AI - truyền nhân giả tạo

Trí tuệ nhân tạo (AI) thay mặt họa sĩ truyện tranh vừa khuất núi vẽ tiếp bộ truyện còn dang dở, hay phục chế các tác phẩm hư hỏng hoặc thất lạc, tưởng là ý tưởng hay, vì chẳng "cướp nồi cơm" của ai, nhưng giới nghệ thuật vẫn không chấp nhận điều này.

AI - truyền nhân giả tạo - Ảnh 1.

Tranh theo phong cách Kim Jung Gi do AI vẽ. Ảnh: Twitter @5you
Phần lớn các chỉ trích quanh việc AI vẽ truyện tranh đến từ lòng trung thành với tác phẩm gốc trong cộng đồng manga và anime (truyện tranh và hoạt hình Nhật), còn chuyện máy tính tái tạo tác phẩm của danh họa thì bị "ném đá" vì nét vẽ vô hồn.

AI - truyền nhân giả tạo - Ảnh 2.

Ngày 3-10, họa sĩ manhwa (truyện tranh Hàn Quốc) lừng danh Kim Jung Gi - người được biết đến với phong cách vẽ truyện tranh bằng bút lông cùng khả năng ứng tác từ trí nhớ mà không cần vẽ phác thảo - qua đời ở tuổi 47.

AI - truyền nhân giả tạo - Ảnh 3.

Tranh theo phong cách Kim Jung Gi do 5you dùng AI vẽ
Giới họa sĩ và nghệ sĩ đồ họa trên khắp thế giới thương tiếc và đồng thời tôn vinh ông như một nguồn cảm hứng sáng tác lớn trong cộng đồng.

Chỉ vài ngày sau, một nhà thiết kế game người Pháp đã sử dụng các tác phẩm của Jung Gi làm đầu vào cho một mô hình AI.

Anh nhanh chóng chia sẻ toàn bộ công trình của mình qua tài khoản Twitter @5you, nghĩa là bất cứ ai cũng có thể sử dụng AI này biến các ý tưởng của họ thành tác phẩm có nét vẽ giống hệt Jung Gi chỉ qua vài cú click.

Cộng đồng yêu tranh Jung Gi nhanh chóng phản ứng.

AI - truyền nhân giả tạo - Ảnh 4.

Nguồn cơn của sự việc có thể truy về Stable Diffusion, đối thủ chính của Dall-E (AI nhận gợi ý và vẽ thành hình đình đám trong thời gian qua).

Khác với Dall-E, với công nghệ được công ty sở hữu là OpenAI bảo mật chặt chẽ, Stable Diffusion là một sản phẩm mã nguồn mở, cho phép người dùng tự do "dạy" AI và tạo ảnh theo ý muốn mà không phải trả chi phí đăng ký.

AI - truyền nhân giả tạo - Ảnh 5.

5you đã cho Stable Diffusion học tranh ảnh của Jung Gi trên Google Images (mà không cần xin phép nghệ sĩ hoặc chủ sở hữu tác quyền) để tạo ra AI gây tranh cãi của mình.

Các vụ lùm xùm trong việc dùng AI để sáng tác truyện tranh ngày một nhiều.

Tháng 8 vừa qua, Mimic, một trang web sáng tạo hình ảnh hướng đến phong cách truyện tranh Nhật Bản, đã phải tạm đóng ngay sau ngày ra mắt, sau khi cộng đồng anime phát hiện nhiều cá nhân đang dùng nó để tạo tranh mới mang tên mình từ tác phẩm của người khác.

NovelAI, một trang web tạo ảnh tương tự Mimic, cũng gặp phải vô số vấn đề, trong đó có tấn công mạng và chỉ trích bản quyền, sau khi ra mắt đầu tháng 10.

AI - truyền nhân giả tạo - Ảnh 6.

Các tranh cãi về AI và nghệ thuật không chỉ xoay quanh vấn đề bản quyền hay kinh tế. Nhiều chuyên gia nghệ thuật cho rằng các tác phẩm này chỉ đơn giản là sẽ không được tác giả gốc coi là "của mình", nếu họ còn sống đến giờ.
.....
https://tuoitre.vn/ai-truyen-nhan-gia-tao-20221112071244544.htm
 
Trước khi có AI thì vẫn có fan made đó thôi, này chỉ thay người bằng AI. Có gì mà lều báo sồn sồn lên thế nhỉ
 
vào nhà hàng mày làm đầu bếp thì mày còn có thể ra vẻ nghệ sĩ mà chửi thực khách đc chứ mày là cái loz j đi chửi người ta ăn nơi khác. Lũ mạt rệp chả khác j xe ôm truyền thống đi chửi xe ôm công nghệ cả. Mày cứ làm tốt khắc mày có khách
 
Vẽ kiểu éo gì thì nội dung cũng là tự chế, không phải là diễn biến hay cái kết mà tác giả muốn. Trừ khi tác giả viết lại sẵn hết kịch bản chưa kịp vẽ trước khi chết.
0ce8kh2.png


Chế một bộ hoàn toàn mới thì được.
0ce8kh2.png
 
Thớt họa sĩ - AI combat liên tục 3 ngày 3 đêm hôm nọ bị lock rồi, bao h mấy anh combat tiếp thì fen nào đó tag mình với nhá :beauty:

via theNEXTvoz for iPhone
 
Back
Top