Ai Cập-Mỹ quan hệ đối tác chiến lược và tham vọng

Chuyến thăm Ai Cập của Tổng thống Mỹ Joe Biden vừa qua đã khẳng định mối quan hệ đối tác chiến lược và những mục tiêu đầy tham vọng vì lợi ích chung giữa Washington và Cairo. Trong đó trọng tâm là vấn đề an ninh, quân sự, chống khủng bố, chống biến đổi khí hậu.​


Trong suốt 100 năm qua, Ai Cập và Mỹ đã có mối quan hệ chặt chẽ và ổn định, không bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi lãnh đạo chính quyền của Mỹ, dựa trên quan hệ đối tác mạnh mẽ nhằm đạt được các mục tiêu chung. Mỹ có vai trò hàng đầu trong tất cả các vấn đề toàn cầu và khu vực, trong khi Ai Cập có vai trò quan trọng ở Đông Trung Đông, châu Phi và thế giới Hồi giáo. Mỹ có một danh sách dài các lợi ích chung với Ai Cập.

Mỹ và Ai Cập hợp tác chiến lược và tham vọng. Ảnh: Youm7

Mỹ và Ai Cập hợp tác chiến lược và tham vọng. Ảnh: Youm7

Tăng cường ổn định khu vực

Trong cuộc gặp giữ Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah al Sisi và Tổng thống Mỹ Joe Biden tại Sharm El-Sheikh ngày 11/11 vừa qua đã trao đổi tầm nhìn và quan điểm về một số vấn đề khu vực và quốc tế, đặc biệt là cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine, sự gia tăng những tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng này trên toàn thế giới, đặc biệt là trong các lĩnh vực thực phẩm, năng lượng. Hai bên cũng thảo luận về sự phát triển ở Libya, Yemen và Syria.

Mỹ tin rằng Ai Cập đang theo đuổi một chính sách đối ngoại tích cực khiến nước này trở thành một yếu tố tích cực ở cấp độ Arab, Địa Trung Hải và Châu Phi. Mỹ nhận thấy rõ vai trò của Ai Cập trong nỗ lực giải quyết các cuộc khủng hoảng và vấn đề của khu vực Arab cuộc xung đột Palestine-Israel, thúc đẩy giải pháp chính trị cho tình hình ở Libya, Sudan và Lebanon, đồng thời hợp tác chặt chẽ với GCC.

Thành tựu ngoại giao Ai Cập ở phía đông Địa Trung Hải do tầm quan trọng ngày càng tăng về kinh tế và chiến lược của nước này hay sáng kiến đưa ra ý tưởng và thành lập Tổ chức Khí đốt Đông Địa Trung Hải, bao gồm các thành viên Ai Cập, Jordan, Palestine, Israel, Ý, Pháp, Síp và Hy Lạp, cũng như Mỹ và UAE với tư cách quan sát viên. Liên kết với điều này giúp Ai Cập trở thành một trung tâm năng lượng khu vực.

Hợp tác quân sự

Mỹ là cường quốc quân sự hàng đầu trên thế giới và Ai Cập cũng là cường quốc quân sự hàng đầu ở khu vực Ả Rập. Điều đó có nghĩa là hợp tác quân sự Ai Cập-Mỹ là cần thiết để duy trì cân bằng khu vực, một điều kiện cần thiết cho sự ổn định trong khu vực. Điều này cũng được hỗ trợ bởi việc Ai Cập gia nhập Lực lượng Hàng hải Liên hợp của Bộ Tư lệnh Hải quân Mỹ vào tháng 4 năm 2021 - một quan hệ đối tác hàng hải 34 quốc gia nhằm chống khủng bố, ngăn chặn cướp biển và khuyến khích hợp tác khu vực.

Hai bên duy trì diễn tập quân sự chung, tổ chức họp Ủy ban hợp tác quân sự giữa hai nước, trong đó đã xem xét các cách thức để làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác chiến lược quân sự và thảo luận các vấn đề về an ninh biên giới, hàng hải, chống khủng bố và kế hoạch hiện đại quân đội Ai Cập.

Hải quân Ai Cập và Mỹ đã tiến hành một số cuộc tập trận hải quân ở hạm đội phía nam Biển Đỏ trong năm 2022. Viện trợ quân sự của Mỹ cho Ai Cập tiếp tục được duy trì và là một phần của gói tổng hợp phục vụ lợi ích của cả hai bên trị giá 1,3 tỷ USD kể từ những năm 1980. Mỹ giúp Ai Cập đào tạo và phát triển kỹ năng cho các thành viên của lực lượng vũ trang.

Chống khủng bố

Vấn đề này có vai trò đặc biệt quan trọng trong quan hệ song phương, vì là vấn đề ưu tiên của hai nước và sự đồng thuận chung trong đối phó với khủng bố. Trong cuộc gặp với Tổng thống Biden, Tổng thống El-Sisi khẳng định tiếp tục nỗ lực không ngừng để đối đầu với khủng bố cũng như làm suy yếu mối đe dọa an ninh và ý thức hệ của nó.

Về phần mình, Tổng thống Mỹ ca ngợi thành công của những nỗ lực mà Ai Cập đã thực hiện trong cuộc chiến chống khủng bố, hệ tư tưởng cực đoan. Chính quyền Mỹ ủng hộ những nỗ lực này và nhấn mạnh rằng Ai Cập là đối tác trung tâm trong việc đương đầu với thách thức của chủ nghĩa khủng bố xuyên biên giới.

Mỹ coi sự ổn định của Ai Cập là chìa khóa cho sự ổn định của khu vực, và duy trì quan hệ đối tác an ninh nhằm củng cố các lực lượng vũ trang Ai Cập và khả năng chống khủng bố của nước này. Để đảm bảo mục tiêu này, Washington đã cung cấp cho Cairo máy bay trực thăng tấn công và huấn luyện cần thiết để hỗ trợ Cairo trong chiến dịch chống khủng bố kéo dài nhiều năm ở Bắc Sinai, bên cạnh các cuộc tập trận chung đang diễn ra liên tục.

Tương tự, kênh đào Suez tạo thành một trục lợi ích chính của Mỹ ở Ai Cập. Washington luôn cần đảm bảo rằng kênh đào Suez vẫn mở cho những con tàu khổng lồ, tàu quân sự của Mỹ đi qua. Các tàu chiến Mỹ được hưởng ưu đãi trong thời gian khẩn cấp ở kênh đào Suez.

Chống biến đổi khí hậu

Tổng thống Biden đã đến COP27 với động lực lịch sử về khí hậu, nhờ việc thông qua Đạo luật Lạm phát và các bước quan trọng khác nhằm đạt được tham vọng và mục tiêu năng lượng sạch. Điều này thể hiện cam kết của Mỹ trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu, nhất quán với việc hạn chế tăng nhiệt độ đến mức không hơn 1,5 độ C.

Mỹ sẽ làm việc với các đối tác để thúc đẩy tham vọng toàn cầu nhằm đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế năng lượng sạch và ngăn chặn những tác động thảm khốc nhất của biến đổi khí hậu, đồng thời giúp các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình xây ăng chdựng khả nống chịu với các tác động của khí hậu. Tổng thống Mỹ đã cam kết làm việc với Quốc hội để nâng tổng tài trợ khí hậu quốc tế của Mỹ lên hơn 11 tỷ đô la hàng năm, đưa Mỹ trở thành nước đóng góp duy nhất lớn nhất cho tài chính khí hậu.

Tại Hội nghị COP27 diễn ra ở Ai Cập vừa qua, Mỹ đã khuyến khích các quốc gia - đặc biệt là các nền kinh tế lớn - và khu vực tư nhân không chỉ thực hiện các cam kết và mục tiêu hiện có, mà còn thúc đẩy các cam kết và mục tiêu để giúp thu hẹp khoảng cách giữa các cam kết hiện tại. Ngoài ra, Mỹ sẽ khuyến khích cộng đồng quốc tế đẩy nhanh khả năng thực hiện các nỗ lực thích ứng của các quốc gia có nguy cơ.

Mỹ đang nhanh chóng tăng cường hỗ trợ cho các chương trình thích ứng và phục hồi để giúp hơn nửa tỷ người ở các nước đang phát triển thích ứng và quản lý các tác động của biến đổi khí hậu thông qua Kế hoạch khẩn cấp của Tổng thống về Thích ứng, Khả năng phục hồi và Chuẩn bị sẵn sàng.

https://vov.vn/the-gioi/ai-cap-my-quan-he-doi-tac-chien-luoc-va-tham-vong-post983692.vov
 
trước Libya và Pharaoh từng tranh hùng với nhau xem ai làm chủ khối Arab , còn Ịt xà đập cả 2 thằng
1668388779452.png
 
Ai Cập hình như đang ghìm nhau với Thổ thì phải , trước ở Libya 2 thằng buff cho 2 phe khác nhau
 
Back
Top