thảo luận 70 năm Chiến thắng phát xít: Cuốn phim khủng khiếp và ám ảnh bậc nhất trong lịch sử chiến tranh

johan

Member
70 năm qua, chưa lúc nào thế giới điện ảnh thôi nhắc nhớ về Thế chiến thứ 2 tàn khốc – cuộc chiến đã làm tổn thất 50 – 70 triệu sinh mạng...

Điện ảnh với sức mạnh hình ảnh dường như vô tận, nhưng vẫn không thể nào lột tả chân thực hết những nỗi kinh hoàng của chiến tranh như trong thực tế, mặc dù hơn 100 năm qua, các nhà làm phim đã không ngừng tìm tòi sáng tạo hết mức có thể.

Trong hàng ngàn cuốn phim chiến tranh đã được làm, phim nào để lại nỗi kinh hoàng và ám ảnh nhất cho hậu thế? Theo tôi chỉ có một vài phim, và trong số đó kiệt tác của điện ảnh Xô Viết, Idi I Smotri (Hãy đến mà xem), ra đời cách đây 30 năm (1985) sẽ nằm ở tốp đầu.

Từ một sự kiện có thật…

Belarus, ngày 22/3/1943 – ở thời điểm ấy đang nằm trong tay phát xít Đức – một đoàn xe công vụ của quân Đức bị du kích Xô Viết phục kích làm chết 4 quân cảnh và sĩ quan chỉ huy của Tiểu đoàn Schutzmannschaft 118 (do Đức quốc xã thành lập năm 1942, với thành phần chủ yếu là các cộng tác viên người Ukraine, các tù binh chiến tranh và quân đội Liên Xô đào ngũ… có nhiệm vụ hỗ trợ quân Đức chống du kích địa phương và truy bắt người Do Thái).

Ngay lập tức, Tiểu đoàn Schutzmannschaft 118 cùng với Lữ đoàn Dirlewanger – đơn vị tàn bạo khét tiếngnhất của lực lượng SS – ập vào bao vây ngôi làng Khatyn (cách nơi xảy ra vụ phục kích khoảng 6 km). Chúng lùng sục và dồn toàn bộ dân làng vào một nhà kho, sau đó chất rơm xung quanh và thiêu rụi. Những ai lọt được ra khỏi đám cháy đều bị giết bằng súng máy. 147 người, trong đó có 75 trẻ em dưới 16 tuổi, bị thiêu sống, bị bắn hoặc chết ngạt trong đám cháy. Toàn bộ ngôi làng Khatyn sau đó đã bị cướp phá và đốt trụi.

70-nam-chien-thang-phat-xit-cuon-phim-khung-khiep-va-am-anh-bac-nhat-trong-lich-su-chien-tranh.jpg


Điều kinh khủng là cuộc thảm sát Khatyn không phải là một sự cố bất thường trong Thế chiến thứ 2, mà diễn ra thường xuyên trong suốt ba năm Đức Quốc xã chiếm đóng Belarus. Ít nhất 5.295 khu định cư ở Belarus đã bị Đức quốc xã đốt cháy và phá hủy, thường là tất cả người dân đều bị tàn sát (có một số vụ lên đến 1.500 nạn nhân), như một sự trừng phạt với lý do hợp tác với du kích kháng chiến.

243 ngôi làng ở vùng Vitebsk bị thiêu rụi hai lần, 83 làng ba lần, và 22 làng bị thiêu rụi bốn hoặc nhiều lần. Ở khu vực Minsk, 92 ngôi làng bị thiêu rụi hai lần, 40 làng ba lần, 9 làng bốn lần, và 6 làng năm hoặc nhiều lần. Tổng cộng, hơn 2 triệu người đã thiệt mạng khi Đức Quốc xã chiếm đóng Belarus – chiếm ¼ dân số của nước này. Khatyn đã trở thành một biểu tượng đẫm máu của tất cả những ngôi làng xấu xố.

Nhà văn Ales Adamovich là một nhân chứng sống của thời kỳ đó. Lúc ấy ông chỉ là một cậu thiếu niên, vì căm thù tội ác của phát xít Đức mà thoát ly vào rừng trở thành du kích kháng chiến. Năm 1972 những trải nghiệm kinh hồn ấy đã được ông viết thành cuốn The Khatyn Story. 1976 nó được trao giải Yakub Kolas – giải văn chương cấp nhà nước của Belarus.

…đến 7 năm chờ đợi

Năm 1977, đạo diễn Elem Klimov cùng với nhà văn Ales Adamovich chuyển thể The Khatyn Story thành kịch bản điện ảnh có tựa là Kill Hitler (Giết Hitler). Uỷ ban nhà nước về điện ảnh (Goskino) của Liên Xô lúc ấy không chấp nhận kịch bản này, vì cho rằng nó đi theo “chủ nghĩa tự nhiên” và “tô điểm cho những điều bẩn thỉu”. Một phần e ngại nữa là Elem Klimov có “tiền sử” 5 phim trước đó, phim nào cũng khiến các nhà chức trách “đau đầu” và quá nhiều ẩn ý.

Nhưng sâu xa của lệnh cấm này là lo ngại nếu bộ phim ra đời, nó sẽ càng kích động thêm sự thù hận giữa Belarus và Ukraine, làm tổn hại đến sự ổn định của Liên bang Xô Viết (phần lớn tội ác của Đức quốc xã tại Belarus, đều có sự tham gia của những kẻ thân Đức người Ukraine – đặc biệt là Tiểu đoàn Schutzmannschaft 118).

Mãi đến năm 1984, khi Liên bang Xô Viết rục rịch chuẩn bị kỷ niệm 40 năm chiến thắng phát xít Đức (1945 – 1985), hãng Mosfilm lại chẳng có kịch bản chất lượng nào khác ngoài Kill Hitler, nên đồng ý cho sản xuất phim này và đề nghị đổi tên phim vì nó nghe như khẩu hiệu tuyên truyền, và chỉ đích danh một cá nhân, trong khi sự kiện trong phim lại mang tính khái quát bao trùm.

Elem Klimov nhờ anh mình góp ý. Sau một hồi suy nghĩ ông ấy lôi ra cuốn Kinh thánh Tân ước, lật đến Chương Sáu: Khải huyền của Thánh John, trong đó câu “Hãy đến mà xem” được lập đi lập lại trong câu 1, 3, 5 và 7 như một lời chú giải về sự tàn phá nhân loại do Tứ kỵ sĩ của Ngày Tận Thế gây ra. Thế là từ Kill Hitler đã được đổi thành Hãy đến mà xem – một tựa phim mang tính chiêm nghiệm cao.

Từ địa ngục ngoài đời đến địa ngục trong phim

“Thế giới chỉ nói đến vụ thảm sát Katyn (năm 1940, gần 22.000 sĩ quan và giới tinh hoa Ba Lan đã bị Stalin ra lệnh thủ tiêu và vùi thây ở rừng Katyn (Smolensk, Nga) khi Liên Xô xâm chiếm Ba Lan năm 1939 – BV), mà chẳng biết tí gì về Khatyn và những vụ thảm sát ở Belarus, mặc dù hơn 600 ngôi làng bị đốt cùng với toàn bộ dân thường” - Đạo diễn Elem Klimov nói về động cơ để làm bộ phim này.

Elem Klimov thời thơ ấu đã từng có trải nghiệm thảm khốc về chiến tranh, khi cùng với mẹ và em trai bé bỏng, sơ tán khỏi địa ngục Stalingrad bằng bè trên sông Volga, đạn bay tứ hướng còn phía sau là biển lửa đỏ rực thành phố. Câu chuyện kinh hoàng trong Hãy đến mà xem được nghe và nhìn thông qua cậu bé Flyora 14 tuổi. Vai này Klimov quyết định sẽ tìm một diễn viên nghiệp dư, bởi vai này quá khó, các diễn viên chuyên nghiệp sẽ dùng kinh nghiệm và kỹ thuật biểu diễn, làm hỏng tính chân thật của bộ phim.

Cảnh nổi tiếng trong Idi I Smotri.

Cảnh nổi tiếng trong Idi I Smotri.

Vai Flyora được chọn là cậu bé người Nga Aleksei Kravchenko, 14 tuổi. Đạo diễn Klimov đã tìm mọi cách để giúp Aleksei nhập vai, và bảo vệ cậu khỏi áp lực tinh thần khủng khiếp của vai diễn. Bộ phim được quay ở Belarus trong 9 tháng theo trình tự thời gian của câu chuyện. Để giữ đúng tính chân thật, Aleksei luôn ở trong tình trạng đói khát, khiến khi cậu bé trở lại trường học trong tình trạng gầy gò không còn ai nhận ra với mái tóc ngả màu xám! Thậm chí ở một số cảnh, đạo diễn Klimov sử dụng đạn thật khiến Aleksei sợ phát khiếp. Cảnh bọn Đức xả súng bắn chết con bò trong sương mù, một viên đạn thật đã sượt qua, chỉ cách đầu Aleksei 10 cm! Trong trường đoạn đáng sợ nhất ở cuối phim, Klimov đã phải thuê một nhà tâm lý để thôi miên Aleksei nhằm tránh cho cậu bé khỏi bị ảnh hưởng về tâm lý...

Trong phim có trường đoạn dài 30 phút ở cuối phim, khiến người xem có cảm giác như đang ở địa ngục thật sự. Cảnh này không thể nào hoàn thành nếu không có sự tham gia của chính những người dân Belarus đã từng là nạn nhân, chứng nhân của lũ phát xít Đức bạo tàn ngày xưa. Để tạo cảm giác chân thật nhất, các nhà làm phim đã cố gắng tìm đúng trang phục của bọn lính SS thời đó. 30 phút ấy làm nghẽn nhịp đập trái tim của bất cứ ai, dù là cứng rắn nhất!

“Tôi hiểu rằng đây sẽ là một bộ phim rất tàn bạo, và chắc rằng nó không phải là loại phim mà mọi người muốn xem. Tôi nói điều này với đồng tác giả kịch bản của tôi, nhà văn Ales Adamovich. Tuy nhiên, ông trả lời: "Họ không xem phim này, chẳng sao. Nhưng bộ phim là di sản mà chúng ta để lại như bằng chứng của chiến tranh, và như một lời kêu gọi hòa bình…", Đạo diễn Elem Klimov nói.

Bộ phim Liên Xô duy nhất được Phương Tây tôn sùng

Trái với suy nghĩ của Elem Klimov và nhà văn Ales Adamovich, bộ phim Hãy đến mà xem thành công chưa từng thấy cho một phim thảm kịch chiến tranh ở Liên bang Xô Viết với 28,9 triệu người xem. Lần đầu tiên ở Liên Xô có trường hợp xe cứu thương phải đến rạp phim đưa người đi cấp cứu. Nhiều tạp chí điện ảnh lớn và các nhà phê bình phim danh tiếng của thế giới Phương Tây đã đánh giá Hãy đến mà xem là một trong những phim vĩ đại nhất trong những bộ phim chiến tranh vĩ đại. Tầm cỡ như đạo diễn bậc thầy người Thụy điển Ingmar Bergman, sau khi xem phim Hãy đến mà xem đã phải ước rằng, giá có một Giải Nobel về điện ảnh để trao cho bộ phim này!

Đạo diễn Elem Klimov đã không thực hiện bất kỳ bộ phim nào nữa sau Hãy đến mà xem, khiến nhiều nhà phê bình, và người hâm mộ thắc mắc. Năm 2001, Klimov cho biết, "Tôi đã hết hứng thú làm phim... Tất cả mọi thứ có thể làm trong điện ảnh, tôi cảm thấy mình đã thực hiện xong". Elem Klimov qua đời ngày 26/10/2003 ở tuổi 70, chỉ vỏn vẹn 6 phim để lại cho hậu thế.

70 năm Chiến thắng phát xít: Cuốn phim khủng khiếp và ám ảnh bậc nhất trong lịch sử chiến tranh
 
Hồi bé xem xem chiến tranh gì của LX hay Nga làm, 1 nhóm mấy người lính di chuyển nhiều địa điểm và làm nhiều nhiệm vụ, như kiểu vừa đi vừa tìm manh mối như trinh thám ấy, nhưng thực tế là phim chiến tranh, hay vãi đái mà không biết tên phim.
 
Tôi thì thích xem mấy phim kiểu 1 toán đặc công Liên Xô vào vùng Đức quốc xã phá hoại , trinh sát sau đó bị bắt , bị bắn , bị dồn vô nhà rồi kill ..xem thấy sảng khoái lắm .
dNFIRaZ.png


via theNEXTvoz for iPhone
 
Hồi bé xem xem chiến tranh gì của LX hay Nga làm, 1 nhóm mấy người lính di chuyển nhiều địa điểm và làm nhiều nhiệm vụ, như kiểu vừa đi vừa tìm manh mối như trinh thám ấy, nhưng thực tế là phim chiến tranh, hay vãi đái mà không biết tên phim.
Chắc là Tinh cầu (Zvezda). Khúc cuối xem hậu phương gọi tinh cầu mà ko ai trả lời, thấy rưng rưng nước mắt!
 
KLQ nhưng torrent down phim giờ down từ đâu tốc độ nhanh đc nhỉ các thím

torviet tèo mà nethd thì 15k 1 tháng, chán chả buồn chết :cold:
 
Theo tôi Hít le hơi nóng vội trong cuộc chiến phía Đông, hoàn toàn có thể đợi bom A đưa vào sản xuất rồi phát động tấn công quy ươca 1 trận duy nhất với liên xô. Nên nhớ lí thuyết bom a đã có ở đức từ năm 37, 3 năm trước ngày xâm lược ba lan. Đánh nhau quá sớm khi chưa có nguồn nhiên liệu đủ đẻ vận hành đã ảnh hưởng đến toàn bộ cuộc chiến. Có trong tay 6 thống chế mạnh nhất hành tinh thời điểm bấy giờ mà vẫn thua thì đấy lad nỗi nhục
6FozWN0.gif
6FozWN0.gif


via theNEXTvoz for iPad
 
Theo tôi Hít le hơi nóng vội trong cuộc chiến phía Đông, hoàn toàn có thể đợi bom A đưa vào sản xuất rồi phát động tấn công quy ươca 1 trận duy nhất với liên xô. Nên nhớ lí thuyết bom a đã có ở đức từ năm 37, 3 năm trước ngày xâm lược ba lan. Đánh nhau quá sớm khi chưa có nguồn nhiên liệu đủ đẻ vận hành đã ảnh hưởng đến toàn bộ cuộc chiến. Có trong tay 6 thống chế mạnh nhất hành tinh thời điểm bấy giờ mà vẫn thua thì đấy lad nỗi nhục
6FozWN0.gif
6FozWN0.gif


via theNEXTvoz for iPad

Đây là lý do chính để Đông chinh đó chứ, bị cấm vận dầu chờ lâu thêm nữa cạn kiệt hẳn lấy đâu ra vận hành bộ máy chiến tranh, trong khi thằng Xô là cả cái mỏ dầu khổng lồ, không vồ lấy nó thì vồ ai
 
Đây là lý do chính để Đông chinh đó chứ, bị cấm vận dầu chờ lâu thêm nữa cạn kiệt hẳn lấy đâu ra vận hành bộ máy chiến tranh, trong khi thằng Xô là cả cái mỏ dầu khổng lồ, không vồ lấy nó thì vồ ai

Thì như tôi nói, hít le không tính đúng điểm rơi khi quân đội đạt đỉnh sức mạnh. Để chậm 1-3 năm nữa chờ bom, cộng với stalin ngu lol đang nhượng bộ thì dầu mỏ quá đơn gỉn


via theNEXTvoz for iPad
 
Đây là lý do chính để Đông chinh đó chứ, bị cấm vận dầu chờ lâu thêm nữa cạn kiệt hẳn lấy đâu ra vận hành bộ máy chiến tranh, trong khi thằng Xô là cả cái mỏ dầu khổng lồ, không vồ lấy nó thì vồ ai

Tôi đồng ý với bạn điểm này, tài nguyên của Nga là nguồn lực để vận hành trơn tru cái guồng máy chiến tranh.
Theo tôi, cốt lõi nó nằm ở trận Trân Châu Cảng khi Nhật thọc ass Mỹ, buộc nó phải tham chiến, và khi đó Đức phải rãi nguồn lực ra ở cả 2 mặt trận.
 
Hồi bé xem xem chiến tranh gì của LX hay Nga làm, 1 nhóm mấy người lính di chuyển nhiều địa điểm và làm nhiều nhiệm vụ, như kiểu vừa đi vừa tìm manh mối như trinh thám ấy, nhưng thực tế là phim chiến tranh, hay vãi đái mà không biết tên phim.
Hình như là phim Tinh Cầu
 
Thì như tôi nói, hít le không tính đúng điểm rơi khi quân đội đạt đỉnh sức mạnh. Để chậm 1-3 năm nữa chờ bom, cộng với stalin ngu lol đang nhượng bộ thì dầu mỏ quá đơn gỉn


via theNEXTvoz for iPad

đức thua vì mùa đông ở nga quá dị, chứ lúc đó sĩ khí đang lên cao khi đã càn quét hết châu âu nên tranh thủ đập luôn, xô lúc đó cũng đang dặt dẹo sau tổn thất nặng đánh với phần lan
 
Đức đánh liên xô là đánh vào lúc liên xô yếu nhất cmnr, chần chừ khéo còn bị đập cho

Gửi từ Xiaomi MI 8 bằng vozFApp
 
Back
Top