kiến thức 4 suy nghĩ về tài chính cá nhân và đầu tư mà bạn cần phải biết ở độ tuổi 20 (Kỳ 1)

Trước khi bạn đọc tiếp, cho phép tôi lưu ý một chút là bài này không đề cập tới những chiến lược đầu tư đột phát hay ý tưởng lớn bạn chưa nghe bao giờ. Bài viết này nói về 4 điều đơn giản về tài chính cá nhân và đầu tư mà tôi cho rằng sẽ giúp bạn xây dựng nền tảng vững chắc cho con đường đầu tư tiếp theo. Có thể bạn đã biết nhưng chúng khá quan trọng và dễ bị bỏ qua nên chúng ta cùng thảo luận xem sao nhé.

1.Đừng hấp tấp. Sức mạnh của lãi kép cùng với 1 chiến lược đầu tư đơn giản có thể giúp bạn đi xa.​

Đầu tư làm tăng của cải không khó và phức tạp lắm.

Tôi không nói là dễ dàng, chỉ là không quá khó, chỉ cần 1 chiến lược đơn giản phù hợp với mức chấp nhận rủi ro của bạn và sau đó tận dụng lãi kép.


Để hiểu rõ ý này, trước tiên ta phải biết lãi kép là gì?


Giả sử hôm nay bạn đầu tư $1 và lãi suất hàng năm là 10%.

Một năm sau bạn có $1.10

Hai năm sau bạn có $1.21 thay vì $1.20, vì lãi kiếm được từ năm 1 cũng sinh lời.

Chắc hẳn hầu hết các bạn đã nghe về sức mạnh của lãi kép rồi còn nếu chưa thì tôi xin nhắc lại lời của một trong những người thông minh nhất lịch sử:

“Compound interest is the eighth wonder of the world. He who understands it, earns it … he who doesn’t … pays it.” — Albert Einstein


Tạm dịch: “Lãi kép là kỳ quan thứ 8 của thế giới. Ai hiểu nó sẽ kiếm được từ nó mà chẳng phải trả gì cho nó cả”

Chính xác thì lãi kép giúp chúng ta như thế nào? Ví dụ:

– Bob vừa tốt nghiệp đại học và đang làm việc như 1 kỹ sư.

– Thu nhập hàng tháng $3,000

– Bob chi tiêu $2,000 và tiết kiệm $1,000, tỷ lệ tiết kiệm 33%

– Bob đầu tư tiền tiết kiệm $12,000 mỗi năm.

– Anh ta dự đoán rằng có thể đạt lợi nhuận hàng năm 6%.

Đoán thử xem sau 30 năm, đầu tư tổng cộng $360,000, thì Bob sẽ kiếm được bao nhiêu? Giả sử anh ta tái đầu tư toàn bộ gốc và lãi hàng năm.

Câu trả lời là hơn $1,000,000 [1]. Gần gấp 3 số bỏ ra ban đầu.


[1] FV1 = [$12,000*(1+6%)^30 – 1]/0.06 = $1,148,682.5

Xin hỏi bạn: Bạn có nghĩ mình có thể giống như Bob, tiết kiệm 1 khoản cố định $1,000 mỗi tháng và đầu tư trong 30 năm tới không?

Nếu có thì tin tốt cho bạn đây: Cứ cho là hiện tại 25 thì bạn sẽ kiếm được triệu đô đầu tiên vào lúc 55. Lưu ý tôi đang giả định tỷ lệ sinh lời 6%/năm khá hợp lý và thực tế, và chỉ cố định khoản tiết kiệm $1,000 trong khi thu nhập của bạn sẽ tăng qua các năm cùng với phát triển sự nghiệp. (Tôi đề xuất bạn nên nhanh chóng nhập các con số của chính bạn vào excel để tự tìm ra kết quả. Điều này rất quan trọng nếu thực sự muốn hiểu sức mạnh lãi kép có thể mang lại cho bạn những gì dựa trên số tiền sẵn lòng bỏ ra)

Vậy đó, lãi kép có thể tạo ra triệu phú từ những người bình thường.

Xây dựng 1 chiến lược đem lại lợi nhuận hàng năm có thể không dễ nhưng một khi xong bước đó thì việc còn lại chỉ là ngồi chơi xơi nước và xem lãi kép vận hành.

Chắc bạn đang nghĩ: dễ ăn thế thì tại sao mọi người không làm và đều trở nên giàu có?


Bởi vì việc ngồi 1 chỗ xem lãi kép làm việc tưởng đơn giản mà lại không, nó đòi hỏi thời gian, sự kiên nhẫn và niềm tin vững chắc.

Lãi không đến sau 1 đêm. Cần thời gian, ý tôi là vài năm, vài thập kỷ, một thời gian rất dài. Trong suốt khoảng đó bạn khó mà giữ được mục tiêu dài hạn theo kế hoạch ban đầu, vì nó quá đơn giản và không thấy kết quả ngay.

Cả tá thứ có thể khiến bạn đi chệch hướng. Ví dụ như kết quả đầu tư sau vài năm đầu không mấy ấn tượng, bạn nghĩ: 6% mỗi năm chả bõ bèn gì. Bạn bè tôi đang bàn về những cơ hội đem lại 50% lợi nhuận trong 2 năm kìa. Có lẽ tôi nên hỏi họ và cân nhắc thay đổi kế hoạch. Dù sao thì kết quả hiện giờ cũng chỉ đến vậy. Tất cả suy nghĩ và nghi ngờ nảy ra trong đầu bạn, mặc dù ban đầu đã nói rõ là bạn sẽ không thấy kết quả tốt ngay. Kế hoạch vốn chẳng sai gì hết. Điều đã thay đổi là kỳ vọng của chính bạn.

Đó là lý do tôi nói sử dụng chiến lược đầu tư đơn giản với sức mạnh lãi kép trông thì đơn giản mà không dễ ăn. Bạn phải có niềm tin (và niềm tin đủ mạnh mẽ) nó sẽ hiệu quả và phải kiểm soát tốt cảm xúc để ngăn cản nhiễu loạn đánh lạc hướng ngắn hạn (ví dụ kế hoạch phất lên nhanh chóng hay cơ hội đầu tư lớn mà mọi người xôn xao).

Bạn phải hiểu miễn là chiến lược đầu tư đem lại lợi nhuận hàng năm như đã đưa vào bảng tính ban đầu, kể cả khi tỷ lệ này đột nhiên thấp đi (nhất là lúc bạn bè đồng nghiệp kháo nhau về 1 tỷ lệ cao hơn) thì bạn vẫn ổn. Chỉ cần cứ bám sát chiến lược của mình và để lãi kép dẫn lối.

“Đầu tư thành công cần thời gian, kỷ luật và sự kiên nhẫn. Bất kể tài năng hay nỗ lực tốt thế nào, một vài thứ chỉ cần thời gian: Bạn không thể sinh em bé trong 1 tháng bằng cách làm 9 người phụ nữ mang bầu” – Warren Buffett


Nếu bạn hoàn toàn chưa biết đang kỳ vọng điều gì thì đây là vài con số. Từ năm 1965 đến năm 2015 (50 năm), Berkshire Hathaway của Warren Buffett đã đạt mức lợi nhuận trung bình 21.6%, trong khi tỷ số này của S&P 500 (đại diện cho thị trường Mỹ), gồm cả cổ tức, là 9.9%. Nếu bạn đánh giá mình có thể làm tốt hơn Warren Buffett hay thị trường (hầu hết mọi người kể cả các nhà đầu tư chuyên nghiệp, quỹ đầu tư tín thác, quỹ đầu tư mạo hiểm trên thế giới không hoạt động hiệu quả hơn thị trường) thì hãy kỳ vọng lợi nhuận 2 con số. Còn không tôi kiến nghị nên hướng tới một mức hợp lý hơn.

2.Thời gian là tài sản rất quan trọng. Hãy tận dụng nó.​

Nếu bạn mới hai mươi mấy tuổi thì xin chúc mừng, bạn đang sở hữu tài sản mà nhiều người mơ cũng không có. Đó là thời gian.

Khi có thời gian, bạn có khả năng xây dựng chiến lược đầu tư dài hạn.

Giả dụ hiện nay bạn 25 tuổi. Bỏ qua những tác động lớn đến dòng tiền như kết hôn hay mua nhà, mua xe, giả sử bạn có nguồn thu nhập chủ động, hầu hết tiền tiết kiệm có thể đầu tư dài hạn vì không cần đến cho tới tận khi nghỉ hưu (miễn là lập kế hoạch dòng tiền hợp lý và có bảo hiểm trang trải cho những tình huống bất ngờ).

Thời gian rất dài, 10 năm, 20 năm, 30 năm hay thậm chí lâu hơn nữa. Đây sẽ là lợi thế rất lớn nếu đầu tư dài hạn. (ví dụ đầu tư giá trị và đầu tư tăng trưởng, không giao dịch kỹ thuật (not technical trading)).

Tại sao vậy? Bởi hầu hết các loại tài sản có xu hướng tăng trong thời gian dài. Tôi không nói chắc chắn sẽ tăng nhưng thời gian càng dài thì khả năng càng cao.


Hãy xem biểu đồ chỉ số S&P 500 sau 35 năm kể từ 1980.

Cứ lấy 1 điểm trên biểu đồ (không tính 1 vài năm vì không được xem là dài hạn), giá trị vốn (giá cổ phiếu) của S&P 500 đều tăng (chú ý là chưa bao gồm chi trả cổ tức).

Thậm chí nếu bạn mua S&P 500 trong suốt các mức đỉnh năm 1999 trước “Bong bóng dot com” hay năm 2007 trước khủng hoảng tài chính toàn cầu thì hôm nay, sau tương ứng 17 năm và 9 năm, bạn vẫn ổn. Có thể không đạt lợi nhuận tốt nhất nhưng vẫn ổn. Biểu đồ tương tự cho các danh mục đầu tư chủ yếu khác đa dạng trên thế giới. (Chú ý: Xu hướng tăng trưởng trong đầu tư dài hạn đúng với hầu hết các loại tài sản. Ngoài ra, “dài hạn” có thể rất lâu. Ví dụ ngày 26/1/2016, giá trị của chỉ số Nikkei, đại diện cho thị trường Nhật Bản, vẫn thấp hơn 1 nửa so với đỉnh của nó vào tháng 12/1989, vậy nên “dài hạn” có thể rất dài, thậm chí hơn 26 năm).

“Thời gian ở trong thị trường quan trọng hơn là thời điểm thị trường”

Thời gian là tài sản tốt nhất bạn có thể (và nên) tận dụng, mặc dù thường bị coi nhẹ khi người ta 20 và chỉ còn có thể mơ về khi đã 50 hay 60, đầy kiến thức lẫn kinh nghiệm nhưng không còn nhiều thời gian nữa.

Khi còn thời gian, bạn có thể không rời thị trường, nắm giữ đầu tư qua khủng hoảng hay chu kỳ tất yếu của nền kinh tế vì không lo hết giờ và không cần thanh khoản. (Chú ý: Tôi không ủng hộ nắm giữ mù quáng suốt thời kỳ suy thoái. Ví dụ bạn đầu tư cổ phiếu, hãy thường xuyên kiểm tra giá trị căn bản của công ty và các bảng cân đối kế toán, đảm bảo công ty vẫn “khỏe”, đủ mạnh để vượt qua giai đoạn suy giảm.)

Hãy tiếp tục theo dõi chủ đề này trong kỳ tiếp tiếp nhé!
 
em đọc cái này k hiểu cho lắm
Tóm tắt lại cho ông là cứ mua trung bình mỗi ngày 1 ít tùy theo khả năng. Dư $1 thì mua $1, thị trường có sụp cũng cứ như vậy mà mua tới lúc ông già thì cũng có 1 mớ mà hưởng già, nó chỉ mất khi ông bán.
 
Tóm tắt lại cho ông là cứ mua trung bình mỗi ngày 1 ít tùy theo khả năng. Dư $1 thì mua $1, thị trường có sụp cũng cứ như vậy mà mua tới lúc ông già thì cũng có 1 mớ mà hưởng già, nó chỉ mất khi ông bán.
Trong crypto cái này tụi nó hay gọi là 1 bitcoin = 1 bitcoin. Đánh kiểu DCA mày đúng là rèn tinh thần thép. Dài hạn thì chắc chắn lời (trừ khi tin nhầm chỗ). Lướt tới lướt luo lại lật đò.
 
Trong crypto cái này tụi nó hay gọi là 1 bitcoin = 1 bitcoin. Đánh kiểu DCA mày đúng là rèn tinh thần thép. Dài hạn thì chắc chắn lời (trừ khi tin nhầm chỗ). Lướt tới lướt luo lại lật đò.
Gặp tôi dài hạn thì cứ quất etfs mẽo như con mấy con qqq, spy, voo theo sp500 của thằng thớt. Còn coin thì ko dám vì mơ hồ quá, lướt ăn rồi chạy thì còn có thế.
 
Lãi kép kỳ quan éo gì, thằng nào bơm kiến thức ngu đần này cho anh em không biết. Anh em cẩn thận khi đọc sách của bọn tây lông, trang bị kiến thức, hiểu biết nền vững chắc để tránh bị bọn nó dụ ngu.
Cứ tính ngon ăn 10% 1 năm trong thời gian dài mà cố tình không nhắc đến trượt giá lạm phát để đánh lừa mấy anh em gà qué không hiểu vấn đề.
30 năm mới kiếm được gấp 3 hoặc 4 lần vốn gốc, nhưng trượt giá lạm phát nó gấp chục lần là ít rồi.
 
Lãi kép kỳ quan éo gì, thằng nào bơm kiến thức ngu đần này cho anh em không biết. Anh em cẩn thận khi đọc sách của bọn tây lông, trang bị kiến thức, hiểu biết nền vững chắc để tránh bị bọn nó dụ ngu.
Cứ tính ngon ăn 10% 1 năm trong thời gian dài mà cố tình không nhắc đến trượt giá lạm phát để đánh lừa mấy anh em gà qué không hiểu vấn đề.
30 năm mới kiếm được gấp 3 hoặc 4 lần vốn gốc, nhưng trượt giá lạm phát nó gấp chục lần là ít rồi.
Thế cộng thêm cả trượt giá thì việc tiết kiệm và đầu tư dài hạn nó vẫn tốt mà
 
tốt thế nào bạn nói rõ xem?
tốt hơn việc ăn bả của lũ suốt ngày bốc phét về trượt giá, lạm phát tới mấy chục % năm
việc đầu tư tài chính hay đầu tư tài sản tuỳ thuộc vào số lượng tích luỹ hiện có của mỗi người. Cứ ngồi bốc phét về trượt giá mà còn đéo biết trượt giá áp dụng cho thứ gì thì nên im mồm vào
 
tốt hơn việc ăn bả của lũ suốt ngày bốc phét về trượt giá, lạm phát tới mấy chục % năm
việc đầu tư tài chính hay đầu tư tài sản tuỳ thuộc vào số lượng tích luỹ hiện có của mỗi người. Cứ ngồi bốc phét về trượt giá mà còn đéo biết trượt giá áp dụng cho thứ gì thì nên im mồm vào
? Thế đâu phải là tốt hơn. Nói thì phải nỏi đủ những thứ quan trọng, che giấu phần quan trọng đi khác gì lừa người nghe.
Nói đến lãi suất thì phải nói đến lạm phát trượt giá để người nghe biết mà cân nhắc. Còn tự nhiên "bốc phét với im mồm" là sao? bình tĩnh đi fen.
 
? Thế đâu phải là tốt hơn. Nói thì phải nỏi đủ những thứ quan trọng, che giấu phần quan trọng đi khác gì lừa người nghe.
Nói đến lãi suất thì phải nói đến lạm phát trượt giá để người nghe biết mà cân nhắc. Còn tự nhiên "bốc phét với im mồm" là sao? bình tĩnh đi fen.
trượt giá mấy chục lần là thế nào, bốc phét khơi khơi xong mớm người khác xuống hố ấy à? đưa con số thống kê nguồn tin cậy ra đây rồi nói chuyện tiếp.

còn cái chuyện lãi kép, công thức lãi kép (compound interest), cụ thể nhất là lợi nhuận 1 năm (APY) thì không thiếu tool, excel áp sẵn công thức. Nếu đếch đủ khả năng để đọc hiểu thì thôi nên phắn và bớt vào đây spam post.
 
Back
Top