Bác sĩ bối rối khi bệnh nhân nhờ xem thuốc ung thư 'xách tay'

Bệnh nhân ung thư và người thân thường có tâm lý còn nước còn tát và sẵn sàng tìm mọi cách nếu còn cơ hội điều trị dẫn tới mua nguồn thuốc không chính quy.​

Đó là tình huống và cảm xúc của bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Triệu Vũ, Trưởng khoa Ung bướu, Bệnh viện Thành phố Thủ Đức, TP.HCM, khi bệnh nhân mang hai hộp thuốc mua xách tay, nguồn gốc từ Afghanistan và Bangladesh nhờ ông xem.

Nhiều loại thuốc rẻ hơn nhưng bệnh nhân ở Việt Nam chưa được tiếp cận​

Bề ngoài hộp thuốc có hoạt chất giống với các thuốc (biệt dược gốc) nhưng để biết rõ thành phần, hàm lượng phải mang thuốc này đi xét nghiệm. Người bệnh sẽ không có chi phí để thực hiện việc này. Hơn nữa, khi thuốc chính quy đắt đỏ, BHYT không chi trả, chi phí có thể lên tới 50 triệu đồng/tháng, người bệnh có xu hướng chọn thuốc có hoạt chất tương đương nhưng chi phí 5-7 triệu đồng/tháng.
Thực tế quan sát, bác sĩ Vũ nhận thấy có bệnh nhân uống thuốc hiệu quả. Tuy nhiên, có bệnh nhân uống lại không hiệu quả. Vì vậy, ông cho rằng trong khi chính sách đăng ký lưu hành thuốc và BHYT không chi trả, người bệnh sẽ tự tìm “cánh cửa” thuốc xách tay để kéo dài hy vọng sống.
Ví dụ, thuốc đích điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ đã có thế hệ 1, 2, 3. Về lý thuyết, thuốc thế hệ cao sẽ tốt hơn. Do đó, có bệnh nhân tìm mua thuốc thế hệ 3 nguồn gốc không rõ ràng, khi vào viện tình trạng bệnh lại nặng hơn. Bác sĩ Vũ phải cho phác đồ điều trị lại thuốc thế hệ cũ, khi đó tình trạng sức khỏe của bệnh nhân ổn định dần. Ông nghi ngờ đây là thuốc trôi nổi.
bs-vu-870-307.jpg
Bác sĩ Nguyễn Triệu Vũ trăn trở vì thuốc thế hệ mới dành cho người bệnh ung thư. Ảnh: Chí Hùng.
Ông đề nghị cơ quan dược phẩm cần cấp phép thêm nhiều thuốc để người bệnh được sử dụng thuốc chính quy, nhiều danh mục thuốc lựa chọn. Các thuốc được đăng ký hiện đang đắt hơn so với thu nhập của người Việt. Hiện có nhiều thuốc giá thành thấp hơn đã được Mỹ, Nhật Bản… cấp phép lưu hành nhưng người bệnh nước ta lại không tiếp cận được.

Thuốc mới vào Việt Nam bị chậm bao lâu?

Liên quan tới vấn đề các loại thuốc mới cho người bệnh ung thư, bệnh nhân tiếp cận còn khó khăn. Trao đổi với báo VietNamNet, một chuyên gia về vận động chính sách dược tại Hà Nội cho biết hiện nay Việt Nam được đánh giá có tiềm năng trong khu vực về thị trường dược phẩm nên các công ty dược đều có các chính sách ưu tiên để tiếp cận với thị trường nước ta. Ngoài ra, về mô hình bệnh tật, các bệnh không lây nhiễm ở Việt Nam trong đó có ung thư đều có các chương trình hỗ trợ giúp người bệnh gia tăng cơ hội tiếp cận các thuốc điều trị này.

https://vietnamnet.vn/bac-si-boi-ro...-xem-thuoc-chua-ung-thu-xach-tay-2146805.html
 
Back
Top