đánh giá Audioengine A5+

Nhờ xem thớt này xong nghiện chơi âm thanh luôn các bác ạ. Cám ơn bác chủ thớt nhiều.
Tôi lại chơi ngu khi mới rước dàn nội địa nhật ~ 10 triệu để thẩm. Quả thật cũng hơi liều khi bỏ 10 triệu mua đồ 2nd Nhật bãi. Nhưng kết quả đem lại xứng đáng quá các bác ạ.
Dàn bãi này chơi như sau: Nguồn phát Ipad chạy Nplayer chơi online qua Onedrive wma 1411kbps -> DAC của CDP -> Amplifier.
So sánh với dàn cũ là A5+ và BFi Tidal thì mình ưng dàn 2nd Nhật hơn vì hợp tai và nghe dễ vô hơn.
20210d454140-d11d-461b-8340-e0a0dd9c3498.png


via theNEXTvoz for iPhone


Chúc mừng bác. Bác chơi gì miễn là nó mang lại cảm xúc cho bác. Bác nên nghiên cứu thêm về setup loa nữa. Với setup kiểu dàn mini nghe tivi như trên ảnh và như các setup dàn mini thì chưa thể hay, mà chính con A5+ setup như thế này cũng càng không hay. Bác hình dung loa trái và loa phải mỗi con kêu 1 thứ tiếng khác nhau, và các bản thu dựa vào sự khác biệt của loa trái với loa phải để tạo ra âm trường với không gian mở rộng về bên trái, bên phải, chiều sâu và chiều cao. Loa mà để như trên ảnh thì đâu khác biệt với soundbar hoặc loa 1 cục là bao đâu. Mà đã không có âm trường thì âm hình cũng bó lại thành 1 cục, khó có loa nào hay được, chưa cần đánh giá dải âm.


Vậy bác thử xem sao, có thể thử với chính dàn mini này. Đẩy tách 2 loa trái phải này xa nhau ra. Nếu driver nó 5inch thì cứ mạnh dạn để xa nhau tầm 2 đến 2.5m. Ngồi cũng cách nó tầm đó xem trải nghiệm có khác không.
 
Phối con S8 cúng khá tiền phết nhỉ
Bác chủ có cho mang đồ là loa và amply, dây dẫn đến mượn tạm phòng để setup ko :LOL:

Phối S8 tốn thì phối Edifier T5 hoặc Klipsch R8SW lần lượt 2tr8 và 4tr5.

Mình hoan nghênh chứ, tuy nhiên đặc thù setup này nó nằm trên giường cho nên loa tích hợp thì xài được chứ còn setup thì thiếu chỗ để cục Source-DAC-Amp. :D Bác có thể qua mình trải nghiệm setup của mình và 1 buổi khác mình lại qua bác trải nghiệm setup của bác. :D
 
Chúc mừng bác. Bác chơi gì miễn là nó mang lại cảm xúc cho bác. Bác nên nghiên cứu thêm về setup loa nữa. Với setup kiểu dàn mini nghe tivi như trên ảnh và như các setup dàn mini thì chưa thể hay, mà chính con A5+ setup như thế này cũng càng không hay. Bác hình dung loa trái và loa phải mỗi con kêu 1 thứ tiếng khác nhau, và các bản thu dựa vào sự khác biệt của loa trái với loa phải để tạo ra âm trường với không gian mở rộng về bên trái, bên phải, chiều sâu và chiều cao. Loa mà để như trên ảnh thì đâu khác biệt với soundbar hoặc loa 1 cục là bao đâu. Mà đã không có âm trường thì âm hình cũng bó lại thành 1 cục, khó có loa nào hay được, chưa cần đánh giá dải âm.


Vậy bác thử xem sao, có thể thử với chính dàn mini này. Đẩy tách 2 loa trái phải này xa nhau ra. Nếu driver nó 5inch thì cứ mạnh dạn để xa nhau tầm 2 đến 2.5m. Ngồi cũng cách nó tầm đó xem trải nghiệm có khác không.
Em thấy cứ bố trí loa và vị trí nghe thành một tam giác đều là hợp lí đến 80, 90%. Phần còn lại để chủ dàn tự quyết định nốt xem sở thích ra sao, phòng nghe, bố trí thế nào.
//Mà bác có kinh nghiệm về loa DIY không ạ.
 
Dàn Mini thì VN nhiều dàn bị hype thật sự luôn, có những con bị Overpriced dù giá bên nc ngoài rất bth về VN bị thổi giá ghê lắm, trước em có mua tạm 1 dàn Mini của 1 thím Voz chuyên bán dàn là Denon MS3 giá 3tr5 thật sự thì nghe cũng bình thường thôi ! dàn Mini này em thấy đắt ở cái CDP, thường mọi người có dàn Mini thường nghe CD của nó ! còn em thì lười vãi in đc 1 cái CD nghe xong vứt đấy, rồi nghe qua cổng USB A-B của nó trên máy tính ! Nghe được 1 time thì e cũng cho bay luôn, chuyển sang dùng loa Active nghe có bluetooth tiện hơn là con HD6 :D
Chuẩn rồi bác. 2nd đúng thượng vàng hạ cám. Nhưng phải công nhận là 2nd Nhật nghe nhạc vàng/đỏ quá là nịnh tai.
Đã có 2 dàn nhập môn và càng chơi càng nghiện và tốn kém quá. Không biết bao giờ mới end game được đây.

via theNEXTvoz for iPhone
 
Bác có kinh nghiệm về mấy dàn độ DIY không ạ. Chia sẻ giúp em với.

Dàn độ DIY là sao bạn, kiểu phối ghép hay là như thế nào ? Phối ghép nó là nghệ thuật rồi, cái này phải trải qua nhiều và tốn học phí ! Còn mua mấy cái Amp hay Loa DIY mà bác mua thì xác định giá bán lại bán ve chai khi nâng cấp hoặc ko nên thay đổi nhiều ! ko thì cứ hãng mà táng ạ ! Dàn em hiện tại thì Tannoy GR, Amp Marrantz, Dây loa Innasutik 1002, Dây USB A-B Supra. Tất cả đều là hàng hãng ! Nếu có cái DIY mà dùng tạm thì có đôi chân loa nhưng theo em có điều kiện chơi hãng thì chân loa hãng sẽ đẹp hơn !
 
Chuẩn rồi bác. 2nd đúng thượng vàng hạ cám. Nhưng phải công nhận là 2nd Nhật nghe nhạc vàng/đỏ quá là nịnh tai.
Đã có 2 dàn nhập môn và càng chơi càng nghiện và tốn kém quá. Không biết bao giờ mới end game được đây.

via theNEXTvoz for iPhone

Em cũng giống bác ở ngã ba đường ! Em thì chơi theo phương pháp không lòng vòng cái nào hàng Top hàng tuyển có danh tiếng là em chơi luôn, chứ lòng vòng thử vài ba cái loa mệt đầu ! Như con hãng Tannoy thì cũng là 1 trong những cây đa cây đề trong làng Audio, em thấy hợp tai với đúng nguyên tắc chú trọng giải Mid thì em chơi luôn, đỡ lòng vòng, nhiều bác chơi Audio lâu năm bảo thằng này chơi hay đấy, trẻ tuổi mới chơi mà đã làm quả dàn tnay rồi ! Đương nhiên cũng tùy điều kiện kinh tế nữa! Quan trọng nhất chơi Audio là bác phải tìm con loa trước, cái Amp tính sau. Lo cái mồm trước còn món gì thì tính sau. Đây là câu nói mà một ông chơi Audio bảo mình !
 
Trước giờ em chưa dùng tai nghe gọi là "tốt" bao giờ, mới chỉ nghe thử ở tiệm mấy con 5 củ là tối đa thôi. Phần là vì nghe âm lượng quá nhỏ thì sức sống bài nhạc nó không bật lên được, mà nghe với âm lượng lớn thì cực kì hại tai. Nghe tai nghe, thiếu đi âm bass trong lồng ngực, với em nó mất đi cả 50% bài hát (Em không phải basshead nhé). Em chỉ cố gắng tìm lại cảm xúc khi xem liveshow, nên mọi loại tai nghe với em đều không có giá trị trong thưởng nhạc.

Các bộ dàn vi tính tầm 2 củ thì em có nghe, và vì công suất amp tích hợp quá nhỏ nên vặn 50% công suất là tiếng bắt đầu lùng bùng ở dải bass, em nghe 6C vẫn bị dính lắm. Công suất thấp + driver nhỏ nên chấp nhận nghe với âm lượng 30% đổ lại. Nhưng đúng là vẫn không thấy thỏa mãn bác ạ. Em có cảm giác là dù văn cùng một mức công suất thì loa có công suất lớn hơn (200W chẳng hạn) vẫn cho tiếng dày, ngọt hơn loa có công suất nhỏ hơn (130W chẳng hạn). Và tiếng mà loa driver lớn cho ra luôn đẹp hơn một driver nhỏ.
Có thể nói với em thì công suất loa cũng là một yếu tố để lựa chọn, vì em không nghe trong phòng kín ạ.

Bác nói thế không đúng lắm. Chơi loa bác phải tính xem diện tích phòng của bác là bao nhiêu ! Nếu bác để loa quá to trong phòng thì mở lên tiếng bass sẽ ù, công lực loa ko phát huy được hết thì làm sao ra được tiếng ? Nhất Điện, Nhì Phòng, Tam kê, Tứ kệ bác ạ !
 
Bác nói thế không đúng lắm. Chơi loa bác phải tính xem diện tích phòng của bác là bao nhiêu ! Nếu bác để loa quá to trong phòng thì mở lên tiếng bass sẽ ù, công lực loa ko phát huy được hết thì làm sao ra được tiếng ? Nhất Điện, Nhì Phòng, Tam kê, Tứ kệ bác ạ !
Em muốn nói là trong cùng một điều kiện là đã được tối ưu ấy bác. Kiểu như A2+ và A5+, nếu cùng trong điều kiện tối ưu của mỗi cặp, A2+ (near field) liệu có hát hay hơn A5+ (far field). Điểm ngọt của A2+ có ngọt hơn A5+?
 
Em muốn nói là trong cùng một điều kiện là đã được tối ưu ấy bác. Kiểu như A2+ và A5+, nếu cùng trong điều kiện tối ưu của mỗi cặp, A2+ (near field) liệu có hát hay hơn A5+ (far field). Điểm ngọt của A2+ có ngọt hơn A5+?
Không bác ơi, A5+ hơn dù near hay far

via theNEXTvoz for iPhone
 
Em muốn nói là trong cùng một điều kiện là đã được tối ưu ấy bác. Kiểu như A2+ và A5+, nếu cùng trong điều kiện tối ưu của mỗi cặp, A2+ (near field) liệu có hát hay hơn A5+ (far field). Điểm ngọt của A2+ có ngọt hơn A5+?

Mình đã phân tích ở bài review ngắn A2+, cập nhật link ở #1.

A2+ và A5+ là 2 bộ loa dù rằng NSX Audioengine không có phân biệt hay hướng dẫn gì, nhưng nên nghe theo 2 cách khác hẳn nhau. A2+ là loa desktop. Đặt lên bàn làm việc 2 bên màn hình mà thôi.

Còn A5+ hay A5+wl dù rằng nsx không hướng dẫn hay phân biệt thì lưu ý là không nên nghe theo kiểu desktop vì nó phí đi. Nó phí vì 1 là có thể nghe phần trầm của nó sẽ chán, thiếu sub-bass nhưng lại nhiều high-bass, trầm đánh cứng, punchy nhưng khô, âm hình trầm bị đẩy lên cao bùm bụp vào giữa không gian nhạc.

Cố ghép sub thì sub nó đánh chồng lấn dải nên dù có thêm sub-bass nhưng highbass càng bị đẩy lên nghe lấn mid, làm tổng thể thêm đục.

Cho nên mình vẫn có thông điệp rất rõ: Nghe theo kiểu Desktop thì nên chơi A2+ phối sub. Mình tin là nghe còn thích hơn A5+ đấy.


A5+/ A5+wl nên nghe theo kiểu setup kê đặt chuẩn cho bookshelf. Vào phòng nhỏ, tầm 14m2 đổ lại, ngồi thành tam giác đều, 2 loa cách nhau 2~2.5m, cách góc tường 40cm. Người ngồi cách tường sau tầm 80cm~1m.
Trầm lên mênh mang mà xuống sâu, mềm, thậm chí còn có chút extend khi đánh xuống kiểu rền nở như chất bass Denon headphone mà mình đã review ở #1 . Âm hình tiếng trầm đánh xuống hẳn. Hoàn toàn không cần sub chút nào thậm chí như phòng mình còn đang setting giảm lượng trầm.


Lúc này A5+/ A5+wl nó nghe ra chất hi-fi, thể hiện sâu khấu rõ ràng, và cảm giác nghe như ngồi trong khán phòng. Thần kinh của mình rất thu hút, và sẽ muốn nghe lớn volume 1 chút cho đã.

Còn A2+ là nghe nearfield, 2 bên màn hình, ngồi gần, dù âm hình cũng rất tốt, nhưng sẽ chủ yếu là nghe theo kiểu vừa nghe vừa làm việc, chứ nó không tái hiện chất sân khấu và âm trường rộng như setup của A5+. Cho nên nghe nhỏ cũng hài lòng và nghe cả ngày mà thần kinh không bị quá chú ý.


Kết luận:
_ Không nên so sánh A2+ vs A5+ bộ nào hay hơn, vì 2 con nên dùng cho 2 hoàn cảnh khác nhau.
_ Mình khuyên là nếu mua loa để nghe desktop, nên chơi A2+ + sub, đừng nghe review rồi mua A5+.
_ Nếu định đầu tư bookshelf để nghe setup hi-fi, A5+wl nếu được setup tốt sẽ cho ra chất âm cực kì hay. Nghe Desktop với A5+ đôi khi lại thấy nó dở đấy.
 
Từ lâu nay chỉ nghe Spotify, Tidal từ lâu không cho đăng kí đăng nhập hay tải app gì vì nó restricted ở Vietnam. Nhưng nay mới tìm ra service để đăng kí tidal. Hiện giờ đã có thể trải nghiệm Tidal Hi-fi phát lossless. :D

Tuy nhiên rất khó nhận ra sự khác biệt. Căn bản Quality Very High của Spotify đã rất tốt. Mình thử bật song song 2 apps và tắt qua bật lại thấy quá khó để thấy sự khác biệt về chất lượng. Các bác thử qua mình test mù xem sao :D

Dù rất khó để phân biệt chất lượng, nhưng về mặt nguyên lý, lossless chắc chắn là phải tốt hơn nén 320kbps, câu chuyện này khá giống câu chuyện dây nhợ, cứ tốt hơn mà dùng cho yên tâm :D

Sự khác biệt source nhạc này nếu có mình đánh giá thì impact chắc bằng 1/100 so với sự biến đổi chất âm của setup phòng và kê đặt, vị trí ngồi nghe. Cho nên vẫn khuyên các bác, đối với loa, chú trọng vào vấn đề setup trước và cả con DAC. Còn một khi ra setup đã hay rồi thì nguồn nào vào nghe cũng sẽ hay thôi, mình nghe youtube cũng phê, thật với các bác vậy. Còn đã setup không ổn và nghe thấy dở thì chẳng đổ tại nguồn nhạc được đâu, đã dở là sẽ dở thôi.
 
Từ lâu nay chỉ nghe Spotify, Tidal từ lâu không cho đăng kí đăng nhập hay tải app gì vì nó restricted ở Vietnam. Nhưng nay mới tìm ra service để đăng kí tidal. Hiện giờ đã có thể trải nghiệm Tidal Hi-fi phát lossless. :D

Tuy nhiên rất khó nhận ra sự khác biệt. Căn bản Quality Very High của Spotify đã rất tốt. Mình thử bật song song 2 apps và tắt qua bật lại thấy quá khó để thấy sự khác biệt về chất lượng. Các bác thử qua mình test mù xem sao :D

Dù rất khó để phân biệt chất lượng, nhưng về mặt nguyên lý, lossless chắc chắn là phải tốt hơn nén 320kbps, câu chuyện này khá giống câu chuyện dây nhợ, cứ tốt hơn mà dùng cho yên tâm :D

Sự khác biệt source nhạc này nếu có mình đánh giá thì impact chắc bằng 1/100 so với sự biến đổi chất âm của setup phòng và kê đặt, vị trí ngồi nghe. Cho nên vẫn khuyên các bác, đối với loa, chú trọng vào vấn đề setup trước và cả con DAC. Còn một khi ra setup đã hay rồi thì nguồn nào vào nghe cũng sẽ hay thôi, mình nghe youtube cũng phê, thật với các bác vậy. Còn đã setup không ổn và nghe thấy dở thì chẳng đổ tại nguồn nhạc được đâu, đã dở là sẽ dở thôi.

Thật ra 320 nó cắt bớt tần số cao hoặc quá thấp do tai người không nghe thấy cho nhẹ. Lossless thì ko cắt bớt gì cả, giữ nguyên, nhiêu dàn loa tốt tái tạo tốt chi tiết cao có thể nhận biết được ngay. Thường nếu nghe nhạc vàng, nhạc pop, nhạc pop khó nhận biết đc lắm lắm tùy từng loại nhạc
 
Thật ra 320 nó cắt bớt tần số cao hoặc quá thấp do tai người không nghe thấy cho nhẹ. Lossless thì ko cắt bớt gì cả, giữ nguyên, nhiêu dàn loa tốt tái tạo tốt chi tiết cao có thể nhận biết được ngay. Thường nếu nghe nhạc vàng, nhạc pop, nhạc pop khó nhận biết đc lắm lắm tùy từng loại nhạc

Bác có chắc chắn về việc 320kbps cắt bớt tần số cao hoặc quá thấp không? Ví dụ 320kbps nó sẽ cắt bỏ phần tần số dưới bao nhiêu Hz và trên bao nhiêu kHz? Cái này mình hỏi để hiểu chi tiết.

Theo những gì mình biết thì không có chuyện file nhạc nén cắt bớt tần số siêu trầm đâu. Vì phát trên youtube mà vẫn có thể chạy được tần số siêu siêu thấp. Ví dụ 5 10 15 20Hz. Và có track test đàng hoàng.
 


Vậy tức là phổ của nó chỉ cắt ở 20kHz thôi. Chứ không có cắt subwavelength đâu bác nhé.

Tiếp tục bàn về vụ Response. Quả thực tai người chỉ nghe tới 18kHz mà thôi dù sách vở vẫn ghi là tới 20kHz. Để kiểm chứng điều này các bác thử cài biwavegen để tự generate tần số và dùng setup tốt để lắng tai nghe thử xem có nghe được và phân biệt được các wave từ khoảng 16kHz trở lên không? Mình thử thì thấy rất khó nghe dù thử cả với loa lẫn headphone.


Nhân cái thớt của 1 bác có nghiên cứu và đo đạc phổ của rất nhiều các mẫu iem trên thị trường hiện nay mình cũng phát hiện ra là khi đo đạc ra rất nhiều mẫu iem rất gấu tiền nhưng phổ của nó cũng chỉ chưa đến 20kHz là dừng rồi, thậm chí đa số sẽ bắt đầu roll off mạnh từ khoảng trên 12kHz. Nhưng trải nghiệm âm thanh với bọn nó vẫn được gọi là hi-end đúng không các bác? Cỡ iem 1k$ liệu chưa phải hi-end sao.


Mình liên hệ đến vật lý. Note nhạc cao nhất trên đàn Piano chỉ có cần số 4186Hz tức là nằm ở quãng high-mid thôi. Họa âm bậc 1 của nó cũng mới chỉ là 8372Hz chỉ nằm ở low-treble, họa âm bậc 2 cũng mới chỉ quãng 16kHz. Ngoài ra đàn piano không có note nào cao hơn.



Từ đó mới thấy được nếu ở 320kbps và lossless chỉ khác nhau ở phổ theo đó 320kbps có dynamic range dưới 20kHz thì tầm tai người khó mà phân biệt được.






1616413461730.png



1616414097981.png




Con Sony EX1000 thậm chí đến 17kHz là dừng

1616414795116.png
 
Last edited:
Vậy tức là phổ của nó chỉ cắt ở 20kHz thôi. Chứ không có cắt subwavelength đâu bác nhé.

Tiếp tục bàn về vụ Response. Quả thực tai người chỉ nghe tới 18kHz mà thôi dù sách vở vẫn ghi là tới 20kHz. Để kiểm chứng điều này các bác thử cài biwavegen để tự generate tần số và dùng setup tốt để lắng tai nghe thử xem có nghe được và phân biệt được các wave từ khoảng 16kHz trở lên không? Mình thử thì thấy rất khó nghe dù thử cả với loa lẫn headphone.


Nhân cái thớt của 1 bác có nghiên cứu và đo đạc phổ của rất nhiều các mẫu iem trên thị trường hiện nay mình cũng phát hiện ra là khi đo đạc ra rất nhiều mẫu iem rất gấu tiền nhưng phổ của nó cũng chỉ chưa đến 20kHz là dừng rồi, thậm chí đa số sẽ bắt đầu roll off mạnh từ khoảng trên 12kHz. Nhưng trải nghiệm âm thanh với bọn nó vẫn được gọi là hi-end đúng không các bác? Cỡ iem 1k$ liệu chưa phải hi-end sao.


Mình liên hệ đến vật lý. Note nhạc cao nhất trên đàn Piano chỉ có cần số 4186Hz tức là nằm ở quãng high-mid thôi. Họa âm bậc 1 của nó cũng mới chỉ là 8372Hz chỉ nằm ở low-treble, họa âm bậc 2 cũng mới chỉ quãng 16kHz. Ngoài ra đàn piano không có note nào cao hơn.



Từ đó mới thấy được nếu ở 320kbps và lossless chỉ khác nhau ở phổ theo đó 320kbps có dynamic range dưới 20kHz thì tầm tai người khó mà phân biệt được.






View attachment 458908


View attachment 458920



Con Sony EX1000 thậm chí đến 17kHz là dừng

View attachment 458944
Kèn thì sao b, e thấy nhiều bác còn phải lắp thêm kèn treb bổ sung cho loa
 
Mình chơi trên Tidal 1 tháng và thấy nhạc trên Tidal toàn 800-1000kbps, chưa phải là chuẩn 1411kbps như CD đâu các bác. Thậm chí nhạc Việt phải 50% là upscale. Do đó đã nghỉ Tidal và chơi nhạc qua app Nplayer + Cloud, nguồn nhạc wav 1411kbps hoặc DSD tuỳ chọn. Các bác có thể tham khảo thử.
2021be51efe2-c9cf-4b4b-9c3d-32a89eb099dd.png


via theNEXTvoz for iPhone
 
Kèn thì sao b, e thấy nhiều bác còn phải lắp thêm kèn treb bổ sung cho loa


Đang nói đến cảm thụ của tai người mà bác. Bác cứ thử theo mình gợi ý xem có phân biệt nổi 16kHz 17kHz 18 19 20kHz không. Mình đã thử và chịu không phân biệt được thậm chí nghe không ra tiếng gì.

Mình cũng ví dụ 1 số con iem thuộc dạng đầu gấu rồi nhưng khi đặt vào đo đạc phổ thì nó cũng chỉ đến 20kHz là dừng. Thậm chí chưa đến mốc 20kHz, như EX1000 cá biệt dừng ngay ở 17kHz. Thread đo đạc đấy của của bác ấy đây: https://voz.vn/t/banbeucmas-frequen...ung-cua-banbeucmas-da-do-duoc-140-iem.125433/


Còn đương nhiên là người ta vẫn hảo cầu các con tweeter tốt. Bởi kể cả tai người có nghe đến ngưỡng tần số đấy hay không (dynamic range) thì vẫn còn câu chuyện về lượng (quantity) và về chất (quality). 1 con tweeter ngon hơn không nhất thiết cứ phải có dynamic tốt hơn mà có thể là cung cấp thêm về lượng và đáp ứng tốt hơn về chất, ví dụ đáp ứng nó mượt hơn, dày hơn, tơi hơn, ít bị gắt theo kiểu peak ở chỗ nọ dip chỗ khác, chẳng hạn.
 
Mình chơi trên Tidal 1 tháng và thấy nhạc trên Tidal toàn 800-1000kbps, chưa phải là chuẩn 1411kbps như CD đâu các bác. Thậm chí nhạc Việt phải 50% là upscale. Do đó đã nghỉ Tidal và chơi nhạc qua app Nplayer + Cloud, nguồn nhạc wav 1411kbps hoặc DSD tuỳ chọn. Các bác có thể tham khảo thử.
2021be51efe2-c9cf-4b4b-9c3d-32a89eb099dd.png


via theNEXTvoz for iPhone
Tidal nó nén lossless nên dĩ nhiên nó không phải 1411kbps như CD rồi. Chất lượng lossless thì dĩ nhiên ngang CD nên không cần lăn tăn vụ đó.
Ở đây thấy nhiều bác lăn tăn vụ file nén này nọ thì xem video dưới tham khảo thêm
Bé test trong bài nó được train về nhạc từ nhỏ, tai pitch perfect, tốt nghiệp về nhạc ở một trong những đại học lớn nhất thế giới, làm trong ngành sx nhạc, và chỉ hơn 20 tuổi nghĩa là tai đang ở độ tuổi tốt nhất. Kết quả là chỉ nhận biết được 4/6 track test.
 
Back
Top