thảo luận 3 trận đánh để đời của Tây Sở Bá Vương Hạng Vũ, trận cuối cùng đại bại vì 1 bài hát dân ca

bobbychinn

Senior Member
Hạng Vũ tên Tịch, tự là Vũ, người đất Hạ Tương (Tây Nam Tú Thiên, Giang Tô ngày nay). Hạng Vũ là con nhà võ tướng thế gia, tổ tiên là Hạng Yên, đại tướng của nước Sở.

Người ông cao hơn tám thước, sức mạnh phi thường, thiên phú vượt trội. Thời thơ ấu, Hạng Vũ học văn võ đều kém. Người chú là Hạng Lương trách mắng ông, ông đáp lại rằng: "Học chữ đủ để nhớ tên họ thôi, học dùng kiếm đánh được một người thì chẳng bõ công học. Nên học đánh được vạn người."

Có 3 trận đánh điển hình thể hiện sự anh dũng của Hạng Vũ, đó là trận Cự Lộc, Bành Thành và Cai Hạ.

...

Trận Cự Lộc.

Trong trận Cự Lộc, Hạng Vũ giết chết chủ tướng Tống Nghĩa, dẫn năm vạn nghĩa quân qua sông cứu Triệu, bắt quân lính đập nồi dìm thuyền, đốt cháy lều trại, chỉ mang theo lương khô đủ ăn ba ngày, tỏ rõ tinh thần quyết chiến với quân Tần.

Vừa đến Cự Lộc, quân Hạng Vũ đã bao vây Vương Ly, đánh chín trận thắng cả chín, đại thắng hơn ba mươi vạn quân Tần, chém Tô Giác, bắt sống Vương Ly, ép Thiệp Nhàn tự sát.

Trận chiến này diễn ra đã xoay chuyển cục diện của thiên hạ. Khi ấy, đại quân của các nước chư hầu đã đến dưới thành Cự Lộc, nhưng vì sợ quân Tần nên đều không xuất binh đánh, chỉ khoanh tay đứng nhìn, thấy quân Sở dũng mãnh quả cảm, ai nấy đều lấy một địch mười, tiếng hô vang trời, khiến quân chư hầu ai nấy đều khiếp sợ, chỉ tới cuối cùng mới truy sát một số tàn binh bại tướng của quân Tần.

Sau khi toàn thắng, Hạng Vũ triệu kiến các tướng lĩnh các nước chư hầu, các tướng "vào viên môn, ai nấy đều đi bằng đầu gối, không dám ngẩng lên nhìn. Bởi thế Hạng Vũ bắt đầu làm tượng tướng quân của chư hầu, chư hầu đều ở dưới quyền ông."

Hạng Vũ khi ấy quả thật là bừng bừng khí thế.

Hán – Sở tranh hùng, Tây Sở Bá Vương Hạng Vũ đại bại trong trận đánh cuối cùng chỉ vì một bài hát dân ca? - Ảnh 2.

Ảnh minh họa.


Trận Bành Thành

Lại nói thêm về trận Bành Thành, Lưu - Hạng bất hoà, Lưu Bang mượn tội danh giết chủ của Hạng Vũ để dẫn 56 vạn liên quân công chiếm kinh đô nước Sở là Bành Thành.

Sau khi nghe tin, Hạng Vũ lại một lần nữa thể hiện tài năng quân sự xuất chúng của mình.

Ông đích thân dẫn 3 vạn quân tinh nhuệ quay về cứu Bành Thành, bắt đầu tấn công từ rạng sáng, tới trưa đã đánh tan liên quân, khiến lính của Lưu Bang xô nhau nhảy xuống sông Cốc Thuỷ, Tứ Thuỷ.

Liên quân giẫm đạp lên nhau, bị quân Sở chém giết hơn 10 vạn người. Số lính còn sót lại của liên quân tháo chạy, Hạng Vũ lại đuổi theo tới sông Tuy Thuỷ, tiêu diệt thêm hơn mười vạn người của liên quân.

Xác quân lính chất đầy đường sông, bởi vậy mà nước sông Tuy Thuỷ không chảy được. Quân Sở tầng tầng lớp lớp bao vây liên quân, nhờ gió cát nổi lên, Lưu Bang mới thừa cơ trốn thoát được, còn cha và vợ là Lã Trĩ bị quân Sở bắt làm tù binh.

Về sau, sự yếu kém về sách lược và tư duy chính trị của Hạng Vũ đã bị bộc lộ. Ông muốn đấu tay đôi với Lưu Bang để định đoạt thiên hạ, sau đó lại thả Lưu Thái Công và Lã Hậu, đàm phán hoà bình với Lưu Bang, lấy ranh giới chia cắt là Hồng Câu.

Trận Cai Hạ

Hạng Vũ về phía Đông như đã giao ước, Lưu Bang lại nghe lời khuyên của Trương Lương, Trần Bình, vượt qua Hồng Câu đuổi theo Hạng Vũ tới Dương Hạ, đồng thời mời Hàn Tín, Bành Việt góp sức lại được 40 vạn đại quân, quyết chiến với 10 vạn quân Sở ở Cai Hạ.

Hán – Sở tranh hùng, Tây Sở Bá Vương Hạng Vũ đại bại trong trận đánh cuối cùng chỉ vì một bài hát dân ca? - Ảnh 4.

Tranh minh họa.
Kết quả là Hạng Vũ trúng mai phục của Hàn Tín, bị vây ở Cai Hạ. Nửa đêm, xung quanh vang lên tiếng hát nước Sở. Lúc này Hạng Vũ quả thật là anh hùng nhụt chí, trở nên luỵ tình. Đối diện với mỹ nhân Ngu Cơ, nhớ tiếng ngựa Ô Truy, từ đó cho ra đời kiệt tác "Cai Hạ ca":

Sức dời núi, khí trùm trời,

Ô Truy chùn bước bởi thời không may!

Ngựa sao chùn bước thế này?

Ngu Cơ, biết tính sao đây hỡi nàng?

Hạng Vũ hát vài lần, Ngu Cơ cũng hát theo. Hạng Vũ chảy nước mắt, thị vệ hai bên đều khóc theo, chẳng ai dám ngẩng lên nhìn.

Bài ca kết thúc, để Hạng Vũ phá vòng vây thành công, Ngu Cơ đã rút kiếm tự kết liễu đời mình. Hạng Vũ cưỡi ngựa Ô Truy của mình, nhân lúc đêm khuya dẫn 800 kỵ binh phá vòng vây, chạy về phía Nam.

Sau khi trời sáng, quân Hán mới phát hiện ra. Lưu Bang sai Quác Anh dẫn 5000 kỵ binh đuổi theo. Hạng Vũ đi đến Âm Lăng thì lạc đường, sa vào đầm lầy.

Khi đến được Đông Thành, chỉ còn lại 28 kỵ binh. Đối diện với quân Hán, Hạng Vũ tự biết khó thoát khỏi vận hạn. Điều này khơi dậy khí thế anh dũng của Hạng Vũ, ông nói với 28 kỵ binh:

"Ta dấy binh đến nay đã được tám năm, trải qua hơn bảy mươi trận, kẻ nào cản trở thì hạ gục, đánh cho ai nấy đều chịu phục, chưa từng nếm mùi bại trận, xưng bá có thiên hạ như ý nguyện. Vậy mà nay bị vây hãm ở đây, đó là trời muốn diệt ta, chứ không phải sai lầm ở ta."

Ông lại nói với các thuộc hạ: "Ta sẽ giết một tướng địch cho các ngươi", Hạng Vũ quát lớn rồi lao lên phía trước, gió thổi cỏ rạp, quả nhiên chém được một tướng Hán.

Hán – Sở tranh hùng, Tây Sở Bá Vương Hạng Vũ đại bại trong trận đánh cuối cùng chỉ vì một bài hát dân ca? - Ảnh 6.

Ảnh minh họa.
Sau khi họ phá được vòng vây ra ngoài, Dương Hỷ đuổi theo Hạng Vũ, Hạng Vũ trợn mắt quát to, người ngựa của Dương Hỷ đều kinh hãi, lui lại tới vài dặm.

Về sau Hạng Vũ lại bị quân Hán bao vây, ông dẫn quân chém giết quân Hán thêm lần nữa, chém được một đô uý, giết hơn trăm người, lại phá vòng vây chạy thoát tới Ô Giang.

Lúc này đình trưởng của Ô Giang đã chuẩn bị sẵn thuyền, giục Hạng Vũ qua sông. Đình trưởng nói: "Giang Đông tuy nhỏ, nhưng đất hàng ngàn dặm, dân có vài chục vạn người, đủ để làm vương."

Hạng Vũ cười, nói: "Trời muốn diệt ta, ta qua sông làm gì? Huống chi Tịch ta cùng bao con em Giang Đông qua sông đi về hướng Tây, nay không còn một ai.

Dù cho các bậc cha anh Giang Đông thương cho ta làm vương, nhưng ta nào còn mặt mũi gặp họ nữa? Dẫu họ có không nói, Tịch ta lẽ nào không áy náy trong lòng ư?"

Hạng Vũ tặng ngựa Ô Truy cho đình trưởng, lệnh cho thuộc hạ xuống ngựa đánh giáp lá cà với quân Hán. Ông lại giết hàng trăm quân địch, chịu tới hàng chục vết thương.

Thấy tướng Lữ Mã Đồng của quân Hán, Hạng Vũ bèn nói: "Ngươi là thuộc hạ cũ của ta. Nghe nói Lưu Bang treo thưởng ngàn vàng, phong vạn hộ mua đầu của ta. Ta tặng cho ngươi một ân huệ vậy."

Thế là Hạng Vũ tự kết liễu đời mình, hưởng dương 31 tuổi.

Hán – Sở tranh hùng, Tây Sở Bá Vương Hạng Vũ đại bại trong trận đánh cuối cùng chỉ vì một bài hát dân ca? - Ảnh 8.


...

Hạng Vũ anh dũng vô song, khả năng chỉ huy chiến thuật cũng rất xuất sắc, nếu như sinh ra vào thời Hán Vũ Đế, chắc chắn có thể lập nên công danh sự nghiệp, cũng có thể sánh ngang với Vệ Thanh, Hoắc Khứ Bệnh.

Nhưng lịch sử không có nếu như. Hạng Vũ bảo thủ cố chấp, còn hạn hẹp về mặt chiến lược, non nớt về mặt chính trị, tranh giành thiên hạ với người dày dặn kinh nghiệm như Lưu Bang, không thể thoát khỏi số phận kẻ thất bại.

https://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/3...dai-bai-vi-1-bai-hat-dan-ca/20201014034026975
 
Hồ quân đóng vai Hạng Vũ ngầu hơn nhiều, cao to đen hôi, tìm mãi không ra bản đẹp của phim đấy để xem
So với Hạng Vũ thì Lữ Bố chỉ là hạng giẻ rách
Bản Hồ Quân thì Lưu Bang mờ nhạt quá bản Hán Sở tranh hùng của Trần Đạo Minh thì Hạng vũ(Hà Nhuận Đông)sửu nhi quá;)
Hồ Quân với Trần Đạo Minh có đóng chung phim về Tây Thi TĐM vai Việt Vương Câu Tiễn còn Hồ Quân đóng Ngô Phù Sai
 
Clm, NguCơ bản hán sở tranh hùng 2012 xinh ấn tượng vl
meoqQpA.gif
Còn Sở Bá Vương thì thôi, hội tụ mọi yếu tố cá nhân để làm Quân vương, mà không thành đại nghiệp, ý trời. Hán sở tranh hùng tôi thích nhất là anh Trương lương, quách tỉnh vkl, xong việc ảnh nhanh trí trốn mẹ về quê ở ẩn, mấy anh công thần ở lại bị Cao tổ feat Lã hậu cứa cổ không sót anh nào
vKigGok.gif


202023314b7f-ffcd-4ea2-9150-dd789c7e1798.png


via theNEXTvoz for iPhone
 
Clm, NguCơ bản hán sở tranh hùng 2012 xinh ấn tượng vl
meoqQpA.gif
Còn Sở Bá Vương thì thôi, hội tụ mọi yếu tố cá nhân để làm Quân vương, mà không thành đại nghiệp, ý trời. Hán sở tranh hùng tôi thích nhất là anh Trương lương, quách tỉnh vkl, xong việc ảnh nhanh trí trốn mẹ về quê ở ẩn, mấy anh công thần ở lại bị Cao tổ feat Lã hậu cứa cổ không sót anh nào
vKigGok.gif



via theNEXTvoz for iPhone
ông này giống với phạm lãi, giúp vua xong đều về ở ẩn nên tránh được họa :D
 
ông này giống với phạm lãi, giúp vua xong đều về ở ẩn nên tránh được họa :D
Nhiều tay mưu sĩ tham gia tạo phản chỉ vì đam mê chứ chả ham giàu sang phú quý gì mấy đâu.
Dưới ảnh hưởng của Nho giáo sau này thì việc lưu danh sử sách quan trọng hơn nhiều so với vật chất. Nhiều quan văn, đặc biệt là sau thời Đường, hay liều mạng chửi bới vua khi vua làm gì đó sai trái. Thậm chí ăn nhiều miếng thịt cũng bị chửi là hoang phí. Vua cay lắm nhưng chả dám làm gì, vì sợ bị chụp mũ hôn quân, làm bàn đạp cho thần tử lưu tiếng thơm.
Điển hình là vụ Phương Hiếu Nhụ thời Minh Thành Tổ Chu Lệ, chửi vua cướp ngôi cháu. Ban đầu cậu Lệ cũng nhịn, chỉ doạ
" Mi im đi, không tau tru di cửu tộc mi bi chừ!!"
Bác Nhụ cũng cứng, gân cổ chửi lại :
"Ta đ!t con gái mệ mi, có ngon thì tru di thập tộc ta luôn đi!?"
Cậu Lệ quê quá, tru di thập tộc bác Nhụ thiệt luôn. Trừ cửu tộc gốc, còn cộng thêm bạn bè thân hữu của bác Nhụ. Cái này gọi là đi đời cả nút.
Lại nói thêm về cậu Lệ, cậu ấy liều mệnh đánh nước Việt mình chủ yếu để dời sự chú ý ra bên ngoài, và kiếm công để che đi việc cậu xiên thằng cháu cướp ngôi. Đen là nước mình lúc đó giai đoạn suy yếu.
 
Back
Top