thảo luận [Âm nhạc] Giải đáp thắc mắc của vozer về học nhạc cụ

dylanbwc

Senior Member
Mình thấy giờ trung tâm mở ra ầm ầm, toàn dạy học sổi, học vẹt, không tới nơi tới trốn chỉ giỏi thu tiền rồi dạy phần nổi, cuối cùng chả ăn thua, chỉ là một con vẹt chơi những thứ đc ngkhac soạn sẵn.
Và tình trạng "sợ" nhạc lý diễn ra rất phổ biến, nhưng thực ra nhạc lý là một thứ rất nhẹ nhàng, một môn tư duy logic và có quy luật như Hoá, Toán vậy. Và bắt buộc phải học nếu bạn muốn chơi một cách improv, nghe xong 1 bài có thể tự chơi theo phong cách của mình.
Ở voz mình cũng khá thích fen ThuyKobe, có 1 thớt về học piano bên voz cũ, và mình cũng mong muốn chia sẻ giải đáp cho các fen về quá trình tự học nhạc cụ.
Update:
Nhiều thím hỏi mình là chơi nhạc cụ giỏi và giỏi hoà âm nó là 2 bộ môn khác nhau hay là một. Thì mình giải đáp như sau:
Chơi nhạc cụ và hoà âm có tính bổ trợ cho nhau. Chơi nhạc cụ giống như là đôi tay, còn hoà âm là bộ não. Bộ não giúp tư duy sáng tạo, điều đó tạo nên sự khác biệt, phân định đẳng cấp ở đây, và hoà âm là đỉnh cao của âm nhạc.
Đôi tay giúp cho những gì bộ não muốn thực hiện được trơn tru, được thể hiện ra thực tế. Những ý tưởng bộ não muốn thì đôi tay sẽ là người thực hiện.
Nếu bạn ko biết hoà âm, bạn mãi mãi chỉ biết thực hiện ý tưởng từ bộ não người khác.
Chơi đàn bằng tay thì không khó, một bản nhạc khó đến đâu nhưng tập đi tập lại nhiều lần rồi cũng sẽ đàn được, cũng chẳng cần phải suy luận hay động não, chỉ cần cơ bắp cày cuốc là xong. Còn hoà âm thì khác, đòi hỏi bạn phải có một tư duy phân tích logic, kết hợp, áp dụng các nguyên tắc để phối ra một bản nhạc với màu sắc theo ý muốn của bạn. Vì thế, nên cùng một giai điệu, có người phối sao nghe buồn thế, nghe man mác thế. Nhưng có người phối tính chất lại vui tươi, thoải mái.
Vì thế nên mình đánh giá hoà âm mới là cái lõi của âm nhạc, và mình ko phủ nhận tầm quan trọng của kĩ thuật, nhưng mình để kĩ thuật ở trình độ 1 thôi.
Nếu bạn biết kĩ thuật, thì bạn chỉ gặp bài nào có sheet thì chơi được bài đó, rất phụ thuộc. Nhưng nếu bạn biết hoà thanh và rèn training tai của mình, và trình độ kĩ thuật ở mức vừa phải, là bạn cũng có thể tự soạn, tự chơi theo mong muốn của mình gần như tất cả dòng nhạc hiện đại bây giờ.
Những người nghệ sĩ đàn piano đi đàn dạo của họ lương rất thấp, tiền không đáng kể, mà cực. Nhưng những người chuyên hoà âm phối khí thì lại kiếm được tiền rất nhiều.
Hãy cứ cảm tưởng như 1 bên là lao động chân tay, 1 bên là lao động trí óc.
Một ví dụ điển hình cho một kiểu nghệ sĩ Piano chỉ giỏi kĩ thuật, chứ còn trình hoà âm thì tầm thường đó là Tuấn Mạnh Piano. Nhưng bản mà anh tự phối nghe rất chán, tệ, và lung tung.Nhưng những bản mà anh chơi theo sheet thì nghe rất tốt.
Một ví dụ khác về 1 người hoà âm cực giỏi và chơi đàn ở mức vừa phải, đó là Hoài Sa, xưa anh học nhạc viện, mấy lần suýt xém rớt môn nhạc cổ điển, nhưng hiện tại thì mọi người của thể thấy sự tài năng của anh. Gần đây nhất là bài Khúc Giao Mùa đc phối lại theo phong cách Jazz.
 
Last edited:
Mình thấy giờ trung tâm mở ra ầm ầm, toàn dạy học sổi, học vẹt, không tới nơi tới trốn chỉ giỏi thu tiền rồi dạy phần nổi, cuối cùng chả ăn thua, chỉ là một con vẹt chơi những thứ đc ngkhac soạn sẵn.
Và tình trạng "sợ" nhạc lý diễn ra rất phổ biến, nhưng thực ra nhạc lý là một thứ rất nhẹ nhàng, một môn tư duy logic và có quy luật như Hoá, Toán vậy. Và bắt buộc phải học nếu bạn muốn chơi một cách improv, nghe xong 1 bài có thể tự chơi theo phong cách của mình.
Ở voz mình cũng khá thích fen ThuyKobe, có 1 thớt về học piano bên voz cũ, và mình cũng mong muốn chia sẻ giải đáp cho các fen về quá trình tự học nhạc cụ.

Nhạc lý thực ra học thì không khó, nhưng cần rất nhiều thời gian để đầu tư. Ai không được học từ bé thì lúc lớn học khó vào.
Em chơi guitar cũng tìm hiểu một chút về nhạc lý, âm giai các thứ, cảm thấy nó khác bọt hẳn so vs lúc không học :big_smile: đánh đệm đàn đa dạng hơn. Nhưng vì kiến thức nó quá rộng, phải tốn nhiều thời gian để tập, nên em chỉ loanh quanh mỗi cái đấy thôi. Giờ đi làm thì thời gian đâu mà học nữa. Học chuẩn là phải nhìn sheet nhạc mà đánh, cái đấy thì chỉ có dân nhạc viện mới biết được.
Nhưng nếu muốn chơi nhạc cụ hay, đủ dùng thì vẫn nên học nhạc lý. Có thể học thêm thanh nhạc để hát hò cho hay hơn :byebye:

Gửi từ Google Pixel 3 bằng vozFApp
 
Bị tone deaf có học nhạc cụ nào được k.
Hay luyện như thế nào để khắc phục được.

Tone điếc thì chỉ có reset mới hết thôi fen ạ :sad: nói nghe hơi ác nhưng sự thật là thế. Còn thật sự muốn sửa thì thuê người kèm riêng

Gửi từ Google Pixel 3 bằng vozFApp
 
Negative harmony là gì v thím, cả cách dùng luôn mình coi mãi không hiểu ?
Cái này theo mình hiểu là kiểu hoà âm tạo ra sự khó chịu, bất ổn định rồi giải quyết nó về sự ổn định. Cái này rất phổ biến trong nhạc jazz, điển hình là tritone, second dominant, related II, modal interchage,...Và Negative harmony là nói 1 cách tổng quát thôi, chứ cách dùng phải đi sâu vào từng loại nhỏ, ví dụ tritone dùng tnao, second dominant...
 
Tai thẩm âm tốt. Toàn nghe nhạc giao hưởng. Xin hỏi tự học Piano mất mấy nghìn giờ để có thể chơi tự do bài River Flow on you?
Nếu bạn chưa biết gì, nhưng nhạy bén với nhịp phách, tiết tấu thì chơi được bài river flows in you mất cùng lắm là 1-2 tuần, mỗi ngày khoảng 2-3h, với mức độ nguyên bản. Nhưng tóm lại chả để làm gì.
 
Bị tone deaf có học nhạc cụ nào được k.
Hay luyện như thế nào để khắc phục được.
Học nhạc cái quan trọng nhất là nhạy bén về nhịp, phách, tiết tấu. Còn cảm âm thì có thể dần dần nghe nhiều sẽ quen. Học nhạc cụ được tốt.
Còn cảm âm quan trọng nhất với mấy người sản xuất âm nhạc thôi.
Hiện tại có đc mấy người có cảm âm tuyệt đối đâu, toàn cảm âm tương đối thôi.
 
Nhạc lý thực ra học thì không khó, nhưng cần rất nhiều thời gian để đầu tư. Ai không được học từ bé thì lúc lớn học khó vào.
Em chơi guitar cũng tìm hiểu một chút về nhạc lý, âm giai các thứ, cảm thấy nó khác bọt hẳn so vs lúc không học :big_smile: đánh đệm đàn đa dạng hơn. Nhưng vì kiến thức nó quá rộng, phải tốn nhiều thời gian để tập, nên em chỉ loanh quanh mỗi cái đấy thôi. Giờ đi làm thì thời gian đâu mà học nữa. Học chuẩn là phải nhìn sheet nhạc mà đánh, cái đấy thì chỉ có dân nhạc viện mới biết được.
Nhưng nếu muốn chơi nhạc cụ hay, đủ dùng thì vẫn nên học nhạc lý. Có thể học thêm thanh nhạc để hát hò cho hay hơn :byebye:

Gửi từ Google Pixel 3 bằng vozFApp
Thực ra việc nhìn sheet chỉ dành cho nhạc cổ điển là chính. Còn âm nhạc hiện đại, nhạc nhẹ thì chỉ nghe melody rồi tự biến tấu, hoặc nhạc jazz thì improv hoàn toàn.
Cái nhìn sheet thì ko khó, kp là dân nhạc viện ms nhìn đc, nó cũng như đọc chữ thôi. Chỉ là dân nhạc viện họ khác ở học một cách bài bản, kĩ thuật ngón của họ rất đỉnh. Và họ được học nhiều về kí xướng âm.
Và một số khoa như nhạc nhẹ, nhạc jazz thì họ được học hoà âm cổ điển, hoà âm hiện tại, thì trình độ họ cao hơn rồi.
Âm nhạc rất đa dạng và phong phú, nên mỗi ngày cứ tích cóp tìm hiểu thêm một chút là được. Nó phải có quá trình ngấm dần, chứ ko kiểu lao vào phát 30 ngày chinh phục piano. :)
 
Thực ra việc nhìn sheet chỉ dành cho nhạc cổ điển là chính. Còn âm nhạc hiện đại, nhạc nhẹ thì chỉ nghe melody rồi tự biến tấu, hoặc nhạc jazz thì improv hoàn toàn.
Cái nhìn sheet thì ko khó, kp là dân nhạc viện ms nhìn đc, nó cũng như đọc chữ thôi. Chỉ là dân nhạc viện họ khác ở học một cách bài bản, kĩ thuật ngón của họ rất đỉnh. Và họ được học nhiều về kí xướng âm.
Và một số khoa như nhạc nhẹ, nhạc jazz thì họ được học hoà âm cổ điển, hoà âm hiện tại, thì trình độ họ cao hơn rồi.
Âm nhạc rất đa dạng và phong phú, nên mỗi ngày cứ tích cóp tìm hiểu thêm một chút là được. Nó phải có quá trình ngấm dần, chứ ko kiểu lao vào phát 30 ngày chinh phục piano. :)

Thì như em bảo đấy, nhạc lý không hề khó, nó chỉ là vấn đề thời gian, và cả thiên phú nữa. Em chơi đàn cũng chỉ ở mức đệm đàn và tự chế nhạc của bản thân, cũng không đến mức nhìn sheet :big_smile:

Gửi từ Google Pixel 3 bằng vozFApp
 
Thì như em bảo đấy, nhạc lý không hề khó, nó chỉ là vấn đề thời gian, và cả thiên phú nữa. Em chơi đàn cũng chỉ ở mức đệm đàn và tự chế nhạc của bản thân, cũng không đến mức nhìn sheet :big_smile:

Gửi từ Google Pixel 3 bằng vozFApp
nhạc lí thì thiên phú thì k cần fen ơi, chỉ cần chăm chỉ, biết suy luận logic chút là đc :) Mà nhiều ông kiểu cứ nghĩ nhạc lí nó là cái gì quá kinh khủng, đâm ra tự tạo rào chắn cho bản thân phát triển lên :)
 
Mất bao lâu thì có thể đánh piano thành thạo, kiểu lâu lâu múa 1 bài vậy bác thớt ơi. 26 tuổi rồi nhưng vẫn muốn tập piano. :pudency:
mỗi ngày nửa tiếng thì 1 năm là múa kha khá rồi thím.. nhưng bắt buộc phải mỗi ngày nửa tiếng :nosebleed:
 
Mất bao lâu thì có thể đánh piano thành thạo, kiểu lâu lâu múa 1 bài vậy bác thớt ơi. 26 tuổi rồi nhưng vẫn muốn tập piano. :pudency:
Quan trọng thím muốn học tới trình độ gì?
Trình độ 1: Biết nhạc lí cơ bản, đọc đc sheet nhạc cơ bản, luyện ngón 2 tay cũng tạm ổn thì mất tầm 4-6 tháng tùy năng khiếu và thời gian bỏ ra(trung bình nên tầm 2-3 tiếng/ngày), thì có thể chơi được mấy bài kiểu như Yiruma... Chỉ cần có sheet nhạc là thím tự chơi đc hết, còn k có sheet nhạc thì chịu.(Cái này ko cần tư duy, hay hay dở phụ thuộc vào sheet nhạc, nó giống như trình độ tiểu học biết đọc biết viết, thì trong âm nhạc gọi là biết đọc và biết đàn cái đó ra thành tiếng)
Trình độ 2: Biết tự cover ở mức cơ bản, ko cần sheet, kiểu nghe 1 bài rồi mò hợp âm cơ bản, mò giai điệu, rồi thêm âm hình đệm tay trái làm nền cho giai điệu. Trình độ này từ trình độ 1 thêm tầm 1-2 tháng là ok. Hiểu nhạc lí mức độ cao hơn chút(Cái này giống mấy thằng hay làm tutorial trên youtube)
Trình độ 3: Biết tự cover mức độ nâng cao, ko cần sheet, thêm nốt hoa mĩ, lót câu, chạy ngón, âm hình đệm tay trái phong phú đa dạng, thêm một chút hoà âm mở rộng diatonic như 7-9-11-13 sus4... Cái này cần hiểu hoà âm nâng cao 1 chút, và nghe nhiều ngta đàn rồi học theo các câu lót chạy ngón, âm hình đệm...Từ trình độ2 lên cái này chắc mất nửa năm.(Cái này kiểu giống các bản cover của An Coong)
Trình độ 4: Tự ứng tấu, chơi ngẫu hứng, thêm màu jazz blue vào các kiểu, hợp âm chromatic, hoà âm jazz, voicings... Thì từ trình độ 3 lên trình độ 4 thuần thục cũng phải mất từ 1-2 năm tùy trình độ.(Cái này tầm Cà Pháo Pianist hoặc thím Thuykobe, thím này có năng khiếu nên học khá nhanh)
Nói chung là tùy nhu cầu của thím thôi, chứ bt chơi vui chỉ cần trình độ 1. Sheet trên mạng k thiếu.
Nói chung để chơi đc tới trình độ 4 ở mức trung bình thì mất khoảng 3 năm chăm chỉ học tập kiến thức và luyện tập. Còn trình độ 4 ở mức cao thì tùy, vì trình càng lên cao, càng phụ thuộc vào năng khiếu âm nhạc, tư duy âm nhạc, âm nhạc k có giới hạn.
 
Last edited:
Mình có luyện guitar và chơi lẹt đẹt kiểu mì ăn liền
fen giải đáp giùm mấy thắc mắc sau:
1./ vd như 1 bài hát chưa nghe bao h. Khi ng hát yêu cầu đệm cho mình bắt dc tone và đệm cho họ mượt mà luôn. Luyện được như v mất lâu k. Và có quy luật gì để lm như v k
2/. Hợp âm màu mè sử dụng có quy luật gì k. hay 1 bài hát có hợp âm cơ bản r thì tự làm màu lên
 
Mình có luyện guitar và chơi lẹt đẹt kiểu mì ăn liền
fen giải đáp giùm mấy thắc mắc sau:
1./ vd như 1 bài hát chưa nghe bao h. Khi ng hát yêu cầu đệm cho mình bắt dc tone và đệm cho họ mượt mà luôn. Luyện được như v mất lâu k. Và có quy luật gì để lm như v k
2/. Hợp âm màu mè sử dụng có quy luật gì k. hay 1 bài hát có hợp âm cơ bản r thì tự làm màu lên
1: Cái đó dựa vào năng khiếu và kinh nghiệm về tiến trình hoà âm nhiều đấy.
Quy luật thì chỉ tương đối chứ k tuyệt đối đâu, quy luật là tính chất của các bậc trong 1 key, học hoà âm thì sẽ hiểu có một số quy tắc chuyển bậc hợp âm dựa vào công năng của nó là subdominant, hay tonic, hay dominant, ví dụ thường từ bậc 1 sẽ hay đi tới bậc 4 hoặc bậc 5, bậc 5 ít khi về bậc 4 hoặc bậc 2...
Còn năng khiếu thì nếu tai của thím nghe tốt thì cảm nhận cái câu này thêm hợp âm này nghe nó hợp lí.
Còn kinh nghiệm thì có 1 số vòng hoà âm thông dụng ngta hay sáng tác theo như canon, 4-3-2-1, 1-6-4-5...Đàn thử nghe chuẩn thì phang vào.
2: Hợp âm màu thì đều có quy luật cả, ví dụ bậc I thì k nên dùng hơp âm CM11 vì trong mode C ionian thì nốt F là nốt tránh, vì bậc 3 của C và F tạo ra quãng 2 thứ rất ko tốt trong hoà âm(ví dụ trong key C). Sẽ có một số quy luật trong bậc này thì sẽ được sử dụng nốt mở rộng này, nốt mở rộng kia.
Nhưng có 3 nguyên tắc:
1 là nghe nó phải hay và hợp lí, phù hợp vs tính chất bài hát, đôi khi có bài dùng hợp âm 3 lại hay hơn màu mè.
2.Nó ko đc khắc chế, đối nghịch vs giai điệu bài hát.
3. Phải đúng với quy luật hoà âm :)
 
1: Cái đó dựa vào năng khiếu và kinh nghiệm về tiến trình hoà âm nhiều đấy.
Quy luật thì chỉ tương đối chứ k tuyệt đối đâu, quy luật là tính chất của các bậc trong 1 key, học hoà âm thì sẽ hiểu có một số quy tắc chuyển bậc hợp âm dựa vào công năng của nó là subdominant, hay tonic, hay dominant, ví dụ thường từ bậc 1 sẽ hay đi tới bậc 4 hoặc bậc 5, bậc 5 ít khi về bậc 4 hoặc bậc 2...
Còn năng khiếu thì nếu tai của thím nghe tốt thì cảm nhận cái câu này thêm hợp âm này nghe nó hợp lí.
Còn kinh nghiệm thì có 1 số vòng hoà âm thông dụng ngta hay sáng tác theo như canon, 4-3-2-1, 1-6-4-5...Đàn thử nghe chuẩn thì phang vào.
2: Hợp âm màu thì đều có quy luật cả, ví dụ bậc I thì k nên dùng hơp âm CM11 vì trong mode C ionian thì nốt F là nốt tránh, vì bậc 3 của C và F tạo ra quãng 2 thứ rất ko tốt trong hoà âm(ví dụ trong key C). Sẽ có một số quy luật trong bậc này thì sẽ được sử dụng nốt mở rộng này, nốt mở rộng kia.
Nhưng có 3 nguyên tắc:
1 là nghe nó phải hay và hợp lí, phù hợp vs tính chất bài hát, đôi khi có bài dùng hợp âm 3 lại hay hơn màu mè.
2.Nó ko đc khắc chế, đối nghịch vs giai điệu bài hát.
3. Phải đúng với quy luật hoà âm :)
Ôi má ơi.
Thím chơi piano lâu chưa mà chất thế này
Nhân tiện thím cho mình nhờ thím điền cho mình hợp âm guitar của bản này nha tks trc
 
Mình có luyện guitar và chơi lẹt đẹt kiểu mì ăn liền
fen giải đáp giùm mấy thắc mắc sau:
1./ vd như 1 bài hát chưa nghe bao h. Khi ng hát yêu cầu đệm cho mình bắt dc tone và đệm cho họ mượt mà luôn. Luyện được như v mất lâu k. Và có quy luật gì để lm như v k
2/. Hợp âm màu mè sử dụng có quy luật gì k. hay 1 bài hát có hợp âm cơ bản r thì tự làm màu lên

1. Cái này dựa vào cảm âm của thím, mà cảm âm tốt thì một là bẩm sinh, hai là nghe nhiều. Thím học guitar nên học note trước nhé, học note phục vụ cho nhiều cái sau này khi học nhạc lý.
2. Hợp âm màu nó đều có quy luật và công thức hết, cấu tạo của 1 hợp âm bao gồm note nào note nào,... Cái này thì nâng cao quá, mình không nói hết được
Nói chung là chơi mỳ ăn liền thì thím không đáp ứng được 2 nhu cầu trên đâu, phải học bài bản đấy. Mình từng đi sai hướng nên hiểu rất rõ

Gửi từ Google Pixel 3 bằng vozFApp
 
EM có một số câu hỏi có nhiều khúc mắc mong các bác giúp:
Em thì muốn học sáo trúc/tiêu, muốn học kiểu bài bản luôn ấy anh, tốn thời gian bao nhiêu cũng đc, miễn sao phải thực chuyên, không tính trình độ bằng các bác học nhạc viện ra nha:big_smile:. Nếu như vậy thì tốn tg bao lâu? tiền bạc có tốn kém không? có thể tự họcđược không? (chắc khó lắm, nếu đi học thì học ở đâu?). Khi học xong thì qua nhạc cụ thứ 2 có dễ hơn không? (đàn tỳ bà) Và cuối cùng là có cần năng khiếu gì không ? (kiểu như cấu trúc miệng, tay gảy các kiểu,..)
 
Back
Top