kiến thức 5 mẹo test ra một củ ballhead tốt.

Con cơ bắp này thông số chỉ tải 25kg nhưng mình sẵn sàng hầu anh em nào tầm 70kg đổ lại đu lên. Mình cũng 70kg.

Nhà Leo này con ball thông số 25kg thì tải tầm 60kg, con thông số 20 thì tải 45kg. Tripod thông số 25kg thì đu cả người lên cũng chẳng xi nhê gì.

96899804_136574471306544_7805751955493486592_o.jpg



BST của mình.
95364607_135894874707837_177508614636830720_o.jpg



Anh em follow page https://www.facebook.com/tripodcollector/ để xem các review và tư vấn, hỗ trợ đặt hàng nhé.
 
Dựng mấy con fuji bé bé thôi chắc cũng không sao đâu bác ha, máy cầm nhẹ hều à
46GKjpk.gif


Gửi từ Xiaomi Redmi Note 7 Pro bằng vozFApp


Vấn đề nó không nằm ở việc nhẹ hay nặng, ở video đầu tiên ở post 1 của mình có nói về những thứ làm nên hiệu năng của 1 cái ballhead. Đáp ứng được những thứ như ở post 1 thì ballhead nó nằm ở cỡ ít nhất 3tr. Còn dưới 1 tr thì cũng may có bọn TQ chất lượng thấp là QZSD - Beike làm chứ lẽ thường bét nhất thì cũng tầm 1tr6 trở lên. :)
 
Xài thì cái gì cũng xài được hết, chỉ có cái tốt hay không. Nhiều người nói chỉ cần đủ dùng nhưng mỗi người có mức độ đủ dùng khác nhau. Level càng cao, skill càng phức tạp hoặc công việc chụp càng phức tạp thì đòi hỏi các phụ kiện đáp ứng càng nhiều và chất lượng, hiệu năng các phụ kiện hỗ trợ càng phải tốt từ đó phải dùng những thứ tốt hơn và tốt hơn nữa.

Ví dụ cái tripod nào dựng lên cũng phơi sáng được hết nhưng nếu muốn chồng ảnh, ghép ảnh thì dùng tripod đểu rất khó chịu vì chạm tay bấm nút chụp không thôi đã làm bố cục dịch đi ít nhiều về ghép không nổi, ví dụ vậy.

Nếu mình chơi ảnh nghiêm túc thì cũng nên coi trọng và đầu tư cho tripod. Thứ không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng của bức ảnh, mà còn phản ánh mức độ quan tâm, mức độ serious của photographer với việc chụp ảnh. Điều thứ ba đó là tripod là đồ cơ khí, không phải đồ công nghệ, nó có ít khấu hao hơn so với đồ máy ảnh hay ống kính. Nếu sử dụng giữ gìn thì 1 cái tripod gần như sẽ tồn tại và giữ nguyên giá trị bởi các hãng tripod không chăm chỉ cập nhật mẫu mã mới như các hãng máy ảnh, ống kính.

Nên minimum từ khoảng 4tr cho 1 combo nhé.
nếu tầm 3tr thì có thể tư vấn dùm mình 1 combo dc k vậy.
 
Ảnh phone với combo nhìn rất đẹp, gọn, nhẹ và rất cứng chắc. Phải nói là Benro thế hệ mới chọn cái màu matte metal grey kết hợp màu bạc nhìn khá nghiện.
Combo trong ảnh là phối ghép giữa Tripod Benro Tortoise không cổ và ball XB-38r.

Nhược điểm duy nhất của combo này là lùn. Chỉ cao 1200 chưa ball và 1300 cả ball. Tính cả máy thì tầm ống kính sẽ lên cỡ 1350mm.

Nhưng lại bỏ vừa vali và không tốn nhiều khối tích nhờ cấu hình 4 đốt, ống 28mm và không cổ.



105401469_153454619618529_1031609194791203497_o.jpg



104855038_153454639618527_2442259300506831734_o.jpg



105350740_153454666285191_2954656738638048195_o.jpg






 
TIPS lựa chọn tripod carbon tối ưu hiệu năng:


107000204_156445762652748_2783739167799227422_n.jpg



Lựa chọn tripod carbon, để ý đến các vấn đề gì?

Loanh quanh là mấy vấn đề hiệu năng như tải trọng, khử rung, cao độ, độ gọn nhẹ, đa dụng... thì cần để ý mấy vấn đề sau:

_ Đường kính ống chân lớn nhất. Dmax: Rất quan trọng. Hiển nhiên ống chân có đường kính lớn thì chịu uốn khỏe hơn đường kính nhỏ. Ống chân có D càng lớn thì càng ít bị biến dạng uốn, vặn khi chịu tác động và càng giúp cho hệ tripod ổn định hơn và ít rung lắc hơn khi có ngoại lực.
Đường kính ống chân to nhất trong ngành công nghiệp tripod hiện nay là 40mm. Nhỏ hơn là 36mm. Rồi tới 32mm. Nhóm tripod có đường kính 32mm trở lên thường được xếp vào nhóm heavy-duty có nghĩa chịu tải lớn. Nhóm nhỏ nhẹ hầu như sẽ có Dmax từ 28mm trở xuống, 25mm và nhỏ nhất là 22mm. Các hãng khác nhau sẽ có bước hơi khác 1 chút nhưng đều loanh quanh số tròn như vậy.


_ Số đốt chân: Thị trường hầu như chỉ có 3 loại. 3, 4 và 5 đốt chân. Số đốt chân càng ít thì điểm nối ống chân cũng càng ít, Dmin ống chân cũng càng lớn nếu có cùng Dmax.
Ví dụ: Chân có ống to nhất 32mm nếu có 3 đốt thì 3 đốt của nó là 32-28-25. Nếu có 4 đốt thì sẽ thêm đốt 22mm.
Như vậy chúng ta cũng thấy được giữa chân 3 đốt và 4 đốt có cùng Dmax thì 3 đốt sẽ cho độ ổn định, chịu uốn của hệ tốt hơn. Chưa kể số lần vặn khóa ít hơn giúp thao tác nhanh hơn. Nhược điểm là chân 3 đốt sẽ có kích thước khi gấp gọn dài hơn đáng kể.


_ Trọng lượng: So sánh trọng lượng là rất quan trọng, tripod nhẹ giúp người dùng nhàn hơn, bớt mệt mỏi khi phải mang vác hơn. Nhưng để lựa chọn tripod theo trọng lượng thì phải lưu ý các yếu tố hiệu năng khác đặc biệt là đường kính ống chân Dmax.
Ví dụ chọn tripod cho gear to nặng nhưng muốn tripod phải nhẹ thì cần đưa ra cho mình 1 chỉ tiêu cụ thể là ống chân Dmax phải cỡ 32mm trở lên. Rồi sau đó mới tìm tripod nào ống 32mm mà có trọng lượng nhẹ nhất có thể.


_Cao độ: Cao độ đương nhiên rất quan trọng. Hãy xác định chiều cao của bản thân mình và tâm tay để lựa chọn tripod cao độ phù hợp.
Đặc biệt lưu ý: Chọn cao độ tripod theo chiều cao tối đa KHI HẠ CỔ. Bởi hiệu năng của bộ tripod là tối đa khi hạ cổ, cổ càng nâng cao, khả năng khử rung càng kém. Bởi vậy trạng thái sử dụng thường xuyên nên là trạng thái hạ cổ. Cổ chỉ nâng khi thực sự cần.
Chiều cao phổ biến của tripod thường được lựa chọn là khoảng 1m2 đến 1m4, khi thêm head và cam thì tầm thao tác sẽ lên tầm 1350 đến 1550 tức là vừa tầm tay của đa số người dùng. Tùy chiều cao bản thân và nhu cầu sử dụng mà lựa chọn chiều cao tối đa cho phù hợp. Nhớ là chiều cao tối đa khi hạ cổ nhé.


_ Con nhện và tripod gấp ngược?
Hiển nhiên tripod gấp ngược được giúp tripod ngắn hơn khi gấp gọn, nhiều người cần tripod phải ngắn gọn để bỏ vừa vali...
Nhưng để gáp ngược được, con nhện (chạc 3 / vai) tripod phải có thiết kế mỏng manh hơn, gọn gàng hơn, và dẫn đến việc chịu vặn cũng kém hơn. Đó là lý do tripod heavy duty không bao giờ gấp ngược được.
Do vậy, nếu cần tripod ổn định, chắc chắn, khửu rung tốt, đừng chọn tripod gấp ngược.


_ Con chặn góc chân?
Có mấy loại:
+ Fully contact: Con chặn tiếp xúc 100% diện tích bề mặt với nấc chặn cả trên cả dưới. Giúp truyền lực tốt nhất và chặn cứng nhất. Miếng chặn cũng nên to và nguyên khối.
Chọn con chặn fully contact giúp tripod giữ ở các góc thiết kế 1 cách cứng chắc và ổn định khi chịu tải, không có độ nhún, phách. Nếu con chặn không đủ cứng, chân khi choãi ra sẽ có độ rơ (có thể choãi thêm chút ít nếu tác dụng lực mạnh hơn) và như vậy không mang lại sự ổn định cho hệ.
+ Con chặn auto: Tự động vào nấc chặn khi chuyển góc chân. Tiết kiệm thời gian thao tác.


_ Không cổ hay có cổ? Tại sao có loại tripod có đĩa tròn ở giữa, vai to?
+ Tripod không cổ thì khi gấp lại nó rất gọn, chịu vặn cũng rất tốt nhờ con nhện làm nguyên khối. Trọng tâm thấp và trọng lượng nhẹ hơn. Vì vậy tripod không cổ nhẹ hơn và ổn định hơn có cổ. Nhược điểm là chiều cao tối đa sẽ yếu thế hơn.
+ Tripod có đĩa tròn ở giữa (bát) là loại tripod không cổ nhưng tùy biến. Bát ở giữa có thể thay bằng phụ kiện cổ rời, giúp tăng chiều cao tối đa, hoặc thay bằng bát leveling, hoặc bát video. Con nhện / chạc 3 của dòng tripod này thường cũng rất vững chãi. 100% tripod dạng này là dành cho heavy duty.


_ Khóa ống chân: Khóa kẹp hay vặn?
Khóa kẹp thì nhanh nhưng không tháo ra để bảo trì được, giờ chẳng mấy loại sử dụng nữa nên không khuyên dùng.
Nên chọn khóa vặn.


_ Mặt chân đế:
Hầu hết là cao su nhưng nên chọn loại có diện tích tiếp xúc lớn, khi diện tích tiếp xúc lớn thì áp suất tải lên cao su sẽ nhỏ hơn và giúp cao su chân đế ít bị nén hơn và khiến cho cả hệ ổn định hơn.

The Tripod Collector
 
Bác có link bán cái kẹp lan can không? Nhìn hay phết, đi cafe có ban công chụp đỡ mang tripod cồng kềnh :love:

Gửi từ Xiaomi Redmi Note 7 Pro bằng vozFApp
 
Bác có link bán cái kẹp lan can không? Nhìn hay phết, đi cafe có ban công chụp đỡ mang tripod cồng kềnh :love:

Gửi từ Xiaomi Redmi Note 7 Pro bằng vozFApp


Mình bán dưới dạng order về hộ. Fb page là The Tripod Collector. Những đồ mình review là những đồ mình order về cho mình đó. Giá MC-100 kèm platform CF6 là 1tr7
 
Back
Top