kiến thức 4 suy nghĩ về tài chính cá nhân và đầu tư mà bạn cần phải biết ở độ tuổi 20 (Kỳ 2)

Trong kỳ trước, chúng ta đã tìm hiểu về 2 khái niệm cơ bản những vô cùng quan trọng trong đầu tư và tài chính cá nhân là lãi kép và thời gian. Hãy tiếp tục theo dõi kỳ tiếp theo với những quan điểm về tiết kiệm và dầu tư dài hạn nhé!

3. Tăng tiết kiệm quan trọng hơn bất cứ thứ gì trong những năm đầu hoặc giữa độ tuổi 20.​

Nếu bạn đang ở những năm đầu hoặc giữa độ tuổi 20, giả định rằng bạn không có một khoản tiền lớn để đầu tư, ít nhất tầm $50,000. Với tình hình tài chính cá nhân như vậy thì tiết kiệm quan trọng hơn bất cứ điều gì. Vấn đề lúc này không phải tìm chiến lược hay cơ hội đầu tư tốt nhất đem lại tỷ lệ sinh lời cao nhất. Vấn đề là tìm ra cách tăng tiết kiệm hàng tháng. Có thể cắt giảm chi phí (Ví dụ từ bỏ cốc cà phê latte $5 hàng ngày hay giảm số cốc bia bạn uống mỗi tối thứ 6 và cuối tuần) hoặc gia tăng thu nhập (Ví dụ kiếm thêm việc freelance hay part-time).

Lý do rất đơn giản mặc dù nhiều người không nhận ra.

Nếu đầu tư vốn dưới $50,000 với lợi nhuận hàng năm 6% thì lãi tối đa $3,000 mỗi năm, tương đương $250 mỗi tháng. Tôi tin rằng có nhiều cách để tiết kiệm thêm $250 mỗi tháng mà đơn giản nhất là cắt giảm chi phí không cần thiết.

Mấu chốt ở chỗ vốn không đủ nên dù là lãi kép cũng không thu được đáng kể khi so sánh với những nguồn tạo ra của cải khác.

Như đã đề cập trong mục 1, tác động của lãi kép chỉ hiệu quả về lâu dài chứ không phải ngắn hạn. Nói cách khác, một quả cầu tuyết lăn từ đỉnh núi xuống chỉ đạt được động lượng lớn (có thể gây ra trận lở tuyết) khi nó đủ lớn. (…) Vậy nên thay vì tìm kiếm con đường và góc lăn tốt nhất (Đọc: Tìm kiếm cơ hội đầu tư tăng thu nhập 2%, 4% hay bất cứ tỷ lệ nào bạn mong muốn) thì tốt hơn hết bạn nên dành thời gian và tâm sức tích lũy tăng kích cỡ quả cầu tuyết của mình theo cách truyền thống và ít tốn kém (Đọc: Quản lý tài chính cá nhân, cắt giảm chi phí hoặc kiếm việc làm thêm để tăng thu nhập).

Để chỉ cho bạn thấy sự khác nhau giữa 2 hướng đi này theo ngôn ngữ của những con số, hãy cùng thăm lại người bạn cũ Bob (với số liệu tương tự như trên) và gặp người bạn mới, Tom:

– Bob 25 tuổi, có $12,000. Anh đầu tư số tiền này, sau đó tiết kiệm và đầu tư $12,000 trong mỗi năm tiếp theo, tỷ lệ sinh lời 6%. Khi anh ta 55 tuổi (30 năm sau) có hơn $1,000,000.

– Tom cũng 25 tuổi, nhờ tiết kiệm và làm thêm vài năm trước anh tích lũy được số vốn $62,000 (hơn Bob $50,000). Anh ta đầu tư số tiền này và quyết định rằng vì đã làm việc chăm chỉ vài năm trước nên có lẽ tới lúc tận hưởng thànhh quả lao động rồi. Anh ta bắt đầu làm việc ít đi, chi tiêu nhiều hơn, tiết kiệm và đầu tư $8,400 mỗi năm tiếp theo (ít hơn Bob $3,600 mỗi năm hoặc $300 mỗi tháng), với tỷ lệ sinh lời 6%. Khi 55 tuổi, ngoài khoản $1,000,000 thì anh ta có nhiều tiền hơn Bob một chút [2].

[2] FV2= $62,000(1+6%)^30 + [$8,400(1+6%)^30 – 1]/0.06 = $1,160,168.5

Bạn đã thấy sự khác biệt chưa? Tom có thêm khoản đầu tư ban đầu $50,000 do chăm chỉ làm việc và lối sống tiết kiệm. Dù trong 29 năm sau đó anh ta chi tiêu nhiều hơn và tiết kiệm ít hơn Bob, dù tổng số vốn mà anh ta bỏ ra ($305,600) ít hơn Bob ($360,000) khoảng $54,000 nhưng cuối cùng anh ta vẫn ở vị thế tốt hơn.


Vậy nên mấu chốt là có vốn lớn càng sớm càng tốt. (…) Nếu chưa có, hãy ưu tiên tăng tiết kiệm bằng cách kiểm soát chi phí và/hoặc bổ sung nguồn thu nhập.

Bây giờ bạn đã hiểu sức mạnh của lãi kép (1), đã học được rằng thời gian là tài sản quan trọng nhất (2) và tiết kiệm thì cấp thiết hơn bất cứ thứ gì (3), vậy tiếp theo là gì đây?

Nhớ cái chiến lược đơn giản đem lại 6% lợi nhuận hàng năm mà bạn có thể kết hợp với sức mạnh của lãi kép chứ? Nếu bạn kỳ vọng tôi đưa sẵn câu trả lời chiến lược đó là gì thì xin thứ lỗi phải khiến bạn thất vọng rồi. Nhưng điều tôi chia sẻ tiếp theo đây, theo ý kiến của tôi, có giá trị và quan trọng hơn cả câu trả lời kia.

4. Để đầu tư dài hạn thành công, bạn không thể chỉ theo đuổi con cá ngon nhất mà phải học câu cá một cách tử tế.​

Sự thật luôn tàn nhẫn vậy đấy, không có bữa ăn nào miễn phí, ít nhất không phải cho tất cả mọi người.

Bất kể bạn có ý định trở thành nhà đầu tư chuyên nghiệp hay không thì: muốn tham gia vào trò chơi này lâu dài, phải học cách chơi.


Nghĩ mà xem, không học câu bạn có thể bắt được bao nhiêu con cá ngon? Một vài phi vụ tốt nếu may mắn. Nhưng kéo dài được bao lâu? Hãy nhớ nếu bạn đầu tư cho việc nghỉ hưu thì còn nhiều năm nữa, thực ra là nhiều thập kỷ ấy.

Một số bạn nghĩ là: Tôi không ngu cược tiền tiết kiệm vào may rủi. Tôi có cách tốt hơn mà không cần phải hiểu giao dịch, tôi chỉ cần theo dõi những người bạn chuyên gia hoặc cố vấn tài chính của mình – vị trí, thời điểm và loại cá mà họ câu.

Cũng có thể hiệu quả với điều kiện (1) bạn tìm được những người như vậy (thông thường họ di chuyển thường xuyên, khó gặp gỡ và hầu hết là ở trong vòng kết nối xã hội khác với bạn), (2) bạn có thể liên hệ họ mọi lúc.

Điểm (2) rất quan trọng. Nếu bạn bắt chước họ mà không biết chính xác bằng cách nào với cả tại sao họ làm vậy và không thể tiếp cận họ thường xuyên thì một khi khó khăn ập đến, khả năng cao bạn chẳng thể xoay xở được.

Tưởng tượng coi thình lình tóm được 1 con cá khó xơi hay quẫy đạp điên cuồng (Đọc: Công ty có vấn đề tài chính hay có tin tức bất lợi), hoặc đột nhiên biển động với những con sóng dữ (Đọc: Kinh tế suy giảm, suy thoái hay thậm chí là khủng hoảng), bạn nghĩ mình sẽ biết phải làm gì để đối phó không? Nên giữ không? Hay đợi thêm chút nữa? Hay bán luôn trước khi break?

Bạn cố gắng cọp pi những gì chuyên gia làm (hoặc tưởng tượng ra họ sẽ làm nếu không gọi được cho họ), nhưng có thể không hiệu quả vì hai người có kỹ năng và tình huống khác nhau. Có thể họ dùng cần câu sợi thủy tinh với độ bền cao, hoặc họ biết bản thân có kỹ năng và sức chịu đựng để chiến đấu với con quái, đó cũng là lý do họ chọn nó. Còn bạn lại không hề biết những điều này mà cứ thế sao y thì chúc may mắn với cần câu tre và chút kỹ năng ít ỏi đó nhé.

Câu cá thế là đủ rồi. (Cá nhân tôi mới chỉ câu 1 lần với chiếc cần tre đơn giản ở 1 ngôi làng nhỏ nên hy vọng không ai nhầm tôi là dân câu chuyên nghiệp). Quan điểm của tôi là: thực sự rất khó, nói thẳng ra là không thể đầu tư dài hạn thành công nếu không chịu khó học đầu tư để hiểu biết đầy đủ những gì bạn đang làm hoặc sẽ làm.

Khi tôi nói vậy không phải nói những thứ cao siêu phức tạp như mô hình tài chính, giao dịch phái sinh hay chiến lược phòng ngừa rủi ro… mà là những khái niệm đơn giản như:

Giá trị thời gian của tiền

Các loại chiến lược: Giao dịch kỹ thuật (technical trading), giao dịch forex, đầu tư giá trị, đầu tư tăng trưởng, đầu tư ngược xu thế

Các loại tài sản: cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản, hàng hóa

Ưu nhược điểm mỗi loại? Rủi ro và lợi nhuận?

Sản phẩm đầu tư của mỗi loại tài sản: ví dụ cổ phiếu thì có cổ phiếu công ty riêng lẻ, quỹ hoán đổi danh mục (ETF), quỹ chỉ số, quỹ đầu tư tín thác

Quản lý danh mục đầu tư là gì và cách đa dạng hóa danh mục. (Chú ý: cho trứng vào nhiều giỏ là không cần thiết nếu đa dạng hóa danh mục mà các mục lại tương tự nhau)

Phải hiểu những khái niệm này vì bạn cần biết có lựa chọn nào khi tham gia thị trường với lợi – hại ra sao, từ đó chủ động đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn.

Bạn phải có nền tảng hiểu biết vững chắc về cái mình chọn hoặc không chọn, nếu không sẽ dễ dàng bị ảnh hưởng bởi tác động ngoại sinh.


Tin tốt là không khó để học, chúng là các khái niệm đơn giản nên một khi đã quen thì chúng sẽ gắn bó với bạn suốt đời.

Có thể cuối cùng, sau khi đã đọc qua tất cả những gì khó nhằn về tài sản và sản phẩm đầu tư, bạn quyết định chọn chiến lược đơn giản chỉ đầu tư ETF với chi phí trung bình, cái mà bạn bè bạn đã nói với bạn từ lâu (Nếu chưa biết gì về ETF thì google ngay và luôn đi nào). Tuy nhiên giờ đây quyết định này là chủ động và sáng suốt, bạn biết chính xác tại sao lại chọn chúng chứ không phải cái khác, biết chính xác cách chúng hoạt động cũng như ưu nhược điểm, và biết lý do tại sao chúng phù hợp với bạn ở thời điểm này.

Khi thực sự “biết” chứ không phải “nghe nói” thì đó là một vị trí rất khác vì bây giờ bạn đã được trang bị tốt hơn để đánh quái.

Vị cựu giám đốc nổi tiếng của Fidelity Magellan, Peter Lynch đã nói: biết về những gì bạn sở hữu và biết tại sao lại sở hữu nó.

Do đó nếu bạn muốn đầu tư dài hạn thành công thì nên bắt đầu học ngay bây giờ.

Tìm kiếm Google (có rất nhiều bài viết về những điều cơ bản nhất, bạn phải đọc chúng một cách nghiêm túc).

Chọn 1 cuốn sách trong hiệu sách hay thư viện.

Và lần tới khi gặp gỡ những người có hiểu biết lĩnh vực này thì thay vì hỏi họ đầu tư CÁI GÌ, hãy hỏi đầu tư NHƯ THẾ NÀO và TẠI SAO?

“An investment in knowledge pays the best interest.” — Benjamin Franklin

Cuối cùng, nếu bạn thực sự muốn gia tăng của cải của mình, hãy tập trung tiết kiệm và bồi đắp quả cầu tuyết đồng thời tranh thủ tìm hiểu đầu tư. Đến khi quả cầu đủ lớn thì bạn cũng sẵn sàng rồi, bạn đã biết con đường tốt nhất và góc lăn (hay “quăng” tùy thích) hiệu quả nhất.
 
Thực hiện 4 điều cũng được 2 năm rồi, cũng ổn dù nhiều lúc thấy mọi người chơi crypto ăn nhiều nhưng mình ko có gan nên đành chịu :(
 
6% 1 năm nghe có vẻ khoai. Cổ phiếu mà muốn ổn định lâu dài thì 3 hoặc 4% đã là cao, còn 5 6% thì may rủi hơi cao. Vậy nên 1 năm 6% thì hơi khó.
 
Cái số 3 tiếc là đến những năm 28 tuổi mình mới nhận ra, và 29 tuổi mới bắt đầu thực hiện...trước đó toàn chi tiêu xả láng có nhiêu xài hết... giờ mới bắt đầu lại, muộn còn hơn không :(
 
Back
Top