kiến thức Án lệ số 17/2018/AL về tình tiết “Có tính chất côn đồ” trong tội “Giết người” có đồng phạm

monkey11178

Senior Member
2020c4e61514-a2db-46e3-99ce-aad1d88cceda.jpg

Nguồn ảnh: internet
Án lệ số 17/2018/AL được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 17 tháng 10 năm 2018 và được công bố theo Quyết định số 269/QĐ-CA ngày 06 tháng 11 năm 2018 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

Nguồn án lệ: Quyết định giám đốc thẩm số 07/2018/HS-GĐT ngày 20-3-2018 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về vụ án “Giết người” đối với bị cáo Nguyễn Văn H, sinh năm 1977; trú tại phố A, thị trấn C, huyện P, tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Bị hại: Ông Dương Quang Q.

Vị trí nội dung án lệ: Đoạn 1 phần “Nhận định của Tòa án”.

Khái quát nội dung của án lệ:

- Tình huống án lệ: Trong vụ án có đồng phạm, chỉ vì mâu thuẫn nhỏ trong sinh hoạt, các đồng phạm đã rủ nhau đánh dằn mặt bị hại.
Khi thực hiện tội phạm, người thực hành dùng mã tấu chém liên tiếp vào vùng đầu, mặt, chân, tay của bị hại; việc bị hại không chết là ngoài ý muốn chủ quan của người thực hành.
Người xúi giục không có mặt khi người thực hành thực hiện tội phạm, không biết việc người thực hành sử dụng mã tấu chém vào những vùng trọng yếu trên cơ thể bị hại nhưng đã để mặc cho hậu quả xảy ra.

- Giải pháp pháp lý: Trường hợp này, người thực hành phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Giết người” với tình tiết định khung là “Có tính chất côn đồ”. Người xúi giục bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Giết người” nhưng không bị áp dụng tình tiết định khung “Có tính chất côn đồ”.

Quy định của pháp luật liên quan đến án lệ:
- Điểm n khoản 1 Điều 93 Bộ luật Hình sự năm 1999 (tương ứng điểm n khoản 1 Điều 123 Bộ luật Hình sự năm 2015);
- Khoản 2 Điều 93 Bộ luật Hình sự năm 1999 (tương ứng với khoản 2 Điều 123 Bộ luật Hình sự năm 2015).

Từ khóa của án lệ: “Đồng phạm”; “Có tính chất côn đồ”; “Vùng trọng yếu trên cơ thể”; “Người thực hành”; “Người xúi giục”; “Tội giết người”.

NỘI DUNG VỤ ÁN

--------------------
Án lệ là gì?
Án lệ (tiếng Pháp-Jurisprudence) được hiểu là: Đường lối giải thích và áp dụng luật pháp của các tòa án về một điểm pháp lý, đường lối này đã được coi như một tiền lệ, khiến các thẩm phán sau đó có thể noi theo trong các trường hợp tương tự. Nói nôm na, xử theo án lệ là việc tòa cấp dưới vận dụng các phán quyết có từ trước của tòa cấp trên để đưa ra một phán quyết mới tương tự trong một vụ việc tương tự.

---
Nguồn: tapchitoaan, thuvienphapluat​
 
Back
Top