14 năm sau ngày cưới, nữ công nhân lần đầu về ăn Tết ở quê chồng

Build Back Better

Senior Member

(Dân trí) - Sau 14 năm cưới nhau, đây là lần đầu tiên chị Lâu về ăn Tết ở quê chồng. Trên "chuyến bay không đồng" từ TPHCM về Thanh Hóa, nữ công nhân không khỏi xúc động.​

Lần đầu ăn Tết quê chồng
23h30' ngày 11/1, "chuyến bay không đồng" mang số hiệu VJ 1242 do Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, cùng nhà tài trợ đưa công nhân về quê ăn Tết đáp xuống sân bay Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Trong số 225 đoàn viên, công nhân hồi hương dịp này, gia đình chị Trần Thị Mai Lâu (33 tuổi) không khỏi xúc động khi bước xuống máy bay.
Chị cho biết, chuyến bay đặc biệt đã chắp cánh, đưa ước nguyện về quê ăn Tết của gia đình chị thành hiện thực sau 14 năm xa xứ. "Mỗi năm, Tết là dịp để cả gia đình sum vầy bên bạn bè, người thân. Nhưng sau 14 năm kết hôn, đây mới là lần đầu tiên tôi được về quê chồng ăn Tết. Cuộc sống công nhân xa nhà, cũng nhiều năm, vợ chồng đắn đo, lên dự định về ăn Tết ở quê với bố mẹ nhưng đều bất thành vì điều kiện kinh tế khó khăn", nữ công nhân chia sẻ.
14 năm sau ngày cưới, nữ công nhân lần đầu về ăn Tết ở quê chồng - 1

Sau 14 năm kết hôn, đây là lần đầu tiên chị Lâu cùng gia đình về ăn Tết ở quê chồng.
Chị Lâu quê ở tỉnh Hà Tây cũ (nay là TP Hà Nội). Năm 2008, chị quen và kết hôn với anh Hoàng Đình Nam (37 tuổi, quê xã Yên Thịnh, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa) khi cả hai đang làm công nhân tại một công ty sản xuất giấy ở Bình Dương.
Cuộc sống nơi xa xứ của đôi vợ chồng trẻ vốn khó khăn, lại thêm nỗi lo cơm áo, gạo tiền, chi phí nuôi hai con nhỏ ăn học khiến nhiều năm anh Nam chưa thể đưa vợ và con cùng về quê ăn Tết.
Theo anh Nam, cũng vì hoàn cảnh gia đình thiếu thốn, trong ngày cưới, anh chỉ đủ kinh phí mua vé xe để bố mẹ vào chung vui với vợ chồng. Không cỗ bàn linh đình, không đông đủ anh em, bạn bè, đám cưới của cặp vợ chồng công nhân ngày ấy diễn ra đơn sơ nơi đất khách.
14 năm sau ngày cưới, nữ công nhân lần đầu về ăn Tết ở quê chồng - 2

Trở về quê trên "chuyến bay không đồng", anh Nam bồi hồi xúc động khi được đoàn tụ cùng gia đình đón Tết.
Anh cho biết, kể từ ngày cưới đến nay, đây là năm đầu tiên cả gia đình anh cùng nhau về quê ăn Tết với bố mẹ. "Từ khi cưới đến bây giờ, đây là lần đầu tiên cô ấy (chị Lâu - PV) về ăn Tết ở quê chồng. Đợt Tết năm ngoái, vợ chồng tôi có dự định sẽ về ăn Tết với bố mẹ nhưng vì dịch Covid-19 nên không thể về được. Tôi động viên vợ đợi dịch qua đi, Tết năm nay, 2023, vợ chồng cố gắng tích góp để về quê, nhưng vừa làm được ít tháng thì công ty giảm đơn hàng, công việc giảm sút, thu nhập bấp bênh", anh Nam chia sẻ.
Theo nam công nhân, có thời điểm, tổng thu nhập một tháng của cả gia đình chỉ khoảng 6 triệu đồng. Để gồng gánh nuôi các con ăn học, anh Nam phải đi làm thêm để kiếm thêm thu nhập.
"Công ty không có việc để tăng ca, tôi phải đi làm thuê ở ngoài vào ban đêm. Những tưởng cuối năm công việc tạm ổn định, vợ chồng cày cuốc thêm để lấy tiền về quê nhưng mọi thứ không như tôi nghĩ. Càng cuối năm đơn hàng càng giảm sút, mọi dự định về quê ăn Tết đành gác lại", anh Nam nói.
14 năm sau ngày cưới, nữ công nhân lần đầu về ăn Tết ở quê chồng - 3

225 công nhân Thanh Hóa được về quê đón Tết sớm.
May mắn, trong lúc khó khăn bủa vây, vợ chồng anh biết đến "chuyến bay không đồng" hỗ trợ công nhân về quê ăn Tết.
"Vừa biết tin về chuyến bay không đồng, vợ tôi đăng ký ngay. Thật may mắn, chúng tôi đã được hỗ trợ về quê trong chuyến bay này. Trước khi về quê, tôi có gọi cho bố mẹ. Ông bà vui mừng vì đã lâu lắm rồi chưa được gặp hai cháu nội. Đây sẽ là cái Tết vui nhất đối với chúng tôi. Dự kiến ăn Tết xong chúng tôi sẽ quay lại Bình Dương để tiếp tục làm việc, hy vọng sang năm mới công việc sẽ ổn định trở lại", anh Nam tâm sự.
500 tỷ đồng hỗ trợ công nhân khó khăn
Cũng trong tối 11/1, để kịp thời động viên, hỗ trợ người lao động về quê ăn Tết trên "chuyến bay không đồng", đoàn công tác do ông Phan Văn Anh - Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động (LĐLĐ) Việt Nam dẫn đầu đã có mặt tại Cảng hàng không Thọ Xuân để đón, tặng quà các công nhân từ phía Nam về quê.
Ông Phan Văn Anh nhấn mạnh, 2022 là năm khó khăn sau đại dịch Covid-19. "Trong thời gian Covid-19 bùng phát, các doanh nghiệp và người lao động lao đao. Tuy nhiên, sang năm 2022, hậu Covid-19 khiến nhiều doanh nghiệp giảm các đơn hàng, việc này ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động. Thậm chí, có những lao động bị mất việc, không có tiền về quê ăn Tết", Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam cho biết.
Theo ông Anh, xuất phát từ những khó khăn đó, Tổng LĐLĐ đã phối hợp với CTY HD Sai Son và hãng hàng không Vietjet tổ chức "chuyến bay không đồng" để người lao động có điều kiện về quê ăn Tết. Ngoài ra, trong quá trình tổ chức chuyến bay, các nhà tài trợ cũng có phần quà hỗ trợ thêm.
14 năm sau ngày cưới, nữ công nhân lần đầu về ăn Tết ở quê chồng - 4

Một em bé vui mừng khi được cùng bố mẹ về quê ăn Tết.

https://dantri.com.vn/an-sinh/14-na...u-ve-an-tet-o-que-chong-20230112105353427.htm
 
"Mỗi năm, Tết là dịp để cả gia đình sum vầy bên bạn bè, người thân. Nhưng sau 14 năm kết hôn, đây mới là lần đầu tiên tôi được về quê chồng ăn Tết. Cuộc sống công nhân xa nhà, cũng nhiều năm, vợ chồng đắn đo, lên dự định về ăn Tết ở quê với bố mẹ nhưng đều bất thành vì điều kiện kinh tế khó khăn", nữ công nhân chia sẻ.
Người ta ngọng nói đã đành, lều báo ngọng cả viết luôn :surrender:
 
quan trọng là có muốn hay ko thôi chứ thời nay chứ có phải năm 1945 đâu mà khó khăn đến mức 14 năm mới về quê chồng ăn tết
14 năm. Nhà có 2 cháu nhỏ gối đầu nhau thế kia thì về cả nhà ăn tết thế nào fence. Con nít đâu ngồi xe đường dài đc, chỉ có đi máy bay, mà máy bay ngày tết sao công nhân với tới được :rolleyes::rolleyes:
 
cái vỏ thôi, biết đâu sau sự kham khổ là thâu đêm sòng bạc hay lô đề gà đá
Nếu đã không biết, thì đừng gán cho người ta một cái tội, rồi khinh người ta như thể người ta có tội thật.

Giờ tao bảo biết đâu mày là thằng cướp, rồi tao tỏ vẻ khinh mày được không?
 
Người ta ngọng nói đã đành, lều báo ngọng cả viết luôn :surrender:
kH9BFd2.gif
lên dự định là đặt kế hoạch đó anh chứ không phải nên dự định. Ý cả câu là nhiều năm có kế hoạch về quê mà ko năm nào đưo75c.
7lir9HU.png

Cũng nhiều năm, gia đình đắn đo lên kế hoạch về quê nhưng đều bất thành. Tôi bỏ dấu , cho anh đọc hiểu.
zFNuZTA.png

Anh mà dịch thành Cũng nhiều năm gia đình đắn đo nên kế hoạch về quê nhưng đều bất thành thì hiểu luôn rồi đó.
P/S: À cô vợ quê Hà Tây lên tôi cũng éo chắc. Hy vọng khả năng nều báo.
 
Last edited:
Thanh hóa vào đấy làm ăn xa nhà rồi vk con trỏng nhiều vc
Công nhận cùng 1 mặt bằng nhan sắc thì 1 em th dễ tán hơn 1 em hn 10 lần, nên mấy em th dễ hốt đc mấy anh hn, và bên con trai cũng vậy mấy thằng th tán gái với chiêu mưa dầm thấm lâu, mặt dày nữa, nói chung dân này nó khôn khéo, có tý nhan sắc vào dễ lấy lòng ng
 
quan trọng là có muốn hay ko thôi chứ thời nay chứ có phải năm 1945 đâu mà khó khăn đến mức 14 năm mới về quê chồng ăn tết
cái này không sai đâu bác, vì đi xa nhà về quê ngày tết nó rất nhiều chi phí, từ quà cáp nội ngoại, lì xì, hương khói..... cũng cả mớ. Thêm nữa là như vợ chồng trong bài báo họ làm công nhân, cũng không dư dả gì để cả nhà 4 người mua vé máy bay, ngồi xe khách cả đi lẫn về hết 3/7 ngày nghỉ tết rồi, chi phí vài chục triệu cho 4 ngày ở nhà không hề nhỏ, họ cũng tính toán thiệt hơn cả rồi, sống xa nhà cũng đâu có vui vẻ gì
 
thôi fen ạ. làng tôi thiếu gì dân làm thuê làm mướn trong nam nhưng tết năm nào chả thấy mặt tụi nó về chơi. nhiều thằng ổn định cuộc sống trong đó mà năm nào cũng về ăn tết với bố mẹ, ông bà ngoài này. cá biệt còn có thằng đánh cả xe máy chạy mấy trăm cây số về. đi 14 năm mới về thì khác nào đi biệt xứ, trốn nợ đâu. đấy là tôi ko chắc những ngày bình thường có về chơi ko hay chỉ ngày tết thôi nhé
thì ngta nói ăn tết ở quê nhà thôi mà fence :oops: chứ bình thường khi vé rẻ hay nhà có sự kiện gì đó thì từng người về hay dẫn 1, 2 cháu về bình thường mà, có nói không về luôn đâu. Ngày tết cái gì cũng mắc x2 lên. Fence thử mở app traveloka xem vé về thanh hóa, Hà nội là bao nhiêu, ra ga hỏi xem vé tàu là bao nhiêu rồi x4 lần lên là biết, mất mấy tháng lương công nhân chứ không đùa :confused:
 
Nếu đã không biết, thì đừng gán cho người ta một cái tội, rồi khinh người ta như thể người ta có tội thật.

Giờ tao bảo biết đâu mày là thằng cướp, rồi tao tỏ vẻ khinh mày được không?
mày cứ khinh thường lũ trộm cắp đi như tao coi những rẻ những thằng vô học như mày và gia tộc nhà mày ấy
 
Lều báo trích nguyên câu từ của ng ta đưa vào ngoặc kép, " Lên = Nên" đúng rồi chứ lên = kế hoạch gì má
Thử thay "lên = nên" rồi đọc lại cả câu xem cái nào thuận mồm hơn. :doubt:
*lên dự định= lên kế hoạch = dự định:doubt:
 
Back
Top