm lừa đảo hoạt động. Trước đó, ngày 21.1, chính quyền quân sự Myanmar cho biết đã trục xuất về Trung Quốc hơn 53.000 người kể từ tháng 10.2023, do bị nghi liên quan hoạt động lừa đảo trên mạng.
![]()
Chiến dịch triệt phá trung tâm lừa đảo tại thị trấn Bamban (tỉnh Tarlac, Philippines) hồi tháng 3.2024
ẢNH: AFP
Tại Lào, Đại sứ quán Ấn Độ ngày 27.1 cho biết đã giải cứu được 67 thanh niên Ấn Độ bị dụ dỗ vào các trung tâm lừa đảo tại Khu kinh tế đặc biệt Tam Giác Vàng ở tỉnh Bokeo. Đại sứ quán Ấn Độ cho biết đến nay đã có 924 công dân nước này được giải cứu, trong đó có 857 người đã được đưa về nước.

Đông Nam Á đối phó các ổ lừa đảo của người Trung Quốc
Các băng nhóm lừa đảo qua mạng thường do người Trung Quốc cầm đầu vẫn tìm mọi cách để hoạt động tại khu vực Đông Nam Á, buộc nhiều nước tăng cường nỗ lực triệt phá.