thảo luận [Âm nhạc] Giải đáp thắc mắc của vozer về học nhạc cụ

Cái đấy dựa vào tai và kinh nghiệm, chứ lsao có công thức. Vậy ngta ms sinh ra người hoà âm cho1 bài hát. Công thức chỉ là ví dụ hợp âm X sẽ được sử dụng những nốt mở rộng nào, từ đó thím sẽ lựa chọn nốt nào phù hợp vs tính chất bài hát, ý của lời bài hát, theo phong cách của thím, . Ví dụ thím chơi nhạc nhẹ bt thì thường chỉ dùng 9,11,13 nhưng muốn có chút màu jazz thì thường phải mấy hợp âm có tension chromatic như #9,b9,#11, b13. Nhạc jazz đặc điểm của nó là tiến trình tạo sự căng thẳng, bất ổn định cao rồi giải quyết về sự ổn định.
mình tự học guitar đệm hát bằng giáo trình caruli có ổn ko fen, đang học đánh tab sợ hỏng mất cơ bản
 
À, extended chord ngta gọi là hợp âm mở rộng, và nốt mở rộng đó ngta gọi là tension. Tension thì có thể tension của diatonic hoặc chromatic. Mục đích là để tăng sự giải quyết, tăng cái mong muốn(expected) đi tới một hợp âm có tính ổn định hơn.
Trong jazz thì tension thì dựa vào mode của hợp âm đó. Tension diatonic thì là 9-11-13. Còn tension chromatic thì là #9,b9,#11, b13...
Sử dụng nó thì phải tùy thuộc vào mode, ví dụ II-7 thì là mode Dorian. Dựa vào các nốt chính của hợp âm(Chord tones) để biết tension nào được dùng, cái nào cần tránh. Khi đc dùng rồi, thì cũng phải xem nó hợp vs giai điệu ko, hợp vs sắc thái bài hát ko. Ví dụ như tiến trình 2-5-1 ở giọng thứ thì bthuong sẽ là II-7 V7 I-7 nhưng thường họ sẽ thêm tension như b9, b5 vào để tăng expected of resolution khi trở về hợp âm đích (target chord).-> II-7b5 V7b9 I-7 .
Khi thêm b5 với b9 vào, khiến tạo cho người nghe cảm giác hợp âm đích của nó sẽ là minor, vì cảm giác nó làm bất ổn định kiểu màu yếu đuối, màu yếu đuối thì sẽ giúp ngta mong chờ về hợp âm thứ hơn là trưởng.
Khi bác nghiên cứu triad cơ bản thì nó cũng có tension release rồi mà bác Dominant cũng dc coi là Tension mà ??

Thế em mới thắc mắc về Dissonance Resonance ko biết nó dựa trên scale hay Chord mà
 
Khi bác nghiên cứu triad cơ bản thì nó cũng có tension release rồi mà bác Dominant cũng dc coi là Tension mà ??

Thế em mới thắc mắc về Dissonance Resonance ko biết nó dựa trên scale hay Chord mà
Theo hoà âm jazz thì tension là những nốt 9-11-13 và chromatic. Còn Dominant được gọi là hợp âm ko ổn định diatonic có chức năng hút mạnh về Tonic, chứ ko phải tension hay gì.
 
các fen cho hỏi muốn chơi bass thì có phải học guitar trước không nhỉ :( mấy ông ở đây bắt phải biết chơi guitar, trong khi forum trên mạng bảo là đếch cần, và ông thầy nào bắt đánh guitar trước thì nên té
Ko cần, dân việt nam có tật học con card gì về guitar cũng phải học guitar thùng trước, đéo cần thiết. Học guitar điện cũng kêu học guitar thùng, học bass cũng kêu học guitar thùng, mất thời gian, giảm hứng thú. Cứ bắt tay vào học thẳng nhạc cụ mà mình muốn, tập nhiều trình sẽ lên, đéo cần phải qua guitar thùng làm cc gì.
 
mình tự học guitar đệm hát bằng giáo trình caruli có ổn ko fen, đang học đánh tab sợ hỏng mất cơ bản
Giáo trình caruli cũng ok đấy, nhưng nó thiên về luyện ngón hơn. Còn để đệm hát thì sẽ phải học thêm về tiết tấu tay phải và hoà âm.
 
tui học piano nhìn sheet đàn được để giải trí thôi còn nâng cao thì cứ từ từ. Có cuốn nào tổng hợp các bài đơn giản ko nhỉ hay cứ tự down về mày mò học thôi
Bác nghe nhiều nhạc không lời thì không thiếu bài để mà tập sau quyển MdR đâu. Gợi ý vài bài mình từng tập những năm đầu: Chaconne, Indigo, 27 May (Yiruma); Reason (Autumn in my Heart OST)
 
bác có biết chỗ nào ở TPHCM dạy guitar ok ko bác, giới thiệu cho mình, khổ quá tự mãi mà vẫn ko đc.
cảm ơn bác nhiều
 
Chủ thớt có biết nhiều về hòa âm không nhỉ? Trước giờ mình hay chơi lướt 2-5-1 trong âm giai trưởng, không biết trong âm giai thứ có thể dùng 2-5-1 để lướt không, nếu có thì có thể cho mình một vài ví dụ và cách áp dụng với nhé :beauty:
 
Chủ thớt có biết nhiều về hòa âm không nhỉ? Trước giờ mình hay chơi lướt 2-5-1 trong âm giai trưởng, không biết trong âm giai thứ có thể dùng 2-5-1 để lướt không, nếu có thì có thể cho mình một vài ví dụ và cách áp dụng với nhé
Giọng thứ với giọng trưởng đều 2-5-1 được hết. Quan trọng cái đích tới là gì. Thường khi "1" là hợp âm thứ, thì sẽ là II-b5 V7b9 I-7. Công thức mình cho bạn rồi thì cứ thế mà phang thôi. Còn sâu hơn vì sao lại thế thì ko thể giải thích ngắn gọn đc, nó liên quan đến mode, modal interchange, second dominant và related II.
 
Giọng thứ với giọng trưởng đều 2-5-1 được hết. Quan trọng cái đích tới là gì. Thường khi "1" là hợp âm thứ, thì sẽ là II-b5 V7b9 I-7. Công thức mình cho bạn rồi thì cứ thế mà phang thôi. Còn sâu hơn vì sao lại thế thì ko thể giải thích ngắn gọn đc, nó liên quan đến mode, modal interchange, second dominant và related II.
Theo như công thức kia, là thứ bậc I thay hẳn thành 7 át luôn à thím?
 
Có vấn đề nữa muốn hỏi thím nè, trong vòng 2-5-1 thím có nhắc đến 7b9, thường thì mình chỉ chơi 7 át nếu có xuất hiện 7b9. Trong các hợp âm 11 thì note bậc 3 nghe rất khó chịu khi chơi cùng với bậc 11, nên thường bỏ đi bậc 3. Vậy trong hợp âm 7b9 này bậc 1 và bậc 9 giáng có bị xung khắc không nhỉ? Hay vấn đề này chỉ xuất hiện trên các note bậc 3?
 
Có vấn đề nữa muốn hỏi thím nè, trong vòng 2-5-1 thím có nhắc đến 7b9, thường thì mình chỉ chơi 7 át nếu có xuất hiện 7b9. Trong các hợp âm 11 thì note bậc 3 nghe rất khó chịu khi chơi cùng với bậc 11, nên thường bỏ đi bậc 3. Vậy trong hợp âm 7b9 này bậc 1 và bậc 9 giáng có bị xung khắc không nhỉ? Hay vấn đề này chỉ xuất hiện trên các note bậc 3?
ko bị xung khắc, vì hợp âm dùng nốt b9 này là dominant 7, và hơn nữa nó ko phải tension gốc, mà là tension chromatic. Còn với bậc 4 và bậc 3 xung khắc ví dụ như CM7(11) hay G11 thì đều xung khắc cả, vì nó xảy ra là quãng 2 thứ hoặc 9 thứ với chord tone. Trong hoà âm người ta gọi đó là nốt tránh. Nên trong hợp âm bậc I hay bậc V ngta chỉ dùng 1 trong 2 là nốt 3 hoặc nốt 4. Muốn hiểu sâu hơn thì phải nói 1 bài dài về mode của các bậc trong hợp âm như Ionian, Dorian, Phrygian, Lydian, Mixolydian,...Thì mới thấy nốt nào sẽ là nốt tránh.
 
Last edited:
ko bị xung khắc, vì hợp âm dùng nốt b9 này là dominant 7, và hơn nữa nó ko phải tension gốc, mà là tension chromatic. Còn với bậc 4 và bậc 3 xung khắc ví dụ như CM7(11) hay G11 thì đều xung khắc cả, vì nó xảy ra là quãng 2 thứ hoặc 9 thứ với chord tone. Trong hoà âm người ta gọi đó là nốt tránh. Nên trong hợp âm bậc I hay bậc V ngta chỉ dùng 1 trong 2 là nốt 3 hoặc nốt 4. Muốn hiểu sâu hơn thì phải nói 1 bài dài về mode của các bậc trong hợp âm như Ionian, Dorian, Phrygian, Lydian, Mixolydian,...Thì mới thấy nốt nào sẽ là nốt tránh.
Thank thím, kiến thức hòa âm của thím cũng khá quá nhỉ :beauty: Thím biết ở HN có thầy nào dạy nhạc Jazz tốt không, chứ mấy người mình biết toàn ở SG hết
 
Thank thím, kiến thức hòa âm của thím cũng khá quá nhỉ :beauty: Thím biết ở HN có thầy nào dạy nhạc Jazz tốt không, chứ mấy người mình biết toàn ở SG hết
Cái này mình ko rõ, vì ở VN mình thấy về hoà âm phối khí chỉ hâm mộ Hoài Sa, Đức Trí, Nguyễn Hải Phong, Quốc Trung... học thì mong đc học họ, Hoài Sa là 1 người hoà âm chơi nhạc Jazz khá đỉnh. Nhưng mà cũng ko có nhu cầu học quá sâu để đi vào lĩnh vực sản xuất âm nhạc chuyên nghiệp, mục đích học của mình chủ yếu để tự reharmonize, voicings và voice leading, improv được, nên toàn tự đọc sách nước ngoài đáp ứng mục đích thôi. Càng học sâu càng thấy đa dạng, và kiến thức của mình nhỏ bé thím à, nữa là vốn tiếng anh mình ko quá giỏi nên đọc sách nước ngoài cũng ko thể hiểu được hết sự diễn đạt của họ 100% đc :)
 
Chào bác bác giúp e cái hòa.âm bài này dc ko .
Mình lên đây chỉ để chia sẻ, học hỏi và thảo luận với m.n về học nhạc thôi chứ ko giúp đặt hoà âm đâu. Ai cũng vào đây vất bài hát r nhờ đặt hộ, vừa mất thời gian, lại giống như 1 thanh niên ở # trên xong mình đặt hộ k 1 lời cảm ơn, thì cảm thấy chất xám mình bỏ ra ko đáng thím ạ.
 
Back
Top