20 năm nữa, người Trung Quốc không còn đi chúc Tết họ hàng

nickthang6

Đã tốn tiền
Dự đoán trên được đưa ra bởi một blogger, nhanh chóng nhận được sự đồng tình, nhưng đặc biệt nó gây lo ngại về vấn đề nhân khẩu học ở đất nước tỷ dân.


Đa số người trưởng thành thuộc thế hệ 8X, 9X ở Trung Quốc là con một. Ảnh minh họa: VCG.
65_1.jpg

65_1.jpg
Đa số người trưởng thành thuộc thế hệ 8X, 9X ở Trung Quốc là con một. Ảnh minh họa: VCG.
Sau kỳ nghỉ lễ Tết Nguyên đán đầu tiên kể từ khi Trung Quốc mở cửa hậu đại dịch, dân mạng xứ tỷ dân đã bị thu hút bởi một chủ đề trên Weibo: “Sẽ không ai đi thăm họ hàng sau 20 năm nữa”.
“20 năm tới, những người sinh ra trong thập niên 1980 và 1990 sẽ trở thành chủ gia đình. Vì những người này đa số là con một, không có anh chị em, ít người thân thích, họ chắc chắn sẽ không thích đi thăm họ hàng nữa”, chủ bài đăng chia sẻ.
Bài đăng trên đã gây sốt, thu hút hơn 340 triệu lượt xem và 19.000 bình luận. Nó khiến nhiều người thấy tiếc nuối cho tương lai của một khía cạnh quan trọng trong ngày Tết Nguyên đán: đoàn tụ gia đình.
Truyền thống về quê để tổ chức cuộc hội ngộ hoành tráng của nhiều thế hệ vẫn được duy trì trên khắp Trung Quốc, mặc dù có nhiều trở ngại do 3 năm đại dịch, bị kìm hãm bởi phong tỏa nghiêm ngặt.
Tuy nhiên, năm nay, khi Trung Quốc mở cửa trở lại, dự kiến mọi người sẽ thực hiện khoảng 2,1 tỷ chuyến du lịch trong nước từ đầu tháng 1 đến giữa tháng 2, với hơn một nửa số chuyến đi là để đoàn tụ gia đình.
Nhiều người dùng Weibo buồn bã cho rằng truyền thống đó sẽ không tồn tại lâu.
“20 năm nữa, phần lớn thế hệ già sẽ ra đi, lớp trẻ trong gia đình sẽ không còn thân thiết với nhau. Vì vậy, họ sẽ dần dần cắt đứt liên lạc và không đến thăm vào dịp lễ”, một blogger viết.

Mỗi dịp Tết, làn sóng người dân về quê ăn Tết tạo nên một cuộc "di cư" khắp Trung Quốc. Ảnh minh họa: VCG.
chuc tet ho hang anh 1

chuc tet ho hang anh 1
Mỗi dịp Tết, làn sóng người dân về quê ăn Tết tạo nên một cuộc "di cư" khắp Trung Quốc. Ảnh minh họa: VCG.

Cuộc khủng hoảng sinh đẻ​

Dù mang tính suy đoán, quan điểm trên nhấn mạnh những thay đổi lớn về nhân khẩu học đang ngày càng căng thẳng ở Trung Quốc. Đầu tháng 1, quốc gia này đã công bố mức giảm dân số đầu tiên sau 60 năm, sau nhiều thập kỷ được coi là một cường quốc về tăng trưởng.
Tỷ lệ kết hôn và sinh con đang giảm mạnh, và Trung Quốc đang già đi nhanh chóng, dự kiến có 400 triệu người trên 60 tuổi vào năm 2040.
Bên cạnh đó, với tốc độ đô thị hóa nhanh chóng, cộng thêm nhiều năm theo chính sách một con, người dùng Weibo hình dung kiểu cư dân thành phố bị cô lập khỏi đại gia đình sẽ không chỉ tăng về số lượng mà còn trở thành tiêu chuẩn trong 20 năm nữa.
"Họ đều sống cuộc sống của riêng mình, và cảnh nhộn nhịp về quê ăn Tết ở quê như thế này sẽ không kéo dài được lâu", một người viết.
Không phải tất cả dân mạng tham gia chủ đề này đều mang tới ý kiến cam chịu và cảm xúc u ám. Một blogger đề xuất một lý thuyết lạc quan hơn.
"Những người bạn thân thiết với nhau vẫn sẽ đi du lịch trong năm mới và chủ động liên lạc với nhau để vui chơi", "Ranh giới giữa bạn bè và gia đình sẽ ngày càng mờ nhạt hơn", họ nói thêm.

Khó giải quyết​

Một số nhà bình luận và nhà nhân khẩu học kêu gọi chính phủ thực hiện một chiến dịch toàn diện nhằm khuyến khích người dân sinh đẻ nhiều hơn. Nhưng một số chuyên gia khác cho rằng đó không phải giải pháp hữu hiệu, thậm chí còn gây thêm áp lực cho phụ nữ khi phải ưu tiên con cái hơn sự nghiệp.
“Sinh thêm con sẽ không làm tăng năng suất, cũng không sửa chữa được hệ thống lương hưu. Sinh thêm con càng không làm giảm tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên”, Stuart Gietel-Basten, học giả tại Đại học Khoa học và Công nghệ Hong Kong, cho biết.
Thay vào đó, ông đề xuất một giải pháp khả thi hơn. Theo ông Gietel-Basten, Trung Quốc cần tăng nỗ lực cải thiện mạng lưới an sinh xã hội, lương hưu và chăm sóc sức khỏe.
Tuy vậy, Yun Zhou, một nhà xã hội học tại Đại học Michigan (Mỹ), cho biết nhiều phụ nữ thành thị nhận ra một công việc tạo ra thu nhập “đồng nghĩa với sự độc lập, theo đuổi chủ nghĩa cá nhân và xây dựng cuộc sống cho riêng họ”.
Môi trường giáo dục siêu cạnh tranh là một yếu tố khác ngăn cản các gia đình sinh em bé. Năm 2019, chi phí trung bình để nuôi dạy một đứa trẻ cho đến năm 18 tuổi ở Trung Quốc là 485.000 NDT vào năm 2019. Con số này cao gấp 6,9 lần GDP bình quân đầu người của nước này, và gấp nhiều lần các nước phát triển như Mỹ, Pháp, Đức và Nhật Bản.
Chi phí nuôi dạy trẻ thậm chí còn cao hơn ở các thành phố lớn, lên tới hơn 1 triệu NDT tại Thượng Hải và 969.000 NDT ở Bắc Kinh.
https://zingnews.vn/20-nam-nua-nguoi-trung-quoc-khong-con-di-chuc-tet-ho-hang-post1396575.html
 
“20 năm tới, những người sinh ra trong thập niên 1980 và 1990 sẽ trở thành chủ gia đình. Vì những người này đa số là con một, không có anh chị em, ít người thân thích, họ chắc chắn sẽ không thích đi thăm họ hàng nữa”, chủ bài đăng chia sẻ.
thật, thời ông bà tôi trước toàn đẻ 6 - 10 con, mỗi lần đi ăn tết họ hàng đông vui vl. về sau mỗi nhà đẻ 1, 2 con, đi chúc tết hơi chán, ko còn cảnh vui tươi nhộn nhịp nữa :(
 
Có mấy ngày tết muốn nghỉ vài hôm cho khoẻ rồi đi du lịch, thăm cha mẹ ông bà 2 bên đc rồi, họ hàng họ cũng có kế hoạch của họ, có ai rảnh mà ngồi nhà chờ tiếp mình.
 
Kinh tế tăng trưởng có cái giá phải trả rất đắt
Chỉ là truyền thông chỉ dám nhắc đến nó cho có thôi
Nhắc đến rồi nhưng éo thể làm gì được. Cái vụ ko cưới ko đẻ là to nhất của nó rồi, nhưng thay đổi tdn được ???
 
thật, thời ông bà tôi trước toàn đẻ 6 - 10 con, mỗi lần đi ăn tết họ hàng đông vui vl. về sau mỗi nhà đẻ 1, 2 con, đi chúc tết hơi chán, ko còn cảnh vui tươi nhộn nhịp nữa :(
Giờ nhà nào nhiều lắm chắc tầm 3 con, chứ toàn 1-2 đứa, lớn lên là ko còn qua lại với họ hàng mấy trừ mấy người ở gần + thân thiết từ bé thì còn qua lại thôi fen :embarrassed:
 
Nhắc đến rồi nhưng éo thể làm gì được. Cái vụ ko cưới ko đẻ là to nhất của nó rồi, nhưng thay đổi tdn được ???
Truyền bá chủ nghĩa gia đình, giảm bớt nâng cao chủ nghĩa vật chất, làm những lễ hội ca ngợi hạnh phúc gia đình
Nhưng không , thời nay tiền bạc là trên hết.Nhưng sẽ có lúc không còn người để làm ra tiền đâu
 
Mình cubgx có làm với mấy ông bên TQ. Có chat slack hỏi nó là tết bọn m có đi chúc tết không ?
Bọn nó bảo về quê mỗi mồng một là đi chúc xong suốt ngày ru rú trong nhà làm việc :sexy_girl:
Nó cũng hỏi lại ở VN có đi chúc không thì mình cũng nghĩ lại bản thân tết đi chúc tết mỗi bà ngoại. Còn lại cả tết éo đi đâu cả. :sexy_girl:

via theNEXTvoz for iPhone
 
Thành giống bên tây
Tôi nghĩ còn tệ hơn Tây.
Một vài nước Bắc Âu tuy ít đẻ nhưng có 1 số tầng lớp còn chịu đẻ
Nhưng có 1 số nước châu Á do kinh tế phát triển quá nhanh, người dân chịu áp lực kinh khủng nên buông nghỉ đẻ luôn như Hàn, Nhật, Trung
Việt Nam cũng đang gặp tình trạng như vậy
 
Tôi nghĩ còn tệ hơn Tây.
Một vài nước Bắc Âu tuy ít đẻ nhưng có 1 số tầng lớp còn chịu đẻ
Nhưng có 1 số nước châu Á do kinh tế phát triển quá nhanh, người dân chịu áp lực kinh khủng nên buông nghỉ đẻ luôn như Hàn, Nhật, Trung
Việt Nam cũng đang gặp tình trạng như vậy
Đúng rồi thím.
Mấy ông làm cùng dự án với mình bên TQ nó cũng tâm sự áp lực con trai bên TQ đầu tiên lf phải có nhà, xe. Sau đó xong mới cưới được vợ. Mà thách cưới bên Tq nó cũng vl lắm nên lắm ông còn sợ lấy vợ cơ :sexy_girl:
Bản thân giờ ở VN cũng bắt đầu manh nha cái suy nghĩ này rồi.

via theNEXTvoz for iPhone
 
Truyền bá chủ nghĩa gia đình, giảm bớt nâng cao chủ nghĩa vật chất, làm những lễ hội ca ngợi hạnh phúc gia đình
Nhưng không , thời nay tiền bạc là trên hết.Nhưng sẽ có lúc không còn người để làm ra tiền đâu
Thằng nhật nó chả truyền tẹt ra ấy fen, nhưng ăn thua éo gì đâu.
Đừng nói bọn phát triển, ngay Việt Nam đi, trên voz này đầy ông chả bảo sống mình ko cưới ko đẻ, vì sợ đẻ ra là ko nuôi được.
Sinh hoạt phí đắt, nhà đất thì giá trên trời, lương lậu ko theo kịp, những cái đó đâu phải tuyên truyền là được đâu fen, toàn tiền tươi thóc thật cả
 
Thằng nhật nó chả truyền tẹt ra ấy fen, nhưng ăn thua éo gì đâu.
Đừng nói bọn phát triển, ngay Việt Nam đi, trên voz này đầy ông chả bảo sống mình ko cưới ko đẻ, vì sợ đẻ ra là ko nuôi được.
Sinh hoạt phí đắt, nhà đất thì giá trên trời, lương lậu ko theo kịp, những cái đó đâu phải tuyên truyền là được đâu fen, toàn tiền tươi thóc thật cả
Tất cả những cái anh nói nếu được truyền thông lái theo hình ảnh nhà nghèo vẫn sống vui vẻ, không chạy theo vật chất.Rồi nhà nước trợ cấp này nọ đàng hoàng chứ không phải “Có như không có” đợt covid thì tình hình khác thôi.
Chừng nào lên báo còn quảng cáo”Iphone xxx doanh số khủng “ hay “Xe hơi chạy đầy đường…” thì đừng mơ xu thế này thay đổi.
Nó thúc đẩy tạo ra vật chất thật nhưng ngược lại sợ đẻ do 1 đống hệ quả như anh nói và thiếu tiền tự hưởng thụ.
Còn Nhật phần lớn là do văn hoá làm việc bán mạng của nó.Anh search google” Karoshi” là biết.Kiệt sức rồi thì hứng thú gì mà đẻ nữa
 
Tụi tq cũng làm chặt mấy vụ khoe khoang giàu có, truyền bá tư tưởng lgbt các kiểu rồi mà cũng ko cải thiện vụ dân số giảm nhỉ :sexy_girl:. Kiểu này con vịt tầm 10 20 năm nữa cũng như tq thôi. Ko dám thách cưới như tq nhưng nghe công việc, tài sản cái là rút lui ngay. Thêm vụ nữ quyền biến tướng nữa. Cái éo gì cũng muốn :sexy_girl:

Sent from Samsung SM-N975F using vozFApp
 
Tụi tq cũng làm chặt mấy vụ khoe khoang giàu có, truyền bá tư tưởng lgbt các kiểu rồi mà cũng ko cải thiện vụ dân số giảm nhỉ :sexy_girl:. Kiểu này con vịt tầm 10 20 năm nữa cũng như tq thôi. Ko dám thách cưới như tq nhưng nghe công việc, tài sản cái là rút lui ngay. Thêm vụ nữ quyền biến tướng nữa. Cái éo gì cũng muốn :sexy_girl:

Sent from Samsung SM-N975F using vozFApp
Có thể nói tính tới nay thì mọi phương pháp tăng dân số đều thất bại hết. Tụi Châu Âu phúc lợi ngập mặt mà dân nó còn không chịu đẻ, thằng Tàu chỉ kích thích đẻ bằng nghị quyết, cấm đoán ba cái khoe của tào lao mà nghĩ là dân số sẽ cải thiện được sao?
yBBewst.png


Cái thằng Tàu lo bây giờ là dân số nó già trước khi nước nó kịp giàu. Và khả năng lớn là như vậy rồi.

Trên thế giới này chỉ có duy nhất Hoa Kỳ là dân số trẻ mãi vì nhiều lý do là:

1. Đất nước này có nền tảng Thiên Chúa giáo rất mạnh. Bất cứ nhân vật cấp cao nào cũng phải đặt tay lên kinh thánh khi tuyên thệ, thậm chí còn in lên tờ tiền "In God we trust". Mà một trong những điều răn quan trọng của Chúa Trời là cấm phá thai và các biện pháp tránh thai do con người tạo ra như thuốc tránh thai, bcs vì họ cho rằng như vậy là đi ngược lại ý muốn của Thiên Chúa nên các gia đình trung lưu tới giàu có, học vấn đầy mình vẫn đẻ 5 - 6 đứa là bình thường.

2. Gánh nặng và chi phí nuôi con của Mỹ không cao như các quốc gia khác, đặc biệt là châu Á. Khi còn nhỏ thì phúc lợi nhà nước nhiều, tã sữa thì xịn mà lại rẻ. Nuôi tới 18 tuổi là xong, còn lại đứa con nó tự lo. Còn các quốc gia khác thì chi phí nuôi con quá cao, tới 18 tuổi thì lại phải tiếp tục nuôi không tới 4 năm đại học. Thời gian và tiền bạc để nuôi 1 đứa trẻ quá cao so với Mỹ, gây tiêu tốn nguồn lực của xã hội.

3. Họ tạo ra môi trường đủ hấp dẫn để thu hút hết nguồn lực trẻ tuổi của các quốc gia khác tới xây dựng đất nước họ.

Còn lại các quốc gia khác tới một thời điểm nào đó sẽ phải chấp nhận suy giảm dân số là một quá trình tất yếu phải xảy ra, giống như lão hóa vậy, đắp bao nhiêu tiền vô cũng bó tay. Quan trọng là phải giàu trước thời điểm đó. Còn chưa giàu mà đã già thì...
yBBewst.png
 
Back
Top