Australia mua pháo tầm xa HIMARS để thực hiện chiến lược răn đe

Australia tiếp tục tích trữ các tên lửa tầm xa như HIMARS nhằm đạt được mục tiêu răn đe chiến lược một cách độc lập trong bối cảnh quan hệ giữa họ và một nước Đông Á vẫn tiếp tục căng thẳng.​


Hãng truyền thông ABC News của Australia mới đây cho hay, nước này đã hoàn thành việc mua 20 hệ thống pháo phản lực cơ động cao HIMARS của Mỹ để cung cấp cho lục quân Australia vào năm 2026. Theo ABC News, Australia cũng ký một thỏa thuận riêng rẽ để mua các Tên lửa tấn công hải quân của Na Uy (NSM) để thay thế các tên lửa Hapoon đã già cỗi trên các khu trục hạm lớp Hobart và tàu hộ vệ lớp Anzac trong năm 2024.

Tổ hợp pháo phản lực HIMARS của Mỹ. Ảnh: Thủy quân lục chiến Mỹ.

Tổ hợp pháo phản lực HIMARS của Mỹ. Ảnh: Thủy quân lục chiến Mỹ.

Mua vũ khí để cải thiện năng lực tác chiến tầm xa

Nguồn tin trên lưu ý rằng chi phí thực sự cho hoạt động mua bán nói trên vẫn là bí mật do các quan ngại về an ninh. Tuy nhiên , theo các nguồn tin, ước tính chi phí mua số vũ khí trên dao động từ 1 đến 2 tỷ USD.

Bộ trưởng Công nghiệp Quốc phòng Australia Pat Conroy cho biết, HIMARS sẽ mang lại cho lục quân Australia năng lực tấn công tầm xa chưa từng có tiền lệ nhằm vào các mục tiêu nằm cách xa tới 300km. Australia là đối tác trong một chương trình hợp tác với Mỹ phát triển một tên lửa tấn công chính xác có thể đánh trúng các mục tiêu nằm cách xa tới hơn 499km.

Về mặt cải thiện năng lực của chiến hạm Australia, CNN tuần này đưa tin rằng tên lửa NSM với tính cơ động cao và khả năng bay lướt mặt biển sẽ tăng gấp đôi phạm vi hoạt động của tàu chiến Australia lên 185km.

CNN cũng lưu ý rằng Australia có thể triển khai HIMARS ở Đông Nam Á hoặc Thái Bình Dương. Thủy quân lục chiến Mỹ đã diễn tập sử dụng hệ thống vũ khí này với giả định nó được triển khai ở khu vực nói trên trong tình huống nổ ra xung đột ở Đài Loan hoặc Biển Đông.

Thương vụ bán tên lửa cũng phù hợp với nỗ lực của Mỹ tạo ra một “bức tường tên lửa” ở Thái Bình Dương. Mỹ có các dự án như Typhon, OpFires và Vũ khí siêu thanh tầm xa (LRHW) có thể được triển khai ở Chuỗi đảo thứ nhất và thứ hai nhằm răn đe sự mở rộng của Trung Quốc vào Thái Bình Dương.

Việc Mỹ bán HIMARS cho Australia cũng có thể phù hợp với nỗ lực của Mỹ nhằm giúp Australia ủng hộ thực thi “bong bóng từ chối khu vực/chống tiếp cận” (A2/AD) trong khu vực này.

Đây là các diễn biến mới nhất trong nỗ lực của Australia hướng tới xây dựng kho vũ khí tấn công tầm xa.

Trước đó, Asia Times cũng đưa tin về việc Australia đã mua 80 tên lửa AGM-158 JASSM với tầm bắn 935km, có thể phóng từ các máy bay phản lực F-35 và F/A-18.

Ngoài ra, Australia cũng khởi động một chương trình sản xuất tên lửa nội địa, kết nối các hãng trong nước với các hãng thầu quân sự Mỹ như Lockheed Martin và Raytheon.

Bên cạnh đó, Australia, Mỹ và Anh đã công bố kế hoạch hợp tác trong phát triển tên lửa siêu thanh. Australia đã trưng bày một loại động cơ tên lửa siêu thanh mới có thể “in 3D” sử dụng các hợp kim đặc biệt với khả năng cực mạnh trong kháng nhiệt, chống ăn mòn và áp lực cao.

Áp lực nội địa hóa hoạt động sản xuất tên lửa

Trong một bài báo hồi tháng 5/2022 trên trang The Strategist, tác giả Graeme Dunk nêu ý Australia phải có năng lực riêng sản xuất tên lửa. Tác giả Dunk lưu ý rằng trong tình huống nổ ra xung đột, Mỹ sẽ cần tất cả các tên lửa do họ sản xuất, và do vậy sẽ không dư tên lửa để cung cấp cho Australia. Ông cũng đề cập rằng các tên lửa mà Australia có trong kho lại có hạn sử dụng ngắn, chỉ tính bằng năm.

Tạp chí Australian Defense hồi tháng 10/2022 đưa tin, Australia đang lên kế hoạch sản xuất pháo phản lực HIMARS và tên lửa đẩy cho hệ thống tên lửa chống hạm tầm xa (LRASM).

Theo bài viết của tạp chí trên, mặc dù sản xuất động cơ tên lửa và đầu đạn tên lửa là phần khó nhất, phức tạp nhất trong sản xuất tên lửa quân sự, Australia có dư năng lực sản xuất các hệ thống dẫn đường tên lửa trọng yếu. Tuy nhiên, báo cáo cho hay, điều đó còn phù thuộc vào công nghệ mà Mỹ sẵn sàng chuyển giao.

Một báo cáo tháng 12/2022 của Viện Chính sách chiến lược Australia vạch ra tính hợp lý trong việc Australia thúc đẩy xây dựng năng lực tấn công tầm xa. Báo cáo đề cập việc Australia cần tái thực hiện khái niệm “răn đe bằng từ chối”, tức là xây dựng năng lực tấn công tầm xa để răn đe các đối thủ tiềm tàng của họ (như Trung Quốc) rằng tấn công Australia sẽ là rủi ro không đáng mạo hiểm.

https://vov.vn/the-gioi/quan-sat/au...de-thuc-hien-chien-luoc-ran-de-post995470.vov
 
nạp cạc để bố Mẽo phát suất cho theo ăn hôi mấy chiến tranh của bố Mẽo, chứ map Úc thủ kiểu gì mà cần HIMARS.
 
Bữa kêu mua về bắn tàu cá "đi lạc" mà nhiều phen cứ nghi ngờ :shame:
con này bắn mục tiêu cố định thôi chứ. bắn thế quái nào được mục tiêu di động. Chưa hiểu thằng úc lợn 1 mình 1 lãnh thổ thì mua Himars chắc để bú cu cho bố Mẽo à
 
Tần suất lập công giảm dần rồi. KHả năng Ngú bắt bài được.
Nó không có nhiều đạn để bắn thì có. Với lại giờ chiến trường lặng lẽ hơn rồi, bọn U cũng báo cáo đạn pháo Nga rơi xuống giảm 75% so với hồi hè.
 
Back
Top