thảo luận Android có thật sự là mã nguồn mở không? Có phải vì mã mở nên dễ tùy biến và kém an toàn?

CryWoman

Member
5758822_cover_home_android_phone.jpg


Chúng ta thường nói với nhau rằng Androidmã nguồn mở, cho nên nó dễ tùy biến. Khoan khoan, dừng lại khoảng chừng là 2 giây. Có một vài thứ cần làm rõ: Android có thật sự là mã nguồn mở hay không? Có phải vì nó là mã nguồn mở nên nó “dễ tùy biến” hay không? Và có phải do mã nguồn mở mà Android “kém an toàn hơn iPhone" hay không?

Android có phải là mã nguồn mở không?

Đúng, Android là mã nguồn mở. Android ban đầu được phát triển bởi công ty tên là Android Inc. luôn, sau đó Google mua lại công ty này sau 2 năm và bắt đầu phát triển Android thành một sản phẩm của riêng mình, nhưng họ vẫn giữ phần cốt lõi của Android ở dạng mã nguồn mở - open source.

Cái phần mã mở này chính là Android Open Source Project (AOSP). Nó là cái mà các hãng sản xuất sẽ sử dụng để đưa vào thiết bị của mình. Phần cốt lõi này cũng chứa những tính năng cơ bản nhất của Android, ví dụ như khả năng phân quyền và truy cập của từng app, cách mà phần cứng giao tiếp với phần mềm, hay điều khiển việc hiển thị hình ảnh lên màn hình… Bạn có thể tham khảo về AOSP ở đây.

Ngày xưa lúc anh em chơi ROM cho điện thoại Android, anh em sẽ thấy có một số dự án ghi là ROM AOSP. Thì các ROM đó được xây dựng dựa trên phần Android mã nguồn mở rồi bổ sung thêm các công cụ mà modder nghĩ là phù hợp đấy.

5758828_Android_open_source_project_structure.jpg


Các tầng quan trọng của Android. Dưới cùng là nhân Linux (nhưng cũng có một số tùy biến của Google, ví dụ như việc nó sẽ gay gắt hơn trong chuyện quản lý RAM), ở giữa là các lớp HAL (giúp abstract hóa việc liên lạc giữa phần mềm và phần cứng), bên trên là môi trường chạy Android Runtime, rồi đến bộ framework để app hoạt động (ví dụ: làm sao để mở file, làm sao để app truy cập camera, làm sao để app hiển thị nút lên màn hình), và trên cùng là các app mà bạn sử dụng.

Nhưng nếu chỉ riêng AOSP không thì chưa đủ, nó chưa thể làm cho điện thoại của bạn chạy được. Nhà sản xuất sẽ cần bổ sung thêm các driver từ hãng làm chip như Qualcomm, MediaTek, rồi phải cài thêm các app độc quyền của mình để cung cấp những tính năng đặc biệt, chưa kể phải có một bộ giao diện riêng như Samsung OneUI, Xiaomi MIUI chẳng hạn. Tất cả những thứ này thì lại không phải là phần mềm mã nguồn mở, nó thuộc sở hữu và làm hàng làm riêng của các hãng.

Nói đâu xa, ngay trên chính con Google Pixel, thì bộ giao diện của Pixel là độc quyền Google. Các app Google như Gmail, Maps, YouTube cũng là độc quyền. Rồi đến cả Google Camera cũng là hàng độc quyền của riêng Google, đâu có máy nào khác được cài một cách chính thức đâu. Anh em chúng ta phải đi sideload là vậy đấy.

5758820_Google_Pixel_UI.jpg


Ngoài ra, nhiều dự án mã nguồn mở thường có động lực phát triển đến từ cộng đồng. Cộng đồng đưa ra yêu cầu, các developer nhảy vô cùng chọn, cùng làm. Tuy nhiên, với Android, động lực phát triển đến từ Google, chứ không phải chủ yếu từ cộng đồng.

Tóm lại, Android đúng là mã nguồn mở, nhưng những thứ bạn tương tác hằng ngày trên Android thì khả năng cao là không phải mã nguồn mở.

Có phải vì Android mã nguồn mở nên dễ tùy biến không?

Chắc chắn là không. Chuyện mã nguồn mở và chuyện dễ tùy biến là hai thức độc lập. Chúng ta hay nói Android “mở” nên dễ tùy biến, thì chữ "dễ" này nên hiểu là cách mà Android được thiết kế ra để tương tác với người dùng, với các thành phần khác của điện thoại, cũng như cách mà Android chừa các thành phần để bên thứ 3 có thể giao tiếp với hệ thống.

Ví dụ, với điện thoại Android, bạn có thể dễ dàng cài các trình quản lý file và sử dụng một cách quản lý tương tự như khi bạn dùng máy tính. Đó là do Android mở phần này ra cho bên thứ 3 cùng sử dụng. Với iOS, Apple quyết định không làm điều đó, họ không cho app bên ngoài tương tác với file system. Họ cũng dẹp không cho các app bên ngoài điều chỉnh giao diện hệ điều hành.

5758834_5691878_cover_home_android_12_chinh_thuc_2.jpg


Tóm lại, Android “mở” là do cách Google thiết kế hệ thống, và iOS “đóng”, “tù” là cũng do cách Apple thiết kế ra nó là như thế, họ chọn đi như thế, chứ không liên quan đến chuyện mã nguồn mở hay đóng.

Và thật ra, nếu bạn lấy một con điện thoại Android mới ở năm 2021 ra khỏi hộp để dùng, thì thật ra cái bạn dùng để tùy biến Android cũng không phải là quá nhiều, vì cái gì cần thì đa số đều đã được trang bị sẵn cả rồi. Một số người có thể đổi thêm widget, font chữ… chứ chúng ta đã không còn ở cái thời mà điện thoại Android phải chỉnh tùm lum mới xài được.

Có phải do mã nguồn mở mà Android kém an toàn hơn iOS?


Cũng không phải. Những hệ thống mã nguồn mở không chắc sẽ kém bảo mật hơn so với các hệ thống mã nguồn đóng, và ngược lại, chưa chắc đóng thì sẽ an toàn hơn mở. Ví dụ, các bạn thấy Windows đó, là một phần mềm mã nguồn đóng đó, nhưng vẫn bị tấn công ầm ầm đấy thôi, máy tính bị nhiễm virus vẫn là câu chuyện thường thấy và ransomware tấn công các doanh nghiệp vẫn là chuyện hàng ngày.

Chuyện Android kém bảo mật hơn iOS đến từ các mà Android thiết kế việc cài app, cách mà Google duyệt app trước khi cho lên Play Store, cũng như cách mà app Android đòi quyền truy cập. Dễ thấy nhất là việc Android cho phép người dùng “sideload” app không thông qua các cửa hàng ứng dụng, và tuy mặc định người dùng không thể cài sideload nhưng kẻ xấu hoàn toàn có thể lừa người ta bật tùy chọn sideload phát một. Còn với iOS, chuyện cài sideload là cực kì phức tạp, không hề dễ (nhưng vẫn có cách).

5758841_5585678_tren_tay_galaxy_z_fole_3_tinhte_12.jpg


Nhưng mấy vụ trên cũng là chuyện lâu rồi, giờ thì Android đã cải thiện tính bảo mật rất nhiều, quy trình duyệt app có cải thiện (tuy mình thấy là cũng chưa kĩ như Apple) và Android cũng đã quan tâm hơn đến việc bảo vệ quyền riêng tư của khách hàng. iPhone giờ cũng dễ bị tấn công như Android vậy. Nên nếu nói về độ bảo mật thì giờ mình đánh giá Android và iPhone cũng ngang ngang nhau thôi.

Bài này ban đầu mình thấy ý tưởng của MakeUseOf, nhưng mình thấy là vẫn còn nhiều người quanh mình hiểu nhầm về sự “mã nguồn mở” của Android nên mình giải thích thêm vài thứ nữa cho mọi người có thêm thông tin nhé.


Duy Luân tinhte
 
xưa thôi vì máy root và cài afk lung tung, chay đua nên kho ứng dụng duyệt cũng dễ, giờ thì vẫn kém so với iOS nhưng không nhiều (chủ yếu do cấp quyền cho ứng dụng thoáng hơn iOS, dễ sử dụng nhưng cũng dễ bị tấn công hơn)
 
root thi sài chùa đc nhiều app trả phí,mod các kiểu...ko root danh cho nhưng người hài lòng với nhưng gi nhà sãn xuất cung cấp cho
 
tưởng hãng nào cũng dùng giao diện pixel đc chứ nhỉ. chỉ là họ thích tuỳ biến cho khác biệt. mấy con Android One ko biết có sẵn Gcam ko?
YMk8lBu.png
 
tưởng hãng nào cũng dùng giao diện pixel đc chứ nhỉ. chỉ là họ thích tuỳ biến cho khác biệt. mấy con Android One ko biết có sẵn Gcam ko?
YMk8lBu.png
giao diện pixel khác android one. Các hãng chỉ dc dùng cái android aosp hoặc android one, tất cả những cái có chữ pixel là tuỳ biến riêng của google cho máy pixel. Android one ko có sẵn gcam, chỉ pixel có
 
Back
Top