đánh giá Audioengine A5+

HÔM NAY RẤT VUI MỪNG THÔNG BÁO VỚI CÁC BÁC. LÀ VIỆC NGHIÊN CỨU ĐO ĐẠC VỀ LOA / PHÒNG / SETUP CÓ TIẾN TRIỂN RẤT LỚN.

Đó là việc khám phá ra rằng cái smartphone của chúng ta cũng giúp ích rất nhiều trong việc đo và hiểu về phòng / đáp tuyến.

Cụ thể các bác có thể download app Sound Meter (android) trên smartphone. Kê smartphone lên tripod vào vị trí người ngồi nghe rồi bật WAVE Generator trên PC/Laptop kết nối ra loa lên và đo SPL của từng dải tần để biết được cường độ của từng dải tần là bao nhiêu.

KẾT QUẢ CỰC KÌ BẤT NGỜ. MÌNH QUÁ VUI MỪNG NÊN MỚI CHỈ TẠM TEST ĐẾN 60HZ ĐÃ VỘI VIẾT BÀI NÀY RỒI, ĐÂY LÀ CƠ SỞ RẤT THÚ VỊ ĐỂ TA HIỂU HƠN VỀ ĐÁP TUYẾN VÀ SỰ ẢNH HƯỞNG CỰC MẠNH CỦA PHÒNG VỚI CHẤT ÂM.

1629314001688.png


Nhìn vào đây các bác sẽ tháy 1 điều là ở 53Hz, cường độ bị boost lên cực mạnh, chênh lên so với 50Hz và 55Hz từ 6 đến 8dB. Mức chênh rất mạnh và gắt.

Mình đã có lần giải thích 1 cách rất khoa học với các bác tại sao có sự gắt này. Bởi 53Hz là room mode của phòng mình. Với khẩu độ phòng = đúng bước sóng 53Hz cho nên xảy ra sóng dừng mạnh ở 53Hz. Room mode này có điểm chết là chính giữa phòng, cho nên nếu kê micro ở chính giữa phòng thì 53Hz sẽ kêu rất nhỏ. Và trái lại, SPL của 53HZ sẽ boost lẫn mạnh ở vùng biên. Trong thí nghiệm của mình nó được boost lên ít nhất 6dB với điều kiện phòng mình.


Các phòng khác cũng sẽ có room mode khác nhau. Và cũng tùy vào vị trí ngồi nghe mà dải tần room mode có thể rất yếu hoặc rất mạnh.

Mình sẽ tiếp tục thí nghiệm và cập nhật kết quả.
 
Last edited:
1629316883539.png


Mới chỉ đo từ 30Hz đến 255Hz thôi nhé các bác. Đây là đo cho A5+wl với setup hi-fi trong phòng mình. Thiết bị thì chỉ là phone mà thôi cho nên mức độ tin cậy của dữ liệu chỉ dừng ở mức đáng tham khảo. Nhưng qua đây cũng thấy rõ về mặt hiện tượng, giải thích tại sao setup hi-fi nghe bass lại sâu mềm như vậy là bởi phần siêu trầm được boost lên rất mạnh, không chỉ có phần 50HZ được boost mà phần âm rất sâu như 35Hz mà spl lên được 58db trong khi spl trung bình của dải bass chỉ 70db tức là rất rất đáng kể so với các graph đo nearfield của loa này.

Từ đó các bác hiểu được việc setup kiểu hi-fi làm cho dải trầm lên hay hơn rất rất nhiều so với setup nearfield như thế nào.
 
202197f0464e-0631-4c10-ae69-99d193535148.png

Phòng 4m*6m. Hiện tại đang dùng loa solo 7c ghép với airport express làm dac, phát bằng spotify. Không biết lên a5+ wl có cải thiện nhiều không các bác. Hoặc có giải pháp khác tầm 15 củ đổ xuống. E nghe tạp nhé nhạc vàng nhạc trẻ edm chơi hết.

via theNEXTvoz for iPhone
 
Chạy test từ 20Hz-20kHz với Volume vừa nghe được đồ thị như này thì hiểu thế nào bác @TThach ?
Bị trội cao nhất là ở mức 140hz và mức 250hz.
Lên tầm 16,8kHz thì ngỏm chả còn nghe gì.
Thu bằng mic 12 promax.
IMG_1982.jpg
 
202197f0464e-0631-4c10-ae69-99d193535148.png

Phòng 4m*6m. Hiện tại đang dùng loa solo 7c ghép với airport express làm dac, phát bằng spotify. Không biết lên a5+ wl có cải thiện nhiều không các bác. Hoặc có giải pháp khác tầm 15 củ đổ xuống. E nghe tạp nhé nhạc vàng nhạc trẻ edm chơi hết.

via theNEXTvoz for iPhone


Từ Microlab lên AE sẽ thấy 1 trời 1 vực đấy bác ạ. Mình chơi solo 7 từ cách đây tầm 10 năm mà. Hồi đó mình chơi 1 dàn từ Solo 1 - solo 5-6-7. Trong đám Solo đã chơi thì có vẻ Solo 1 với 5 lại nghe ổn hơn 6~7. 6 đục, 7 càng đục.

Tuy nhiên vào setup tivi này thì muốn hay, bác phải có các động tác sau:
_ Hoặc kê cái đồng hồ dịch xa ra, kê 2 cái Stand cao 50cm hoặc 60cm vào 2 bên kệ tivi. Đặt loa lên và bố trí vị trí sao cho cách tường ra tầm 30cm tính từ đít loa.
_ Hoặc bác bỏ cái bình xuống, kê 2 loa A5+ ra mép kệ tivi và tiến lên phía trước sao cho đít loa cách tường sau càng nhiều càng tốt.

Nghe với TIVI mình gợi ý bác sắm con A5+ xong thêm 1 cái DAC/AMP tốt 1 chút mà có cả bluetooth. Hoặc nếu chơi A5+wireless thì sắm thêm DAC không cần bluetooth nữa. TV nối vào DAC qua cổng Optical. Thỉnh thoảng muốn thưởng thức âm nhạc thì kéo con Laptop đặt lên đó rồi nối USB vào DAC, hoặc buồn buồn thì phóng bluetooth từ phone vào là ok.



Chạy test từ 20Hz-20kHz với Volume vừa nghe được đồ thị như này thì hiểu thế nào bác @TThach ?
View attachment 718748


Nhìn hơi khó theo dõi bác ạ, vì sao lại có miền đỏ với miền màu grey, rồi lại axis Oy thì -120 đến -20 cái này chưa hiểu lắm.

Bác thử làm theo cùng 1 cách với mình cho dễ hiểu và trực quan xem. Tức là ghi nhận hơi thủ công 1 tí:
_ Bác tải phần mềm Biwavegen ở link https://drive.google.com/drive/folders/1DcwmnvbdlS-A09FOlI2XDZvNKt84zBtI?usp=sharing
_ Bác mở lên và chọn mục Pure Test Tone. Nó cho phép bác chạy bất kì tần số nào bác muốn.
1629347412869.png


_ Bác setup tripod, kê điện thoại lên tripod rồi để điện thoại/tripod vào đúng vị trí mà bác muốn ngồi nghe / muốn đo.
_ Bác bật từng tần số từ 30Hz trở lên, cứ nhích 5Hz một, đến 200Hz trở lên thì nhích 10Hz 1 lần, đến 500Hz thì nhích 20Hz 1 lần, đến 1kHz thì nhích 50HZ 1 lần cứ thế là ra. Làm thủ công như thế này thì biết chính xác dải tần nào bị bẹt, dải nào bị trội. Và trội bao nhiêu dB, nó có data rõ ràng hơn. (hoặc bác nào biết cách test đơn giản, nhàn hơn mà trực quan hơn thì chỉ dùm)

_ Nếu có điều kiện để kết nối Micro xịn loại đáp tuyến siêu phẳng thì còn chính xác nữa. Mình có cái Zoom H6 ở đây mà không biết kết nối với smartphone kiểu gì.
 
Last edited:
Nhìn hơi khó theo dõi bác ạ, vì sao lại có miền đỏ với miền màu grey, rồi lại axis Oy thì -120 đến -20 cái này chưa hiểu lắm.

Bác thử làm theo cùng 1 cách với mình cho dễ hiểu và trực quan xem. Tức là ghi nhận hơi thủ công 1 tí:
_ Bác tải phần mềm Biwavegen ở link https://drive.google.com/drive/folders/1DcwmnvbdlS-A09FOlI2XDZvNKt84zBtI?usp=sharing
_ Bác mở lên và chọn mục Pure Test Tone. Nó cho phép bác chạy bất kì tần số nào bác muốn.


_ Bác setup tripod, kê điện thoại lên tripod rồi để điện thoại/tripod vào đúng vị trí mà bác muốn ngồi nghe / muốn đo.
_ Bác bật từng tần số từ 30Hz trở lên, cứ nhích 5Hz một, đến 200Hz trở lên thì nhích 10Hz 1 lần, đến 500Hz thì nhích 20Hz 1 lần, đến 1kHz thì nhích 50HZ 1 lần cứ thế là ra. Làm thủ công như thế này thì biết chính xác dải tần nào bị bẹt, dải nào bị trội. Và trội bao nhiêu dB, nó có data rõ ràng hơn. (hoặc bác nào biết cách test đơn giản, nhàn hơn mà trực quan hơn thì chỉ dùm)

_ Nếu có điều kiện để kết nối Micro xịn loại đáp tuyến siêu phẳng thì còn chính xác nữa. Mình có cái Zoom H6 ở đây mà không biết kết nối với smartphone kiểu gì.
À app test trên là app tự động nó gen Hz từ 20-20kHz rồi nó đo mưc dB ấy bác.

Cùng 1 mức nhưng khi chạy đến 1 vài tần số như trên thì dB bị trội lên.
Trục Y nó tính đơn vị (-) âm là vì nó đặt mốc 0 dB là mức âm thanh mình chọn làm chuẩn (vừa nghe). Tùy với từng mức Hz loa đang phát thì nếu mức dB tiệm cận về 0 thì âm nghe càng lớn. Và ngược lại.

Bác xem cái đường màu xám thôi, còn đường đỏ là âm thanh realtime mic nó đang thu.

Còn mình vừa thử gen 1 mức tần số cố định như bác có bảo.
Screen Shot 2021-08-19 at 12.12.18.png

Thì kết quả tùy từng vị trí ngồi nó cho ra kết quả khác nhau:

Set ở mức 50Hz thì khi ngồi đúng điểm giao thoa, thì mic đo được 42Hz? Với mức dB tầm 44dBdB.

Sao lại thế nhỉ, loa phát 50Hz mà mic đo được lại 44Hz?
Thông số của loa là 50Hz đến 22kHz mà.

Case 1: Ngồi đúng ở vị trí chuẩn hay ngồi, cách tường sau lưng tầm 1m
Máy đo được tầm 40-45Hz (mặc dù nguồn đang set là 50Hz) - tầm 45dB
IMG_A5268D6AC889-1.jpeg



Case 2: Di chuyển 1 tý lên trước thì máy lại đo được 70Hz với 55dB
IMG_EECC7D79FBAD-1.jpeg


Mới test đến đây, đã thấy chỉ set ở 1 mức 50Hz thôi mà vị trí đo lệch đi chục cm là db/Hz đã thay đổi khác rõ rồi. Chứng tỏ âm con Loa bé này nó định hướng rõ quá.


Vậy thì ngồi vị trí nào là chuẩn bác? Case 1 hay Case 2?

Bằng tai nghe ở mức 50Hz thì đúng là di chuyển vị trí khác nhau cái là nghe âm nó khác nhau rõ ràng luôn =]
 
Last edited:
À app test trên là app tự động nó gen Hz từ 20-20kHz rồi nó đo mưc dB ấy bác.

Cùng 1 mức nhưng khi chạy đến 1 vài tần số như trên thì dB bị trội lên.
Trục Y nó tính đơn vị (-) âm là vì nó đặt mốc 0 dB là mức âm thanh mình chọn làm chuẩn (vừa nghe). Tùy với từng mức Hz loa đang phát thì nếu mức dB tiệm cận về 0 thì âm nghe càng lớn. Và ngược lại.

Bác xem cái đường màu xám thôi, còn đường đỏ là âm thanh realtime mic nó đang thu.


Còn mình vừa thử gen 1 mức tần số cố định như bác có bảo.
View attachment 718885
Thì kết quả tùy từng vị trí ngồi nó cho ra kết quả khác nhau:

Set ở mức 50Hz thì khi ngồi đúng điểm giao thoa, thì mic đo được 42Hz? Với mức dB tầm 44dBdB.

Sao lại thế nhỉ, loa phát 50Hz mà mic đo được lại 44Hz?
Thông số của loa là 50Hz đến 22kHz mà.

Case 1: Ngồi đúng ở vị trí chuẩn hay ngồi, cách tường sau lưng tầm 1m
Máy đo được tầm 40-45Hz (mặc dù nguồn đang set là 50Hz) - tầm 45dB
View attachment 718870


Case 2: Di chuyển 1 tý lên trước thì máy lại đo được 70Hz với 55dB
View attachment 718872

Mới test đến đây, đã thấy chỉ set ở 1 mức 50Hz thôi mà vị trí đo lệch đi chục cm là db/Hz đã thay đổi khác rõ rồi. Chứng tỏ âm con Loa bé này nó định hướng rõ quá.


Vậy thì ngồi vị trí nào là chuẩn bác? Case 1 hay Case 2?

Bằng tai nghe ở mức 50Hz thì đúng là di chuyển vị trí khác nhau cái là nghe âm nó khác nhau rõ ràng luôn =]


Bác ơi app lởm và kém trực quan, để đỡ mất thì giờ mình khuyên bác nên bỏ app này đi và thử App đồng bộ như mình: Sound Meter. Tên app chính xác vậy luôn bác ạ.

Và nó sẽ đo đúng SPL là Decibel cho mình, chứ không phải kiểu -20 các kiểu rất khó quy đổi là bao nhiêu dB.

Mình chỉ việc bật Pure Test Tone với loa và theo dõi SPL mà phone nó nhận được, ghi lại giá trị này thành 1 bảng, còn lại đừng quan tâm các giá trị khác bác ạ.


Bác thử lại xem sao nhé, sẽ có nhiều điều rút ra được từ việc đo đạc này.
 
Mình chỉ thắc mắc về Hz phát và máy đo nó không đồng nhất theo từng vị trí thôi. Bác có tìm được nguyên nhân không?

Còn vụ dB thì đơn giản là đo độ ồn. Bác vặn Volume lớn thì db nó lớn, mình vặn Volume nhỏ thì db nó nhỏ. Khoảng click nó như nhau thôi.

App bác bẩu bên iOS không có.
App chọn ngưỡng 0db là mức yên tĩnh tuyệt đối thì phát âm thanh nó đo ra db Dương (+).
App chọn ngưỡng input là 0db thì khi giảm âm lượng xuống nó sẽ là db Âm (-).

Trên các Amply chuyên dụng nó luôn chọn mức 0db là mức âm lượng MAX mà nó có thể khuếch đại.
Ví dụ -7dB là tăng gần Max con amp này:
IMG_9F64A64A8D4C-1.jpeg



Nên để đánh giá độ ồn or không ồn thì cũng hiểu như nhau thôi bác - chỉ là di chuyển trục đồ thị thôi mà.
 
Mình chỉ thắc mắc về Hz phát và máy đo nó không đồng nhất theo từng vị trí thôi. Bác có tìm được nguyên nhân không?

Còn vụ dB thì đơn giản là đo độ ồn. Bác vặn Volume lớn thì db nó lớn, mình vặn Volume nhỏ thì db nó nhỏ. Khoảng click nó như nhau thôi.

App bác bẩu bên iOS không có.
App chọn ngưỡng 0db là mức yên tĩnh tuyệt đối thì phát âm thanh nó đo ra db Dương (+).
App chọn ngưỡng input là 0db thì khi giảm âm lượng xuống nó sẽ là db Âm (-).

Trên các Amply chuyên dụng nó luôn chọn mức 0db là mức âm lượng MAX mà nó có thể khuếch đại.
Ví dụ -7dB là tăng gần Max con amp này:
View attachment 718985


Nên để đánh giá độ ồn or không ồn thì cũng hiểu như nhau thôi bác - chỉ là di chuyển trục đồ thị thôi mà.


Nguyên nhân mình nói rồi đó bác. Đó là APP LỞM.

Việc bác vặn nhỏ nó nhỏ vặn lớn nó lớn thì có gì để bàn đâu bác? Bác cần hiểu 1 điều là nếu bác tiếp tục dùng cái app đó thì mình chịu không đọc được để mà phán được là dải tần của loa của bác nó đang như thế nào. Average là bao nhiêu dB, peak là bao nhiêu, dip là bao nhiêu và độ chênh tối đa là bao nhiêu....


Bác dùng cái Sound Meter như mình gợi ý thì nó rất trực quan và ra các thông số mà bất cứ ai làm về âm thanh cũng đọc hiểu dễ dàng.
 
Khó nhỉ vì tìm ko có app đấy. Thôi đợi bác test tiếp xem vậy.

Khó nhỉ vì tìm ko có app đấy. Thôi đợi bác test tiếp xem vậy.


Có gì đâu bác, bất cứ cái app nào khác cái app bác đang dùng đều được cả. Bác có đang dùng ios hoặc android không? Bất cứ cái app nào cũng đo được mức cường độ âm theo đơn vị dB mà?
 
Có video này khá dễ hiểu ae tham khảo xem:

Mới chỉ xem 80% video 1 thôi nhưng mình bình luận luôn:

Đó là video này nói RÁT RẤT RẤT CHÍNH XÁC. Và chính xác tuyệt đối với tất cả những trải nghiệm, những nghiên cứu và những gì mình đã viết ở thread này.

- Điểm lại vài ý:
  • Trải nghiệm âm trầm tệ hại thì 80% là do phòng / setup, rất ít khi là do bộ dàn.
  • Cái quan trọng nhất là Tính acoustic của phòng, sau đó đến vị trí đặt loa, vị trí ngồi nghe, rồi mới tới bản thân bộ dàn ra sao. Cái này thì chính xác như những gì mình vẫn hay nói ở thread này luôn.
  • Tất cả những phân tích về âm trầm đều chính xác, thế nào là nông, thế nào là ù, thé nào là um, và đôi khi là tất cả cùng lúc.
  • Không phải cứ kê vài cái tiêu âm tán âm là giải quyết được vấn đề, dải trầm là thứ cực kì khó điều trị.
  • Ý cuối đặc biệt quan trọng và mình đặc biệt thích, vì nó đúng tuyệt đối với điều mình luôn nhấn mạnh với anh em ở thread này: Khác với headphone, không bao giờ âm thanh ta nghe được từ bộ loa lại chỉ là từ bộ loa mà thôi cả. Nó luôn luôn là tổng hợp của sự tương tác về âm thanh giữa âm thanh phát ra từ bộ loa và cái PHÒNG.


Video này có lẽ làm cho đối tượng bình dân nên chỉ nói theo kiểu chia sẻ những đúc kết, không nói nhiều về khoa học đằng sau nó. Thứ mình đã bỏ công nghiên cứu và đo đạc đó là hiểu về cái khoa học của nó và dùng đo đạc để kiểm chứng.
 
^
Còn video này nữa, để các bạn nếu có cố gắng bố trí hút âm tiêu âm không bài bản thì cũng chả khá hơn là bao. 1 cái phòng mà vốn nó đã tốt thì nghe nó đã tốt rồi. Còn phòng nào vốn mà dở thì gán vài tấm mút lên chả giải quyết được gì. Xem clip này đo đạc cẩn thận mới thấy khác biệt của phòng nó làm cho 1 cái loa từ um um ù ù trở nên tự nhiên gọn gẽ như nào. Kinh thậc :D
 
^
Còn video này nữa, để các bạn nếu có cố gắng bố trí hút âm tiêu âm không bài bản thì cũng chả khá hơn là bao. 1 cái phòng mà vốn nó đã tốt thì nghe nó đã tốt rồi. Còn phòng nào vốn mà dở thì gán vài tấm mút lên chả giải quyết được gì. Xem clip này đo đạc cẩn thận mới thấy khác biệt của phòng nó làm cho 1 cái loa từ um um ù ù trở nên tự nhiên gọn gẽ như nào. Kinh thậc :D


Chắc chắn rồi bác. Mút trứng không giúp ích gì nhiều đâu. Vì mút trứng rất mỏng. Gợn của mút trứng cũng không có tác dụng tán âm mà nó chỉ có tác dụng tiêu âm. Tiêu âm của mút trứng nếu dày 5cm thì hiệu quả mạnh với dải tần từ 1kHz trở lên. Giảm dần tác dụng từ 1kHz xuống tới 250Hz, và dưới 250Hz thì còn rất ít tác dụng. Cho nên dán mút rồi cũng không làm thay đổi được gì ở dải bass cả. Nhưng có tác dụng giảm vọng ở phần trung mid trở lên rất nhiều cho nên phòng thu amateur đa phần họ xử lý dán mút kín phòng thì thu âm giọng hát cũng cải thiện nhiều rồi, nhưng dải bass thì chẳng thay đổi được.


Các tấm bass trap phải to và dày treo cả ở 4 góc phòng, thậm chí ở cả phần tiếp giáp giữa trần - tường, tường sàn thì mới mang lại hiệu quả. Và đương nhiên là cực kì tốn kém và làm cái phòng trở nên chật chội hơn hẳn, vì đặc điểm tiêu âm dải trầm phải dày mới có hiệu quả, mỏng thì tác dụng vẫn gần 0.


Các tấm tiêu âm chuyên nghiệp dán kín phòng như thế này cũng chỉ dành cho phòng thu chuyên nghiệp, mục tiêu tạo ra âm dry nhất có thể, chứ nếu để thưởng thức âm thanh nhiều người không thích chất âm quá khô (Dry) này, vì cảm giác không gian bó lại, không sâu và không tự nhiên. Có lẽ để duy trì sự tự nhiên của acoustic thì nên tập trung vào vấn đề tán âm để băm nhỏ và hạn chế bớt sự cộng hưởng và sóng dừng, phối hợp thêm 1 chút ít các panel tiêu âm phù hợp và cần có nghiên cứu, dư dải nào thì hút dải đó, chứ đôi khi cứ lắp mà không nghiên cứu thì có những dải đã hút lại còn bị hụt thêm thì không gọi là cải thiện.


Biểu đồ đo đạc của ISS:
  • phòng dán mút trứng đáp tuyến vẫn nhảy rất mạnh, dải trầm không thay đổi gì tức là không làm thay đổi gì về vấn đề sóng dừng. Nhưng thời gian vang thì giảm đi 1 chút.
  • Phòng tiêu âm chuyên nghiệp thì đáp tuyến vẫn nhảy mạnh, dải trầm giảm cường độ được các peak đáng kể nhưng lại đồng thời làm sâu thêm các dip, có thể thấy rõ ở khoảng 105Hz và 210Hz bị dip rất mạnh. Đây chính là hậu quả của sóng dừng khi mà setup micro rơi đúng vào vị trí nút sóng của các dải tần này. Và càng tiêu âm nhiều thì năng lượng các dải này lại càng ít đi hơn. Muốn điều trị cái dip này chỉ có cách làm tán âm chuyên nghiệp chứ không phải tiêu âm chuyên nghiệp.
  • Ngoài ra thấy rõ thời gian vang của tiêu âm chuyên nghiệp giảm rất mạnh. Điều này là hiển nhiên vì vật liệu tiêu âm dày dặn, vật liệu chuyên dụng và dán khắp phòng. Cho nên nó kill hết âm phản xạ và làm cho thời gian vang giảm đáng kể là hiên nhiên. Đây chính là hiệu ứng Dry Sound.


Đóng góp 1 vài phân tích với bác,


1629432279752.png
 
Tại sao A5+ vào phòng mình lại hay mà ở chỗ khác có thể lại dở?

1629436174240.png


Có thể setup phòng mình nó là cái may mắn, vì theo lẽ tự nhiên thì chưa điều trị nhưng tính acoustic của nó đã tốt hơn ít nhiều các phòng nghe của đa số anh em. Lý do như sau:
  • bố trí đối xứng. khi bố trí đối xứng thì âm học cũng sẽ đối xứng và trải nghiệm âm hình cũng sẽ chính xác hơn.
  • các vật liệu có tính acoustic: Có thể kể ra:
  • Sàn gỗ lát trên thảm cao su non.
  • giường hộp gỗ lớn, rỗng, bên trong đựng đồ. Cũng có phần nào tác dụng tiêu âm vì cấu tạo giống như tiêu âm hemholtz vì âm thanh có thể đi vào bên trong hốc và phản xạ bên trong hốc nhưng khó đi ra hơn, nếu bố trí thêm các vật liệu hút âm bên trong các hốc này thì sẽ rất giống như các tiêu âm helmholtz thực sự.
  • các đồ bằng gỗ có cấu tạo nhiều hốc khác: bàn làm việc, tủ quần áo. Tủ quần áo nhà mình cũng khá giống với 1 tiêu âm Helmholtz vì thiết kế cánh tủ của mình không đóng kín mà vẫn có 1 ngõ để không khí đi vào đi ra. Khi không khí có thể đi vào được, và bên trong có rất nhiều quần áo thì gần như âm thanh rất khó phản xạ ra ngoài và đó chính là nguyên lý của tiêu âm Helmholtz. (cho nên bác nào phòng có tủ quần áo muốn biến nó thành cái helmholtz resonator thì chỉ cần khoét 1 lỗ trên cánh tủ là xong :)) )
  • đặc biệt là những vật liệu có tính tiêu âm và triệt tiêu phản xạ hiệu quả, kích thước dày, lớn chính là cái đệm 1m6 dày 22cm, thêm lớp chăn bông, và 4 gối.
  • Trần thạch cao, bên trên rỗng, nên giảm hiệu ứng phản xạ âm.
  • Lớp nan gỗ vai giường. 1 tấm gỗ thì khả năng tiêu âm là hạn chế, nhưng chí ít cũng còn cao hơn bê tông (0.15 so với 0.01) Và được xẻ các rãnh cũng đóng góp 1 phần công dụng tán âm cho dải high-mid ~ treble (dù không nhiều)



Đó là những cái may mắn làm nên tính acoustic trong phòng của mình. Cộng với việc kích thước của nó khá vừa vặn với loa bookshelf. Và mình mua về lại bố trí con loa vào đúng vị trí mang tính chuẩn nhất. Cụ thể:
  • Để loa 2 bên đầu giường, vô hình chung khoảng cách giữa chúng là khoảng 2m4~2m6 và ngồi nghe cách loa cũng 1 khoảng 2m6 - setup hình tam giác đều là lý tưởng với mọi setup loa để cảm nhận tốt nhất về âm trường.
  • Để loa cách tường sau và tường phải khoảng 30~40cm. Với lỗ thoát hơi đồng thời cũng thoát âm phía sau lưng, A5+ có thêm 1 lớp phản xạ âm ở sau tường làm âm có thêm độ sâu. Cự ly đặt cách tường cũng lý tưởng để âm bass không bị dội quá nhiều gây ù.
  • Ví trí ngồi nghe trong phòng cũng nằm trong range đẹp để ngồi nghe, tránh điểm chết của room mode, hầu như không bị hiện tượng sóng dừng nặng làm khuếch đại dải tần nào, đồng thời cái được khuếch đại nhờ hiệu ứng room mode lại là cái mà hầu hết các cặp bookshelf đều thiếu, đó là siêu trầm.



Cho nên mới khiến cho con A5+ đặt vào phòng mình nó lại hay như vậy. Chính xác bài review #1 không phải là review chất âm A5+ mà là chất âm A5+ ở trong phòng của mình.



Phòng mình vẫn có thể cải thiện tốt hơn nữa về trải nghiệm âm thanh nếu lắp thêm 2 tấm tán âm ở 2 tường đối diện để giảm bớt sóng dừng do phản xạ qua lại 2 mặt tường bê tông. Đây là điểm trừ duy nhất về tính acoustic trong phòng nghe của mình.
 
em rất mong được anh giúp đánh giá đôi loa A5+ có nên kết hợp với fiio K5 pro không hay là chơi D1. E là dân nghiệp dư thôi hiện tại đang cắm trực tiếp A5+ với cổng 3.5 của main PC ạ.
e nghe nói D1 âm sẽ ấm hơn mềm mại hơn, còn k5 pro âm kiểu cân bằng phải ko ạ?

với cặp A5 của e để trên bàn 2 loa chỉ cách nhau đc tầm 1m, khoảng cách loa đến tai chỉ có tầm 1m, sub s8 e để ngay dưới chân để crossover với âm lượng như nào thì ổn ạ?

Và có nên mua thêm đế DS2 để cải thiện không ạ?
Theo thông số chip DAC thì con K5pro hơn con D1 đó bác, trên nhiều diễn đàn nước ngoài thì họ có vẻ cũng thiên về K5pro.
 
Y tế phường bắt cách ly tại nhà thêm 14 ngày do nghi tiếp xúc F.

Tiện thể phòng cũ dán giấy dán tường nên chuyển qua phòng mới. Thấy cái phòng mới này vô tình chung có đủ 1 số yếu tố tiêu âm tán âm tự nhiên, nên dành cả chiều chuyển qua luôn.

Hôm trước thử setup 2 loa ra xa theo bác Thạch gợi ý thật sự đạt kết quả ấn tượng.
Nhưng giờ vì công việc, vẫn cứ phải ngồi ôm máy tính cả ngày nên lại phải bế loa cho lên bàn để khi nghỉ ngơi chỉ cần kéo ghế ra xa bàn 1 chút là nghe nhạc được. Ngoài ra thì còn xem film ảnh, youtube nữa.

Phòng này bố trí như này, vẽ bằng Note trên điện thoại xấu ae thông cảm. Bác Thạch xem cần di chuyển gì thêm nữa không.

Screen Shot 2021-08-20 at 21.07.08.png



  1. 2 góc ở trước có kệ sách cao, có cây cảnh + giá trang trí trên tường: Có thể giảm dội âm ở góc (1 chút thôi cũng OK rồi)
  2. 2 bên tường Trái, Phải 1 bên là cửa sổ - 1 bên là kệ sách với rất nhiều sách cũ. Khu này lại yên tĩnh, khi nghe nhạc chỉ cần mở toang cửa sổ là coi như bớt được khoản bị vọng âm thanh.
  3. Sau lưng là tủ quần áo 5 cánh, khi nghe nhạc thì mở toang 5 cánh ra coi như tiêu âm tự nhiên rồi.
  4. Sàn trải thảm lông. Trần thạch cao, có đèn chùm.
=> Chả cần đầu tư gì, phòng này là làm việc yên tĩnh, mở nhạc xập xình ko lo hàng xóm chửi được rồi.

Kết quả ổn phết, "alo alo 1,2,3,4..." trong phòng ko thấy giọng mình bị vọng/vang.
Bass con A5+ cũng mềm mại, gọn gàng, lịch sự, ko bị vọng đuôi, không ù rền. Voice ca sỹ vút cao, bay bổng, vẫn còn tý cộng hưởng (dĩ nhiên) nhưng cũng rất hợp với thể loại trữ tình.

Tóm lại là hay hơn hẳn ở cái phòng cũ, vì cái phòng cũ ở sau là mặt kính, nhiều khoảng trống nên mình đoán là phòng về mặt âm học là ko tốt.

Các bác thử nghe xem - À trong video là hình youtube (để mute) còn nhạc là 24bit lossless trên Apple Music nhé:
 
Last edited:
Bác ơi, e đc cho cặp loa kiểm âm rokit 6g3, e giờ dùng để nghe nhạc bình thương thiên về edm, remix thì có nên để nghe không, hay bán đi đầu tư loa khác. Vì e thấy loa kiểm âm toàn dành cho người làm nhạc

via theNEXTvoz for iPhone
6G3 chơi EDM ổn mà bác, bác nên đầu tư thêm sound card chuẩn rồi chạy Balanced luôn. Tiếng chi tiết tách bạch. Kiểm âm nghe nhạc vàng thì sẽ thấy hơi "khô"
 
Back
Top