đánh giá Audioengine A5+

Bác làm một bộ đi đo sóng để tìm điểm ngọt cho phòng nghe dạo đê, kiếm ối tiền :LOL:


Trước hết là muốn làm cho chính mình để nghiên cứu nó và hiểu thêm cho thỏa trí tò mò mà không biết hệ thống đo đạc như thế setup ra sao và gồm những gì. :D
 
Mình để loa như này, cảm giác nghe chưa được đã tai cho lắm.
âm trầm vẫn khá yếu, lại có hiện tượng ù rền hơi khó chịu.


4d3564a56125937bca34.jpg
 
:))) à giờ mới hiểu gạch ~ dislike
Mình cứ quen kiểu icon biểu cảm bên fb, không có ý gì đâu. Sorry Thạch nhé!

No problem bro :))) Gạch hay Hôn không quan trọng, chỉ quan trọng người gạch là có ý bất bình hay gì thôi kkk


/////

Mình tải lên cho anh em file Biwavegen, vốn là file để burn in, tạo pink noise, white noise, frequency sweep các thứ, trong đó có cái pure sine generator. Trong trường hợp này rất hữu dụng để anh em check phòng và check dải âm của loa.

Qua quá trình nghiên cứu phòng mình thì mình thấy với phòng có khẩu độ 3.3m như phòng mình thì sẽ có 1 số dải tần bị cộng hưởng lên và mình dễ ngồi vào đúng điểm cộng hưởng trong phòng. Đặc biệt là ở dải trầm nó biến thiên rất mạnh. Ở 53Hz và dải tần mà bước sóng trùng đúng với bội chẵn của kích thước phòng cho nên được boost lên trong khi xung quanh nó lại tụt. Đặc biệt với A2+ không rõ cộng hưởng cùng sub hay tự bản thân nó nhưng trong phòng mình dải tần 135Hz nghe rất lớn nên mình phải giảm nó đi tới -6dB.


Dành khoảng 1 tiếng thời gian rà từng dải tần bằng tai và giữ vị trí ngồi nghe trong phòng cố định, các bác cũng có thể đưa ra 1 cái EQ graph để fix lại 1 cách tương đối. Tùy độ kĩ và kiên nhẫn. Nghe đảm bảo tốt hơn. Trong ảnh dưới là combo A2+ và sub S8 của mình sau khi được fix EQ.

Mình dùng EQ của Equalify dành riêng cho Spotify trên windows:
https://www.equalify.me/
1619154277500.png
 

Attachments

  • biwavegen.zip
    39.9 KB · Views: 51


Thực ra A5+ là bộ loa rất nổi tiếng và được recommend rất nhiều để làm loa vi tính cho các ifan. Đây là điểm mà mình ít hài lòng nhất về Audioengine, bởi lẽ mình không phải ifan và cũng không thích dính dáng đến Apple cũng như cộng đồng ifan. :D


/////

Đợt này có những khám phá thay đổi đôi chút.

1. Download và cài Driver của Intel cho APTX Csr Bluetooth. Từ khi cài xong nó mới báo rằng laptop kết nối với A5+wl bằng Aptx. Chẳng hiểu trước đó thì kết nối bằng codec nào. Hóa ra chưa phải là Aptx mà đã thấy quá là phê rồi. Khi chuyển sang Aptx, thì thực sự tai trâu cũng không thấy khác biệt rõ ràng, không nhận biết được, nhưng tâm lý cứ yên tâm hơn đã vì Aptx là tốt nhất hiện nay rồi.
1619720653530.png


2. Setting cho cái D1 mới phát hiện windows cho nó mặc định chạy 16bit 44kHz. Cho nên setting lại cho chuẩn về 24bit 96kHz ngay để tận dụng năng lực của con DAC D1. Lại thêm 1 nấc yên tâm mà trước đó chưa biết.
1619720693422.png


Còn với A5+ wireless thì không hiểu sao windows nó chỉ nhận diện và cho phép dùng 16bit 48kHz là kịch. Cái này mình chưa hiểu bản chất. Vì rõ ràng con DAC của A5+wl upsampling lên 24bit - 192kHz. Mà tại sao windows lại không cho stream bluetooth 24bit tới, hay là do bluetooth codec chỉ chấp nhận nhạc 16bit? Ca này là hơi bị khó.
1619720716332.png




3. Sau khi có Spotify, Tidal Hi-fi thì nhận ra cả 2 chú này đều không chơi được Lossless. Thế là phải cài Jriver. Nghe ae audiophiles đồn là 1 trong 2 phần mềm nghe lossless tốt nhất hiện nay và hơn nhiều foobar khi xưa. Thế là cài luôn. Quả thực Jriver giao diện thì cổ lỗ và khó dùng nhưng có rất nhiều setup tinh chỉnh chuyên sâu về âm thanh. Cũng từng cái Jriver này mình mới biết là windows không thể stream nhạc 24bit cho A5+ wireless mà buộc phải setup down sampling về 16bit 48kHz hết. Còn với DAC D1 thì 24bit vô tư. Jriver nó cũng có tính năng convert từ lossless sang Mp3 rất tốt. Jriver cũng có equalizer chuyên nghiệp, nhưng về giao diện là rất khó sử dụng, thua kém bọn Equalify rất nhiều về mức độ trực quan và dễ sử dụng.



4. Cài phần mềm check phổ track nhạc và phát hiện ra nhiều điều thú vị. Phát hiện các file lossless upscale. Thường các file Lossless phổ luôn vượt lên đến ít nhất 22kHz. Một số file 24bit check phổ ra lên tới 30 40 50 60kHz. Nhưng chẳng hiểu có thực tế hay không vì rõ ràng là tai người chỉ nghe đến khoảng 18kHz là hết, tai ông nào thính thì mới nghe được tới 20kHz. Còn đâu test sơ sơ tới 15kHz là nghe không phân biệt được cao độ nữa rồi. Dùng phần mềm Spek check phổ mp3 được convert bởi Jriver thấy phổ rất đẹp, rất tương tự bản lossless, chỉ khác là cắt tần ở 20kHz mà thôi.
1619720746986.png






Nói chung sau khi đã có cả Spotify, Tidal Hi-fi, Jriver chơi flac 24bit, thì mình nhận thấy sự khác biệt đến từ source nhạc và player đem lại vẫn không lớn. Trải nghiệm này không giống như nhiều ae vẫn có những cái định kiến kiểu Spotify là vứt đi, Tidal hi-fi mới ngon. Rồi lại có ae có ý kiến kiểu Spotify, Tidal vứt đi hết, Qobuz mới ngon. Rồi tiếp tục lại không là gì so với Jriver hay Roon chơi Flac trực tiếp, rồi tiếp 1 vài nấc nữa. Đến giờ mình vẫn ưa dùng Spotify hơn vì tiện.
 
Thực ra A5+ là bộ loa rất nổi tiếng và được recommend rất nhiều để làm loa vi tính cho các ifan. Đây là điểm mà mình ít hài lòng nhất về Audioengine, bởi lẽ mình không phải ifan và cũng không thích dính dáng đến Apple cũng như cộng đồng ifan. :D


/////

Đợt này có những khám phá thay đổi đôi chút.

1. Download và cài Driver của Intel cho APTX Csr Bluetooth. Từ khi cài xong nó mới báo rằng laptop kết nối với A5+wl bằng Aptx. Chẳng hiểu trước đó thì kết nối bằng codec nào. Hóa ra chưa phải là Aptx mà đã thấy quá là phê rồi. Khi chuyển sang Aptx, thì thực sự tai trâu cũng không thấy khác biệt rõ ràng, không nhận biết được, nhưng tâm lý cứ yên tâm hơn đã vì Aptx là tốt nhất hiện nay rồi.
View attachment 522181

2. Setting cho cái D1 mới phát hiện windows cho nó mặc định chạy 16bit 44kHz. Cho nên setting lại cho chuẩn về 24bit 96kHz ngay để tận dụng năng lực của con DAC D1. Lại thêm 1 nấc yên tâm mà trước đó chưa biết.
View attachment 522182

Còn với A5+ wireless thì không hiểu sao windows nó chỉ nhận diện và cho phép dùng 16bit 48kHz là kịch. Cái này mình chưa hiểu bản chất. Vì rõ ràng con DAC của A5+wl upsampling lên 24bit - 192kHz. Mà tại sao windows lại không cho stream bluetooth 24bit tới, hay là do bluetooth codec chỉ chấp nhận nhạc 16bit? Ca này là hơi bị khó.
View attachment 522183



3. Sau khi có Spotify, Tidal Hi-fi thì nhận ra cả 2 chú này đều không chơi được Lossless. Thế là phải cài Jriver. Nghe ae audiophiles đồn là 1 trong 2 phần mềm nghe lossless tốt nhất hiện nay và hơn nhiều foobar khi xưa. Thế là cài luôn. Quả thực Jriver giao diện thì cổ lỗ và khó dùng nhưng có rất nhiều setup tinh chỉnh chuyên sâu về âm thanh. Cũng từng cái Jriver này mình mới biết là windows không thể stream nhạc 24bit cho A5+ wireless mà buộc phải setup down sampling về 16bit 48kHz hết. Còn với DAC D1 thì 24bit vô tư. Jriver nó cũng có tính năng convert từ lossless sang Mp3 rất tốt. Jriver cũng có equalizer chuyên nghiệp, nhưng về giao diện là rất khó sử dụng, thua kém bọn Equalify rất nhiều về mức độ trực quan và dễ sử dụng.



4. Cài phần mềm check phổ track nhạc và phát hiện ra nhiều điều thú vị. Phát hiện các file lossless upscale. Thường các file Lossless phổ luôn vượt lên đến ít nhất 22kHz. Một số file 24bit check phổ ra lên tới 30 40 50 60kHz. Nhưng chẳng hiểu có thực tế hay không vì rõ ràng là tai người chỉ nghe đến khoảng 18kHz là hết, tai ông nào thính thì mới nghe được tới 20kHz. Còn đâu test sơ sơ tới 15kHz là nghe không phân biệt được cao độ nữa rồi. Dùng phần mềm Spek check phổ mp3 được convert bởi Jriver thấy phổ rất đẹp, rất tương tự bản lossless, chỉ khác là cắt tần ở 20kHz mà thôi.
View attachment 522184





Nói chung sau khi đã có cả Spotify, Tidal Hi-fi, Jriver chơi flac 24bit, thì mình nhận thấy sự khác biệt đến từ source nhạc và player đem lại vẫn không lớn. Trải nghiệm này không giống như nhiều ae vẫn có những cái định kiến kiểu Spotify là vứt đi, Tidal hi-fi mới ngon. Rồi lại có ae có ý kiến kiểu Spotify, Tidal vứt đi hết, Qobuz mới ngon. Rồi tiếp tục lại không là gì so với Jriver hay Roon chơi Flac trực tiếp, rồi tiếp 1 vài nấc nữa. Đến giờ mình vẫn ưa dùng Spotify hơn vì tiện.
Mình còn đang dùng windows media player, ko biết gì về mấy phần mềm kia.
 
tầm 10 củ có chơi dc dàn Active nào ngon nghẻ ko nhỉ ? Bác Thạch :)) em quay đi quay lại lại về áp mặt vào sông quê cho nhanh, sau có điều kiện thời gian thẩm thọt thì làm hẳn cái phòng xịn xò !
thêm xíu lấy cặp genelec 1029a/ht205 của mình này, có 3 chế độ âm , cho kiểm âm, nghe nhạc theo sở thích tuỳ chỉnh, loa genelec thì khỏi bàn , mua về ít lăn tăn sang loa khác, vì nó là loa top đầu đẳng cấp nhất trong các hãng, genelec 1029a là phiên bản 1 của genelec 8030a ( 45tr), mình đăng 13tr5 fix xuống 12tr5, chất âm chỉ thua 8030 xíu bass, bass chắc và cân hơn, ko bị dư , ko kén phòng, nam châm đôc quyền genelec nó có thể nghe tốt trong phòng chưa tiêu tán âm, ko kén điểm ngọt, lỗ thông hơi phía trước hợp đặt sát tường, cặp này nếu bán đúng phải trên 15tr, bác cứ seach gía ebay, https://reverb.com/, cặp xấu nhất cũng trên 700$, chưa tính thuế ship, genelec đời 10xx, giá chỉ tăng theo thời gian, chứ ko giảm, dùng chán bán 15tr ko lỗ. bác seach genelec 1029a vs 8030a tham khảo 0988116948
 
No problem bro :))) Gạch hay Hôn không quan trọng, chỉ quan trọng người gạch là có ý bất bình hay gì thôi kkk


/////

Mình tải lên cho anh em file Biwavegen, vốn là file để burn in, tạo pink noise, white noise, frequency sweep các thứ, trong đó có cái pure sine generator. Trong trường hợp này rất hữu dụng để anh em check phòng và check dải âm của loa.

Qua quá trình nghiên cứu phòng mình thì mình thấy với phòng có khẩu độ 3.3m như phòng mình thì sẽ có 1 số dải tần bị cộng hưởng lên và mình dễ ngồi vào đúng điểm cộng hưởng trong phòng. Đặc biệt là ở dải trầm nó biến thiên rất mạnh. Ở 53Hz và dải tần mà bước sóng trùng đúng với bội chẵn của kích thước phòng cho nên được boost lên trong khi xung quanh nó lại tụt. Đặc biệt với A2+ không rõ cộng hưởng cùng sub hay tự bản thân nó nhưng trong phòng mình dải tần 135Hz nghe rất lớn nên mình phải giảm nó đi tới -6dB.


Dành khoảng 1 tiếng thời gian rà từng dải tần bằng tai và giữ vị trí ngồi nghe trong phòng cố định, các bác cũng có thể đưa ra 1 cái EQ graph để fix lại 1 cách tương đối. Tùy độ kĩ và kiên nhẫn. Nghe đảm bảo tốt hơn. Trong ảnh dưới là combo A2+ và sub S8 của mình sau khi được fix EQ.

Mình dùng EQ của Equalify dành riêng cho Spotify trên windows:
https://www.equalify.me/
View attachment 511584
Mình giao lưu xíu,thay vì dùng EQ sửa tần số file nhạc, để tạo cảm giác thoả mãn giả về tần số, Bác có thể treo vài tấm tiêu âm lõi bông khoáng, hoặc sợi polyeste, phía sau loa, tường sau lưng, trên trần, 2 bên tường, nó sẽ giảm đi tần số cộng hưởng, phòng nào cũng sẽ có âm phản hồi, đa số là bass, vì đó là tần số ngân dài, nặng, dễ cộng hưởng xâm lấn sang các tần khác, nên cần các vật liệu tiêu âm có đặc tính triệt tiêu rung động, dạng sơi tốt hơn dạng mút , âm thanh, âm hình sẽ cải thiện, nó sẽ đúng nghĩa là thưởng thức âm nhạc và âm thanh. việc EQ sẽ làm mất đi cái hồn của bản nhạc, điểm ngọt của các dòng loa nhỏ phổ thông là đỉnh tam giác cân giữa 2 loa, khoảng cách từ 2 loa kéo đến điểm ngồi giữa phải cân, đối với loa tầm trung cao cấp, điểm ngọt sẽ ko kén, nó lan toả đều ko gian
 
Last edited:
Mình giao lưu xíu,thay vì dùng EQ sửa tần số file nhạc, để tạo cảm giác thoả mãn giả về tần số, Bác có thể treo vài tấm tiêu âm lõi bông khoáng, hoặc sợi polyeste, phía sau loa, tường sau lưng, trên trần, 2 bên tường, nó sẽ giảm đi tần số cộng hưởng, phòng nào cũng sẽ có âm phản hồi, đa số là bass, vì đó là tần số ngân dài, nặng, dễ cộng hưởng xâm lấn sang các tần khác, nên cần các vật liệu tiêu âm có đặc tính triệt tiêu rung động, dạng sơi tốt hơn dạng mút , âm thanh, âm hình sẽ cải thiện, nó sẽ đúng nghĩa là thưởng thức âm nhạc và âm thanh. việc EQ sẽ làm mất đi cái hồn của bản nhạc, điểm ngọt của các dòng loa nhỏ phổ thông là đỉnh tam giác cân giữa 2 loa, khoảng cách từ 2 loa kéo đến điểm ngồi giữa phải cân, đối với loa tầm trung cao cấp, điểm ngọt sẽ ko kén, nó lan toả đều ko gian



https://www.sonarworks.com/reference/microphone https://www.sweetwater.com/store/de...rs-and-headphones-with-measurement-microphone
thiết bị và phần mềm đo sóng này, được các kỹ sư âm thanh sử dụng nhiều năm, sử dụng cho nhiều hệ thống khác nhau, như studio, homestudio, hệ thống rạp hát,phòng nghe gia đình,, nó cũng được sử dụng để cân bằng tần số loa, heaadphone, phòng nào cũng có sóng phản hồi, âm thanh phát ra ko gian gặp vật cản nó bị phản hồi lại,các tần số bass dài và nặng, trong 1 ko gian hộp bắt đầu cộng hưởng làm nhiễu các tần số khác, các tần số cao sẽ có âm kim i i gây khó chịu tai, nhưng lại dễ xử nhất vì nó ngắn và phân rã nhanh, nên phòng nghe, hay các phòng studio, rạp chiếu phim phải có các tấm tiêu âm, tán âm, bass trap,để đảm bảo chất lượng âm thanh

Hút âm vào phòng nhỏ không giảm được âm trầm mấy vì mình check hệ số hút âm của vật liệu bông khoáng thì hút mạnh nhất ở dải mid, còn dải trầm chỉ khoảng 20% so với dải mid. Có nghĩa là các biện pháp dán tiêu âm lên tường nó triệt mạnh dải mid, còn bass thì hiệu quả thấp.

Phòng nhỏ rất khó triệt bass. Chỉ có tán âm để triệt bớt sóng dừng và làm giảm biên độ các đỉnh sóng dừng mà thôi. Nhưng với phòng nhỏ làm tán âm cũng lại vướng 1 rào cản kĩ thuật đó là bề mặt khuếch tán được âm trần phải có chiều rộng ít nhất bằng bước sóng. Như vậy với phòng nhỏ thì cũng rất khó làm tán âm cho âm trầm.

Cái thứ ba, đó là các panel tiêu / tán âm có hiệu quả nhất không phải là treo trên tường mà là treo cách tường 1 khoảng cách bằng 1/4 bước sóng muốn khuếch tán là hiệu quả nhất. Mà với các âm trầm thì bước sóng rất dài, với phòng nhỏ cũng không khả thi làm việc này.


Bọn khoai tây có kết luận là với phòng nhỏ thì thây kệ nó thôi, khó mà cầu toàn được. Cầu toàn cũng chẳng giúp đưa nó về trạng thái hoàn hảo được.


Với lại làm tiêu âm cũng cần hiểu rõ mục tiêu. Các phòng studio làm tiêu âm bởi Micro nó rất nhạy với âm phản xạ, không phòng thu nào muốn thu cái âm phản xạ của giọng ca sĩ hay 1 cái nhạc cụ mà cái micro đó đang chĩa thẳng vào. Cho nên Studio giăng hút âm khắp nơi để triệt sóng phản xạ và triệt sóng này cũng hiệu quả ở dải mid - nơi phần lớn các nhạc cụ, giọng hát nằm vào. Chứ phòng Studio mà nghe nhạc thì âm lại rất dị, thiếu tính tự nhiên.


Với phòng nhỏ mà nghe nhạc, chưa chắc đã cần hút âm trầm (dù là hút chẳng được) bởi còn tùy thuộc vào bộ loa và chất âm. Nếu bộ loa dư bass thì mới đau đầu nghĩ hút bớt bass. Chứ nếu bộ loa mà không dư bass thì có khi lại hay, bass được boost lên bù lấp vào điểm yếu của các bộ loa nhỏ.


Cái cần khắc phục trong phòng nhỏ đó là sóng dừng. Mà sóng dừng không khắc phục bằng tiêu âm, mà khắc phục bằng tán âm. Khắc phục sóng dừng để làm giảm sự khấp khểnh nhấp nhổm của đáp tuyến, giảm sự đan xen của những dải tần kêu to xe kẽ dải tần kêu nhỏ. Mà chưa kể phòng nhỏ làm tán âm cũng không phải đơn giản. Vì tổng cộng nó có tới 6 mặt phẳng song song. Đa số người chỉ làm được 2 cùng lắm 4 mặt mà cũng không làm triệt để được. Nhưng tác động là vẫn có và là khả thi để nâng cấp chất âm cho phòng nhỏ.


Còn việc muốn giảm bass thì thay vì tốn tiền bass trap với làm tiêu âm vô ích cho phòng nhỏ thì chỉ cần cắt cái mút bịt bớt hơi thông ở lỗ thông hơi của loa là xong, cách đó nhanh, hiệu quả và tốn ít tiền hơn.
 
Last edited:
Hút âm vào phòng nhỏ không giảm được âm trầm mấy vì mình check hệ số hút âm của vật liệu bông khoáng thì hút mạnh nhất ở dải mid, còn dải trầm chỉ khoảng 20% so với dải mid. Có nghĩa là các biện pháp dán tiêu âm lên tường nó triệt mạnh dải mid, còn bass thì hiệu quả thấp.

Phòng nhỏ rất khó triệt bass. Chỉ có tán âm để triệt bớt sóng dừng và làm giảm biên độ các đỉnh sóng dừng mà thôi. Nhưng với phòng nhỏ làm tán âm cũng lại vướng 1 rào cản kĩ thuật đó là bề mặt khuếch tán được âm trần phải có chiều rộng ít nhất bằng bước sóng. Như vậy với phòng nhỏ thì cũng rất khó làm tán âm cho âm trầm.

Cái thứ ba, đó là các panel tiêu / tán âm có hiệu quả nhất không phải là treo trên tường mà là treo cách tường 1 khoảng cách bằng 1/4 bước sóng muốn khuếch tán là hiệu quả nhất. Mà với các âm trầm thì bước sóng rất dài, với phòng nhỏ cũng không khả thi làm việc này.


Bọn khoai tây có kết luận là với phòng nhỏ thì thây kệ nó thôi, khó mà cầu toàn được. Cầu toàn cũng chẳng giúp đưa nó về trạng thái hoàn hảo được.


Với lại làm tiêu âm cũng cần hiểu rõ mục tiêu. Các phòng studio làm tiêu âm bởi Micro nó rất nhạy với âm phản xạ, không phòng thu nào muốn thu cái âm phản xạ của giọng ca sĩ hay 1 cái nhạc cụ mà cái micro đó đang chĩa thẳng vào. Cho nên Studio giăng hút âm khắp nơi để triệt sóng phản xạ và triệt sóng này cũng hiệu quả ở dải mid - nơi phần lớn các nhạc cụ, giọng hát nằm vào. Chứ phòng Studio mà nghe nhạc thì âm lại rất dị, thiếu tính tự nhiên.


Với phòng nhỏ mà nghe nhạc, chưa chắc đã cần hút âm trầm (dù là hút chẳng được) bởi còn tùy thuộc vào bộ loa và chất âm. Nếu bộ loa dư bass thì mới đau đầu nghĩ hút bớt bass. Chứ nếu bộ loa mà không dư bass thì có khi lại hay, bass được boost lên bù lấp vào điểm yếu của các bộ loa nhỏ.


Cái cần khắc phục trong phòng nhỏ đó là sóng dừng. Mà sóng dừng không khắc phục bằng tiêu âm, mà khắc phục bằng tán âm. Khắc phục sóng dừng để làm giảm sự khấp khểnh nhấp nhổm của đáp tuyến, giảm sự đan xen của những dải tần kêu to xe kẽ dải tần kêu nhỏ. Mà chưa kể phòng nhỏ làm tán âm cũng không phải đơn giản. Vì tổng cộng nó có tới 6 mặt phẳng song song. Đa số người chỉ làm được 2 cùng lắm 4 mặt mà cũng không làm triệt để được. Nhưng tác động là vẫn có và là khả thi để nâng cấp chất âm cho phòng nhỏ.


Còn việc muốn giảm bass thì thay vì tốn tiền bass trap với làm tiêu âm vô ích cho phòng nhỏ thì chỉ cần cắt cái mút bịt bớt hơi Sennheiser MK4 ở lỗ thông hơi của loa là xong, cách đó nhanh, hiệu quả và tốn ít tiền hơn.
:)) lý thuyết cần được hiểu đủ, và thực hành, nếu nửa vời sẽ dẫn đến nhận định sai lầm. phòng to phòng nhỏ đều cần tiêu tán âm, nếu muốn thực sự chơi âm thanh, chơi loa, thưởng thức, bác nhét bông vào lỗ thông hơi nó phá tần số loa chứ cải thiện gì, vật liệu bông khoáng vẫn có mặt trong hầu hết các phòng nghe, rạp chiếu phim tiền tỷ, tiền triệu hay phòng nghe gia đình, nó ko hoàn hảo, nhưng nó là vật liệu căn bản, kết hợp bass trap, tán âm trên các góc, tường nó sẽ triệt tiêu bớt cộng hưởng, vấn đề ko phải là hút hoàn toàn, mà là hạn chế đến mức tự nhiện, ko ai hút hoàn toàn hết các tần, phòng chết ( ko hoàn toàn) thường dùng trong các phòng thu âm, để có tín hiệu thu khô, đễ xử lý hiệu ứng hậu kì, phòng thu cao cấp sẽ thiết kế reverb tự nhiên, ít người có đủ tiền làm, kể cả siêu sao thế giới.Họ tạo ra cấu trúc phòng có âm vang tự nhiên hay nhất ,mà ko thiết bị reverb đắt tiền nào làm được kể cả chục ngàn $

"Sóng đứng" hay "sóng dừng" là sóng dao động theo thời gian nhưng biên độ đỉnh không di chuyển trong không gian. Các điểm biên độ dao động cực tiểu gọi là "nút" và các điểm biên độ dao động cực đại gọi là "bụng".
Song_dung.png

Sóng đứng được tạo ra khi sóng đến (từ loa phát ra) giao thoa với sóng phản xạ (từ tường dội lại). Tại những điểm nút, âm thanh sẽ rất nhỏ do bị triệt tiêu và tại những điểm bụng, âm thanh được cộng hưởng lớn hơn nhiều.
Thông thường, sẽ sử dụng một số biện pháp như đặt tiêu âm ở tường, dựng thêm đồ vật... nhằm triệt tiêu sóng đứng. nhưng, xét rộng ra thì sóng đứng có tác dụng khá tốt nếu được điều chỉnh cẩn thận để tận dụng ưu điểm. Vị trí người nghe khi đặt tại bụng sóng đứng sẽ cho âm bass lớn và mềm mại hơn, khi đặt tại nút sóng đứng sẽ cho âm bass nhỏ hơn.

Tán âm ko triệt tiêu bất kì sóng nào, mà nó giúp phân tách sự chồng chéo của các sóng,điều hướng , để chúng được lan toả tự nhiên hơn, làm cho âm thanh sống động,nâng cao độ phân giải, trong phòng thu nó sẽ giúp bóc tách các nốt nhạc của nhiều nhạc cụ chơi đồng thời, để chúng ko lấn vào nhau, tấm tán âm sẽ là điểm giúp phản xạ điều hướng âm thanh thay vì hút nó như tiêu âm



Nếu chỉ là nghe chơi cho vui để kệ thì ko nói đến xử lý âm thanh phòng, hay cải thiện âm, điểm ngọt, cân loa v.vv. làm gì, bỏ 1 2tr làm vài tấm tiêu âm ko mất thời gian nhưng nó cải thiện 200% chất lượng âm thanh cho 1 phòng nhỏ có khi 1tr, phòng chuẩn 30-1 200tr,cảm nhận về âm nhạc âm thanh sẽ rõ ràng hơn, , đó là lý do người chơi âm thanh luôn đầu tư rất nhiều vào phòng, phòng rất quan trọng với người chơi âm thanh, dù là thu âm hay nghe nhạc , ko ai đi xử lý lỗi âm phòng bằng EQ bài nhạc, Mình làm phòng thu phòng nghe chơi âm thanh khá lâu rồi, mấy cái này thực sự rành. Đang nói về xử lý âm thanh phòng, còn nghe chơi thì vấn đề ko có gì để bàn, tranh luận vui ko war nhé :D
 
Last edited:
Mình hiểu ý bác nói.

Nhưng mình cũng tham gia với bác trên cơ sở khoa học có cơ sở chứ không phải là phong long. Nên nếu bác cũng muốn tranh luận vui thì mình cứ thảo luận với nhau point-on-point, chứ đừng quá cảm xúc, "chịu bác" với "chịu em", nói vậy thì không có gì để luận và cũng không vui.


Trước hết là làm rõ với bác. Mình không nói là làm tiêu âm hay tán âm là vô ích. Bác đừng tranh luận ngược lại point này, vì đây không phải point của mình. Mà mình nói với phòng nhỏ thì làm nó không có nhiều hiệu quả với âm trầm. Rất cụ thể bác nhé. PHÒNG NHỎ LÀM TIÊU ÂM KHÔNG HIỆU QUẢ VỚI ÂM TRẦM. Bác có thể chứng minh mình sai bằng các point và proof nhé.

Cơ sở khoa học của mình:

Âm trầm ít được hấp thụ bởi các vật liệu hút âm thông thường.
Có thể check bông khoáng mà bác nói nhé.
1619804229771.png


Nhìn vào đây thì thấy rõ bông khoáng tiêu âm rất tốt, nhưng là dải mid trở lên. Dải trầm tiêu rất ít. Muốn tiêu nhiều dải trầm thì lớp bông khoáng này phải có độ dày ~ độ dài bước sóng tần số trầm và điều này là không thể. Nên nhớ sóng 50Hz có bước sóng dài tới 6.8m. Bác cần hiểu bản chất của sóng, sóng có tần số thấp có tính làn truyền rất mạnh bất chấp vật cản. Kể cả có đặt 1 tấm bê tông chắn thì với âm siêu trầm cũng như là vô hình, chứ đừng nói 1 tấm bông khoáng dày có 5cm.

Tiếp, theo nếu treo hoặc dán các tấm tiêu âm lên tường thì sóng ở dải mid bị kill nhiều hơn sóng ở dải trầm. Năng lượng âm thanh đến tai ở dải mid bị giảm đi so với dải trầm. Như vậy về TOÁN HỌC mà nói, như vậy có phải là tiêu âm trầm hay không? Hay là tiêu âm trung?




Tiếp nhé: Giải pháp nhét bông mút vào lỗ thoát hơi của loa. Bác nói là mình làm vậy làm méo tiếng hại loa? Bác dựa vào đâu? Bác có biết chính hãng sản xuất loa, thậm chí là loa-hiend họ đều hướng dẫn người dùng làm vậy khi đưa loa vào phòng nhỏ hay không? Bookshelf hi-end của BW còn có sẵn 1 miếng bông mút để nhét lỗ thoát hơi.



Tranh luận vui, point - on - point nhé bác.
 
Mình hiểu ý bác nói.

Nhưng mình cũng tham gia với bác trên cơ sở khoa học có cơ sở chứ không phải là phong long. Nên nếu bác cũng muốn tranh luận vui thì mình cứ thảo luận với nhau point-on-point, chứ đừng quá cảm xúc, "chịu bác" với "chịu em", nói vậy thì không có gì để luận và cũng không vui.


Trước hết là làm rõ với bác. Mình không nói là làm tiêu âm hay tán âm là vô ích. Bác đừng tranh luận ngược lại point này, vì đây không phải point của mình. Mà mình nói với phòng nhỏ thì làm nó không có nhiều hiệu quả với âm trầm. Rất cụ thể bác nhé. PHÒNG NHỎ LÀM TIÊU ÂM KHÔNG HIỆU QUẢ VỚI ÂM TRẦM. Bác có thể chứng minh mình sai bằng các point và proof nhé.

Cơ sở khoa học của mình:

Âm trầm ít được hấp thụ bởi các vật liệu hút âm thông thường.
Có thể check bông khoáng mà bác nói nhé.
View attachment 523492

Nhìn vào đây thì thấy rõ bông khoáng tiêu âm rất tốt, nhưng là dải mid trở lên. Dải trầm tiêu rất ít. Muốn tiêu nhiều dải trầm thì lớp bông khoáng này phải có độ dày ~ độ dài bước sóng tần số trầm và điều này là không thể. Nên nhớ sóng 50Hz có bước sóng dài tới 6.8m. Bác cần hiểu bản chất của sóng, sóng có tần số thấp có tính làn truyền rất mạnh bất chấp vật cản. Kể cả có đặt 1 tấm bê tông chắn thì với âm siêu trầm cũng như là vô hình, chứ đừng nói 1 tấm bông khoáng dày có 5cm.

Tiếp, theo nếu treo hoặc dán các tấm tiêu âm lên tường thì sóng ở dải mid bị kill nhiều hơn sóng ở dải trầm. Năng lượng âm thanh đến tai ở dải mid bị giảm đi so với dải trầm. Như vậy về TOÁN HỌC mà nói, như vậy có phải là tiêu âm trầm hay không? Hay là tiêu âm trung?




Tiếp nhé: Giải pháp nhét bông mút vào lỗ thoát hơi của loa. Bác nói là mình làm vậy làm méo tiếng hại loa? Bác dựa vào đâu? Bác có biết chính hãng sản xuất loa, thậm chí là loa-hiend họ đều hướng dẫn người dùng làm vậy khi đưa loa vào phòng nhỏ hay không? Bookshelf hi-end của BW còn có sẵn 1 miếng bông mút để nhét lỗ thoát hơi.



Tranh luận vui, point - on - point nhé bác.
Nếu có thể bác đọc kỹ những gì mình viết ở trên, nó đã đủ ý rồi, bác nhét bông vào loa có thể cải thiện thêm bass , hoặc làm mờ đi mid high của loa, chứ nó ko triệt tiêu những âm cộng hưởng của phòng, loa nào cũng có bông mút bên trong, nhưng khi bác nhét nó quá nhiều ,nó sẽ ko hoạt động như ban đầu, nếu hơi ko thoát nó có thể giảm tuổi thọ,lỗ thông hơi có chức năng của nó, người ta chọn loa công suất phù hợp với diện tích, khi chọn phù hợp rồi, họ tiêu âm có tỷ trọng phù hợp để triệu tiêu tần số cộng hưởng, phòng to hay nhỏ ko phải vấn đề,phòng nhỏ làm đỡ tốn hơn, dễ làm hơn, phòng to tốn nhiều hơn, khó xử lý hơn, có làm thì có cải thiện, bác nói trên cơ sở của người ko chuyên thôi. Cả ngành công nghiệp âm thanh thế giới họ sử dụng chứ có phải mình nghĩ ra đâu.Vật liệu bông khoáng là vật liệu thông dụng, khả dụng nhất trong ngành âm thanh, ở lĩnh vực tiêu âm, bác có thể seach số các chuyên gia tiêu âm, gọi cho họ, họ sẽ nói cho bác nghe.

Bác nói phòng nhỏ tiêu bass ko hiệu quả, vậy bác thử seach drum booth recording thử, nó nhỏ hơn 1 phòng wc, họ vẫn đặt vật liệu tiêu âm vào để thu trống được sạch hơn, và nó luôn hiệu quả , phòng càng to sự cộng hưởng càng lớn, phòng nhỏ mới thực sự dễ tiêu âm hơn, nó chỉ khó có âm thanh đẹp, do ko gian hẹp giảm air của tổng thể âm thanh khi nghe nhạc, âm thanh ko được bay bổng, tất nhiên nếu bác chơi loa công suất cực lớn trong căn phòng nhỏ thì ko nói làm gì, muối bỏ biển, quan trọng là chọn công suất phù hợp với phòng, đã giúp giảm bớt 1 phần các áp lực cộng hưởng

Thông số bác xem nó là đương nhiên, ko phải bông khoáng giảm tần số mid nhiều hơn mà là tần số mid high dễ bị hút hơn do nó giao động nhanh dễ phân rã, bass khó bị triệt tiêu hơn do nó dài , chậm và nặng, đi qua quán bar, hay nhà hàng xóm bật nhạc dù đã được cách âm bác nghe thấy chỉ có tiếng bass thoát ra ít nghe tiếng nhạc vocal, đó là vì bass mạnh hơn, hay dây bass guitar nó ngân dài ,dầy, mạnh, dây 6 âm cao mỏng , ngân nhanh ngắn. .. tiêu âm phòng người ta đặt bass trap và tiêu âm ở góc, nơi đuôi bass ngân dài ở đó, và tán âm ở các tường đối diện, để mid high ko bị hút nhiều, mà điều hướng cho nó phản xa xung quanh, nâng độ tách bạch, phải cân đối tiêu tán âm, ko cần hút 100% mà cần hạn chế nó 1 cách tự nhiên , ở trên mình đã nói rất rõ ràng, chỉ số hút bass thấp là đương nhiên , họ nâng tỷ trọng lên, tạo ra các bẫy bass tăng hiệu quả hút âm, bông khoáng là vật liệt căn bản, nhưng thiết kế bẫy, bổ sung vật liệu khác nó sẽ tăng hiệu quả hút bass, bác vào rạp chiếu phim để ý mấy bức tường, lõi của nó bông khoáng, các rap hát trong nhà v..v đều là tấm bông khoáng, hoặc polyeste dạng sợi,

Âm thanh là 1 dạng năng lượng mạnh, với tần số bass, mà vật liệu này có thể hoạt động ở chỉ số tối thiểu đó đã khiến nó trở nên khả thi để làm tiêu âm rồi, vì người ta ko cần triệt tiêu hoàn toàn, họ tạo ra các khung gỗ có lỗ, hoặc tube gỗ có lõi bông khoáng, bass đi qua lỗ đó và gặp sợi khoáng sẽ bị triệt tiêu, vướng bên trong khung nhiều hơn, hiệu quả tăng lên 300%, cần triệt tiêu bớt phần cộng hưởng chứ ko phải là hút năng lượng bass sẵn có của loa phát, nó là 1 phần năng lượng tinh tế thôi để đạt được mức tần số gần tự nhiên
 
Last edited:
@TThach Jriver khá hay đấy bác. Bác upscale lên DSD từ nguồn nhạc của bác. Hoặc dùng Jriver như 1 streaming device qua tính năng Upnp tích hợp.


via theNEXTvoz for iPhone


Chưa biết remote control cho Jriver kiểu gì. Không hiểu có phải tâm lý không nhưng mình có cảm giác Equalizer của Jriver không ngon lắm về âm thanh, kém hơn Equalizer. Đây có thể chỉ là cảm giác, nhưng Spotify chạy Equalify rất mượt. Mà con A2+ rất cần EQ vì frequency response của nó không đều. Về tâm lý ai cũng đều cho rằng EQ chỉnh vào làm méo nọ méo kia, nhưng sự thật là khi áp EQ và có thể bật tắt dễ dàng, và khi on EQ lên nghe cải thiện rất rõ rệt. Bác nào tới mình lại thử trước mặt cho mà xem.

1619987097387.png





Hôm nay viết 1 chút, làm rõ vấn đề BLUETOOTH.

Không biết có phải BLUETOOTH của máy mình là cổ lỗ không. Vì máy mình dùng win enterprise 2016 bản update 2018. Đến giờ có update nhưng cái win này nó không thiên về giải trí nên các tính năng giải trí có thể nó lom rom.

Mình có search trên Reddit và có chú nói rằng Microsoft lẫn Intel không có mua license APTX của Qualcomn cho nên Bluetooth của Windows chỉ có SBC thôi, hoặc là cái gì khác mà không phải Aptx. Chỉ có duy nhất Dell trả tiền license cho Qualcomn để dùng cái Aptx. Dell cũng viết codec / driver up trên trang chủ của Dell. Nhưng chả hiểu thế đếch nào mà cái driver này lại có thể down về và cài vào máy nào cũng được. Mình dùng HP vẫn có thể cài cái driver này và chạy Aptx. Có thể là 1 driver viết chung giữa Dell / intel chăng? Not sure.


Vấn đề đáng nói là hóa ra từ trước đến nay mình test cũng như review thì chỉ là bluetooth SBC mà thôi. Éo hiểu sao nó vẫn có thể hay như vậy. Chẳng lẽ là do con Chip Bluetooth của A5+ wireless quá tốt? Và câu chuyện tại sao chuyển sang Aptx mình cũng không thấy có sự khác biệt rõ rệt nào là bởi khi tìm hiểu bitrate của Aptx mình thấy như sau:

SBC: bitrate: 345kbps @48kHz. Còn Aptx CSR: 384kbps @48kHz. Tức là chênh không đáng kể. Và đều xấp xỉ bitrate của mp3 320kbps. Cho nên đúng là Aptx Csr (non HD) cũng không phải cải thiện đáng kể gì lắm so với SBC và chơi định dạng này thì cũng chỉ mp3 320kbps thôi. Lossless bitrate cao hơn thì nó cũng nén lại còn chừng đó mà thôi. Hóa ra A5+ wireless nó hay chỉ đơn giản là do con Chip giải mã bluetooth của nó tốt, và chất lượng loa tốt mà thôi. Đếch phải do công nghệ bluetooth thế này thế kia.


Ngoài ra sự tìm hiểu của mình cũng làm rõ thắc mắc trước đó là tại sao Windows chỉ cho phép truyền tín hiệu 16bit 48kHz cho A5+ dù chip của nó giải mã 24bit. Là bởi vì APTX CSR chỉ cho phép truyền nhạc 16bit mà thôi. Lên đến APTX-HD mới cho phép truyền nhạc 24bit. Và bitrate của APTX-HD tại 24bit @48kHz là 576kbps, đây mới là sự khác biệt vượt trội so với SBC. Tuy nhiên dở hơi ở chỗ: Chỉ có thiết bị dùng chipset Qualcomn mới có thể kết nối APTX HD với Loa. Còn windows dùng intel thì thua. Cho nên rất dở hơi. Ở chỗ:
  • Windows chạy phần mềm phát nhạc lossless được thì kết nối bluetooth lại chỉ là 16bit và 384kbps tối đa.
  • Phone có thể Aptx-HD nhưng phone thì lại chẳng có lossless mà chơi, toàn chơi Spotify, thế mởi khổ :)))


Đấy, bên trên là những điều tra làm rõ thật rõ về vấn đề bluetooth nói chung và bluetooth với A5+wl nói riêng. Phân tích là vậy, nhưng kì thực nghe 320kbps với A5+wl với setup phù hợp phê lòi.
 
Chưa biết remote control cho Jriver kiểu gì.
Mình nghe nhạc trên Cloud và Tidal chủ yếu và tìm thấy app mconnect này để nghe. Vô tình phát hiện app có khả năng streaming nhạc lên Jriver để dùng. Giờ mình nghe nhạc khá là nhàn.
Cách chơi của mình hiện tại: bắn nhạc từ iphone lên jriver -> upscale nhạc từ Jriver -> giải mã qua DAC lên DSD. Thấy khá vui dù nhận thấy upscale DSD chả khác gì PCM.
Xn1idrd.png


via theNEXTvoz for iPhone
 
Back
Top