Ba nhóm hành vi ẩu tả làm nhiều người chết nhất

demon0989

Senior Member

Tôi đã đọc thông tin 100 bản án vô ý gây chết người, vô ý gây thương tích đã được tòa án xét xử trong hai năm 2023, 2024. Có ba nhóm hành vi ẩu tả gây thương vong nhiều nhất, đó là những hành vi nào?

1725594976415.png

Xe taxi mở cửa bất ngờ gây tai nạn cho người đi xe máy - Ảnh: T.T.D.

Đứng đầu bảng các hành vi ẩu tả là các kiểu thiếu quan sát đã gây thương vong cho người khác với 43/100 vụ. Và nhiều việc tưởng đơn giản hằng ngày đã thành án mạng chỉ vì sự bất cẩn.

1 Chạy chậm, đường vắng vẫn gây chết người

Trong số đó có 40 vụ do những người lái xe chuyên dụng, xe tải, xe hơi và cả xe đạp gây ra ở những nơi xe chạy chậm, ít người qua lại như trong xưởng, trên công trường, đường nội bộ, đường cấm...

Theo luật, "khi lùi xe, người điều khiển phải quan sát phía sau, có tín hiệu cần thiết và chỉ khi nào thấy không nguy hiểm mới được lùi". Thế nhưng trong 18 vụ lùi xe gây chết người, một vụ lùi xe làm bị thương người khác, một số lái xe đã quên quy định nói trên.

Một ví dụ, trong khuôn viên của một công ty ở Đà Nẵng, C. lái xe tải lùi về phía sau nhưng không quan sát, không bật đèn cảnh báo lùi, không nhớ có ông M. đang đứng sau đuôi xe. Xe đã cán qua người làm ông M. chết tại chỗ.

Quan sát phía sau khi lùi xe tải, xe chuyên dụng không gắn camera là việc phức tạp. Nhiều lái xe đã nhìn gương chiếu hậu, bóp còi, bật đèn sau nhưng vẫn gây tai nạn vì nạn nhân thình lình đi tới hoặc ở điểm mù của lái xe.

Vậy chín trường hợp do không hoặc thiếu chú ý quan sát để xe cán, đè chết người phía trước thì sao? Ông S. lái xe nâng trong công ty. Do ông không giảm tốc độ, không chú ý quan sát xe chạy trên đường nội bộ phía trước nên hai càng của xe nâng đâm trúng ngực ông N. đang chạy xe máy, ông N. chết.

Lại có vụ tài xế xe lu không quan sát để xe lu chèn qua người phụ nữ đang ngồi ghép sắt giữa đường. Nhiều vụ lái xe không chú ý đã gây tai nạn chết người ở bên trái, bên phải xe.

Chẳng những xe lớn có động cơ cán chết người mà xe đạp cũng có thể gây chết người khi không nhìn thấy phía trước. Ông V. (ở Nam Định) cưỡi xe đạp thể thao không gắn đèn. Do không quan sát biển báo giao thông, ông V. đạp xe vào đường cấm (đường chưa đưa vào sử dụng). Đến đoạn không có đèn đường, ông V. đạp xe va vào ông K. đang đi bộ tập thể dục, làm ông K. té về phía trước và tử nạn.

2 Không biết, không được phép vẫn cứ làm


Hành vi ẩu tả gây chết người nhiều thứ hai là không biết nhưng cứ làm với 16 vụ. Không biết ở đây là chưa từng học qua, không được cho phép, không có nhiệm vụ làm một việc có điều kiện nào đó nhưng một số người cứ làm.

Họ là những người chưa có giấy phép lái xe tải hay vận hành xe chuyên dụng nhưng cứ leo lên lái, không học nghề giữ trẻ nhưng cứ nhận giữ, không được cấp phép thực hiện thủ thuật thẩm mỹ nhưng cứ làm, chưa được cấp phép nhưng cứ mở hồ bơi...

Ông K. tự ý lái xe tải khi không có giấy phép lái xe. Xe giật mạnh, ông K. té từ trên xe xuống đất bị thanh củi đâm qua người, ông K. chết (theo bản án của TAND TP Tân Uyên, tỉnh Bình Dương, ngày 6-3-2024).

Bà C. không có giấy phép trông giữ trẻ nhưng vẫn giữ cháu T.. Bà C. đi vệ sinh nhưng không nhờ người ngó chừng cháu T.. Đến lúc bà C. quay lại, thấy cháu T. cắm đầu trong thùng nước, không thể cứu sống (bản án của TAND huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai, ngày 30-10-2023).

Bà T. không có giấy phép, chứng chỉ hành nghề phẫu thuật, thủ thuật. Khi thực hiện thủ thuật làm liền sẹo cho ông H., bà T. chích thuốc tê vào người ông H. nhưng không thử thuốc trước khi chích. Ông H. chết do sốc phản vệ với thuốc (bản án số 205/2023/HSST của TAND quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội, ngày 25-8-2023).

3 Cưa cây, khiêng cây làm chết người

Đứng thứ ba trong "bảng xếp hạng" các hành vi vô ý gây thương vong là 10 vụ cưa cây, khiêng cây. Trong đó chín vụ làm chết người, một vụ làm nạn nhân liệt hai chân. Điểm chung của các vụ này là cưa cây (rồi khiêng cây) nhưng không cảnh báo cho người đi đường, người xung quanh biết. Cây ngã trúng người đi xe máy, người đi bộ trên đường, người làm việc xung quanh khiến họ chết, bị thương.

Từ những việc tưởng đơn giản như cưa cây tràm, cưa cây thông, chặt cây tre, cây cau ven đường hoặc trong xóm cũng có thể gây thương tật, tử vong cho người đi ngang qua hoặc cây ngã đè người. Việc cần làm là phải có rào chắn, cảnh báo nguy hiểm khi đốn hạ cây, nếu bỏ qua cũng đã thành bản án, người chết, người bị thương, người vướng vòng lao lý.

Tiếp theo sau là các hành vi để súng cướp cò, vô ý để trái nổ phát nổ (6 vụ), bắn thú trúng người (4 vụ), không bảo đảm an toàn cho trẻ em (4 vụ), để dây điện hở (4 vụ), biết có thể nguy hiểm nhưng cứ làm (3 vụ)...

...............
 
Ẩu đả chứ ẩu tả clgt lều báo?
TỪ “CẨU THẢ” ĐẾN “ẨU TẢ” VÀ “ẨU ĐẢ”
“Cẩu thả” vốn không có nghĩa là…thả chó như nhiều người lầm tưởng, mà Hán tự của nó là 苟且 dùng để chỉ sự bừa bãi. Còn “ẩu tả” thì có Hán tự là 嘔瀉, vốn có nghĩa là nôn mửa và tiêu chảy (mà cách đây trên nửa thế kỷ, trong Nam nói đảo ngược là “ỉa mửa”). Đây là một phản ứng bệnh lý không thể nhịn nín được từ miệng và hậu môn của con người nên đã xa gần gợi ý niệm về sự bừa bãi. Đã thế, nó lại cùng một khuôn vần đôi ẨU - Ả với “cẩu thả” nên cái ý niệm về sự bừa bãi càng được củng cố. Chính vì thế, “ẩu tả” dần mất đi nghĩa gốc ban đầu mà được dùng như một từ đồng nghĩa với “cẩu thả”.
Đáng nói là theo thời gian, người ta lược bớt chữ “tả” đi, và chỉ dùng “ẩu” để nói về sự cẩu thả, bừa bộn mà không hay rằng chữ này vốn có nghĩa là “nôn mửa” mà thôi. Lại cũng chính chữ “ẩu” trên đã gây hoang mang cho nhiều người khi phân tích về “ẩu đả”. Từ này có Hán tự là 毆打vốn chỉ có nghĩa là “đánh đập” nhưng do sự đồng âm với “ẩu” trong “ẩu tả” nên người ta đã thêm sắc thái “hỗn độn” vào để cắt nghĩa thành “đánh nhau bừa bãi”. Đây cũng là khởi sinh của từ “đánh lộn” (đánh lẫn lộn, bừa bãi). Trong khi đó nếu nói về sự giao tranh hỗn độn như thế thì tiếng Trung phải dùng là “hỗ tương ẩu đả” [互相毆打] mới thể hiện được.
Thế mới thấy việc nghịch ngợm, phá cách chữ nghĩa thời nào cũng có chứ chẳng riêng bây giờ. Chỉ khác rằng sự phá cách thời nay là cố tình, còn thời trước là do dân trí chưa được nâng cao mà dân gian sử dụng lại quá nhiều mà ra.
(Tham khảo học giả An Chi)
 
Tôi lại cứ tưởng là có 3 nhóm trẻ châu oánh nhau làm nhiều người chết nên ấn vào xem, lều báo văn vẻ như cái cc
1BW9Wj4.png
 
TỪ “CẨU THẢ” ĐẾN “ẨU TẢ” VÀ “ẨU ĐẢ”
“Cẩu thả” vốn không có nghĩa là…thả chó như nhiều người lầm tưởng, mà Hán tự của nó là 苟且 dùng để chỉ sự bừa bãi. Còn “ẩu tả” thì có Hán tự là 嘔瀉, vốn có nghĩa là nôn mửa và tiêu chảy (mà cách đây trên nửa thế kỷ, trong Nam nói đảo ngược là “ỉa mửa”). Đây là một phản ứng bệnh lý không thể nhịn nín được từ miệng và hậu môn của con người nên đã xa gần gợi ý niệm về sự bừa bãi. Đã thế, nó lại cùng một khuôn vần đôi ẨU - Ả với “cẩu thả” nên cái ý niệm về sự bừa bãi càng được củng cố. Chính vì thế, “ẩu tả” dần mất đi nghĩa gốc ban đầu mà được dùng như một từ đồng nghĩa với “cẩu thả”.
Đáng nói là theo thời gian, người ta lược bớt chữ “tả” đi, và chỉ dùng “ẩu” để nói về sự cẩu thả, bừa bộn mà không hay rằng chữ này vốn có nghĩa là “nôn mửa” mà thôi. Lại cũng chính chữ “ẩu” trên đã gây hoang mang cho nhiều người khi phân tích về “ẩu đả”. Từ này có Hán tự là 毆打vốn chỉ có nghĩa là “đánh đập” nhưng do sự đồng âm với “ẩu” trong “ẩu tả” nên người ta đã thêm sắc thái “hỗn độn” vào để cắt nghĩa thành “đánh nhau bừa bãi”. Đây cũng là khởi sinh của từ “đánh lộn” (đánh lẫn lộn, bừa bãi). Trong khi đó nếu nói về sự giao tranh hỗn độn như thế thì tiếng Trung phải dùng là “hỗ tương ẩu đả” [互相毆打] mới thể hiện được.
Thế mới thấy việc nghịch ngợm, phá cách chữ nghĩa thời nào cũng có chứ chẳng riêng bây giờ. Chỉ khác rằng sự phá cách thời nay là cố tình, còn thời trước là do dân trí chưa được nâng cao mà dân gian sử dụng lại quá nhiều mà ra.
(Tham khảo học giả An Chi)
Ông An Chi này luôn lý giải theo kiểu khoa học ngôn ngữ nên dẫn chứng rồi lập luận rất chắc chắn và hợp lý, ông này đọc hiểu và có đủ bộ từ điển tiếng Hoa, Anh, Pháp, Nga...luôn hay sao đó; chứ liên quan tới ngôn ngữ thì toàn thấy mấy ông nhà văn nhà báo rồi kể cả nhiều nhà nghiên cứu chỉ giải thích theo kiểu rất cảm tính (do nghe ngóng trong dân gian rồi chế cháo thêm) rồi cộng thêm cách hiểu của chính mấy ổng chứ không có dẫn chứng hay lý lẽ khoa học nào.
 
"Ẩu tả" và "cẩu thả" đều chỉ sự làm việc thiếu cẩn trọng, nhưng có sự khác biệt nhỏ về sắc thái ý nghĩa:

- Cẩu thả: Làm việc qua loa, không chú tâm, thiếu trách nhiệm và thường dẫn đến kết quả không tốt. Ví dụ: viết văn cẩu thả, làm việc cẩu thả.

- Ẩu tả: Mang nghĩa mạnh hơn, chỉ sự thiếu cẩn thận ở mức liều lĩnh, bất chấp hậu quả. Ví dụ: lái xe ẩu tả, làm việc ẩu tả.

Tóm lại, "ẩu tả" nhấn mạnh sự vội vàng, bất cẩn hơn so với "cẩu thả".
 
Back
Top