kiến thức 6 bước học tiếng trung cho người mới bắt đầu

trinhhang13kmt

Junior Member
6 BƯỚC HỌC TIẾNG TRUNG CHO NGƯỜI BẮT ĐẦU


Học tiếng Trung đang nổi lên như một xu hướng mới trong những năm gần đây. Nhưng không phải ai cũng biết cách học tiếng Trung đúng cách. Cùng xem cách học tiếng Trung hiệu quả cho người mới bắt đầu nhé!

Bước 1: Chọn giáo trình tiếng Trung​

Hiện nay có vô vàn loại sách học tiếng Trung, tùy vào mục đích học tập để lựa chọn giáo trình phù hợp.

Giáo trình Hán ngữ 6 quyển:
Bộ sách nổi tiếng, được sử dụng rộng rãi cho các trường đại học, trung tâm và người tự học. 6 cuốn sách kiến thức từ cơ bản đến nâng cao giúp bạn học chắc tiếng Trung nhưng cần phải đầu tư nhiều thời gian.

Giáo trình Hán ngữ Boya:
Bộ sách cũng rất nổi tiếng, không kém giáo trình Hán ngữ, nhưng lượng kiến thức nâng cao, đi sâu và nặng hơn. Sách chú trọng vào ngữ pháp và rèn luyện bài tập, phù hợp với những bạn muốn học chuyên sâu, nghiên cứu nhiều.

Giáo trình HSK:
Giống như tên gọi, bộ sách chuyên dành cho những bạn muốn tham gia kỳ thi HSK. Bộ sách hỗ trợ việc tập trung thi lấy chứng chỉ để đi làm, du học nhiều hơn là giao tiếp.

Vui học tiếng Trung:
Bộ sách gồm 4 quyển: Giao tiếp, Ngữ pháp, Từ vựng, Chữ Hán, phù hợp với những bạn muốn học tiếng Trung cơ bản và giao tiếp. Đặc biệt cuốn sách dạy kỹ từ đầu, phát triển toàn diện 4 kỹ năng để người bắt đầu có thể dễ dàng học.

Bước 2: Học phát âm tiếng Trung​

Giống như nhiều ngôn ngữ khác, muốn giao tiếp tốt việc học phát âm là vô cùng quan trọng. Bạn có thể học từ giáo trình, tài liệu hay video trên mạng để học về thanh mẫu, vận mẫu và thanh điệu. Đặc biệt, bạn phải học những quy tắc biến âm trong tiếng Trung thật kĩ để có thể giao tiếp thành thạo.

Bước 3: Tìm hiểu chữ Hán​

Một trong những nét đặc trưng tiêu biểu của tiếng Trung chính là sự thú vị của chữ Hán. Nổi tiếng là khó học, chữ Hán cũng có những ý nghĩa, quy tắc riêng. Chỉ cần người học chịu tìm hiểu kỹ và yêu thích chữ Hán thì việc học không còn khó khăn nữa. Hãy tìm hiểu kỹ về ý nghĩa, các nét, bộ thủ và cách viết chữ Hán.

Bước 4: Xây dựng kho tàng từ vựng tiếng Trung​

“Không có ngữ pháp, rất ít thông tin có thể được truyền đạt; Không có từ vựng, không một thông tin nào có thể được truyền đạt” (D. A. Wilkins) Vì vậy phải ưu tiên học từ vựng và học toàn diện. Bạn có thể tham khảo một số cách học như học qua hình ảnh, học qua thành ngữ, học qua câu chuyện,...

Bước 5: Học ngữ pháp và ghép câu:
Khi đã có một vốn từ vựng nhất định, bạn có thể học những ngữ pháp đơn giản và luyện tập ghép câu. Hãy học những câu giao tiếp thường gặp và sử dụng thường xuyên, tạo thành phản xạ giao tiếp. Khi học ngoại ngữ, đừng ngại nói, nói càng nhiều càng tốt.​


Bước 6: Luyện nghe:​

Khi đã luyện nói đơn giản và sở hữu một vốn từ vựng nhất định, hãy tìm những bài nghe đơn giản. Bạn có thể tham khảo trên mạng, mua CD,.. những bài nghe tương đương HSK 1 HSK 2. Lần đầu nghe để nắm được nội dung, lần 2 hãy nghe kĩ và ghi lại từ chính, lần 3 bạn có thể xem lời để học từ vựng, hãy nghe thật nhiều và luyện tập nói lại.

Với 6 bước học tiếng Trung cơ bản cho người mới bắt đầu như trên, mình tin các bạn sẽ dễ dàng tiếp cận và dần yêu tiếng Trung. Chúc các bạn học tốt!

Tự học tại: https://www.youtube.com/kaixin
 
tiếng Trung khó học quá, vì phát âm mỗi vùng nó khác nhau
Cái bạn nói là tiếng địa phương nhé, còn tiếng Phổ thông ( Quốc ngữ ) thì chỉ có 1 kiểu thôi. Ngoài ra thì Hồng Kong có tiếng Quảng Đông, Đài Loan có tiếng Mân Nam là 2 cái thường nghe ( nếu làm thuê cho bọn HK và Đài)
 
Cái bạn nói là tiếng địa phương nhé, còn tiếng Phổ thông ( Quốc ngữ ) thì chỉ có 1 kiểu thôi. Ngoài ra thì Hồng Kong có tiếng Quảng Đông, Đài Loan có tiếng Mân Nam là 2 cái thường nghe ( nếu làm thuê cho bọn HK và Đài)
Phát âm tiếng phổ thông của người Đài Loan khác người TQ đại lục nhé, nhưng không nhiều.
 
Phát âm tiếng phổ thông của người Đài Loan khác người TQ đại lục nhé, nhưng không nhiều.
Đương nhiên khác rồi bạn, nhưng đều gọi chung là Quốc ngữ ( hay còn gọi là Quan Thoại cho nó sang mồm). Phát âm thì bọn đại lục phương bắc uốn lưỡi hơi nhiều, méo cả mỏ. Taiwan thì ko có vụ uốn lưỡi bao giờ.
 
Đương nhiên khác rồi bạn, nhưng đều gọi chung là Quốc ngữ ( hay còn gọi là Quan Thoại cho nó sang mồm). Phát âm thì bọn đại lục phương bắc uốn lưỡi hơi nhiều, méo cả mỏ. Taiwan thì ko có vụ uốn lưỡi bao giờ.

Uh, nghe tụi miền bắc TQ nói cứ uốn lưỡi âm "er hua", à, bên Đài Loan sẽ gọi là "quốc ngữ", còn TQ thì gọi là "tiếng phổ thông", "quan thoại" thì tôi chưa từng nghe gọi như vậy.
 
Uh, nghe tụi miền bắc TQ nói cứ uốn lưỡi âm "er hua", à, bên Đài Loan sẽ gọi là "quốc ngữ", còn TQ thì gọi là "tiếng phổ thông", "quan thoại" thì tôi chưa từng nghe gọi như vậy.
Quan Thoại hình như cũng là cách gọi của bọn Đài, còn cách gọi tiếng phổ thông thì thường được bọn đại lục sử dụng. Với lại một số từ cách dùng của bọn Đài và đại lục cũng khác nhau đấy. Bọn Đài thường hay chê bọn đại lục là bần nông tục tĩu ( đại loại thế .... )
 
Quan Thoại hình như cũng là cách gọi của bọn Đài, còn cách gọi tiếng phổ thông thì thường được bọn đại lục sử dụng. Với lại một số từ cách dùng của bọn Đài và đại lục cũng khác nhau đấy. Bọn Đài thường hay chê bọn đại lục là bần nông tục tĩu ( đại loại thế .... )
Mấy tài liệu cũ xuất xứ từ đại lục còn dùng từ "đồng chí" để chỉ ngôi thứ 2, hình như quyển 301 câu :). Mà nói chứ giờ TQ nó phát triển rồi, dân Đài vẫn qua đó làm vì lương cao hơn.
 
Back
Top