kiến thức ( Bác sĩ da liễu) Mụn, sẹo, thâm,... các vấn đề về da cho hết vào đây

Bsi ơi cho mình hỏi mụn đầu đen ở mũi thì xử lý ra sao? Có nên lấy cây nặn mụn nặn 1 tuần 1 lần k? Trước giờ mình toàn lấy cây nặn mụn nặn mà sợ sau này bị rỗ mũi.

Gửi bằng vozFApp
check xem mụn đầu đen thật hay sợi bã nhờn
mụn thì đi nặng
Còn sợi bã nhờn thì BHA mà tán
 
bác sĩ cho hỏi có cách gì trị dứt mụn cóc ở bàn chân ko? Giờ t bị tới lần thứ 3 trong 6 năm r, sắp phải tiểu phẫu lần nữa:too_sad:
các biện pháp điều trị giờ chỉ lấy được phần bên ngoài, chứ virus nó nằm trong da rồi thím. giờ phải tiểu phẫu hoặc đốt hết tổn thương rồi da lành thì bôi mỡ salycylic , tập thể dục ăn uống điều độ để tăng miễn dịch cho nó không phát lên thôi
zFNuZTA.png
 
Có thuốc nào trị sẹo lồi trên mặt ko nhỉ, mấy tháng nặn cục mụn, xong giờ thành sẹo lồi luôn :angry:
sẹo lồi chỉ có tiêm sẹo là nhanh nhất thím ạ, bôi phải bôi từ lúc tổn thương mới lành để phòng sẹo chứ sẹo lên rồi bôi ko ăn thua
 
Bsi ơi cho mình hỏi mụn đầu đen ở mũi thì xử lý ra sao? Có nên lấy cây nặn mụn nặn 1 tuần 1 lần k? Trước giờ mình toàn lấy cây nặn mụn nặn mà sợ sau này bị rỗ mũi.

Gửi bằng vozFApp
mụn đầu đen thì bôi mấy loại có retinoid đi thím
 
các biện pháp điều trị giờ chỉ lấy được phần bên ngoài, chứ virus nó nằm trong da rồi thím. giờ phải tiểu phẫu hoặc đốt hết tổn thương rồi da lành thì bôi mỡ salycylic , tập thể dục ăn uống điều độ để tăng miễn dịch cho nó không phát lên thôi
zFNuZTA.png
ko có biện pháp tiêm phòng chống virus luôn hả bác sĩ?
Vậy cho t hỏi nốt có cách nào để khi mổ xong ko để lại xẹo ko? Lần trc mổ xong sẹo ko có nhưng nó có vết đường khâu trắng trên da, ko đau nhưng nhột, cảm giác phần da đó nhạy cảm hơn
 
bác sĩ cho hỏi có cách gì trị dứt mụn cóc ở bàn chân ko? Giờ t bị tới lần thứ 3 trong 6 năm r, sắp phải tiểu phẫu lần nữa:too_sad:
Hỏi xem ở chỗ thým điều trị có dùng Nito lạnh không ? Hoặc bôi imiquimod nhưng phải tính bằng tháng nha. Riêng mình không thích tiểu phẩu vùng chân lắm, sẹo không đẹp lắm.
 
Uống sữa tươi có nổi mụn không bác sĩ? Dạo này ít bia bọt lại rồi mà vẫn nổi mụn bọc, viêm
 
Uống sữa tươi có nổi mụn không bác sĩ? Dạo này ít bia bọt lại rồi mà vẫn nổi mụn bọc, viêm
nổi mạnh ấy chứ bác
ysRpuWx.png
, sữa và các sản phẩm từ sữa nói chung: cheese,whey, casein, ...đều gây tăng dầu, mụn
7qhGiLw.png
 
Bsi ơi cho mình hỏi mụn đầu đen ở mũi thì xử lý ra sao? Có nên lấy cây nặn mụn nặn 1 tuần 1 lần k? Trước giờ mình toàn lấy cây nặn mụn nặn mà sợ sau này bị rỗ mũi.

Gửi bằng vozFApp
nặn thì cũng được nhưng dụng cụ thím phải sát khuẩn bằng cồn cho sạch trước làm. Tốt nhất nếu bị nhiều thì nên ra cơ sở họ lấy nhân mụn. Vì tự lấy dễ sót nhân và dễ bị nhiễm khuẩn.
Nặn xong thì phải kết hợp bôi Retinoid, BHA để phòng bị lại
7qhGiLw.png
 

BENZOYL PEROXIDE ( BPO)​

1656902343133.jpeg

1. Bản chất, cơ chế tác dụng:
  • Là một hoạt chất nhân tạo được tổng hợp bằng cách cho H202+ Benzoyl chloride
    DIiJQ1B.png
  • khi bôi lên da sẽ được hấp thu vào da và giải phóng phân tử oxy dạng hoạt động. Các phân tử oxy này sẽ oxy hóa protein màng vi khuẩn -> tiêu diệt vi khuẩn- thủ phạm gây các mụn viêm, bọc
    AstSliP.png
  • BPO còn giúp bong lớp sừng của da, tẩy tế bào chết -> giảm tình trạng bít tắc các lỗ chân lông- 1 trong những cơ chế sinh mụn
    zG5kODi.png

1656902421811.png


2. Lưu ý khi sử dụng:
  • chỉ dùng cho da dầu, không dùng cho da khô, nhạy cảm, dị ứng do dễ gây bong tróc, kích ứng, đỏ rát
    JFSX5AI.png
  • chỉ chấm vào mụn viêm, không bôi diện rộng I
  • chỉ dùng trong thời gian đầu mụn bị viêm, không bôi kéo dài sẽ dễ khiến da kích ứng, lão hóa
  • khiến da tăng nhạy cảm ánh sáng -> cần tránh nắng tốt
    m8kKryY.png
  • tránh bôi vào vùng mắt, môi, miệng, tóc
  • gây oxi hóa nên tránh dùng cùng các thuốc dễ bị oxi hóa như tretinoin, hydroquinon,...

Sau 6 tuần dùng BPO: hiệu quả lên mụn viêm khá ổn​

1656902643868.png
 
mấy cái mụn nội tiết này chẳng lẽ cả đời không được uống sữa nữa ah bác,hic
Càng lớn tuổi thì tuyến bã nhờn càng giảm hoạt động
Scif6l3.png
.Sau nội tiết ổn định, tuyến bã giảm tiết dầu thì có thể uống được sữa bác ạ. Đa phần 3x tuổi là hầu như ko bị mụn nữa
 

BẢN CHẤT CỦA MỤN, PHÂN LOẠI MỤN​

Trên da chúng ta có các đơn vị tuyến bã nang lông đảm nhiệm vai trò tiết ra các chất bã nhờn giúp giữ ẩm, chống thấm nước, đảm bảo cân bằng pH, hệ vi sinh,… cho da.

vi-sao-xuat-hien-soi-ba-nhon-1.jpg



  • Bình thường chất bã nhờn này sẽ theo sợi lông và thoát ra bề mặt da qua các lỗ chân lông.
  • Mụn xảy ra khi quá trình này bị cản trở qua các diễn biến sau:
  • - lỗ chân lông bị bít tắc do bụi bẩn, tế bào da chết gây bít tắc,…
  • - Các tuyến bã nhờn tăng tiết dầu do da thiếu ẩm, chế độ ăn ( đồ ngọt, thực phẩm có GI cao, thực phẩm từ sữa động vật ,…) , hoặc do thay đổi về hormone trong giai đoạn dậy thì và theo chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới, stress, uống ít nước,.…
  • -> Hậu quả của 2 quá trình trên là tình trạng các nang lông bít tắc chứa đầy bã nhờn: môi trường lý tưởng cho các vi khuẩn phát triển ( một trong những vi khuẩn có vai trò quan trọng là P. Acnes)
  • - Ban đầu xuất hiện các mụn không viêm ( Comedone) , sau đó khi vi khuẩn phát triển trong các nang lông bít tắc sẽ tạo nên tình trạng viêm -> tạo các mụn viêm đỏ dạng sẩn, cục, mụn mủ.

  • 2. Như vậy tùy vào tình trạng, mức độ viêm mà mụn có các loại sau:

  • 22468-pimples.jpg
  • a. Mụn không viêm: comedone
Screenshot 2023-07-24 152433.png

  • Với mụn không viêm thì chủ yếu là tình trạng ứ đọng các chất bã nhờn trong nang lông. Nếu phần cổ nang lông kín thì tạo thành mụn đầu trắng ( white head comedone) , nếu cổ nang lông hở -> phần bã nhờn tiếp xúc không khí sẽ bị oxi hóa tạo mụn đầu đen ( Black head comedone) . Như hình trên mũi tên ở trên là mụn đầu trắng, còn mũi tên dưới là mụn đầu đen.
  • b. Mụn viêm:
  • Khi vi khuẩn phát triển trong các nang lông bít tắc sẽ tạo nên tình trạng viêm. Các mụn sẽ trở nên đỏ, sưng và có mủ ở trong.
  • Mụn viêm sẽ có nhiều mức độ, từ các sẩn viêm ( papules ) -> mụn mủ ( pustules )-> mụn bọc ( Nodules )-> mụn dạng nang (Cysts )-> mụn mạch lươn ( conglobata ) ( nhiều mụn bọc thông với nhau)
5970-acne_papules-642x361-slide2 (1).jpg

  • c. Mụn cám:
Screenshot 2023-07-24 153107.png

  • Thường xuất hiện vùng mũi, mọi người quen gọi là mụn cám nhưng bản chất nó là các sợi bã nhờn do các tuyến bã nhờn tăng tiết tạo ra. Khác với mụn ở chỗ với sợi bã nhờn thì không có tình trạng bít tắc lỗ chân lông và không có tình trạng viêm.
 
Last edited:

TẠI SAO DA TIẾT NHIỀU DẦU​


1656903290321.jpeg

Trong da của chúng ta có những tuyến tiết bã nhờn, có tác dụng sản xuất dầu ( thành phần gồm có squalene, các ester của glycerol, cholesterol, các acid béo,...) .
Các thành phần này có tác dụng dưỡng ẩm, cân bằng pH, kháng khuẩn, chống thấm nước,... cho da. Tùy vão cơ địa mỗi người ( Gen, chủng tộc, tuổi, giới tính,...) mà số lượng và mức độ hoạt động của tuyến bã nhờn này sẽ khác nhau -> tạo nên các loại da khô, hỗn hợp, da dầu. :confident:

ở những người da dầu lượng dầu nhờn tiết ra quá nhiều khiến da lúc nào cũng bóng nhờn, dễ gây bít tắc các lỗ chân lông -> gây mụn, làm lỗ chân lông to khiến da trông không được mịn màng.:beat_shot:

Ngoài lý do cơ địa thì lượng dầu tiết ra còn chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi các yếu tố khác như: tuổi, giới, môi trường khí hậu xung quanh, dinh dưỡng, lối sống sinh hoạt, skin care,...
Bởi vậy để có thể kiểm soát lượng dầu nhờn hiệu quả ta cần kết hợp nhiều phương pháp với nhau để đạt hiệu quả tốt nhất.:beauty:
 

LƯU Ý VỀ DINH DƯỠNG GIÚP GIẢM TIẾT DẦU, GIẢM MỤN​


1656903458236.jpeg

  • hạn chế tối đa các sản phẩm liên quan đến sữa động vật ( sữa tươi, sữa chua, whey, casein, phomai,..): do tiêu thụ sữa làm tăng hormone IGF-1, insulin trong cơ thể. 2 hormone này sẽ khiến các tuyến bã nhờn tăng hoạt động -> dầu nhờn tạo ra nhiều hơn
  • hạn chế tối đa các đồ ngọt, thực phẩm có chỉ số Glycemix index ( GI ) cao . Do thực phẩm này làm tăng insulin máu -> làm tăng tiết bã nhờn
  • tăng cường rau xanh, củ , quả tươi.
    7qhGiLw.png
 
Back
Top