đánh giá Apple A15 Bionic: Khi điểm benchmark không phải là tất cả

CryWoman

Member
Apple đã chính thức giới thiệu con chip A15 Bionic của mình vào hồi giữa tháng. Và thay vì so sánh với A14 Bionic có trên những thế hệ iPhone năm ngoái, giờ đây, Apple lại đưa con chip mới nhất của mình “đọ sức” với những đối thủ Android. Tất nhiên, kết quả luôn cho thấy sự vượt trội của nhà Apple.

image.png


Nhiều người đều cố gắng suy luận tốc độ của A15 Bionic dựa trên các tuyên bố của Apple và tự hỏi liệu công ty có đang che giấu những cải tiến hiệu năng trong A15 vì chúng không quá ấn tương hay không. Mọi thứ đã trở nên rõ ràng hơn rất nhiều khi nhiều người dùng được cầm trên tay những chiếc iPhone 13 cũng như iPad mini mới.

Mọi thứ đằng sau A15 phức tạp và thú vị hơn nhiều người tưởng tượng. Nói chung, Apple đang sản xuất một con chip nhưng theo 3 cách khác nhau. Dẫu một số khía cạnh của A15 không có gì quá đặc biệt, thế nhưng, những khía cạnh khác lại khá ấn tượng. SoC tiên tiến này của Apple được sản xuất dựa trên tiến trình 5nm khá phức tạp.

A15 là một dòng sản phẩm​


image (1).png


Dẫu cả iPhone 13, iPhone 13 Pro lẫn iPad mini 6 đều được trang bị A15, thế nhưng, chúng lại sử dụng A15 theo mỗi một cách khác nhau. A15 trong 4 mẫu iPhone 13 và iPhone 13 Pro đều chạy ở xung nhịp 3,23GHz, nhưng A15 trong iPad mini 6 lại được hạ xung xuống còn 2,93GHz. Những con chip A15 trong iPhone 13 Pro và iPad mini 6 có 5 nhân đồ họa, trong khi con số này của A15 trong iPhone 13 chỉ là 4.

Giống như cách công ty phân hóa các biến thể cho những cỗ máy Mac, Apple dường như cũng muốn cung cấp nhiều phiên bản chip cho những thiết bị iOS. Apple không bao giờ bình luận về những vấn đề này. Nhiều người suy đoán, dựa vào thiết kế của mỗi thiết bị cũng như năng suất chip, Apple quyết định triển khai con chip A15 duy nhất của mình với 3 cách thiết lập khác nhau.

image (2).png


Điều này hoàn toàn phù hợp với Apple. Nhìn theo một khía cạnh nào đó, công ty đã quá ngông cuồng khi cứ tạo ra một thiết kế chip hoàn toàn mới sau mỗi năm và chỉ sử dụng trong các sản phẩm của riêng họ. Và giờ công ty dường như đang chững lại. Nhưng nhìn theo cách khác, công ty đang tận dụng mọi khía cạnh: một thiết kế chip lõi được triển khai ra nhiều biến thể khác nhau trên dòng sản phẩm của mình, với số lượng GPU ít hơn, xung nhịp thấp hơn, và có một biến thể mạnh mẽ sở hữu nhiều nhân hơn dành cho những hệ thống cao cấp.

Nhiều người phỏng đoán, những chiếc MacBook Pro mới sẽ được trang bị con chip M1X, một phiên bản nâng cấp của bộ xử lý M1, vốn cũng được xây dựng dựa trên thiết kế A14. Nhưng A15 giờ đây đã xuất hiện, nhiều người hi vọng, nó sẽ cung cấp sức mạnh cho bộ xử lý M2 có trong những mẫu Mac thấp cấp cũng như iPad Pro trong năm 2022, đồng thời có thêm phiên bản M2X dành cho các thiết bị cao cấp hơn.

Ý tưởng các thiết kế chip riêng biệt của Apple có thể quá xa xỉ ở thời điểm hiện tại. Dẫu vậy, Táo khuyết vẫn có thể áp dụng chiến lược thiết kế một con chip duy nhất và vắt kiệt độ hiệu quả của chúng từng chút một.

Những cải thiện thật sự trong A15 Bionic​

Dẫu A15 Bionic vẫn khá nhanh và mạnh mẽ, nhưng chắc chắn, nó là một bản nâng cấp nhỏ hơn so với những gì chúng ta đã thấy trong vài năm qua. Trong khi 4 lần nâng cấp bộ xử lý gần nhất đều đạt mức cải thiện tốc độ trung bình khoảng 20% đối với hiệu năng đơn nhân, A15 chỉ nhanh hơn A14 khoảng 11%. Đối với hiệu năng đa nhân, mức cải thiện tốc độ thậm chí còn ít hơn, khoảng 4%, so với mức tăng trung bình 22% mỗi năm trong 3 năm qua.

image (3).png


Nhưng những lợi ích A15 mang đến thực sự lại là các yếu tố bên ngoài tốc độ nhân CPU. Đầu tiên, bộ xử lý đồ họa trong A15 Bionic là một nâng cấp cực kỳ lớn. iPhone 13 Pro đạt điểm cao hơn 50% so với iPhone 12 Pro trong các thử nghiệm dựa trên GPU, và thậm chí GPU 4 nhân có trong iPhone 13 cũng mạnh mẽ hơn 16%.


Dĩ nhiên, thời lượng pin cũng được cải thiện. Bên cạnh các modem 5G mới hơn, viên pin lớn hơn cùng màn hình tự động thay đổi tần số quét trên những mẫu iPhone 13 Pro, con chip A15 Bionic cũng góp công lớn trong việc cải thiện khả năng tiết kiệm năng lượng.

Luôn được giới công nghệ để mắt đến​


image (4).png


Trong vài năm quá, các kỹ sư chip của Apple đã “quá chiều chuộng” giới công nghệ. Những mức cải thiện mà họ đã đạt được về hiệu năng thô cho nhân CPU là cực kỳ ấn tượng. Và mức tăng trong năm nay không tương đồng với các tiêu chuẩn đó.

Tuy thế, mọi thứ đằng sau chúng lại phức tạp hơn thế. Hầu hết các nâng cấp công nghệ thường không diễn ra theo hàng năm, thế nên, những mức tăng đó được dồn nén lại. Từ đó, chúng ta có một năm có nhịp độ chậm hơn một chút để chuyển sang những năm sau ấn tượng và bùng nổ hơn với một chiếc điện thoại mới nhanh hơn gấp đôi thế hệ cũ. Các nhân CPU cũng không phải là thành phần duy nhất xác định tốc độ của thiết bị. Chúng còn là GPU, Neural Engine và thậm chí là cả các bộ mã hóa và giải mã media. Gần đây, Apple đã đạt được nhiều bước tiến trong các lĩnh vực đó.

Khi nhìn lại, rốt cuộc, hoạt động chip của Apple bắt đầu bằng cách tạo ra một con chip iPhone. Sau đó, họ lại tạo ra một biến thể nhiều nhân hơn cho iPad, và tăng số nhân lên cao hơn nữa để có thể chạy macOS. Gã khổng lồ công nghệ đến từ Cupertino này dường như cũng sắp phát hành một biến thể có số nhân CPU, GPU nhiều hơn nữa nhằm phục vụ nhu cầu của người dùng Mac chuyên nghiệp. Và nhu cầu cao cấp hơn nhiều của những người dùng Mac Pro cũng sẽ cần được giải quyết.

Còn rất nhiều điều nữa đang diễn ra và A15 mới chỉ là “mở bài” của câu chuyện đó.




Theo Mac World
 
A15 trên con 13 thường nên đặt tên là A14+ thì đúng hơn
Vi kiến trúc nhân cpu giữ nguyên. Cả CPU lẫn GPU chỉ tăng ~ 10%.
 
Ae cho hỏi
Thấy các hãng hay khoe có bao nhiêu tỷ tỷ bóng bán dẫn
Ô thế những con chip đời đầu người ta ko thiết kế full à? Hay có công nghệ gì ghép/nhập để tăng số bóng bán dẫn?
Năm nào cũng ra chip mới? Vậy thì là thiết kế lại hay sắp xếp lại bóng bd? Thế thì những chip sau cải tiến ở điểm gì nhỉ?

Mấy câu hỏi ngu mong ae thông cảm :D

via theNEXTvoz for iPhone
 
Ae cho hỏi
Thấy các hãng hay khoe có bao nhiêu tỷ tỷ bóng bán dẫn
Ô thế những con chip đời đầu người ta ko thiết kế full à? Hay có công nghệ gì ghép/nhập để tăng số bóng bán dẫn?
Năm nào cũng ra chip mới? Vậy thì là thiết kế lại hay sắp xếp lại bóng bd? Thế thì những chip sau cải tiến ở điểm gì nhỉ?

Mấy câu hỏi ngu mong ae thông cảm :D

via theNEXTvoz for iPhone
con CPU đời đầu là Intel 4004 dẫn dùng tiến trình 10 µm, có 2300 bóng bán dẫn trên diện tích 12 mm2. Con A15 dùng tiến trình 5 nm, tức là nhỏ hơn 2000 lần, diện tích die là 108 mm2.
 
Ae cho hỏi
Thấy các hãng hay khoe có bao nhiêu tỷ tỷ bóng bán dẫn
Ô thế những con chip đời đầu người ta ko thiết kế full à? Hay có công nghệ gì ghép/nhập để tăng số bóng bán dẫn?
Năm nào cũng ra chip mới? Vậy thì là thiết kế lại hay sắp xếp lại bóng bd? Thế thì những chip sau cải tiến ở điểm gì nhỉ?

Mấy câu hỏi ngu mong ae thông cảm :D

via theNEXTvoz for iPhone
Những con chip đời đầu dùng công nghệ cũ, tiến trình tính bằng µm, sau đó người ta cải tiến xuống 45nm,32nm. 28nm, 14nm.... Tiến trình càng nhỏ thì càng nhét được nhiều bóng bán dẫn trên 1 diện tích. Ra chip mới ko chỉ là tăng, sắp xếp lại bóng bán dẫn mà còn rất nhiều cải tiến về công nghệ như hỗ trợ 3G,4G,5G, tăng sức mạnh như tdp ở mức thấp, phân chia lại tiến trình cpu, tăng số lượng ram hỗ trợ, ảo hóa...vv..vv
 
sang năm thằng TSMC nó mà chế được con chip 1nm thì nhức nách luôn. công nghệ vãi đái thật

hồi 10 năm trước khi mà đang loay hoai ở tiến trình 32 hay 48nm tôi nhớ có đọc bài báo cho rằng 4nm là đã đạt giới hạn vật lý của transistor. lúc đó đang có mấy dự án viễn vông về máy tính lượng tử. Người ta hi vọng máy tính lượng tử là tương lai của thiết bị tính toán.

vèo một phát mười năm sau nó xuống con mẹ nó 5nm. 3nm đang thử nghiệm,1nm đang nghiên cứu con mẹ nó rồi, vãi đạn. Tui cũng học điện tử nhưng theo kểu cưỡi nghựa xem hoa của nền giáo dục nước nhà. thấy công nghệ nó phát triển theo cấp số nhân luôn
 
Ae cho hỏi
Thấy các hãng hay khoe có bao nhiêu tỷ tỷ bóng bán dẫn
Ô thế những con chip đời đầu người ta ko thiết kế full à? Hay có công nghệ gì ghép/nhập để tăng số bóng bán dẫn?
Năm nào cũng ra chip mới? Vậy thì là thiết kế lại hay sắp xếp lại bóng bd? Thế thì những chip sau cải tiến ở điểm gì nhỉ?

Mấy câu hỏi ngu mong ae thông cảm :D

via theNEXTvoz for iPhone

Thấy các hãng hay khoe có bao nhiêu tỷ tỷ bóng bán dẫn
Ô thế những con chip đời đầu người ta ko thiết kế full à? Hay có công nghệ gì ghép/nhập để tăng số bóng bán dẫn?
Không hiểu lắm cái câu "người ta không thiết kế full à" cho lắm.

Chip đời đầu dùng côngnhệ cũ, tạo ra các cell transistor lướn như 32nn, 28nm. Hồi đó công nghệ máy quang khắc chưa phát triển như bây giờ. Và người ta phải tính toán làm saoo để nhét các transistor đó vào một lượng diện tích đã được chuẩn hóa. như PGA775,1150,1155,1151 của intel. [một số con chip riêng biệt cho mục đích riêng biệt có thể làm to hơn như bàn tay chẳng hạn, mình không chắc, thì sẽ chưa được nhiều hơn] Vậy nên số lượng transistor sẽ bị giới hạn ở một số lượng nhất định

ngày nay với công nghệ làm chip tiên tiến hơn. cũng với diện tích quy định đó thì họ càng nhét được nhiều transtor vào. Số lượng transistor nhiều sẽ làm được nhiều thứ hơn như
-tích hợp được nhiều module như sóng mạng, wifi, nfc.. lên hẳn 1 con chip all in one chứ không phải ghép module rời, giúp bản mạch được nhỏ hơn.
-tạo ra được nhiều công nghệ hơn cho con chip [ảo hóa, đa phân luồng, bảo mật...] mà không cần phải mở rộng diện tích chứa transistor ...
nhiều thứ lắm. mình trả lời cưỡi ngựa thôi, dùng để tham khảo
Năm nào cũng ra chip mới? Vậy thì là thiết kế lại hay sắp xếp lại bóng bd? Thế thì những chip sau cải tiến ở điểm gì nhỉ?
công nghệ 32nm thì 1cm2 chứa được 1 bóng bán dẫn.
công ghệ 16nm chứa được 2 cái cũng trên 1cm2
Mình ví dụ thế cho bạn dễ hiểu chứ mình cũng éo biết nó chưa bao nhiêu, chỉ biết càng nhỏ nó càng nhét được nhiều
 
Last edited:
Back
Top