30.000 cửa hàng đóng cửa 6 tháng đầu năm: Cuộc đại thanh lọc của ngành thực phẩm

manoao

Senior Member
Trong nửa đầu năm 2024, có ít nhất 30.000 cửa hàng ăn uống đã đóng cửa. Con số được ví von như một "cuộc đại thanh lọc" với ngành dịch vụ ăn uống (F&B) của Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế còn khó khăn.

30.000 cửa hàng đóng cửa 6 tháng đầu năm: Cuộc đại thanh lọc của ngành thực phẩm - Ảnh 1.
Nhiều hộ bán hàng ăn ở Hà Nội than thở đang phải lấy công làm lãi. Doanh thu tăng nhưng thu nhập không hề tăng - Ảnh: NAM TRẦN

iPOS - nền tảng cung cấp giải pháp quản lý hơn 100.000 doanh nghiệp nhà hàng quán cà phê - vừa công bố số liệu trên, cùng với đó là số lượng mở mới cửa hàng có phần hạn chế.

Tuy nhiên doanh số của ngành này tăng trưởng so với cùng kỳ năm ngoái cho thấy con số trên chưa hẳn đã là sự suy thoái của ngành F&B mà chỉ là sự chuyển đổi trong cơ cấu. Ngoài ra, một số ý kiến cho rằng xu thế bán online phát triển mạnh mẽ lan sang cả ngành hàng ăn uống cũng khiến nhiều cửa hàng truyền thống khó trụ nổi.

Tưng bừng khai trương, âm thầm đóng cửa
Khu vực phường Tân Định (quận 1, TP.HCM) là nơi tập trung nhiều trường học, công sở và người dân có mức sống cao. Thế nhưng nhiều chủ cửa hàng kinh doanh ngành ẩm thực quy mô lớn nhỏ ở nơi đây đều than... "bán không được như ngày xưa".

Ngày xưa không phải đâu xa mà chỉ mới đây 2 - 3 năm trước mà thôi, theo cách ví von của ông Nguyễn Văn Nam - chủ cửa hàng bún bò Huế nổi tiếng trên đường Trần Quý Khoách. "Sau dịch COVID-19, tưởng khó mà lại không khó, buôn bán được lắm. Nhưng từ đầu năm nay, quán phải nghỉ bán chủ nhật. Khách quen họ tự nấu nướng ăn uống tại nhà là nhiều. Dân công sở quanh đây tiết kiệm chi tiêu, lâu lâu mới ghé. Ngày trước 5 nhân viên chạy bàn, giờ chỉ còn 3 người", ông Nam cho hay.

Trong khi đó, một quán bún chả Hà Nội trên đường Trần Khắc Chân đang treo biển sang nhượng mặt bằng sau gần 5 năm mở bán. Theo ghi nhận, mặt bằng này đã có chủ mới kinh doanh cơm tấm, để bảng khai trương ngày 10-8. Tuy nhiên mặt bằng của "chủ mới" thi thoảng "cửa vẫn cài then". Bà Lan, một người dân sinh sống ở đối diện cửa hàng, cho hay: "Buôn bán ở khu này giờ ế ẩm lắm, trong khi tiền thuê mặt bằng rất cao, khu xịn mà".
TP.HCM là một thị trường lớn, giàu tiềm năng và năng động đối với các doanh nghiệp, từ chế biến lương thực thực phẩm đến ẩm thực. Nhưng từ đầu năm 2024 để trụ lại được phải đến từ nhiều yếu tố như mô hình hoạt động, chất lượng sản phẩm, marketing quảng bá, thậm chí là "duyên may", theo chia sẻ từ nhiều doanh nghiệp ngành F&B.

"Ngày trước sau khi chi trả tiền mặt bằng, tất tần tật còn lại được chục triệu đồng, bây giờ chỉ mong hòa vốn. Giá cả đầu vào cái gì cũng tăng, lương nhân viên cũng thế. Nói chung không biết làm gì và không thể đóng cửa nên cầm cự cho có nghề kiếm sống", một chủ quán nhậu trên đường Nguyễn Thông (quận 3, TP.HCM) cho hay.

Ngành cạnh tranh gay gắt
Ông Hoàng Tùng - chủ tịch F&B Investment, chuyên gia tư vấn đào tạo trong ngành F&B - cho rằng ngành ẩm thực ở Việt Nam đang "vấp" phải ba thực trạng.

"Thứ nhất có nhiều nhà hàng còn dòng tiền duy trì song không nhiều. Đến cuối năm 2023, đầu năm 2024 mô hình kinh doanh không thực sự hiệu quả bắt buộc đóng cửa trước sức mua của người tiêu dùng yếu đi. Thứ hai, do kinh tế khó khăn chung trên toàn cầu, dòng tiền bị thắt chặt.

Thứ ba, chi tiêu đầu khách giảm đi tương đối, nhất là những phân khúc cao cấp, bán giá cao. Khách sẵn sàng trả cho nhà hàng ăn uống thực đơn giá cao, sản phẩm không quá đặc biệt, nên người ta trải nghiệm một lần rồi thôi", ông Tùng đánh giá.

Dù thực trạng rất nhiều nhà hàng và quán ăn đóng cửa, trả mặt bằng nhưng con số của iPOS cũng chỉ ra doanh thu ngành F&B trong 6 tháng năm 2023 bằng gần 70% của cả năm 2023 (đạt 403.900 tỉ đồng). Bên cạnh không ít doanh nghiệp phải đóng cửa, cũng có rất nhiều doanh nghiệp tăng doanh thu.

Nhìn nhận góc độ này, ông Tùng thừa nhận có một thực tế chi tiêu trên đầu khách giảm nhưng lượng nhà hàng mở dưới dạng bình dân, dạng ki ốt và xe đẩy ngày càng phổ biến.

"Số lượng quán ăn uống mở ra nhiều, không cần đầu tư cơ sở vật chất, bán giao tận nhà, đẩy mạnh qua các kênh ShopeeFood, GrabFood... Mô hình tinh gọn mở ra nhiều, không nằm trong thống kê tổng số lượng nhà hàng.

Doanh số tăng khi thị trường tập trung vào tệp khách bình dân vì lợi thế tệp này có số lượng lớn và ít bị ảnh hưởng hơn mô hình cao cấp. Đơn giản vì món phổ biến, bình dân phải ăn uống hằng ngày, ăn sang ăn chơi tiết giảm".
 
Phố ma Khâm Thiên thì 20 năm nay các tiệm tưng bừng khai trương âm thầm đóng cửa nhiều như rạ, cần gì chu kỳ kinh tế đâu :doubt:
 
Dù vậy, tổng giá trị doanh thu ngành F&B tại Việt Nam trong nửa đầu năm nay đạt 403.900 tỷ đồng, tương đương 68,46% doanh thu của cả năm 2023
Giảm ác :shame:
 
Đang tính mở quán bé bé mà nghe kinh dữ trời. Dọ giá mb cũng có giảm chút nhưng mà bọn sang quán hét giá ngáo vcđ, quán như cái lỗ mũi đồ thì nát toàn hô hơn trăm củ tới quán cf đẹp xíu thì 3,400tr mà bảo doanh thu ngày 3tr trong khi lời 20% là căng thì 1 ngày có 600k x30 ngày = 18 củ hơn lương đi làm ngoài ko nhiêu mà bảo 2 năm mới hoàn vốn thì quỳ vs chúng nó.
 
giá mặt bằng thuê cao, ng dân nhu cầu ăn uống thay đổi thay vì mấy quán vỉa hè nóng nực, mất vệ sinh, giá cao. Giờ đi vào trung tâm thương mại vừa đi chơi vừa mua sắm ăn uống luôn cuối tuần lại mát tiện lợi hơn
 
Đang tính mở quán bé bé mà nghe kinh dữ trời. Dọ giá mb cũng có giảm chút nhưng mà bọn sang quán hét giá ngáo vcđ, quán như cái lỗ mũi đồ thì nát toàn hô hơn trăm củ tới quán cf đẹp xíu thì 3,400tr mà bảo doanh thu ngày 3tr trong khi lời 20% là căng thì 1 ngày có 600k x30 ngày = 18 củ hơn lương đi làm ngoài ko nhiêu mà bảo 2 năm mới hoàn vốn thì quỳ vs chúng nó.
tôi mở cái quán bé tí có 400 mà sang năm thứ hai rồi vẫn nạp game đều. Dm tính mở ra để rửa tay gác phím, cuối cùng thành ra lại còng lưng gõ phím nuôi quán
 
chưa bao giờ thấy mặt bằng chợ lại phải treo bảng cho thuê luôn. công nhận năm nay khó khăn kinh khủng. nguyên khúc qtrung chỗ sầm uất nhất mà cả hơn 10 mặt bằng treo biển
 
Mấy cửa hàng có tên tuổi họ nghỉ sau thời gian đổ tiền làm thương hiệu, giờ rút vô trong hốc hẻm, ưu tiên bán online...để tăng lợi nhuận; còn quán xá nhỏ nhỏ thì mọc lên ì xèo, chỗ tôi ở trước có 1 quán cơm giờ thấy 3-4 quán rồi thêm cháo ếch, cháo vịt, bún chả...đủ thứ. Cửa hàng giảm nhưng doanh thu còn cao hơn năm ngoái thì lãi tốt hơn rồi.
Mới đây có vụ Starbuck đóng cửa hàng cao cấp ở quận 1, trên fb bọn nó bảo là mặt bằng đó thuê 700 củ/tháng, tăng giá lên 50 củ nữa, đúng là có cái nhà cho thuê là sáng sáng chỉ uống cà phê gãi dái cũng khỏe. Rồi cái mặt bằng ở vòng xoay ngã sáu Phù Đổng giờ không biết có anh nào thuê chưa.
 
tôi mở cái quán bé tí có 400 mà sang năm thứ hai rồi vẫn nạp game đều. Dm tính mở ra để rửa tay gác phím, cuối cùng thành ra lại còng lưng gõ phím nuôi quán
mình mở quán ăn thôi chứ quán cf vốn to mà nguyên liệu dạo này tăng quá chắc bên bác bù lỗ xỉu luôn nhỉ. Giờ đi chỉ có quán lớn lâu năm có khách chứ quán bé dù mới cũng chả ma nào vào , khó khăn ghê.
 
Đại thanh lọc hay là nằm sml
zFNuZTA.gif


via theNEXTvoz for iPhone
 
Back
Top